Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Có phải 1 mã lực bằng sức mạnh của 1 con ngựa?

ND Minh Đức
14/3/2019 3:51Phản hồi: 142
Có phải 1 mã lực bằng sức mạnh của 1 con ngựa?
Có nhiều cách để đo lường sức mạnh của một khối động cơ của xe hơi, xe máy lẫn máy lạnh,… Vậy có phải một chiếc xe 100 mã lực có sức mạnh bằng 100 con ngựa? Câu trả lời là Không. Chi tiết hơn, mời bên dưới.

Mã lực là gì?


Mã lực là một đơn vị đo lường để đo công suất, một cách đơn giản dễ hiểu là tốc độ hoàn thành một công việc. Thí dụ như bạn đang đẩy một vật nặng từ đầu dốc lên đỉnh dốc, thì công suất ở đây là tốc độ bạn hoàn thành điều đó.

Thuật ngữ công suất được đề ra bởi kỹ sư người Scotland Jame Watt để so sánh sức mạnh của động cơ hơi nước so với - sức ngựa sức mạnh của những con ngựa. Sau này nó được mở rộng ra để áp dụng cho sức mạnh dầu ra của các động cơ piston dùng cho xe hơi, động cơ turbines, mô tơ điện và nhiều loại máy móc khác.

cover_ma_luc.jpg

Vậy 1 mã lực có bằng 1 con ngựa?

Nhiều người cho rằng mã lực bằng sức mạnh tối đa của một con ngựa tạo ra. Tuy nhiên, đây lại là một nhận định sai lầm. Qua đo đạc, người ta khẳng định một con ngựa có thể sản sinh ra được công sức tối đa lên tới 14,9 mã lực. Cho dễ so sánh, 1 người có khả năng sản sinh ra sức mạnh tối đa 5 mã lực.

Còn theo quy định của James Watt thì mã lực tương đương với một lượng năng lượng mà một con ngựa có thể duy trì được trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, cho tới hiện tại có một vài biến thể của khái niệm mã lực.

Định nghĩa mã lực theo những cách khác nhau


Khác với các đại lượng đo lường khác, định nghĩa chính xác của mã lực có thể phụ thuộc vào từng vùng khu vực và lại tùy vào cách năng lượng được đo lường trong từng loại máy móc cụ thể.

2880px-Imperial_Horsepower.svg.png

Định nghĩa mã lực của James Watt đề xuất được gọi là mã lực cơ khí (còn gọi là imperial horsepower) và xấp xỉ bằng 745,7 Watt. Tuy nhiên còn có một “mã lực” khác gọi là Pferdestarke (còn gọi là PS hay metric horsepower), cũng dựa trên phép đo tương tự của James Watt nhưng được phát triển tại Đức và tương đương với 735,5 Watt.

Mã lực của động cơ điện lại tương đương với 746 Watt. Mã lực của nồi hơi nước lại khác và 1 mã lực của nồi hơi nước tương đương với tận 9810 Watt.

Cho anh em nào thắc mắc ở đâu ra con số 745,7 nói trên. Công suất của một cỗ máy theo James Watt được định nghĩa là Công cần thiết để nâng 1kg khối lượng lên cao 1 mét trong thời gian 1 giây, ngắn gọn là 1 mã lực = 75 kgf⋅m/s. Tại nhiều nước châu Âu vẫn sử dụng cách tính này. Tại Mỹ vẫn áp dụng cách tính này, tuy nhiên do người ta sử dụng đơn vị Pound và Foot nên nó sẽ được định nghĩa bằng 33.000 ft⋅lbf/min. Lại nói thêm rằng cả 2 cách tính này để dựa trên chọn giá trị của gia tốc hấp dẫn g = 9.80665/2. Còn nếu ở một hấp dẫn khác, thí dụ như trên Mặt Trăng thì 1 mã lực chỉ bằng có 1/6 so với dưới Trái Đất.

Quảng cáo



Một vài lưu ý

Riêng lĩnh vực xe hơi lại có sự khác nhau khi các hãng xe ở các nước khác nhau đo lường mã lực. Tại Anh, người ta thường đo sức mạnh động cơ bằng brake horsepower, viết tắt là bhp. Trong khi đó, tại Mỹ lại thích tính công suất động cơ xe bằng mã lực hp.

