Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Rác thải thế giới đang trong trạng thái hỗn loạn. Sẽ đi về đâu khi Trung Quốc ngưng nhập rác

Didu
18/3/2019 4:28Phản hồi: 116
Rác thải thế giới đang trong trạng thái hỗn loạn. Sẽ đi về đâu khi Trung Quốc ngưng nhập rác
Đã gần một năm kể từ ngày Trung Quốc ban bố luật cấm nhập khẩu rác thải của thế giới, họ cấm nhập gần như toàn bộ nhựa và các loại vật liệu khác cho mục đích tái chế, vốn chiếm gần một nửa lượng rác tái chế của thế giới trong hơn hai chục năm gần đây. Động thái này là một nỗ lực nhằm cắt giảm những vật liệu thải bẩn và gây ô nhiễm cho các cơ sở xử lý rác thải cũng như tác hại với môi trường. Kể từ đó, lượng nhựa mà Trung Quốc nhập đã giảm 99% so với trước, dẫn tới một vấn đề: nguồn rác thải đó sẽ đi về đâu và sẽ được xử lý như nào.

Tinh Tế đang có cuộc thi chia sẻ hình ảnh dọn rác trúng iPhone Xr, anh em vào chơi: https://tinhte.vn/threads/moi-chia-se-hinh-anh-chien-dich-donrac-va-nhan-qua-iphone-xr-airpods.2928341/


recycling-967157238.jpg
Rác thải nhựa trên thế giới bây giờ chủ yếu được xử lý bằng việc chôn lấp hoặc đốt. Tại Anh, hơn một nửa triệu tấn nhựa và rác thải gia dụng khác đã được đốt trong năm ngoái. Ngành công nghiệp tái chế rác tại Úc thì đang gặp khủng hoảng khi họ tìm cách xử lý khoảng 1,3 triệu tấn rác thải tái chế vốn trước đó được xuất sang Trung Quốc. Tại Mỹ, chính phủ địa phương và các cơ sở tái chế đang nỗ lực tìm kiếm thị trường mới cho rác thải của họ. Tại một số bang như Oregon, Maine, chính phủ đã chấm dứt các chương trình tái chế rác thải. Một số nơi khác như Minneapolis đã không tiếp nhận nhựa đen hoặc nhựa của các loại cốc dùng một lần. Trong khi đó, Philadelphia buộc phải đốt chúng ở những cơ sở xử lý rác, gây nên những lo lắng về ô nhiễm không khí.

Trước khi Trung Quốc cấm nhập khẩu rác, chỉ 9% nhựa thải hồi được tái chế, trong khi 12% khác thì được thiêu hủy. Phần còn lại được chôn lấp tại các bãi rác hoặc để chúng trôi ra sông và các đại dương. Không có Trung Quốc trong việc xử lý chai nhựa, túi nhựa hoặc đồ đựng thực phẩm (chưa nói tới nhựa công nghiệp khác), tình hình rác thải của thế giới đang trở nên trầm trọng hơn. Hơn 8 tỉ tấn nhựa đã được tạo ra trong hơn 6 thập kỷ qua, trái đất đang chứa một lượng lớn nhựa khó tiêu hủy và còn tiếp tục tăng.

recycling-1070623890.jpg
Theo các chuyên gia, chúng ta đã thấy được hệ quả từ việc Trung Quốc ngưng nhập khẩu rác, trong đó có giá cả tăng, các cơ sở xử lý rác quá tải. Nhưng nó cũng có mặt sáng, khi giúp tìm ra những biện pháp xử lý tốt hơn cho rác của thế giới, ví dụ mở rộng các cơ sở xử lý tại Bắc Mỹ và châu Âu, cũng như khuyến khích các nhà sản xuất làm ra những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và dễ tái chế hơn nhựa.


Một số quốc gia khác nhập khẩu rác trong năm 2018 bao gồm những nước Đông Nam Á và chủ yếu là những nước thu nhập thấp, ở đó họ thiếu cơ sở hạ tầng để xử lý và tái chế rác. Hầu hết những quốc gia đó nhanh chóng bị quá tải và đã ngưng nhập thêm rác. Trước khi không nhập rác, Trung Quốc đã mua 95% nhựa tại liên minh châu Âu và 70% tại Mỹ. Số nhựa này sau đó được xử lý và dùng cho những mục đích khác, chúng được vận chuyển bằng tàu đi những nơi khác chứ không ở lại Trung Quốc. Nhân công giá rẻ đi cùng nhu cầu cao về vật liệu tái chế đã giúp ngành công nghiệp này có lãi.

