Ba nhà khoa học giành "giải Nobel ngành điện toán", thưởng 1 triệu Đô vì đặt nền móng cho AI

P.W
27/3/2019 22:21Phản hồi: 25
Ba nhà khoa học giành "giải Nobel ngành điện toán", thưởng 1 triệu Đô vì đặt nền móng cho AI
Turing Award 2018, hay còn gọi là “giải Nobel của ngành máy tính điện toán” đã thuộc về ba nhà nghiên cứu khoa học máy tính, những người đã đặt nền móng cho sự phát triển bùng nổ của trí tuệ nhân tạo thời điểm hiện tại. Yoshua Bengio, Geofrey Hinton và Yann LeCun, đã từ lâu được giới khoa học máy tính gọi bằng cái tên “cha đỡ đầu của AI”, ba nhà nghiên cứu này đã nhận được phần thưởng 1 triệu USD. Những kỹ thuật mà bộ ba này phát triển trong những năm 90 và 2000 đã giúp con người tạo ra những đột phá trong lĩnh vực nhận diện giọng nói cũng như thị giác máy tính, nhận diện hình ảnh hoặc khuôn mặt.

Tinhte_AI1.jpg
Từ trái qua: Yann LeCun, Geoffrey Hinton và Yoshua Bengio cùng Andrew Ng (nhà nghiên cứu khoa học máy tính, cựu phó chủ tịch Baidu) tại Lisa Labs, phòng nghiên cứu do Bengio quản lý tại đại học Montreal, Canada

Chính họ là nền móng để AI có thể phát triển, và để những thành tựu giờ anh em sử dụng hàng ngày xuất hiện, từ hệ thống nhận diện khuôn mặt mở khóa smartphone, những mẫu câu trong công cụ trả lời mail tự động, và trong tương lai có thể là xe tự lái hay xét nghiệm y khoa tự động nữa.

Nếu như Hinton làm việc ở cả hai nơi cùng lúc, phân chia thời gian giữa Google và đại học Toronto, thì Bengio là một giáo sư tại đại học Montreal và có một công ty tên là Element AI. Còn LeCun hiện đang là kỹ sư trưởng mảng AI của Facebook, cũng như đang giảng dạy tại đại học New York.

Jeff Dean, trưởng bộ phận AI tại Google gửi lời chúc mừng tới bộ ba nhà nghiên cứu: “Deep neural network đang là thứ đem lại những tiến bộ vĩ đại nhất đối với ngành khoa học máy tính hiện đại. Giữa những tiến bộ đó chính là những kỹ thuật mang tính nền móng được phát triển bởi ba người đoạt giải thưởng Turing năm nay.”


Tinhte_AI2.jpg


Dĩ nhiên để có được thành tựu này, cả ba nhà khoa học đều phải giữ vững niềm tin với nghiên cứu của họ, trong thời điểm những khía cạnh của ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo còn rất non trẻ và chưa có tương lai rõ ràng như bây giờ. Giống hệt như quả bong bóng dotcom, đã từng có thời kỳ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, AI được thổi phồng lên và trở thành mục tiêu đầu tư của nhiều bên. Nhưng rồi khi những thành tựu của các nhà nghiên cứu không đạt được kỳ vọng quá lớn, nguồn vốn đổ cho việc nghiên cứu AI bắt đầu cạn kiệt. Khoảng thời điểm này gọi là “AI winter”.

Đó cũng là lúc Bengio, Hinton và LeCun bắt đầu làm việc chung, trao đổi những ý tưởng và sửa chữa những vấn đề đang tồn tại. Một trong những vấn đề đó chính là làm thế nào để tạo ra một hệ thống neural network, những phần mềm máy tính được tạo ra từ những nơron kỹ thuật số. Giờ đây chúng là rường cột để phát triển AI hiện đại.

“Có một khoảng thời gian từ giữa những năm 90 đến giữa những năm 2000, khi bạn không thể công bố bất kỳ thành tựu nghiên cứu nào về trí tuệ nhân tạo hay mạng neural cả vì chẳng ai quan tâm. Thực tế nó là chủ đề ít người dám nói tới,” LeCun cho biết.

Tinhte_AI3.jpg

Bộ ba nhà nghiên cứu quyết định rằng họ sẽ phải nhen nhóm lại sự quan tâm của công chúng đối với AI, và tìm được nguồn vốn từ chính phủ Canada để tạo ra một cổng kết nối những nhà nghiên cứu AI. “Chúng tôi tổ chức những cuộc gặp, những workshop và lớp học trong kỳ nghỉ hè cho các sinh viên. Rồi cộng đồng nho nhỏ đó phát triển rất mạnh trong những năm 2012, 2013,” LeCun nhớ lại.

Cũng trong khoảng thời gian này, cả ba đã chứng minh được rằng neural network có hiệu quả rất cao trong những tác vụ như nhận diện hình ảnh và khuôn mặt. Nhưng cả thế giới đều chẳng để ý cho tới khi nhóm phát triển do Hinton đứng đầu cho ra mắt một AI benchmark rất nổi tên là ImageNet vào năm 2012, với kết quả nhận diện chính xác cao hơn 40% so với thuật toán tốt thứ nhì. “Khác biệt lớn tới mức thuyết phục được rất nhiều người.”

