Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nhìn lại sự nghiệp của Gerda Taro - nữ phóng viên chiến trường đầu tiên hy sinh ngoài mặt trận

spacezone
9/3/2019 2:33Phản hồi: 33
Nhìn lại sự nghiệp của Gerda Taro - nữ phóng viên chiến trường đầu tiên hy sinh ngoài mặt trận
"If your photographs aren't good enough, you're not close enough.” - "Nếu bức ảnh của bạn chưa đạt, nghĩa là bạn đứng chưa đủ gần." - Câu nói kinh điển của huyền thoại Robert Capa - một trong những phóng viên ảnh chiến trường vĩ đại nhất thế kỷ 20 và cũng là người đồng sáng lập Magnum Photos, đã truyền cảm hứng cho các nhiếp ảnh gia chiến trường trên toàn thế giới. Nhưng ít ai biết rằng người phụ nữ bên cạnh ông, Gerda Taro cũng là một nữ phóng viên ảnh chiến trường cừ khôi, và những bức ảnh của cô trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha đã trở thành những tác phẩm lịch sử nổi tiếng. Hãy cùng điểm lại những dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của Gerda Taro và những bức ảnh ấn tượng của cô trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha.

nyc75609-overlay.jpg
Gerda Taro trên mặt trận Cordoba. Tây Ban Nha. Tháng 9/1936. © Robert Capa
Vào ngày 1/8/1937, hàng ngàn người đã xếp hàng dài trên các con phố ở Paris để bày tỏ nỗi tiếc thương cho sự ra đi của phóng viên ảnh Gerda Taro (1910 - 1937), một cô gái 26 tuổi người Do Thái di cư (émigré) từ Leipzig, Đức. Taro đã hy sinh ở Tây Ban Nha trong khi đưa tin về Trận chiến Brunete, khi Nội chiến Tây Ban Nha đã bước sang năm thứ hai. Taro là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng và là nữ phóng viên ảnh đầu tiên hy sinh ở tiền tuyến.

Taro được ca ngợi là một phóng viên dũng cảm, người đã hy sinh thân mình để tái hiện nỗi đau của nhân dân và quân đội trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha. Giới truyền thông mệnh danh cô là nữ anh hùng cánh tả, một người tử đạo vì mục tiêu chống phát xít và là tấm gương cho phụ nữ trẻ ở khắp mọi nơi.

54258323_355531628628686_5399116345994379264_n.jpg

Taro ở Tây Ban Nha, tháng 7/1937. © Robert Capa

Nhưng, vài năm sau, Taro bị chìm vào quên lãng. Mãi đến năm 2007, Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế tại New York lần đầu tiên mở triển lãm các bức ảnh của Taro để hồi tưởng về nữ phóng viên ảnh vĩ đại này. Ba năm sau, bộ phim tài liệu "Mexican Suitcase" nói về chiếc vali chứa hơn 4000 âm bản phim ảnh ghi lại Nội chiến Tây Ban Nha của các nhiếp ảnh gia Gerda Taro, David Seymour và Robert Capa, bộ phim đã giới thiệu thêm gần một nghìn tấm ảnh nữa trong sự nghiệp của Taro.


Trailer bộ phim tài liệu "Mexican Suitcase" nói về chiếc vali chứa hơn 4000 âm bản phim ảnh ghi lại Nội chiến Tây Ban Nha của các nhiếp ảnh gia Gerda Taro, David Seymour và Robert Capa

