Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NASA quan ngại về khả năng va chạm của ISS với mảnh vỡ vệ tinh sau vụ thử nghiệm của Ấn Độ

bk9sw
2/4/2019 9:43Phản hồi: 36
NASA quan ngại về khả năng va chạm của ISS với mảnh vỡ vệ tinh sau vụ thử nghiệm của Ấn Độ
Vụ thử tên lửa bắn hạ vệ tinh quỹ đạo thấp của Ấn Độ đã khiến NASA lo ngại về nguy cơ va chạm của các mảnh vỡ với trạm không gian vũ trụ ISS. Ấn Độ đã dùng tên lửa phá hủy thành công vệ tinh Microsat-R của nước này hôm thứ 5 tuần trước và ít nhất 400 mảnh vỡ vệ tinh sau vụ nổ đang trôi dạt trên quỹ đạo.

Mặc dù Microsat-R bay ở quỹ đạo thấp hơn so với ISS và vụ nổ cũng nằm dưới nhưng trong số 400 mảnh vỡ thì có khoảng 60 mảnh vỡ có kích thước trên 6" và 24 trong số đó đã bị thổi ra khỏi quỹ đạo, hướng lên trên từ đó khiến ISS đối mặt với nguy cơ va chạm Giám đốc NASA - Jim Bridenstine nói: "Điều này không thể chấp nhận và NASA cần phải được nắm rõ về những gì tác động đến chúng tôi (ISS)."

Shakti.jpg
Ấn Độ đang rất vui mừng về thành quả mới này bởi sứ mạng mang tên Shakti thành công đã giúp nước này ghi tên vào danh sách những nước đầu tiên bắn hạ được vệ tinh bằng tên lửa đạn đạo sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ cũng cho biết thử nghiệm được thực hiện ở độ cao đủ thấp nhằm đảm bảo các mảnh vỡ sẽ rơi trở lại và cháy trong khí quyển Trái Đất trong vòng vài tuần tới.


Tuy nhiên, mộ hình mô phỏng vụ thử nghiệm cho thấy vụ nổ rất lớn và các mảnh vỡ của chiếc vệ tinh tỏa ra trong một khu vực rộng lớn. NASA cùng Trung tâm quản lý các hoạt động không gian hỗn hợp thuộc Bộ Tư lệnh chiến lược Hoa Kỳ ước tính nguy cơ va chạm với các mảnh vỡ của ISS tăng 44% chỉ trong vòng 10 ngày qua. Bridenstine cho biết các nhà du hành vẫn an toàn và ISS có thể được thay đổi quỹ đạo bay nếu cần thiết để tránh mảnh vỡ. "Điều may mắn là các mảnh vỡ nằm ở quỹ đạo đủ thấp của Trái Đất và qua thời gian nó sẽ bị tiêu hủy hết," Bridenstine nói.

Space junk.jpeg
Hồi năm 2007, Trung Quốc đã thực hiện một thử nghiệm tương tự, phá hủy vệ tinh nằm ở quỹ đạo cao hơn so với vệ tinh của Ấn Độ. Các mảnh vỡ từ vụ nổ vẫn đang bay vòng quanh Trái Đất, đe dọa đến nhiều vệ tinh đang hoạt động cũng như khả năng thực hiện các sứ mạng hàng không. Rất nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc và Mỹ đang tìm cách loại bỏ rác thải không gian như dùng tia laser cường độ lớn, lao móc hay thậm chí là lưới gom.

