Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


50 năm ban nhạc Kraftwerk: Những bản nhạc “vô hồn” nhưng định hình thế giới nhạc điện tử hiện đại

P.W
27/3/2019 23:55Phản hồi: 26
50 năm ban nhạc Kraftwerk: Những bản nhạc “vô hồn” nhưng định hình thế giới nhạc điện tử hiện đại
Năm 2013, tờ Observer viết: “Chưa từng có một band nhạc nào kể từ thời The Beatles lại để lại những di sản với nền văn hóa nhạc pop như Kraftwerk.”

Tinhte_Kraftwerk1.jpg


Những lời có cánh mà báo giới Anh dành tặng cho nhóm nhạc điện tử đến từ Dusseldolf, Tây Đức thực tế không phải những lời ngoa ngôn. Mời anh em nghe track có tên Autobahn trong album cùng tên năm 1974 dưới đây. Bản nhạc dài hơn 20 phút mô tả niềm vui khi chạy xe trên con đường cao tốc của người Đức, hay bất kỳ bản nhạc nào do Kraftwerk tạo ra đã trở thành những trang lý thuyết để tất cả, xin nhắc lại là tất cả những nghệ sỹ của các thể loại nhạc điện tử thời nay dựa vào và sáng tác. Techno, Electro, House, Synth-pop, tất cả.


Được thành lập năm 1969 bởi Ralf Hütter và Florian Schneider, trong 50 năm tồn tại, Kraftwerk (nghĩa đen tiếng Đức: Nhà máy điện) đã trải qua khá nhiều thay đổi nhân sự, nhưng mục tiêu cao nhất của họ nửa thế kỷ qua vẫn chỉ có một: Sử dụng những thành tựu khoa học mới nhất để tạo ra những thể nghiệm mới mẻ nhất về cả âm nhạc lẫn công nghệ âm nhạc của họ. Nói họ phát minh ra âm nhạc của thế kỷ mới, của thời đại electropop và EDM cũng không sai.

Tinhte_Kraftwerk5.jpg

Ở trung tâm của những tác phẩm mà Kraftwerk chính là những thành tựu của con người, cả tích cực lẫn tiêu cực. Họ hát, chơi nhạc và thử nghiệm để nói về đường Autobahn, về chuyến tàu cao tốc Trans Europe Express, về máy tính điện tử, và nói cả về con người với Tour De France hay Man Machine. Nhưng những mặt trái của khoa học cũng được lấy ra làm chủ đề của họ: Radio Activity, bản nhạc chứ không phải toàn bộ album, vốn nói về sóng radio, một thành tựu khác của con người. Những địa danh như Chernobyl, Sellafield hay Hiroshima xuất hiện trong bản nhạc:


Có lẽ, khát vọng hợp nhất con người với máy móc trong những tác phẩm của Kraftwerk được hình thành ở một sự kiện khai trương triển lãm tranh tại Dusseldolf năm 1970. Trong khi cố gắng đem lại nguồn năng lượng tích cực tới những người trẻ tuổi tham gia sự kiện, bộ đôi Schneider và Hutter đã có một màn trình diễn để đời, với cây sáo và cây đàn organ điện tử, cùng một bộ trống điện tử và máy thu âm. Những âm thanh nhân tạo từ máy móc, qua đôi bàn tay của hai người nghệ sỹ, nhanh chóng đưa những người tham gia triển lãm vào một thế giới mới hoàn toàn.

Nhớ lại ngày ấy, Hutter trả lời phỏng vấn tờ The New York Times: “Tôi ấn vài nốt nhạc trên chiếc organ, sau đấy lấy vài cục nặng đè lên chúng rồi rời khỏi sân khấu. Đám đông vẫn tiếp tục điên cuồng nhảy múa quanh những cỗ máy vô tri vô giác!”

Tinhte_Kraftwerk2.jpg


Và rồi nửa thế kỷ thể nghiệm với âm nhạc và công nghệ bắt đầu với những người đàn ông Đức.

Cũng rất nhanh, Kraftwerk trở thành hình mẫu và khung sườn để những nghệ sỹ với bản lĩnh và khát vọng sáng tạo áp dụng theo. David Bowie là một trong số đó, với bản hit Berlin Trilogy cuối những năm 70. Và rồi kế đến là những rapper nước Mỹ, cùng những nghệ sỹ nhạc điện tử da màu từ khu Bronx và Detroit, với những nhịp beat rung lồng ngực. Giờ đây, âm hưởng từ những tác phẩm của Kraftwerk có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, từ những nốt nhạc được tổng hợp lại bằng thuật toán máy tính trong các bản EDM, cho tới Auto-tune của những ca sỹ hip hop nổi tiếng, hay cả những nghệ sỹ EDM đương đại như Daft Punk.