Mặt khác, nãy giờ chúng ta đang nói chủ yếu tới mã lực của động cơ sản sinh ra. Tuy nhiên, khi lắp một động cơ công suất 100 mã lực lên một chiếc xe thì qua nhiều hệ thống dẫn động, công suất thực khi ra tới bánh xe không còn được như vậy nữa. Anh em coi thêm ở đây sẽ rõ.


Tham khảo Carkey, Wiki, HSW, HGM
142 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

MrImposible
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nôm na lại là xe 1.5 116 hp = sức mạnh của 23 thằng cộng lại 😁
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@MrImposible Tóm cái váy lại là "1hp = 1 con ngựa con thêm một nửa"
MrImposible
ĐẠI BÀNG
5 năm
@mrcuongth Ngta nói tùy theo cách tính, và ông mod trong bài này cũng nói là 1hp trên xe hơi không bằng 1hp ngựa thật. Tức là nó xài chung từ hp thôi nhưng tính chất khác xa nhau
MrImposible
ĐẠI BÀNG
5 năm
@BenGlo Bác phải nói cho rõ là: hp của xe hơi và hp của ngựa thật. Nó kahc1 nhau chỗ này 🆒
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@MrImposible Tóm cái váy lại bác lại làm rách haizzz chưa đánh đấu . Được rồi :
Thú vị thật
@asterix0108 comment lấy post hả anh trai
@Nagata Shinichi ko phải đâu, bác ấy thấy thú vị thôi 😁
Nâng bao 75kg lên cao 1 m trong 1s thì lực nâng đó xấp xỉ 1 mã lực.
TqTTpT
TÍCH CỰC
5 năm
@Đu Máy Bay chấm com công chứ ko phải lực bác ơi
@TqTTpT công là J, công suất là J/s=W
haigt11392
TÍCH CỰC
5 năm
Các bác giải thích dùm em xe toyota thường dung tích xi lanh rất lớn mà cái sức ngựa nó lại yếu thế ạ 😔
mvo94587
ĐẠI BÀNG
5 năm
@haigt11392 Thích thay đổi sau 5,6 năm đi ít hao nhiên liệu công suất lớn dung tích nhỏ bảo trì thường xuyên cứ đi xe turbo. Còn ăn chắc mặt bền không phải bảo trì nhiều thì cứ xe máy thường mà chạy.
Nên nhớ con người hay cỗ máy bạn khai thác tối đa thì sẽ mau xuống cấp. Chưa kể nhiều dòng xe tại Việt Nam dung tích nhỏ có turbo vì né thuế. Động cơ trên 2.0 chịu thuế cao hơn.
SPL
TÍCH CỰC
5 năm
@BQDuong Không tiết kiệm đâu, hiệu suất đốt nhiên liệu của động cơ hiện nay mới được 30% thế nên động cơ nào cũng vậy cả thôi (chuyển hóa được 30% lượng nhiên liệu đưa vào thành công hữu ích). Chẳng qua giờ khí thải bị xiết chặt, nhiên liệu đắt, thuế đánh động cơ dung tích lớn nên các hãng lách luật chơi động cơ nhỏ lắp tăng áp. Tăng áp chẳng qua đưa thêm khí bị nén ở áp suất và nhiệt độ cao vào buồng đốt, ép động cơ phun thêm nhiên liệu để cháy nhiều hơn, vậy nên tiết kiệm ở chỗ nào, có phải phun mỗi khí đâu mà kêu tiết kiệm. Hệ thống có turbo phức tạp hơn hút khí tự nhiên, dễ hỏng hóc, yêu cầu phải bảo dưỡng thường xuyên, nó hỏng thì ốm đòn, điển hình có con X5 diesel (xe chạy ở Châu Âu nhập về VN), bị thợ rút đường ống cấp dầu turbo nên tèo, vứt xưởng mãi chả kiếm được turbo mà thay, có kiếm được giá cũng quá tội.
BQDuong
CAO CẤP
5 năm
@SPL Tiết kiệm hơn là cái chắc. Ở những động cơ nhỏ công suất thấp thì bạn chưa thấy nó tiết kiệm gì nhiều. Nhưng khi lên những động cơ lớn công suất cao thì động cơ tăng áp tiết kiệm hơn hẳn
SPL
TÍCH CỰC
5 năm
@BQDuong Chả được bao nhiêu đâu, toàn quảng cáo hết, bù lại thì bị độ trễ chân ga, rất khó chịu
Hornet600
TÍCH CỰC
5 năm
H mới hiểu, trước đây nghĩ 1 mã lực bằng sức mạnh 1 con ngựa. Nên xe moto 50 mã lực hay 100 mã lực thì nhanh bằng 50 hoặc 100 con ngựa. Hóa ra không phải.