Tinhte_AI4.jpg

Quảng cáo



Hai trong số những lợi thế khiến cho AI mãi đến thập kỷ này mới có được những bước phát triển vượt trội chính là tốc độ xử lý nhanh và rẻ từ những GPU, vốn được tạo ra để chơi game, và lượng data dồi dào từ internet. Những hệ thống AI hiện tại cần rất, rất nhiều data để hiểu được thế giới loài người, rất dễ bị lừa gạt, và chỉ có tác dụng trong một số tác vụ cụ thể mà thôi. LeCun cho rằng, “chúng ta chưa thể có những cỗ máy tư duy được như con người đâu.”

Nói thêm một chút về Turing Award. Đây là giải thưởng dành cho những nhà nghiên cứu có cống hiến đặc biệt với ngành khoa học máy tính, lấy tên của thiên tài Alan Turing, người được coi là đặt nền móng cho khoa học máy tính hiện đại. Những người từng giành giải thưởng này có Dennis Ritchie vào năm 1983 với UNIX, Ivan Sutherland năm 1988 với những đột phá trong đồ họa máy tính, Manuel Blum năm 1995 với thuyết độ phức tạp trong tính toán, ứng dụng trong bảo mật, hay Vinton Cerf cùng Robert Kahn vào năm 2004, với những nền móng cho internet hiện đại mà quan trọng nhất chính là giao thức kết nối TCP/IP.

Theo TheVerge
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Anh "sinh viên" trong hình (theo bài dịch của tác giả) là Andrew Ng (chắc mọi người ai cũng biết nếu theo một số khoá Machine Learning)
@t.minh Cám ơn bạn bổ sung.
@t.minh Đến chịu tác giả 😆. Và một số nguyên nhân chính dẫn tới AI Winter, và giai đoạn chậm phát triển những năm 90-2000 không phải do không nhiều người quan tâm mà do nền tảng phần cứng của máy tính, và hơn nữa là nguồn data lúc đó không đủ đáp ứng. Sau này bùng nổ internet, cải thiện phần cứng nên mới có thành tựu hiện tại 😃
quocturtle
TÍCH CỰC
5 năm
@t.minh Like mạnh cho bạn 😁
quá tài
Act1789
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sự nguy hiểm của trái đất là đây.

Rồi sẽ có rất nhiều những "kẻ huỷ diệt" ra đời.
lnt_15
ĐẠI BÀNG
5 năm
The Matrix
The Terminator
What's going on
@lnt_15 Muỗi thôi, Skynet nè pa
@killed Skynet trong The Terminator đó cha
@thienvk Vậy hả, quăng bom hụt rồi 😁
mEnO 22
TÍCH CỰC
5 năm
Skynet tương lai sẽ nhận đây là tổ tiên
Giỏi ghê, nhận diện gương mặt quá đỉnh
Mình đọc khá nhiều bài paper của mấy ông này. Toàn hàng khủng
kurt80
TÍCH CỰC
5 năm
@vicktorbui Bạn đọc có hết không, riêng Yoshua Bengio thì bài báo phải tính tới con sô hàng trăm đấy
@kurt80 Mình đọc bài mình cần thôi bác chứ thời gian đâu mà đọc hết. Với lại mình nghiên cứu ML với DL chủ yếu phục vụ cho dự án thôi chứ mình cũng không phải dân chuyên môn về mảng này bác ạ.
Dr.Love
CAO CẤP
5 năm
Thôi App nổ rồi kìa...
mình mới học xong khoá free này của trường mình từng học, nếu bạn nào quan tâm thì dki, free, có cái certificate đứa lên linkedin. K cần kiến thức về programming j cả, học cũng khá vui, nhẹ đầu thôi.
https://course.elementsofai.com/
odysseyntn
TÍCH CỰC
5 năm
Đấy cứ kêu P.Tây nó tụt hậu, dốt toán, nhìn 3 gương mặt cổ thụ AI của thế giới :Deep neural network là biết 😁
tndp
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vậy còn anh người Việt này
D1E849BE-7610-45DE-BDD2-0092E623433E-2174-000001CDCA6A9C3F.png
A6_YoonA
TÍCH CỰC
5 năm
@tndp Chưa bằng 3 bác kia được, 3 bác kia là đặt nền móng về DL còn LVQ là phát triển về DL. Đều giỏi nhưng giải thưởng phải tìm trao cho người giỏi nhất thôi 😁 Đặc biệt là bác ở giữa 😆 bác ngoài cùng bên phải thì là đệ của mấy bác kia thôi :D Gần đây nhất thì bác ở giữa có bài về Capsule net mà đến giờ đc 1 năm rồi vẫn chưa thấy ai xúc tiến để phát triển nó thành 1 branch hoàn chỉnh hơn :D
@tndp Không phải tự nhục và rất tôn trọng bác LVQ, nhưng người cỡ LVQ bên Tây đầy ra, chỉ là người Việt được tham gia các dự án cốt lõi của Google nên mới nổi tiếng ở VN thôi
thuc37na
TÍCH CỰC
5 năm
Alan Turing, người góp công lớn giúp kết thúc sớm chiến tranh thế giới thứ 2 ;)
@thuc37na Turing computer 😁
Jeff Dean - người đánh bật Andrew Ng ra khỏi Google chắc là trùm nhất đám AI
leecom
ĐẠI BÀNG
5 năm
Jeff Dean thì huyền thoại rồi, nhưng bác này mạnh về hệ phân tán (distributed systems). Bác này là đồng tác giả của một số hệ thống cốt lõi của Google như Google File System, Map Reduce, BigTable, Spanner.
https://www.quora.com/What-are-all-the-Jeff-Dean-facts
(Vui: một số Jeff Dean facts =)) )

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019