Taro - tên thật là Gerta Pohorylle, sinh năm 1910 trong một gia đình trung lưu người Do Thái và lớn lên tại thành phố công nghiệp Stuttgart ở miền Nam nước Đức. Cha mẹ cô là người gốc Galicia, đã di cư sang Đức trong Thế chiến thứ I. Taro là một học sinh xuất sắc của một trường nữ sinh danh tiếng nơi cô theo học. Tuy nhiên, vào mùa hè năm 1929, công việc kinh doanh của cha cô đã thất bại, một phần bởi tình hình kinh tế đi xuống của Cộng hòa Weimar (tên cũ của Chính phủ Đức), và gia đình cô phải chuyển đến Leipzig để bắt đầu cuộc sống mới.
Chủ nghĩa bài xích Do Thái tăng cường khi Đức rơi vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế, xã hội và chính trị. Taro đã đau đớn nhận thức được sự trỗi dậy của phe cực hữu và cô bắt đầu tham gia vào phe chính trị cánh tả. Vào tháng 3/1933, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nazi Party) đã thiết lập quyền kiểm soát và Taro đã bị bắt sau khi rải truyền đơn chống phát xít xung quanh thành phố Leipzig. Ngay sau đó, được cha mẹ khuyến khích và theo chân những người bạn của mình, cô đã trốn sang Pháp - trở thành một trong hàng ngàn trí thức chính trị lưu vong đang ẩn náu ở nước này.

Chính tại Paris, cô đã gặp Robert Capa khi anh vẫn còn là một André Friedmann nghèo khó. Capa cũng là một người lưu vong chính trị (émigré). Ông đã từ nước nhà Hungary đến đây vài tháng trước đó để thoát khỏi chế độ chính trị đàn áp & chống Do Thái. Cả hai đều trải qua khó khăn tương tự, đấu tranh để sinh tồn trong một thành phố đang ngày càng trở nên thù địch với số người lưu vong ngày càng tăng.

Sự nghiệp của Capa lúc đó mới chỉ bắt đầu. Anh ấy đã đạt một số thành tựu nhỏ ở Berlin - trung tâm của cuộc cách mạng nhiếp ảnh. Tuy nhiên, anh ấy lại gặp trở ngại ở Paris. Vào mùa hè năm 1934, nhiếp ảnh gia đã nhận một công việc cho một tờ quảng cáo bảo hiểm Thụy Sĩ; nhiệm vụ của anh là tìm một người mẫu tóc vàng, mắt xanh. Anh phát hiện ra Ruth Cerf, một người bạn và cũng là bạn cùng phòng của Taro, tại một quán cà phê và cô đã miễn cưỡng đồng ý làm người mẫu. Taro, người đi cùng với Cerf, ngay lập tức chú ý đến anh chàng nhiếp ảnh gia tóc rối bù. Cô bị hấp dẫn bởi sự chuyên nghiệp của anh, và khi chứng kiến công việc của Capa, cô đã thực sự bị thuyết phục.

Không lâu sau đó họ đã trở thành bạn bè rồi thành tình nhân. Taro đã giúp quảng bá tên tuổi Capa, trong khi anh ấy khuyến khích cô thử sức với nhiếp ảnh. Cô phát triển rất nhanh và đến tháng 2/1936, cô được công nhận là một phóng viên ảnh thưc thụ. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực bằng mọi cách nhưng cặp đôi vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Khi Paris bắt đầu vượt qua Berlin để trở thành trung tâm của phóng sự ảnh hiện đại, sự cạnh tranh trong công việc trở nên khốc liệt. Sự nghèo khó, không có tiếng tăm và vị thế là những người lưu vong đã cản trở sự nghiệp của họ. Ngay cả cái tên - Friedmann and Pohorylle - đã chứng minh họ là những người nhập cư gốc Do Thái. Taro nhận ra điều này và cả hai cùng quyết định đổi tên. Friedmann lấy bí danh Robert Capa, trong vỏ bọc một nhiếp ảnh gia người Mỹ giàu có và thành đạt, còn Pohorylle thì đổi tên thành Gerda Taro.