Dưới đây là Etape 1, trong album Tour De France, minh chứng hoàn hảo nhất về những ảnh hưởng mà Kraftwerk tạo ra với thế giới nhạc điện tử:

Quảng cáo




Moby, nghệ sỹ nhạc điện tử người Mỹ cho rằng: “Kraftwerk có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng hiphop những ngày đầu, và họ chính là những người phát minh ra electro, thứ đóng vai trò rất quan trọng với nhạc pop cũng như R&B hiện đại. Những đóng góp của Kraftwerk với nhạc điện tử đương đại có thể ngang ngửa với những đóng góp của The Beatles và Rolling Stones với nhạc rock đương đại.”

Tinhte_Kraftwerk6.jpg


Sau Autobahn (1974), Radio-Activity (1976) và Trans-Europe Express (1977), Kraftwerk trở thành một hiện tượng. Họ mượn lối hát nói truyền thống sprechsegang của người Đức và sử dụng công cụ vocoder để tạo ra âm thanh giọng nói vô hồn, phẳng lỳ và kết hợp một cách kỳ quặc nhưng vô cùng cuốn hút với những giai điệu từ những công cụ điện tử. “Cái giai điệu đầy tính công nghiệp là thứ truyền cảm hứng cho tôi. Nó là trạng thái tự nhiên của máy móc. Máy móc hết sức sôi nổi,” Hutter chia sẻ.

Gần 2 thập kỷ sau khi Kraftwerk ra đời, năm 1988, nhạc techno mới chính thức bùng nổ trên toàn thế giới. Và Electric Café, ra đời năm 1986 là một trong số những tiêu chuẩn vàng cho nhạc điện tử cuối thập niên 80. Hay Numbers, thứ được mô tả là “chất âm thanh hoàn hảo của đô thị, một thế giới hỗn loạn nhưng được kiểm soát, giống hệt như những gì chúng ta đang sống.”


Nếu nhắc đến Kraftwerk mà không nói đến công nghệ thì sẽ thật thiếu sót, vì họ chính là công nghệ. Ở cái thời kỳ chưa có những bộ sampler hay synthesizer phức tạp chứa bên trong những âm thanh sample trống và đàn nhân tạo, họ phải tự sáng tạo ra nhạc cụ cho mình. Họ vừa là những nghệ sỹ, vừa là những nhà sáng chế.

Quảng cáo



Tinhte_Kraftwerk4.jpeg

Trong đó có thể kể tới bộ trống do Wolfgang Flür tự chế ra, xuất hiện vào năm 1975, với bề mặt kim loại, dùi trống cũng là kim loại nốt. Chạm hai bề mặt dẫn điện để tạo ra âm thanh thông qua một bộ trống điện tử Maestro Rhythm King được chỉnh sửa để thay đổi tông và cao độ của tiếng phát ra theo ý muốn của người dùng. Một ví dụ khác là vào năm 1976, khi Hutter và Schneider đến nhờ studio Matten & Wiechers để tạo ra một bộ Sequencer riêng, cho phép kết nối những âm thanh và giai điệu họ tạo ra lại với nhau, thay vì làm bằng tay từ đầu đến cuối bản nhạc như trước. Ở thời điểm hiện tại, thời đại MIDI cho phép những nghệ sỹ làm điều này chỉ bằng một cú click chuột.

Tinhte_Kraftwerk3.jpg

Thứ âm thanh của Kraftwerk đối với người trẻ ngày nay thực sự không xuôi tai cho lắm. Nó đều đều, và nghe hơi ngang chứ chẳng hề có giai điệu sôi động như ngày nay. Thế nhưng nếu không có những bước chập chững đầu tiên ghi dấu ấn với thế giới như vậy, âm nhạc của chúng ta thưởng thức ngày nay sẽ khác, rất khác.

Năm 2018, Kraftwerk nhận giải Grammy với album nhạc điện tử xuất sắc nhất, 3-D The Catalogue.

