Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Lược sử 25 năm đĩa nhạc CD - Phần 1: Những đốm sáng ý tưởng

AudioPsycho
3/3/2019 5:45Phản hồi: 50
Lược sử 25 năm đĩa nhạc CD - Phần 1: Những đốm sáng ý tưởng
2019 rồi, mãi trong năm 2018 mình viết khá nhiều bài về các dịch vụ stream nhạc trực tuyến như Tidal, Spotify... Rồi lại đến sự vực dậy thịnh vượng của đĩa vinyl, một phần còn lại của âm nhạc lưu trữ đang có chiều hướng đi xuống đó là đĩa CD. CD hay không? Mới cách đây 1 tuần, mình mua đĩa TigerLily của Natalie Merchant, bỏ vào cái transport Chord Blu mk2 rồi nghe, ô hay, bình thường mình vẫn dùng cổng USB của transport này để nghe nhạc từ Tidal, hôm nay nghe đĩa lại thấy nó quyến rũ một kiểu khác.

25cdlaserarm2.jpg

Đấy, mỗi cái cách chơi, mỗi sự trải nghiệm đều có giá trị riêng của nó và mình không bài trừ một kiểu chơi nào cả, vì bản thân thiết bị, tốt hay xấu, khi đọc một đĩa cũng mang lại sự khác nhau về âm sắc, không gian và cảm xúc trong âm thanh. Thế nên mình viết bài này, chia làm 3 phần cho anh em đọc 😁

tinhte-cd-25-years-phonograph.jpg

Thomas Alva Edison phát minh ra chiếc máy quay Phonograph và định dạng tín hiệu âm thanh khắc theo chiều dọc trên xy-lanh. Kỹ thuật này được đặt tên là "hill-and-dale" và sau đó được Edison và Pathé sử dụng trong 1 định dạng đĩa đời đầu. Emile Berliner sau đó phát triển thêm kiểu khắc theo chiều ngang và mở đầu cho công nghệ đĩa LP. Trong thời gian này, nhiều công ty điện tử và hãng thu cũng vào cuộc và đưa ra thêm nhiều ý tưởng cải tiến khác, trong đó có cả những hệ thống thu âm hoặc các định dạng lưu trữ khác nữa. Một số chúng được sử dụng và phát triển thành các công nghệ âm thanh tồn tại đến ngày nay, số còn lại không được ứng dụng vì các lý do nào đó.

tinhte-cd-25-years-1.jpg

Hình trên, các kỹ sư của Philips Physics Laboratory (NatLab) tại Eindhoven chính thức bắt tay vào nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật số vào khoảng năm 1967. Sau đó vài năm, họ cho ra đời mẫu đĩa video laser đầu tiên với khả năng lưu trữ cả hình ảnh và âm thanh. Đây cũng là lúc nhen nhóm thêm ý tưởng cho 1 chiếc đĩa laser chỉ với khả năng lưu trữ riêng âm thanh mà thôi, bỏ qua phần hình ảnh nếu không cần thiết.

Kết quả là sự thành hình của mẫu đĩa có đường kính 12cm được đọc bằng tia laser. Chiếc đĩa này có 1 bề mặt phản quang, được che bởi mặt còn lại không phản quang và có cấu tạo gồm những lỗ li ti với kích thước tính bằng micro-met. Những lỗ này chính là dữ liệu âm thanh được ghi trên đĩa, và tia laser phản chiếu lại từ đĩa sẽ được đọc bởi mắt đọc (photo-cell) và chuyển đổi thành tín hiệu analog.

tinhte-cd-25-years-2.jpeg

Chiếc đĩa CD (Compact Disc) đầu tiên được đúc vào này 17/8/1982 tại nhà máy Polygram gần khu vực Hannover (Đức). Tính đến năm 2007 định dạng này đã đạt 25 tuổi. Và cho dù có chất lượng tín hiệu và bit-depth thấp hơn nhiều so với đĩa LP và băng từ khi được trích xuất, đĩa CD, với tính tiện dụng, vẫn nhanh chóng trở thành người kế thừa thế hệ mới cho định dạng đĩa vinyl.