Vậy xe đua 500 mã lực thì tương đương 33 con ngựa . Như xe ngựa thì mỗi bên 16 con, thêm thằng xà ích ngồi đánh roi ngựa là đủ 33 con ha ha ha
@Hornet600 3 con nó đã k chạy 1 hướng rồi ;)) hoặc xe phải đủ chỗ cho bằng đó làn để ngựa chạy k bị vướng 😆 mà khi đó 1 con xe 500hp phải kéo 1 cái thân thể đủ rộng để 33 con ngựa chạy thì nó lại k hề nhẹ 😃)
Vậy nên ẢOE chỉ có song mã chứ không có tam mã hay tứ mã 😃)
tóm lại là vẫn chưa hiểu con xe oto cỡ 100 mã lực là nó như thế nào ?1 mã lực =735watt =73kg/s .
lee0803
TÍCH CỰC
5 năm
@heorung52 nhíp xe tải thì mình biết mà do gọi nhầm bộ nhông sên đĩa xe đạp thôi
lee0803
TÍCH CỰC
5 năm
@Đạt Phít Một ví dụ cho bác Conchott hình dung sơ sơ 1 chút ấy mà cụ, nhầm cứ gọi nhíp nhíp từ hồi nhỏ, được ông bà mua cho chiếc cuộc, hư hỏng gì tự sửa hết, ra ông thợ đầu ngõ ổng gọi nghe ko rõ nên thành ra cứ gọi sai mãi
@lee0803 Nhíp nó là cách gọi dân dã còn kiểu bác học hơn hình như nhíp nó là hệ thống treo của xe để giảm chấn, đi qua ổ gà nó đỡ xóc ấy!
HuyVinhDalat
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lee0803 "Nhiều người cho rằng mã lực bằng sức mạnh tối đa của một con ngựa tạo ra. Tuy nhiên, đây lại là một nhận định sai lầm. Qua đo đạc, người ta khẳng định một con ngựa có thể sản sinh ra được công sức tối đa lên tới 14,9 mã lực. Cho dễ so sánh, 1 người có khả năng sản sinh ra sức mạnh tối đa 5 mã lực."
100 mã lực không như 100 con ngựa đâu, trên bài viết cũng có nói rồi đó
Momo4Chan
ĐẠI BÀNG
5 năm
hồi cấp 3 cũng có học sơ qua mà giờ chả nhớ gì luôn
1 Nhân lực có sức mạnh của 1 con người...
.Gù.
TÍCH CỰC
5 năm
ai tưởng mã 1 lực = 1con ngựa như tui ko vậy
Mùa hè tới rồi cứ 1HP ~ 745,7W là tính ra 1 tháng trả bao nhiêu tiền điện cho máy lạnh rồi đó, cái này thiết thực hơn là tính công suất xe 😁:D:D
@Nguyễn Thắng 89 Hiệu suất của máy lạnh thì rơi vào khoảng 1,2HP cho 1HP làm lạnh :D
eric0213
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nguyễn Thắng 89 M
Applenick
TÍCH CỰC
5 năm
Nôm na bài ở trên viết thì : Đếch biết Mã Lực là cái quái gì luôn ! Vui lòng áp dụng nó vào thực tế một chiếc xe mấy Pahhh !
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bác này kiến thức vật lý có vấn đề à? Thứ nhất phải chỉ rõ khối lượng bằng bao nhiêu? Thứ hai 1 mã lực = 746 W = 746 kg⋅m^2/s^3 nhé.