53591691_2347965998752501_927292737810595840_n.jpg
Gerda Taro và Robert Capa - bộ đôi nhiếp ảnh gia chiến trường vĩ đại. © Fred Stein

Quảng cáo


Kế hoạch đã thành công: dưới vỏ bọc của Capa, những bức ảnh của anh bắt đầu bán được. Vào tháng 4/1936, cặp đôi đủ tiền thuê một phòng trong một khách sạn ở phía tây khu vườn Jardin du Luxembourg. Cũng dưới tên Capa và Taro, năm đó họ đã đi đến Tây Ban Nha để đưa tin về cuộc đảo chính thực hiện bởi một bộ phận của Quân đội Tây Ban Nha chống lại chính phủ Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha, kéo dài gần 3 năm, kết thúc với thắng lợi của phe nổi dậy và việc thiết lập chế độ độc tài của thủ lĩnh phe Quốc gia là Tướng Francisco Franco. Đây chính là tiền đề dẫn đến Thế chiến thứ II.

Cặp đôi đến Barcelona vào ngày 5/8/1936, hai tuần rưỡi sau khi chiến tranh bùng nổ. Taro chưa từng đến Tây Ban Nha trong một bầu không khí căng thẳng như thời điểm này. Một trong những việc đầu tiên họ làm là ghi hình một nhóm nữ dân quân, thành viên của Đảng Xã hội Thống nhất của Catalonia (nhánh Catalonia của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha), đang tham gia buổi huấn luyện trên một bãi biển gần đó. Nhìn thấy những người phụ nữ mặc quân phục và trang bị súng trong một xã hội có tính bảo thủ cao là điều hiếm có. Trong một bức ảnh, Taro chụp một nữ dân quân trẻ tuổi, đi giày cao gót và quỳ một đầu gối, tập bắn bằng một khẩu súng lục.

nyc74749-overlayaaa.jpg
Nữ dân quân Cộng hòa tập bắn súng trên bãi biển. Bên ngoài Barcelona. Tháng 8/1936. © Gerda Taro
Trong suốt một năm, Taro đến Tây Ban Nha nhiều lần, thường dưới danh nghĩa công ty của Capa nhưng cũng có lúc đi tác nghiệp một mình. Khi cô bắt đầu tạo dựng được danh tiếng, nữ nhiếp ảnh gia dần dần hoạt động độc lập tách khỏi Capa.

Đi khắp đất nước, Taro đã chứng kiến sự đau khổ của nhân dân và cuộc sống của những người lính nơi tiền tuyến. Vào tháng 2/1937, cô cùng Capa đến bờ biển Andalusia để đưa tin về cuộc chạy trốn của hàng ngàn người dân khỏi một cuộc tấn công quy mô lớn ở thành phố phía Nam của Malaga. Bài báo bằng tiếng Pháp tựa đề "Regards" đã đăng những hình ảnh của cô và chú thích phía dưới câu chuyện là "Capa và Taro".

nyc74740-teaser-xxl.jpg
Người tị nạn từ Málaga đến Almería, Tây Ban Nha. Tháng 2/1937. © Gerda Taro

Quảng cáo


Động lực của Taro xuất phát từ mong muốn nâng cao nhận thức về hoàn cảnh của người dân Tây Ban Nha và những người lính đấu tranh vì hòa bình. Càng hoạt động lâu ở Tây Ban Nha, cô càng gắn bó hơn với họ và theo sát đến từng hơi thở của cuộc xung đột. Vào tháng 5/1937, Taro đã đưa ra một loạt các bức ảnh đầy ám ảnh ghi lại cảnh dân chúng kinh hoàng chịu đựng các cuộc ném bom oanh tạc hàng đêm của Valencia. Hai tháng sau, Taro ghi hình về cuộc tấn công lớn nhất của Đảng Cộng hòa: Trận chiến Brunete. Cô ném mình vào trung tâm của cuộc chiến, chứng kiến cuộc xung đột từ những ngày đầu. Kinh nghiệm dày dạn của một nhà tiên phong đã tạo nên tiếng vang cho cô nhưng cũng đánh dấu kết thúc sự nghiệp phóng viên ảnh chiến trường. Vào ngày 26/7/1937, Taro nhảy khỏi đường hầm sau khi chụp hết cuộn phim, quá giang trên chiếc ô tô chở thương binh, nhưng không may đụng vào một chiếc xe tăng mất lái; cô ấy đã bị thương nặng và ra đi vào ngày hôm sau trong bệnh viện. Mặc dù hoạt động chưa đầy một năm, cô đã để lại một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử nhiếp ảnh chiến tranh. Cô cũng là tấm gương tiên phong truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ phóng viên nữ trên con đường theo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chiến trường sau này.