Châu Âu và Mỹ là những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nhất sau hành động này của Trung Quốc. Quá nhiều năm phụ thuộc vào Trung Quốc đã khiến họ không có cơ sở hạ tầng và thị trường đủ tốt để xử lý, tái chế. Nếu không có hành động nào đủ hiệu quả thì số rác thải nhựa đó sẽ lại phải chôn cất xuống lòng đất hoặc đem đi thiêu hủy. Theo các chuyên gia, nhựa ngày nay trở nên phức tạp hơn, chủ yếu là bao bì sản phẩm, chúng sử dụng nhiều màu, nhiều chất phụ gia, nhiều lớp hơn dẫn tới việc khó tái chế.

Tại Mỹ, nhiều nơi như Alabama đã ngừng tiếp nhận nhựa hoặc ngừng thu thập rác nhựa tại nhà, dẫn tới việc các hộ cư dẫn phải tự đem chúng ra các điểm tập kết xa hơn nếu muốn tái chế. Hay như một số người vứt chúng vào các thùng rác chung với những loại rác thải khác. Ở những thành phố lớn hơn như NY, SF thì chính quyền đã cố gắng từ bỏ những vật liệu khó tái chế hoặc là tìm những thị trường khác phù hợp hơn cho việc bán rác thải.

recycling-1072467826.jpg
Xử lý rác bằng cách đốt đang gia tăng tại châu Âu. Ở Anh, gần 11 tấn rác thải đã được đốt tại các cơ sở đốt rác tạo ra năng lượng điện trong năm ngoái. Khí thải tại những nhà máy này sẽ được xử lý nhưng theo các nghiên cứu gần đây, dù những nhà máy đó có hệ thống xử lý khí thải đủ tốt thì nó vẫn thải khí dioxin và những khí độc hại khác ra môi trường. Giống như Mỹ, châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, họ bây giờ tìm cách xuất khẩu rác sang những quốc gia khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam.

Để đối phó, nhiều chính sách đã ra đời nhằm giảm lượng rác nhựa ra môi trường. Nghị viện châu Âu mới đây đã cấm các sản phẩm nhựa dùng một lần bao gồm dao kéo, ống hút... Các thành phố tại Bắc Mỹ như Seattle hay Vancouver, các công ty như Starbucks hay American Airlines cũng đã làm hành động tương tự. Nhiều nơi khác trên thế giới thì đã bắt đầu hạn chế dùng túi xách bằng nhựa. Tại Anh, chính phủ sẽ đánh thuế với những nhà sản xuất túi nhựa với số vật liệu tái chế ít hơn 30%. Trong hơn một năm qua, chính sách của Trung Quốc đã khiến việc xử lý rác thải của thế giới trở nên hỗn loạn cũng như buộc các quốc gia tìm cách tự xử lý rác của chính mình.