Bắt đầu từ năm 1967


Vào cuối những năm 70, các hãng làm amplifier hi-end bắt đầu đắn đo về mức băng thông cực lớn cũng như những hiện tượng méo tiếng có thể xảy ra nhằm tối ưu hóa khả năng tái tạo tín hiệu âm thanh. Điều này không chỉ liên quan đến giá trị THD (Total Harmonic Distortion) mà còn chú ý đến cả 2 thông số mới là TIM (Transient Intermodulation Distortion) và DIM (Dynamic Intermodulation Distortion) nữa (lạy chúa, tui ko biết phải dịch 2 cái méo này ra tiếng việt như thế nào cho nó hợp lý nên tui để yên vậy nha :D). Việc các định dạng kỹ thuật số ra đời sẽ làm cho những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa các thông số này này trở nên lỗi thời.

tinhte-cd-25-years-4.jpg

Các kỹ thuật thu âm kỹ thuật số lúc đó cũng thường được giới thiệu ở các hội chợ âm thanh quy mô lớn như Funk-Ausstellung (Berlin), CES (Chicago and Las Vegas), Heathrow (London), Firato (Amsterdam), Festival du Son (Paris)... Tuy vậy đa phần người yêu nhạc nói chung và dân audiophile nói riêng không quá nhiệt tình đối với âm thanh kỹ thuật số, đa phần là vì họ có thể dễ dàng nghe thấy các khác biệt âm học từ độ phân giải thấp và mức băng thông bị giới hạn. Điều này càng làm cho công nghệ âm thanh kỹ thuật số lép vế hơn so với analog.

Quảng cáo



Đây là còn chưa tính đến những ai đã đầu tư nhiều vào những chiếc turntable hi-end, cartridge đắt đỏ, amplifier và loa cao cấp hay đầu thu băng với chất lượng chuyên dụng. Họ đã quen với chất lượng âm thanh ở cấp độ tốt nhất và luôn đặt ra 1 tiêu chuẩn rất cao. Đối với họ, chỉ những âm thanh từ chiếc đĩa vinyl cao cấp, được set-up kỹ lưỡng với chất lượng quét đĩa không nhiễu tiếng mới đạt chất lượng "đáng để nghe" mà thôi.

Năm 1966 phóng viên chuyên mục âm thanh Leonard Marcus của tạp chí High Fidelity có đăng bài viết 'The Prospects in Audio' để luận bàn về các định dạng âm thanh đang hiện hữu. Bài viết giới thiệu định dạng đĩa LP 7-inch 8RPM với các lời nhận xét như "cho chất âm nguyên bản và trung thực như trong phòng hòa nhạc", "không bị ảnh hưởng bởi nhiễu tiếng từ kim dò" và "chống bám bụi hay trầy xước". Cũng trong tờ báo này, số phát hành tháng 4 năm 1966, Harold Olson - kỹ sư đầu nghành của hãng RCA cũng đã có những ý tưởng, nhận định mang tính bộc phá: "Trong tương lai, quá trình thu âm sẽ rất khác, không có âm nhạc được khắc lên trên đĩa nữa, mà chỉ là các dòng mã nhị phân" và "tín hiệu âm thanh có thể sẽ được đọc bằng chùm tia electron". Nhận định này thực ra không phải là khen hay chê, mà chỉ là nhận xét về định dạng lưu trữ nhạc trong tương lai sẽ khác xa so với hiện tại lúc đó. Thực ra đối với chúng ta ngày nay thì công nghệ CD chẳng phải là thứ gì quá ghê gớm, nhưng đối với năm 1966 thì đây giống như là 1 "bước tiến xa" của tương lai, gần giống với chiếc ván bay Hoverboard trong bộ phim Back to the Future vậy.

tinhte-cd-25-years-4.jpg

Trong bài viết còn có thêm nhiều "dự đoán" tương lai nữa và nói chung khá giống với thời điểm hiện tại. Leonard Marcus dự đoán về việc người dùng chỉ cần "gõ tên tác phẩm muốn nghe vào máy là đã có thể thưởng thức" (gần giống với hình thức stream nhạc hiện nay) hay "nhạc có thể được lưu trữ trên 1 con chip nhỏ gọn" (có thể là USB hay thẻ nhớ ngày nay).