Dưới đây là một số tác phẩm lịch sử của Gerda Taro:

par76643-teaser-story-big.jpg
Cuộc tấn công lớn đầu tiên của phe Cộng hòa. Brunete, Tây Ban Nha. Tháng 7/1937. © Gerda Taro

nyc75206-teaser-xxl.jpg
Người lính Cộng hòa bị thương. Mặt trận Segovia, Tây Ban Nha. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 1937. © Gerda Taro

par75915-teaser-xxl.jpg
Những người lính Cộng hòa. La Granjuela, mặt trận Córdoba, Tây Ban Nha. Tháng 6/1937. © Gerda Taro

nyc74748-teaser-xxl.jpg
Dân quân Cộng hòa. Mặt trận Aragón, Tây Ban Nha. Tháng 8/1936. © Gerda Taro

nyc74725-teaser-xxl.jpg
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Tây Ban Nha. 1936. © Gerda Taro

nyc75202-teaser-xxl.jpg
Ba người đàn ông trên cửa sổ khách sạn Colón, trụ sở của PSUC (Đảng Xã hội Thống nhất của Catalonia). Barcelona. Tháng 8/936. © Gerda Taro

nyc134585-overlay.jpg
Dân quân Cộng hòa. Barcelona, Tây Ban Nha. Tháng 8/1936. © Gerda Taro

nyc74767-teaser-xxl.jpg
Những người lính Cộng hòa, La Granjuela. Mặt trận Córdoba, Tây Ban Nha. Tháng 6/1937. © Gerda Taro

nyc74743-teaser-xxl.jpg
Những người lính Cộng hòa. Khu phố Carabanchel của Madrid. Tháng 6/1937. © Gerda Taro


nyc94878-teaser-xxl.jpg
Những người lính Cộng hòa. (Từ bộ phim tài liệu "Mexican Suitcase"). Đèo Navacerrada, mặt trận Segovia, Tây Ban Nha. Tháng 5-tháng 6 năm 1937. © Gerda Taro

nyc109175-teaser-xxl.jpg
Những người lính Cộng hòa diễu hành trong lễ tang của Tướng Pavol Lukacs. Valencia, Tây Ban Nha. Ngày 12/6/1937. © Gerda Taro

nyc107479-teaser-xxl.jpg
Người dân dự lễ tang của Tướng Lukacs. Valencia, Tây Ban Nha. Ngày 16/6/1937. © Gerda Taro

nyc93805-overlay.jpg
Đám đông bên ngoài nhà xác sau cuộc không kích (Từ bộ phim tài liệu "Mexican Suitcase"). Valencia, Tây Ban Nha. Tháng 5/1937. © Gerda Taro
Theo: Magnum Photos
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