Theo: Engadget
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đây là khởi đầu của phim Gravity, anh em lên mạng xem lại phim để rõ hậu quả nhé
@Nam Air Cảm giác như thế giới này là 1 phần mềm giả lập sự sống, thứ tạo ra chúng ta đang ngồi xem chúng ta sống như thế nào khám phá được gì, xem chúng ta đưa ra những quyết định khôn khéo hoặc ngu ngốc tới mức nào, rồi tồn tại được bao lâu, những thông tin này chúng sẽ thu thập lại phân tích để chúng sống tốt hơn chúng ta...kaka
@tranvuhoang90 Mình cũng suy nghĩ giống bạn
ThuongRaho
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nam Air mình cũng từng nghĩ vậy, xem mấy phim riết bị nhiễm ;))
@Nam Air xin link bác
😁 Liệu vệ tinh có rơi thành bomb :D
sakuza199x
TÍCH CỰC
5 năm
xả rác xuống biển nhiều quá rồi nên giờ xả lên không gian ah? Lolll
koumyougen
TÍCH CỰC
5 năm
play(love_death_robots.helping_hand);
các nước xả rác ghê quá
Cứ như bắn để lấy điểm ấy nhỉ, cứ bắn để lọt danh sách và tự hào dân tộc cái đã, thằng nào liên quan kệ mẹ
@nguyenminh56547 Con người mà sân si ở chỗ đó đấy .
@nguyenminh56547 Tự hào là 1 chuyện, nó còn về quân sự đấy. Khi các nước như Mỹ và TQ có vũ khí vệ tinh, thì Ấn Độ cũng phải có các biện pháp bảo vệ thôi.
@nguyenminh56547 Một cách hợp pháp để thử nghiệm, phát triển tên lửa cho quân sự nữa
bọn loài người. Xả rác đủ chỗ
Chắc là ở đâu đó trong vũ trụ, 1 đám người ngoài Trái Đất đang quan sát và tấm tắc khen Trái Đất có 1 vành đai bảo vệ trông thật đẹp mắt như kiểu sao Mộc hoặc sao Thiên Vương.
i-boy
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bọn nước Hiếp Râm thật lầy, mấy thằng thử nghiệm trước cũng lầy ko kém 😕
vsphere
TÍCH CỰC
5 năm
Ngày 13/09/1985, chiếc F-15A mang số hiệu 76-0084 do Thiếu tá Wilbert D. "Doug" Pearson điều khiển đã phóng thành công một tên lửa ASM-135 ASAT cách khoảng 322km về phía Tây của căn cứ không quân Vandenberg, phá hủy thành công vệ tinh P87-1 ở độ cao 555km cách mặt đất.

Mỹ thử thì NASA dell quan ngại nhỉ
x264
TÍCH CỰC
5 năm
@vsphere Năm 85 thì quan ngại kiểu gì. Lúc đó người ta chưa thấy nó là nguy cơ như bây giờ.
series phim Love-Dead-Robots trên Nexflix cũng có 1 tập nói vấn đề này, cô phi hành gia phải tự cắt tay để cứu mình sau khi bị một con ốc trôi dạt trên vũ trụ làm rách áo giáp...
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đổi trắng thay đen là đây. 🆒

Nguyên văn (India's government wrote that the test was carried out low enough to ensure that any debris generated would fall back to Earth within weeks). --> Đủ thấp để đảm bảo mảnh vỡ sẽ rơi trở lại trái đất
datnt_90
ĐẠI BÀNG
5 năm
@MrPrjnce any debris
câu này nghĩa phủ định mà nhỉ, không có mảnh nào rơi xuống trái đất
x264
TÍCH CỰC
5 năm
@datnt_90 Bạn MrPrjnce dịch đúng rồi bạn ạ. "any" này là "bất cứ" mảnh nào cũng sẽ rơi trở lại bầu khí quyển TĐ và sẽ bị đốt cháy. Cái NASA quan ngại là những mảnh bị đẩy ra xa thôi, bởi nguyên lý của vụ nổ là các mảnh vụn sẽ văng xa xung quanh theo tất cả các hướng.
@datnt_90 Any không phải lúc nào cũng là phủ định. Anything chẳng hạn.
datnt_90
ĐẠI BÀNG
5 năm
@x264 mình cũng nghĩ là để đảm bảo an toàn thì cần thực hiện vụ nổ ở tầm thấp + lượng lớn các mảnh vỡ phải được bay vào khí quyển để tự cháy. hiểu vậy chứ tiếng anh hơi kém các bạn thông cảm
at0607
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mỹ, Nga, Trung Quốc thử gấp bao nhiêu lần, đóng góp phần lớn vào rác thải vũ trụ thì không quan ngại. Ấn phóng một quả tầm thấp lại kêu. Mấy thằng hay nói đạo lý thường sống như....
Guadiola
TÍCH CỰC
5 năm
@at0607 Sống như gì ạ?
6240488541214592657 (1).png
vsphere
TÍCH CỰC
5 năm
@Guadiola Như Khá Bảnh nhé.
Zoro kun
TÍCH CỰC
5 năm
@at0607 Hồi trước có bình xăng tên lửa rơi xuống Cao Bằng, quả đấy chết người thằng nào chịu trách nhiệm? NASA là thằng thải rác nhiều nhất
Singh
TÍCH CỰC
5 năm
Trái đất của tỷ người. Nhưng quyết định sống chết của toàn bộ nhân loại chỉ nằm trong tay vài người! Nói cách khác, tính mạng chúng ta nằm trong quyền sinh sát của vài người quyền lực nhất thế giới chứ không hề có bình đẳng giữa người với người như ttong các câu chuyện cổ tích hay nghe từ miệng của các người đó!
thế qoái nào mà ông chiều tiên bắn thấp hơn cũng bị lên án ae nhỉ?
Mai bác nào bán cho Iss cái lưới để lên đó quang lưới, gom rác?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019