Chia sẻ kinh nghiệm làm nghề chụp ảnh thương mại - NAG Justin Mott

spacezone
12/3/2019 0:0Phản hồi: 32
Chia sẻ kinh nghiệm làm nghề chụp ảnh thương mại - NAG Justin Mott
Sai lầm lớn nhất và phổ biến nhất mà tôi thấy ở các nhiếp ảnh gia ở tất cả các thể loại là họ không thành thật với chính mình. Họ thích ý tưởng trở thành một nhiếp ảnh gia, ở mặt nào đó nó có vẻ khá hay ho và lãng mạn. Nhưng họ ghét mặt trái của nó là làm việc nghiêm túc, là sự hối hả, rèn giũa và can đảm - những điều kiện cần để làm nên thành công của bất cứ việc kinh doanh lớn nhỏ nào.

Họ chỉ muốn hưởng phần vui thú của việc chụp ảnh như dành cả buổi chiều đi lê la quán cafe, chụp những gì họ thích và ngồi tán gẫu. Bạn có quyền làm thế nhưng bạn sẽ chẳng thể có một cuộc sống bền vững theo cách này. Chúng ta nên gọi kiểu nhiếp ảnh gia như vậy bằng một cái tên gì đó, cái này để tôi nghĩ thêm đã.

Sai lầm thứ hai tôi thấy các nhiếp ảnh gia hay mắc phải đó là rơi vào vòng xoáy của trò chơi đổ lỗi. Họ dễ dàng đổ lỗi cho ngành công nghiệp, đổ lỗi cho những người đang cho rằng họ làm miễn phí, đổ lỗi cho tất cả người khác trừ chính mình. Tiếp theo, họ đổ lỗi cho thiết bị của họ, kiểu: nếu tôi mà có cái máy ảnh mới nhiều "chấm" hơn, nhiều tính năng hơn, v.v... thì những job chụp hay khách hàng kia đã thuộc về tôi chứ không phải của một ông nhiếp ảnh gia X nổi tiếng nào đó rồi.

Đoán thử xem, điều đó có giúp ích được gì không. Nếu khả năng của bạn quá tệ hoặc chỉ làng nhàng, thì một cái máy ảnh xịn đến mấy cũng chẳng mang đến cho bạn nhiều job chụp hơn đâu. Ừ thì, tôi cũng đang sở hữu mấy cái khá đắt tiền, nhưng để có được chúng cũng là nhờ tôi chăm chỉ làm việc bắt đầu bằng những chiếc máy cơ bản.

Đã đến lúc phải suy xét kĩ về công việc này bằng cách bước đến trước một chiếc gương bạn thích và soi kỹ vào chính bản thân cũng như tình yêu với nhiếp ảnh của bạn và tự hỏi liệu bạn có muốn đi tiếp không. Nếu câu trả lời là có, dưới đây là vài thứ bạn cần làm ngay để có thể đi đúng hướng:


Làm đẹp cho portfolio của bạn
Hãy đứng lên và đi chụp ngay thể loại gì bạn muốn người ta thuê bạn chụp đi. Nếu bạn muốn chụp ảnh cưới thì có thể làm tay máy phụ, tập chụp chân dung của bạn bè, đi thực tập, hay làm bất cứ việc gì để có nhiều hình đại diện và ảnh mẫu hơn. Nếu bạn muốn chụp về kiến trúc, đi tìm mấy công trình mà bạn thấy hứng thú và dành nhiều thời gian chụp và trải nghiệm với nó. Nếu bạn muốn chụp tư liệu trong một dự án cá nhân, bạn có thể tham khảo bài viết khác của tôi tại đây. Ý của tôi là, bạn hãy chủ động lên.

Theo dõi những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, không phải những người có ảnh hưởng
Theo dõi (ý tôi không phải là bám đuôi theo dõi một ai đó, mà là theo dõi trên mạng) và học tập những người đang làm công việc mà bạn nhắm tới, học quá trình phát triển của họ từ khởi đầu đến kết thúc. Đừng nghĩ đến việc bắt chước họ nhưng bạn có thể học hỏi từ các kênh truyền thông xã hội của họ. Học từ cách họ tiếp cận khách hàng, các việc kinh doanh nói chung, phía sau hậu trường, v.v... Ngày nay mọi người khá cởi mở trong việc chia sẻ kiến thức, các bạn có thể lên mạng học miễn phí.

Đối với những nhân vật có ảnh huởng trên Youtube hay Instagram, họ kiếm tiền bằng việc làm các bài đánh giá và hướng dẫn. Việc đó chẳng có gì sai và việc bạn theo dõi họ cũng vậy. Nhưng đừng nhầm lẫn giữa thành công của họ trong việc có nhiều người theo dõi hay hâm mộ với sự thành công trong lĩnh vực nhiếp ảnh.