26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mr.nh0xx
ĐẠI BÀNG
5 năm
Band nhạc ????
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@mr.nh0xx Uh, bài viết dùng từ band nhạc là ko đúng, vì band nó đã có nghĩa là ban nhạc rồi. Boys band có nghĩa là ban nhạc nam. Rock band là ban nhạc rock.
tote0612
ĐẠI BÀNG
5 năm
@mr.nh0xx Hãy trả lại sự trong sáng của tiếng Việt. Tinh tế không có người duyệt bài, thích viết sao thì viết, càng ngày càng chán.
Cũng ý nghĩa phết nhỉ, mình cứ tưởng EDM chỉ có mông, bưởi và thuốc lắc thôi, 1 thể loại rẻ tiền
vietphu287
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AZwarrior EDM thì ko có mông với bưởi đâu b ạ, e nghĩ bác đang nhầm sang vina-hey (hay nhạc vinahouse). Còn EDM thì ko rẻ tiền chút nào, ý e đang nói đến Avicii, Martin Garrix,.. nếu b rảnh có thể nghe qua
@AZwarrior Có nhiều bài do dân khình VN nó remix thì đúng rẻ tiền thiệt chứ EDM thứ thiệt nó khác à nghen.
Còn riêng vấn đề người ta nghe EDM rồi người ta hít thuốc thì đó không phải lỗi của EDM
@vietphu287 À mình biết,sorry b, mình chỉ đang đá đểu mấy thg trẻ trâu VN nghe nhạc remix với ghép video gái xinh ấy.
Giờ mới biết EDM hay Electro cũng từ ban nhạc này. TG cám ơn anh rất nhiều. phải như vậy chứ mấy thể loại giang hồ 4.0 như Phú Lê, Khá Bảnh, Huấn Hoa Hồng, Dương Minh Tuyền... chỉ có dân VN xem rồi ủng hộ. hài nhất là về trường cấp 3 học sinh bu lại chụp hình như ngôi sao
tinhchemte
ĐẠI BÀNG
5 năm
@anhlucky2 Thời thế thay đổi dân anh chị xưa chém người nay chém gió live trym.
dùng từ "ban nhạc" khó khăn lắm hay sao mà phải "band nhạc"!! tiếc cho một bài viết hay, giống như nhai cơm mà phải sạn vậy.
thangchimse
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thedeath1883 Uh, đúng rồi, vì band nó đã có nghĩa là ban nhạc rồi
unsigup
TÍCH CỰC
5 năm
@thedeath1883 Vì thích thể hiện vốn ngoại ngữ một tẹo, phải thêm 1 vài từ tiếng Anh vào cho nó sang mồm, mặc dù từ TA đó có thể dịch sát nghĩa TV.
bhuubao
CAO CẤP
5 năm
Blue Man Group chắc cũng lấy cảm hứng từ nhóm này nhỉ?
Giờ mới biết
vinhan73
TÍCH CỰC
5 năm
bấm vào video toàn bị văng ra ... không nghe được gì cả !! tiếc quá !
tano tona
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sprechgesang nhé bạn
Trong hệ thống nhạc điện tử mình thích nghe house hơn tất cả, tiếng trống, bass dồn dập, đều đều rất chiều sâu. Nhưng mà nhiều người nghe nhạc điện tử hiện nay dường như tẩy chay nhạc house, kêu dòng nhạc dị, đau đầu 😆

Ps: Vinahey cũng là house, đúng loại đó ko ngửi dc 😃)
Andrei P
ĐẠI BÀNG
5 năm
2007, đi bar còn được nghe Trance. 2017 nghe lũ đần độn Vinahouse đòi leo nóc nhà, đúng là kiểu tâm hồn chân đất mắt toét. Thật hảm hại cho lũ 9x.
Bobbideejay
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Andrei P Em thấy bác cũng lớn tuổi mà sao bác nói nghe buồn cười thế. Bác ko thích vinahouse thì bác bảo ko thích thôi việc gì bác phải nói như vậy ? Cứ nghe vinahouse là đần độn chân đất mắt toét hả bác ? Mỗi người 1 sở thích khác nhau nên e nghĩ bác ko nên nói như vậy
Andrei P
ĐẠI BÀNG
5 năm
P/s: hơn 40k tracks nhạc Trance & chút ít House mình ko ngại chia sẻ với a e nào đam mê.
decumun
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Andrei P Hóng bác ib :v
Andrei P
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Andrei P Inbox sđt bạn cho mình nhé. hôm nào cf mình đem laptop ra chép cho bạn nếu bạn ở sg. Coi như thêm 1 người bạn giúp mình lưu giữ công sức hơn 10 năm góp nhặt. Bạn có ổ cứng tầm 200gb là ok.
Longnely
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài này chém gió thôi. Nhạc điện tử, nhạc house, disco đều ta đời trước band này
Bobbideejay
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Longnely Ơ a Long
Bobbideejay
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Longnely E phải đăng nhập vào đây để comment cho a Long
quá chất

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019