huonghn1123
ĐẠI BÀNG
5 năm
Brave woman
theladu
CAO CẤP
5 năm
Sinh nghiệp tử nghiệp..!
Naruto007
TÍCH CỰC
5 năm
Khâm phục
nguoidien97
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nếu ... Cô ấy có thể sẽ một lần đến với chiến tranh Việt Nam
@Idol1990 Vâng. Thanh bình. Haha... Hiểu rồi. Stop đi cháu ngoan BH
cứ nghĩ chụp ảnh là thích à
không việc gì miễn phí cả.
người ta đánh đổi không phải chỉ vì xã hội.
mà vì cá nhân là chính.
nếu không ra chiến trường, họ lấy đâu ra tư liệu bán mà sống.
chẳng qua báo chí và nhiếp ảnh phải ca ngợi nhau.
chứ khi trên chiến trường, người nông dân hay người bác sĩ đáng ca ngợi hơn
@killed Thật sự hơi dị ứng với ngôn ngữ của bạn.
Cãi nhau phải có lý lẽ chứ chơi kiểu thằng nào chửi to hơn thằng đấy thắng thì cũng chịu 😆
@quocanh_ltk Mình thì vẫn tin rằng chẳng thiếu người làm việc không vì tiền.
Đó là khi họ đã có quá nhiều tiền, hoặc là khi họ có đủ tình yêu và trách nhiệm với công việc. Xã hội phải có những thằng "ngu" chứ ai cũng khôn thì ngột ngạt lắm.
@Yan20142297 Lý lẽ chỉ nên sử dụng đúng người, thứ lôi người khác ra công kích trước thì đừng trách người ta. Thói đạo đức giả này không chấp
@Jack Roland Thì tao thấy mày ngu sẵn rồi, lấy cái cá nhân để công kích người ta mà trong khi chả biết con m.ẹ gì. Bị chửi thì giãy nãy phân trần. Ba mẹ mày chắc cũng không ăn học đâu ha con trai.

Mày gặp tao là mày sai rồi, tao không xài cái thứ đạo đức giả như mày đâu.
hanith
ĐẠI BÀNG
5 năm
"If your photographs aren't good enough, you're not close enough.” - "Nếu bức ảnh của bạn chưa đạt, nghĩa là bạn đứng chưa đủ gần." Dịch sát nghĩa đen vãi chưởng. Vậy đứng cở nào thi đủ gần??? Close enough mang ý nghĩa là chưa trải qua thi chưa cảm nhận được thím ơi.
dungkkk
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn cụ thiếu chuyên nghiệp quá, trong khi đó ở đất nước hình chữ S, họ cử diễn viên ra chiến trường làm phóng viên, ăn mặc vẫn rất hợp để đi .....shoping. @@
http://m.soha.vn/xuat-hien-y-kien-cho-rang-ky-su-syria-dao-cua-phong-vien-nga-2016072723205367.htm
rongict
CAO CẤP
5 năm
càng thực tế thì càng nguy hiểm với phóng viên chiến trường.
Mình thì lại liên tưởng tới cái phóng sự của bọn đầu đất VTV ở trung đông. có cái con btv gì mình quên rồi ấy. phóng sự mà diễn sâu hơn phim Hollywood.
rongict
CAO CẤP
5 năm
@rongict à mình nhớ ra là con lê bình. đúng là rẻ rách.
Rip chị
nguoidien97
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nếu cô ấy không hy sinh thì biết đâu được cô ấy sẽ đến với chiến tranh Việt Nam, chúng ta sẽ có nhiều tư liệu hơn, có nhiều góc nhìn hơn, thế hệ sau này như chúng ta sẽ thấu hiểu hơn, cô ấy là phóng viên chiến trường mà
4fun
TÍCH CỰC
5 năm
Mả bố 2 cái thằng ngu học quocanh với killed ở trên đấy, chúng mày có dùng não để suy nghĩ không?
Không có phóng viên chiến trường thì cái thằng cha nội nhà mày và con cháu mày biết được sự phi lý và tàn khốc của chiến tranh à? không nhờ những cái đấy mà Việt Nam được sự ủng hộ của quốc tế khi bị xâm lược à? mày không nghĩ là thằng đến xâm lược có thể xiaolin như nhà mày là nhân danh công lý, đi giết mấy thằng khỉ chưa tiến hóa hết nên chẳng sao cả?
Ngu nên nghĩ ai cũng ngu như mày, lộn ruột.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019