Tôi phải công nhận là họ giỏi hơn tôi và kiếm nhiều tiền hơn tôi với cách thức đó, nhưng đơn giản là họ không phải là nhiếp ảnh gia tài giỏi. Nghiêm túc mà nói, nhìn vào một số công việc và khách hàng của họ, có thể nhận thấy họ ít khi nhận được việc từ khách hàng trả tiền nào ngoài các nhà quảng cáo và các công ty máy ảnh, mà theo tôi như vậy cũng tốt cho họ thôi. Một lần nữa, tôi cũng không có ý gì với những người ảnh hưởng đó, tôi chỉ muốn nói với những khán giả của họ đang tấn công tôi, rằng hãy học cách phân biệt những gì họ nói đi. Tất nhiên là cũng có vài trường hợp nhiếp ảnh gia làm tốt cả 2 việc, như anh bạn Joey L. mà tôi biết.

Phần này khá dài rồi và tôi chỉ xin nhắc lại rằng: hãy học cách gây ảnh hưởng từ những người có ảnh hưởng, và học cách gây dựng việc kinh doanh nhiếp ảnh từ những nhiếp ảnh gia thành công.

Tìm hướng đi riêng
Cần tìm ra tiếng nói riêng của bạn trong nhiếp ảnh và tìm hiểu cách thức để bán nó và bán cho ai. Nói thì bao giờ chẳng dễ hơn làm, nhưng để đưa ra ví dụ về cách làm được điều này, tôi sẽ kể bạn nghe một câu chuyện của tôi.

Quảng cáo


Nhiều năm về trước, khi thị trường chụp ảnh mẫu đã bão hòa, tôi quyết định mở rộng sang nhiếp ảnh thương mại. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm chụp cho tạp chí du lịch Conde Nast Traveller và mục tin tức du lịch của Thời báo New York. Tôi để ý thấy rất nhiều ảnh chụp khách sạn trông khá nhàm chán và lỗi thời, nhất là những bức chụp với người mẫu. Tôi biết thế mạnh của mình là chụp người với cảnh thật và theo kiểu tự nhiên nên tôi đã thương mại hóa phong cách của mình và kinh doanh nó cho các khách sạn và khu nghỉ dưỡng. Điều đó đã làm nên thương hiệu thành công của tôi là Mott Visuals, chúng tôi hiện chuyên chụp các khách sạn và khu nghỉ dưỡng trên toàn thế giới.

v2-13.jpeg
Ảnh trong dự án chụp cho tạp chí du lịch Conde Nast Traveller / JUSTIN MOTT

download.jpeg
Ảnh trong dự án chụp cho resort InterContinental Fujairah / JUSTIN MOTT


Bạn cần phải tự rèn luyện
Nếu bạn đến với nhiếp ảnh để ngồi lê la quán cafe rồi "thẩm du tinh thần", tự xưng mình là một nhiếp ảnh gia với tất cả mọi người thì cuối cùng bạn chỉ là một "coffee shop photographer" thôi. Tôi khá thích cụm từ này, nếu bạn mà dùng nó thì phải dẫn nguồn của tôi nhé, tôi chiếm bản quyền rồi đấy. Ôi trời, mà khi tôi đặt cái tiêu đề cho mục này, tôi cũng đâu có ý đồ dùng từ "grind" (xay thành bột, cũng có nghĩa là mài giũa, rèn luyện) với "coffee" đâu, chúng tự nhiên đi với nhau đấy chứ.

Tôi chắn chắn cũng đã dành nhiều thời gian ngồi cafe nhưng mà là kiểu ngồi chăm chỉ cày cuốc cơ. Tôi học mọi thứ từ công việc của đối thủ, công việc của bản thân, học kĩ năng mới, viết bài gửi ban biên tập, viết báo, và tin tôi đi, việc học không bao giờ là đủ.

Quảng cáo



Loại bỏ tiêu cực
Một số trong các chủ đề nhiếp ảnh là một hố sâu không đáy của sự tiêu cực. Hãy tích cực và bao quanh bạn bởi những người bạn có tâm và tích cực cả trên mạng lẫn ngoài đời. Tôi từng chơi với nhiều kiểu người tiêu cực tôi gọi là Nelly (không phải là rapper đâu), những người luôn có thái độ tiêu cực và ghen tị, điều đó gây ra sự đối nghịch và lây nhiễm, vì thế tôi đã dừng lại. Tôi đã nhận được nhiều bình luận tiêu cực khi bài viết của tôi đăng trên các cửa hàng lớn nhưng hãy đoán xem, tôi có thể đưa ra 2 kết luận. Anh chàng/cô nàng ngốc nghếch đó chẳng phải là người thuê tôi, họ cũng chẳng làm nhiều bằng tôi và vấn đề lớn nhất ở đây chính là thái độ của họ. Nghe thì có vẻ tự phụ, nhưng đó là sự thật.