Nguồn: Wired
116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

whatzluv
ĐẠI BÀNG
5 năm
@elgaucho "Nhưng tổ chức một hoạt động tập thể với quy mô vài chục cả trăm người, và trên môi trường đặc thù như sông nước"
Thôi kệ, tôi mệt lắm rồi, bạn và mấy bạn đó cứ bơi ra mà vớt, có con tàu SB nào nó chạy qua sóng dạt cho lật thuyền đuối nước thì xuống dưới đó mà vớt rác cho nó mát.
Xin lỗi, ngừng tất cả comment ở đây, nói mãi không thông mệt lắm, mà cũng đúng, mạng là của những người đó, không phải của bạn, bạn cứ ủng hộ cho họ đi có gì chết họ chịu, có khi lại có thêm bài báo khác cho bạn vào gõ phím.
Cứ đi mà ủng hộ họ lao đầu vào chỗ chết, nhé.
elgaucho
TÍCH CỰC
5 năm
@whatzluv Tôi cũng mệt ông lắm rồi, dẹp đi đừng cm lại tôi nữa, đã nói là 9 q` lạm quyền cấm sai luật mà vẫn cứ cả vú lấp miệng em, đổ lỗi báo lá cải đăng tin, trích báo chính thống thì lại đổ tại cha nhà báo dùng từ sai dẫn dắt.
Tôi cũng chịu thua rồi.
Fibbo
TÍCH CỰC
5 năm
@digikei Mất công viết dài thế sao ko bỏ công ra mà đọc bài báo đi bạn, ai cấm? tổ chức cả trăm người bơi ra sông ấy để vớt rác, nhỡ may ai chết đuối thì ko có bài báo như t nói ở trên thì t làm con ông. Biết sao t dám chắc thế ko? Vì cái lũ chuyên soi mói chuyện trong nước để đục nước béo cò đấy. CÒn t cũng chẳng ca ngợi gì rằng mấy cơ quan ấy đã làm hết trách nhiệm cả, t đi vào cơ quan nhà nước ko ít và gặp những thành phần quan liêu, hách dịch đầy rồi. Nhưng ở đây t thấy việc dựng hoạt động vớt rác trên sông là đúng thì t nói, vớt trên sông nó ko đơn giản như nhặt rác trên cỏ, đây lại còn là các tuyến sông có mật độ phương tiện lớn thì lại càng nguy hiểm. Xin phép đàng hoàng mà vẫn bị cấm thì hẵng lên đây nói nhé. Ok sông bẩn thật, nhưng vẫn có những công nhân hớt rác trên sông làm việc hằng ngày, muốn giúp họ hay đơn giản muốn làm đẹp thành phố thì có thể nhặt rác trên bờ ấy, trên bờ thiếu rác à? Mà rác thì từ đâu, chắc chính quyền nó xe rác ra sông đổ chăng? hay là toàn dân vứt linh ta linh tinh xong lại lên mạng kêu môi trường bẩn, rồi lại đổ tại này tại nọ. Có trách thì trách ý thức dân quá kém và cách xử lý của cơ quan quản lí quá nhẹ nhàng nên ai cũng vứt rác bừa bãi thôi.
timinghaft
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cây ổi Buôn có hội, bán có phường. Làm việc j thì có hội đó, tự tách ra, ta đây giỏi, đủ sức làm mọi việc thì k sớm thì muộn cũng tự thiêu thôi.
tinhte mở trào lưu dọn rác cho Anh Em cộng đồng tham gia đi, Tài Đạt xin tài trợ giải thưởng
@Bảo hộ moto Tài Đạt cao thủ ko bằng tranh thủ 😁
@Bảo hộ moto Tài Đạt Đã like cho bác, hy vọng giải thưởng là một ... chiếc mô tô 😁
@Bảo hộ moto Tài Đạt Đã xin phép chính quyền chưa mà đòi dọn???
@Bảo hộ moto Tài Đạt Đã mở rồi nhé, bạn tặng gì inbox mình nhé
hay 0989298398
cám ơn bạn

https://tinhte.vn/threads/moi-chia-se-hinh-anh-chien-dich-donrac-va-nhan-qua-iphone-xr-airpods.2928341/
@cuhiep Tài Đạt ghé đưa qua cho anh em tinhte tham gia chiến dịch rồi ạ!
tới lúc rồi : bớt sài đồ nhựa đi .
Mình luôn ủng hộ các phong trào dọn rác, thiết nghĩ nếu tinhte tổ chức những buổi dọn rác ở bờ biển hay trên rừng thì anh em luôn sẵn sàng đi theo ủng hộ đó.
quangduy90
TÍCH CỰC
5 năm
Anh em tham khảo thử xem:
@quangduy90 Video này có thể gói gọn trong 2 phút.
Giọng thì không hay mà kể toàn chuyện xàm xí. Luyên thuyên tận 20 phút nghe nhức tai vl.
Kome.Cafe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Yan20142297 Với người đi làm bận thì khó bỏ 20p xem video xàm này, còn rảnh ko biết làm j thì xem cái này tốt hơn xem mấy trò vớ vẩn xàm L khác o_O:rolleyes::eek:
Vía Trung quốc dám ngưng nhập rác trên thế giới. Thực ra ,các công ty chuyên tái chế nước ngoài nó nhảy vào Trung quốc thuê địa điểm để tái chế rác thải thôi. Ngưng một phát nó nhảy sang việt nam ngay,như vậy vn càng được nhờ .
@hgbinh Alo alo mod nào xoá cmt của tôi vậy? Lý do xóa "đưa vấn đề nhạy cảm trong bài" vớ vẩn ko thể tin được. Từ khi nào mà thảo luận về vấn đề an sinh xã hội ở TQ cũng biến thành vấn đề nhạy cảm rồi? Chúng ta còn chưa hội nhập với nước bạn mà đã có người đi tắt đón đầu rồi à? Cho cười phát nhé