Còn tiếp.....

Nguồn ảnh tham khảo: Wikipedia, LAWeekly, PhilipsMuseumEindhoven, ETH, SoundFountain

Quảng cáo

50 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nhắc đến đĩa CD, mình chợt nhớ mình vẫn còn lưu trữ gần như toàn bộ những đĩa từng mua đợt những năm 2000, trong đó đa phần là đĩa nhạc quốc tế, ngoài ra còn có đĩa MP3, đĩa cài phần mềm cho Windows kiểu như: MS Office, Softwares... thậm chí khay đựng đĩa vẫn còn nguyên, chưa kể 1 đống băng cassette ghi âm những bài hát quốc tế từ đài FM 100mHz và chương trình MTV Most Wanted, MTV Asia Hitlist 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

@AudioPsycho Rủi có bạn nào muốn làm cái băng cát sét tuyển tập Sơn Tùng MTP hay EDM thì làm đc hok bạn =]]
KAKALAS
ĐẠI BÀNG
5 năm
@crazysexycool1981 Trừ trường hợp ông muốn chuyển đổi mấy bản thu của anh em tự chơi hồi cấp 3. Chứ mấy bài thời RnR 1980s, MTV most wanted, làn sóng xanh hay nhạc Trịnh khi xưa thì bây giờ cũng có bản số hóa rồi mà! Ông nghe nghe lại rồi tự dựng playlist là đc! Thu lại làm chi cho phức tạp, khổ thân rứa!
@KAKALAS Liên quan đến cả nhạc nền chương trình, giọng dẫn của BTV và nhiều thứ khác nữa chứ ko đơn thuần là bài hát 😁
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
vunh94
CAO CẤP
5 năm
@crazysexycool1981 nếu thích thì mình có thể tự build 1 cái đĩa để hoài cổ trong phòng và nghe 😆)