Vietnam+Agent+Orange12.jpeg
Ảnh chụp trong dự án cá nhân đầu tiên của Justin Mott ở Việt Nam nói về các nạn nhân chất độc màu da cam, sau đó đã dẫn anh đến dự án tiếp theo cho tờ New York Times những năm sau đó / JUSTIN MOTT

Hãy kiên trì
Đừng có mơ là sẽ được vào New York Times chỉ trong một đêm. Con đường dẫn đến đó của tôi phải thông qua workshop Eddie Adams khi tôi còn đang học trong trường đại học và tự bỏ tiền làm một dự án cá nhân ở Việt Nam. Sau đó tôi gặp một số biên tập viên, rồi công việc được thông qua, rồi vài tháng sau tôi nhận nhiệm vụ đầu tiên. Mỗi người có một quỹ đạo khác nhau và một số người có thể tiến nhanh hơn bằng việc được giới thiệu, nhưng điều đó không phải là chuẩn mực. Phải qua thời gian mới cứng cáp được vì vậy đừng nản chí khi mọi thứ không nhanh như bạn muốn.

Điều đó cũng diễn ra tương tự với công việc nhiếp ảnh thương mại, tôi đã chụp rất nhiều khách sạn 3-4 sao ở địa phương và rèn giũa kĩ năng của mình trước khi được nhận trở thành nhiếp ảnh gia chính thức cho InterContinental, phải mất nhiều thời gian.

ICD+Preview+High+Res+019.jpeg
Ảnh chụp từ campaign quảng bá thương hiệu toàn cầu cho khách sạn InterContinental / JUSTIN MOTT

Lối đi tắt không hiệu quả
Đừng nói dối về kinh nghiệm làm việc cũng như phóng đại các kĩ năng của bạn. Bạn sẽ sớm bị phát hiện, danh tiếng bị hủy hoại, và đơn giản là nó trái với đạo đức nghề nghiệp.

Coi bản thân như một doanh nghiệp
Các nhiếp ảnh gia thành công tự coi họ như một doanh nghiệp nhỏ. Họ có ngân sách, họ tự làm phần kế toán hoặc thuê ngoài, và có chiến lược marketing hẳn hoi. Lúc nào mà bạn không phải đi chụp thì nên sắp xếp thời gian trống của mình làm những thứ tôi đã liệt kê ở trên, chứ đừng có lê la tán gẫu với mấy tay "coffee shop photographer".

Tôi xin lỗi nếu như một số ý kiến trên đây có vẻ khắc nghiệt, nhưng chúng là những kinh nghiệm trong sự nghiệp nhiếp ảnh của tôi từ trước đến nay và tôi nói ra chỉ nhằm mục đích giúp đỡ và chia sẻ.

Justin Mott là một biên tập viên, đạo diễn điện ảnh kiêm nhiếp ảnh gia du lịch và thương mại từng giành nhiều giải thưởng, đã làm việc tại Việt Nam hơn 10 năm. Ông đã chụp rất nhiều dự án và tác phẩm trên khắp Việt Nam và Đông Nam Á về thảm kịch, du lịch, đặc trưng văn hóa, kinh doanh và những khoảnh khắc lịch sử. Ông cũng từng làm giám khảo cuộc thi ảnh Canon PhotoMarathon 2017.