Ps: Rất muốn tiếp tục tranh luận với bạn cơ mà mất công cho ra đảo vĩnh viễn nên đành chịu. Hẹn gặp bn khi khác
hgbinh
TÍCH CỰC
5 năm
@Cửu Thiên Bạn đúng typical Annamit thật, vi phạm nội quy thì la ổng cả lên. Sống vô pháp luật riết nó quen đây mà 😆
Chưa cần biết an sinh xã hội j nhiều, và tôi cũng chả cần biết bạn nói gì, cho bạn vài info để mở mang đầu óc. Ở TQ thuế ít mà phúc lợi và y tế hơn hẳn châu Âu charge thuế tới từng cọng lông. Bạn ở VN có phải đóng thuế dùng đường ống nước, thuế thu gom rác, thuế xử lí rác, thuế đường điện, thuế thừa kế và hằng hà cơ số các thuế khác không, hihi TQ cũng ko đâu. Nói cho vuông thuế thu nhập minimum 40%, thuế rác trung bình 300e một hộ plus 50e một người nhé 😃) Y tế ở đây thì chao ôi, bạn mình bị đứt dây chằng đi khám nó kêu trật khớp bình thg thôi ko sao về VN khám dây đứt quá lâu ko nối lại đc h cà khẹo rồi 😔
Ở đây 65 tuổi có khi 70 mới đc về hưu bạn ạ, chứ ko phải 60 là ngồi chơi xơi nước như dân xứ lừa và dân phương bắc đâu nghen 😃)
@hgbinh Trước khi bảo tôi vi phạm nội quy thì đề nghị bạn xem lại nội quy với lý do mod del rồi chém tiếp. Ko biết tôi nói gì mà ngồi phán như thánh.

Hóa ra trước h tôi ngồi tranh luận với thánh phán à vl thật
Hạn chế đồ nhựa đi mấy cha
@dangnhatanh1412 Tập đi siêu thị tự mang túi, hoặc cho thuê túi
neoquang
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình sống gần chợ, trường học nên cảm thấy sợ khi đi làm lúc 22h00 khuyên khi mà các hàng quán tập kết rác ra khu vực vỉa hè để xe rác đi gom. Cả con đường có 1km mà chai, lu, bịch, ống hút...bằng nhựa như đống núi hai bên đường.
ndthuanx
TÍCH CỰC
5 năm
Khổ quá, 0 xài bcs thì con minơ cạch. Xài thì 0 bảo vệ môi trường.
King.quan
TÍCH CỰC
5 năm
Về VN - VN nhập khẩu mấy cái này nhiều rồi
@King.quan Việt Nam chắc nhập dc nhiều lắm
rác tái chế tốn kém hơn khai thác và sx mới nhỉ, nên ít cty đầu tư mà đào mới, sx mới hoài , mà cứ vậy thì tài nguyên sớm muộn cũng tạch
@tyller end Hết tài nguyên thì giá thành sàn xuất mới lại tăng, bao giờ nó đắt hơn tái chế thì lại đổ xô đi tái chế ngay ý mà 😁
Còn ai vào đây nữa... Vị vua của những bãi rác, nói về rác thì tụi bây chỉ là muỗi, làm sao sánh được với Qua.
Tư bản kỳ này giãy chết trên...đống rác thật à =]]
heliosy
TÍCH CỰC
5 năm
Chỉ muốn chửi thề, ăn xài cho đã rồi ra luật ko dc xử lý tái chế, đẩy qua nước khác
Cầu cho mấy nước nhập rác cũng hạn chế nhập cho tụi nó biết thân, mọe
cách đây 10 năm mình có quen 1 người bạn làm công ty xử lý rác, doanh thu hơn 3 tỷ mỗi tháng. ko biết giờ ra sao
Ruiz
CAO CẤP
5 năm
Nhập về VN thôi, VN sẵng sàng đón nhận ,vì 1 VN hùng cường và mạnh mẽ
@Khoidang Vẫn xỉa đều đó thôi, cấm thì mới thêm cớ mà ăn tiền bẩn chứ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019