Nghe cd dàn Kenwood K1000.
@tuyen_kientruc2013 Nhà mình cũng còn 1 dàn cỡ bự của Victor JVC còn nghe ngon lắm.
conan1212
TÍCH CỰC
5 năm
@tuyen_kientruc2013 Tuyệt quá bác, âm thanh trong trẻo nghe thích thật
@tuyen_kientruc2013 Có phải album lạ giường ko?
@thanhphat95 Đúng đó bác.
tưởng nói về thể loai bolero xưa ai ngời quốc tế. ko phải ru nên ko bình luận
@thai ngoc son Bolero là tên một bài hát. Ko phải một dòng nhạc
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
@tieutangbuongbinh Nhưng nó đại diện cho 1 dòng nhạc và quan trọng là bác nói nhạc bolero người ta hiểu ngay
@tieutangbuongbinh ủa ko phải là điệu nhạc gốc TBN à bác
@darklight_vtp Nó là một bài hát của TBN. Nhưng mà người VN mình tự coi nó mà một dòng nhạc. Đại diện ko có nghĩa là tên một dòng. Nó vẫn là nhạc trữ tình thôi. 😃
@tieutangbuongbinh bác cho mình thông tin bài hát đó nghe thử giai điệu nó sao, google tìm ko ra
Hồi đó nghe nhạc hải ngoại, nhạc jimmy nguyễn, tô chấn phong bằng cái máy thu âm cát sét SONY của mẹ. Ta nói dô lớp cua em nào dính em đó, chất lòi luôn. Kiểu như Star Lord trong Marvel vậy =]]
Nhìn mấy con máy phát nhạc đồ cổ kia nhiều thánh kêu là nghe nhạc hay hơn hệ thống âm thanh bây giờ mình mới ngáo chứ.
HXD244
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhmutcobedi1990 Các hãng âm thanh vẫn gìn giữ và phát triển bạn ạ, có điều giá nó không dành cho đa số nên những người đam mê vẫn phải chơi đồ cổ thôi. Bạn nên tham khảo thêm ở các diễn đàn audio nhé.
Tan Bui Duy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhmutcobedi1990 Nghe chú nói biết chắc chú chưa bao giờ đụng tới mấy đồ hi-end audiophile rồi, chắc cả đời toàn nghe nhạc bằng ba cái điện thoại. Lần sau suy nghĩ trước khi phát ngôn nhá. Không nói người ta sẽ không đánh giá và biết mình ... đâu.
Thân,
HXD244
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Tan Bui Duy Bạn ơi bạn có đam mê audio không? Mình đây trót dại nghiện cái món này từ năm 93 tới giờ mà không cai được. Sa chân vào con đường này nó tốn kém quá.
HXD244
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Tan Bui Duy Đồ chơi của mình đây. Không có điều kiện chơi đồ hi - end bạn ơi
403BF781-EB4F-4C89-A9B4-96E40B359D3F-1841-000002CAC1D147B7.png
@tuyen_kientruc2013 Mới phần một mà má, 4 phần lận má
@AudioPsycho Cụ cứ thong thả mà viết tiếp, đồ audio nhiều bài lắm.
tamdinh69
TÍCH CỰC
5 năm
Ở VN vẫn còn một ca sỹ phát hành nhạc bằng CD
Và CD của cô ấy vẫn đắt như tôm tươi
KAKALAS
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tamdinh69 Chụy Linh Sóc sơn chăng?
HuyBoss9001
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình bán CD sx Âu, Mỹ, Nhật,Canada...... 2nd giá từ 50-80k nè, bạn nào cần liên hệ
Nhà mình vẫn còn mấy đĩa có ghi " bản đẹp '', không biết còn chạy được không !!!
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
@ngohuyhung1991 "DVD Painted" Thuyết Minh - Phụ Đề - Bản Chính Thức, "SIMBA" 😁 :D :D
haind.lmp111
ĐẠI BÀNG
5 năm
cho tới bây giờ mình vẫn chủ yếu nghe nhạc bằng đĩa 😃
nhớ 1 thời
HXD244
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vẫn trung thành với đĩa CD. Đang nghe bằng loa Vega DX9, amply sansui 999DG, đầu CD1755II của Denon.
Sing_1975
TÍCH CỰC
5 năm
Mình đọc được trong threat này và ghiền luôn 😃 https://tinhte.vn/threads/nhung-website-tot-nhat-de-download-nhac-hi-res.2845682/
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
Vẫn nghe CD, ko bỏ được, nghiện lâu roài! 😁
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
Thời này một CD/5k, DVD/15k, game 3k/1h, xăng một lít/5k, mì Hảo Hảo 1,5k/gói. Game thì StarCraft Gundam, Age of Empires II, Beachead 2000, Halflife 1.6 😁
binh95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hiepmu Bác ra Thanh Nhân đường Ngô Đức Kế quận 1 tp HCM xem có cái đĩa CD nào giá 5 ngàn không nhé.
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
@binh95 em đang nói thời những năm 2000 mà bác căng quá 😁
binh95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hiepmu Khoảng 7-8 năm trước tôi lên SG ghé T.N mua đĩa thì giá cũng hai mươi mấy nghìn 1 cái rồi bạn ơi, nghe ok lắm, còn mấy người bán cd dạo thì giá khoảng 7 ngàn 1 cái thôi nhưng chất lượng kém hơn hẳn.
Lâu rồi không có dịp đi ngang đó nữa nên không biết giá có lên xuống gì không...😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019