Theo: AskMott
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

"Hãy kiên trì theo đuổi ước mơ... và chủ nợ sẽ theo đuổi bạn" 😁
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
nghề ảnh không có giàu đâu... chỉ có thể sướng và khoe mẻ thôi
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
@hoangvu1046 cũng có thể bạn hiểu sai ý mình về vụ khoe mẽ nhưng không sao...! nói chung thích ảnh là tuyệt vời là mê cái đẹp là okie! chúc cưối tuần vui vẻ
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
@hoangvu1046 https://tinhte.vn/threads/ban-chup-anh-vi-dieu-gi-vi-chinh-nhiep-anh-hay-vi-su-noi-tieng-va-danh-vong.2930303/
hoangvu1046
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dungladap Đối vs e thì chụp hình là thỏa đam mê vs lại sở thích. Mà e cũng k đầu tư máy ảnh xịn xò, k thi thố chỉ chụp điện thoại. Lấy nó làm niềm vui thôi
dungladap
TÍCH CỰC
5 năm
@hoangvu1046 Máy móc chỉ là công cụ thôi. công nhận nó hổ trợ mình nhiều nhưng chụp phải có cái đầu có đam mê và cảm nhận...!
hungsisvn
TÍCH CỰC
5 năm
ờ cũng biết mà nhiều thời gian quá
Cũng hay nhưng mà ko có khiếu nhiếp ảnh 😁
Cụm từ coffee shop photographer rất hay 😁
keymaster
TÍCH CỰC
5 năm
Có follow Justin trên instagram, nhìn ảnh khách sạn ổng chụp nhìn đơn giản mà toát lên vẻ sang trọng. Kênh youtube cũng có series as below so above là dự án chụp về phong cảnh, con người Việt Nam khá hay, coffee photographer như tui cũng học được vài thứ 😁
latoan339
TÍCH CỰC
5 năm
hay nhưng còn phải hên nữa
10_r_680x0.jpg 9-1552103783_r_680x0.jpg 13-1552103791_r_680x0.jpg
Hà Giang mùa này hoa gạo đẹp mê li... Tinhte test cam Sam hay j đó thì đem lên đây... Ra biển chụp j đâu ko
spacezone
TÍCH CỰC
5 năm
@Bão Sài Gòn Bạn có tài trợ team Camera Tinh Tế không ? có là bọn mình đi ngay 😃
@Bão Sài Gòn Mã Pí Lèng đúng không bác. Mùa này đang mùa hoa gạo à?
Rất thích tính hài hước của anh chàng người Mỹ này, biết anh này từ năm 2014 và từng vài lần được tiếp xúc trong các cuộc thi Canon PhotoMarathon trước đây, tiếc là năm vừa rồi Justin Mott ko tham dự :rolleyes:
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

Screen Shot 2019-03-13 at 18.14.08.png

Screen Shot 2019-03-13 at 18.06.09.png

2014

2014.jpg

2015

2015 (1).jpg



2015 (2).jpg

2015 (3).jpg

2016

2016 (1).jpg

2017

2017 (1).jpg

2017 (2).jpg
anhlt
CAO CẤP
5 năm
Cái trò nhiếp ảnh này nếu theo nghề không bao h giàu đc chỉ là đam mê và có kinh tế đằng sau vững trãi
mt9011
TÍCH CỰC
5 năm
@anhlt Liệu cơm gắp mắm mà chơi, thì mới an toàn và bền lâu.
@anhlt z là bác k biết r, nhiều ng giàu lắm nhé!
@anhlt Chữ nghề nó hơi hẹp, thật ra ngta dùng ảnh lấn sân ra các lĩnh vực khác bổ trợ mới giàu đc, chứ chụp choẹt ko thì sao mà khá
Nghề này giờ cạnh tranh khốc liệt lắm.
hay cho câu "coffee shop photographer" 😆
bmd_duc
ĐẠI BÀNG
5 năm
"...Chúng ta nên gọi kiểu nhiếp ảnh gia như vậy bằng một cái tên gì đó, cái này để tôi nghĩ thêm đã..."
Khi đi chụp với bạn bè, họ gọi tôi là "nhiếp ảnh gia"
Khi đi chụp cho khách hàng, họ gọi tôi là "thợ ảnh"
Còn tôi tự gọi mình là "người kể chuyện bằng hình ảnh". Tôi muốn kể câu chuyện cuộc đời mình bằng hình ảnh, tôi muốn gửi cảm xúc của mình vào những khung hình. Tấm ảnh của tôi chẳng cần phải được đăng ở những tạp chí cao sang, chẳng cần phải có ngàn like triệu like, chỉ cần mỗi lần tôi nhìn thấy nó tôi cảm nhận được cảm xúc ẩn trong nó. Đó là lý do tôi đến với nhiếp ảnh.
mrbekei
TÍCH CỰC
5 năm
ở VN nhiều thanh niên chơi ảnh để giải trí và ảo tưởng mình là NAG
trong đó có mình :'))))
Thực ra ngành nghề nào cũng thế thôi
Nghề nào cũng dược. Quan trong sở thích.lòng dam mê.ko ai hơn nhau ở cái .nghề. Mà hơn nhau ở cái lòng khoan dung duoc bao nhiêu.dố ky làm con người mù quán
Bài viết của tụi mình dành cho những bạn mới bắt đầu 😁

Chuyện kỹ năng và đam mê với nghề chụp ảnh
https://valorhuynh.com/blog-valor-studio/chuyen-ky-nang-va-dam-me-voi-nghe-chup-anh

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019