Edit 1: hoặc là 75kgf.m/s (kilogram-force nhé :mad:)

Edit 2:

Tôi đang đọc cái gì thế này, 1 mã lực là hằng số nhé.
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
@gamewalker Ok funny, ông này tui thấy chỉ lẳng lặng sửa bài, chẳng mấy khi tương tác với members =)).
@MrPrjnce bị chửi quá đó =)))) mà đúng ổng lặng lẽ sửa chứ chả thấy đính chính nói năng gì. loại này em chơi ko vô
@MrPrjnce Bác có thể đòi hỏi gì từ mod này? Kêu nhiều lắm rồi đấy bác ạ.
@MrPrjnce Chả ai biết hết cả, có ng hiểu rõ cái này và cái kia! Nếu dịch mà chưa chuẩn ý thì nên tham khảo ý kiến member và tương tác lại thì có vẻ sẽ ổn hơn là im lặng và edit từng tí một!
AvRack
ĐẠI BÀNG
5 năm
quá trời chuyên lý :V
marilonluu
TÍCH CỰC
5 năm
Có tới 2 loại mã lực nhé. Và Công suất đại diện cho thương số giữa tổng công thực hiện trong một khoảng thời gia. Ví dụ ngay đầu bài của chủ thớt là sai nghiêm trọng về khái niệm.
Ngàu xưa dùng ngựa để kéo xe kéo hàng, sau phát minh ra đầu máy de hơi này nọ thay con ngựa nhưng thời đó mới phát munh ra chưa có quy ước nên người ta dùng từ mã lực để quy ước cho dễ hiểu.
urinbin
ĐẠI BÀNG
5 năm
nên tag @cuhiep vào đây để ổng biết là hp k hẳn là sức cua con ngựa trong trên tay
Bugatti La Voiture Noire 😁:D
Số Bốn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vậy thì không nên gọi là mã lực nữa, phải thay đổi cách gọi khác chứ ?
tvhsg2006
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết không đúng, viết không logic, không theo trình tự thời gian, lịch sử và hết sức bậy khi đưa ra quan điểm mã lực không phải là sức 1 con ngựa, bởi vì:

Năm 1872, Jame Watt là người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra khái niệm mã lực, lúc đầu ông không chia các loại mã lực khác nhau như ngày nay, sau này các nhà khoa học mới đặt tên chính xác cho khái niệm mã lực của Jame Watt là mã lực cơ khí. Sau khái niệm đó, người ta mới nghiên cứu và đưa thêm các khái niệm mã lực khác. Đó là theo trình tự thời gian, lịch sử.

Trong nghiên cứu và khái niệm đầu tiên của Jame Watt ông định nghĩa mã lực là sức 1 con ngựa tạo ra công để kéo vật nặng 33.000poud lên cao 1foot trong thời gian 1ph, qui đổi ra số gần đúng là 75kg.m/s. Do đó, phải khẳng định 1 mã lực chính là sức 1 con ngựa trong điều kiện nhất định như khái niêm đã đặt ra. Tôi khẳng định theo thông tin mình biết là khái niệm đầu tiên về mã lực là từ đây, và nó đc hiểu 1 mã lực là sức 1 con ngựa ( trong ĐK nhất định). Vì thế, bài viết nói mã lực không phải là sức 1 con ngựa là rất sai, bậy, làm cho người đọc có những thông tin sai lệch.

Sau Jame Watt đưa ra khái niệm mã lực đầu tiên, các nhà nghiên cứu, nhà KH, vật lý, ... sau này mới đưa ra các khái niệm mã lực khác nhau như đã đề cập trong phần cuối bài trên. Đó chính là sự phân mãnh từ khái niệm mã lực đầu tiên của Jame Watt được người ta nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau.
ussh999
TÍCH CỰC
5 năm
@tvhsg2006 Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ cho anh biết anh là ai. Đừng phí lời với những thằng õng ẹo bạn ạ.
Hailua6510
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tvhsg2006 Mình không kiểm chứng lại thông tin bạn đưa ra nhưng thấy hợp lý và dễ hiểu hơn cách mod viết. Tóm lại là "1 mã lực chính là sức 1 con ngựa trong điều kiện nhất định". Đúng ko bạn?!
tri5800xpm
TÍCH CỰC
5 năm
@tvhsg2006 Cám ơn bạn. Mình cug nhớ là 1 mã lực = sức 1 con ngựa nhưng k nhớ rõ. Nhờ bạn đã rõ ràng hơn
tri5800xpm
TÍCH CỰC
5 năm
@Hailua6510 Chuẩn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019