Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


"Cái hồn" của nhạc electronic qua màn trình diễn của Chagall van den Berg

AudioPsycho
6/4/2019 5:42Phản hồi: 17
"Cái hồn" của nhạc electronic qua màn trình diễn của Chagall van den Berg
Khi đang diễn tập tại SXSW vào tháng trước, Chagall van den Berg vô tình gặp phải 1 vấn đề chưa từng xảy ra trước đây: bản thể kỹ thuật số của cô bị lỗi ở phần đầu gối và di chuyển ra sai hướng. Lỗi này nói chung không có gì quá nghiêm trọng mà chỉ tạo ra 1 tràng cười cho nhóm xử lý kỹ thuật mà thôi. Dành cho bạn đọc chưa biết, Chagall van den Berg là nghệ sỹ nhạc electronic biểu diễn bằng cách mặc 1 bộ trang phục toàn thân và bao tay theo dõi chuyển động (Motion-Capture, hay ngắn gọn là MoCap), từ đó không chỉ cho phép cô điều khiển 1 bản thể kỹ thuật số mà còn cho hầu hết các nhạc cụ và hiệu ứng âm thanh, trong đó có cả giọng hát nữa. Khi Chagall van den Berg biểu diễn trên sân khấu, bản thể kỹ thuật số của cô sẽ bay lơ lửng và khớp nhịp với từng chuyển động, đi kèm cùng những hiệu ứng âm thanh được thay đổi tùy thuộc theo lập trình của mỗi động tác khác nhau.

tinhte_Chagall_van_den_Berg_electronic_music (2).jpg

Với phần biểu diễn trên, Chagall van den Berg sẽ mang đến cho người xem những trải nghiệm độc đáo và dễ dàng hướng họ đi theo những gì mà cô muốn truyền tải qua âm nhạc của mình.


Đeo trên người rất nhiều những cảm biến theo dõi chuyển động, Chagall van den Berg có thể điều khiển âm nhạc 1 cách chính xác nhất bằng các thao tác riêng biệt như vẩy bàn tay hay xoay cánh tay. Do mỗi chuyển động của cô đều được dùng để điều khiển từng hiệu ứng âm thanh riêng nên bài biểu diễn luôn rất phức tạp, bù lại đây cũng là điểm làm chúng trở nên nổi bật. Chagall van den Berg chia sẻ: "Tôi có thể trình diễn 1 cách máy móc như đang điều khiển không lưu, nhưng nó sẽ làm phần biểu diễn trở nên rất nhàm chán. Đó là lý do vì sao tôi luôn phải suy nghĩ thêm những động tác mới để mang đến cho bài trình diễn cả sự chính xác lẫn nét thẩm mỹ".

tinhte_Chagall_van_den_Berg_electronic_music (3).JPG

Sinh ra tại Amsterdam (Hà Lan), Chagall van den Berg có niềm đam mê với cả âm nhạc lẫn máy tính từ rất sớm, tuy nhiên cô luôn xem chúng như 2 mảng hoàn toàn khác nhau. Cô chơi nhạc trong các nhóm nhỏ với vai trò ca sỹ và sáng tác nhạc, đồng thời cũng làm việc và học hỏi thêm kinh nghiệm làm nhạc từ những nhà sản xuất khác. Năm 2011 đánh dấu bước ngoặt cho niềm đam mê sản xuất nhạc của Chagall van den Berg và bản EP đầu tiên của cô chính thức được ra mắt vào năm 2012. So với việc phải phụ thuộc vào các nhà sản xuất khác làm nhạc cho mình, Chagall van den Berg nhanh chóng nhận ra sự tự do cũng như linh hoạt khi tự tay nhào nặn từng tác phẩm riêng. Điều này, theo Chagall van den Berg, cũng giúp tác phẩm truyền tải "đúng nhất" những gì mà cô muốn, như được trực tiếp "lấy ra" từ trong đầu của cô vậy.


Đến đây ý tưởng về sáng tác xem như đã xong, Chagall van den Berg chỉ còn phải tìm ra cách thể hiện âm nhạc đầy đủ nhất cho khán giả nữa mà thôi. Có 2 cách cho cô lựa chọn: sử dụng 1 bàn chỉnh đầy các núm vặn hay mở track back-up và hát trên nền nhạc có sẵn. Chagall van den Berg không chọn cách nào cả mà nghĩ đến 1 phương pháp khác sinh động hơn. Cô nói: "Nếu tôi chỉ đứng hát live thì mảng diễn xuất sẽ rất chán, còn nếu mở nhạc nền để hát thì tôi có thể nhảy múa phụ họa thêm. Nhảy múa sẽ giúp tôi tận hưởng âm nhạc cùng các khán giả của mình 1 cách tốt hơn, tuy vậy thiên tính nghệ sỹ trong tôi lại không thích điều đó cho lắm. Đó là lý do vì sao tôi cảm thấy phân vân".

tinhte_Chagall_van_den_Berg_electronic_music.jpg

Nỗi khó xử của Chagall van den Berg cũng là điều mà nhiều nghệ sỹ electronic khác đang vấp phải. "Làm thế nào để tôi có thể lột tả được hết các cảm xúc của tác phẩm khi chỉ đứng trình diễn phía sau bàn chỉnh nhạc, nơi mà khán giả ít chú ý đến nhất? Tôi phải làm gì để khán giả trở nên hứng thú hơn? Trước đây The Glitch Mob đã từng sử dụng dàn trống điện tử cùng những chiếc Microsoft Surface bị chỉnh sửa để hiển thị hình ảnh cho khán giả chiêm ngưỡng, còn Enhancia và Genki Instruments thì ứng dụng các dàn điều khiển MIDI Ring. Chagall van den Berg chọn cách khác hơn là dùng bộ găng tay theo dõi chuyển động Mi.Mu được sáng chế bởi nghệ sỹ Imogen Heap. Mỗi bên bao tay sở hữu 9 cảm biến chuyển động và các bộ kích hoạt với khả năng thiết lập theo ý muốn, từ đó cho phép người đeo có thể điều khiển những hiệu ứng âm thanh đa dạng bằng các thao tác riêng biệt. Chagall van den Berg ấn tượng với bộ bao tay Mi.Mu đến nỗi cô sáng tác bài Sappho Song ngay trong ngày chúng được gởi đến.

Thế là kể từ năm 2014 Chagall van den Berg đã tiếp tục phong cách biểu diễn này cho tất cả những tác phẩm của mình, giúp chúng tiếp cận với khán giả cả về khía cạnh âm thanh lẫn hiệu ứng hình ảnh bổ sung. Tuy những ứng dụng từ Mi.Mu là đã rất sáng tạo rồi, Chagall van den Berg còn quyết định tiến 1 bước xa hơn khi sử dụng thêm bộ trang phục toàn thân có gắn cảm biến thu chuyển động (MoCap), hệt như những bộ trang phục MoCap sử dụng để ghi lại chuyển động dùng cho phim ảnh hay trò chơi điện tử. Từ ý tưởng đầu tiên sử dụng cho chỉ 1 bài hát, dự án này của Chagall van den Berg đã phát triển thành cả show với thời lượng 1 giờ đồng hồ.

Chagall van den Berg tự học lập trình C++ và thuê 1 bộ trang phục MoCap từ hãng thiết bị chuyên dụng (do bộ đồ này rất đắt, lên đến khoảng $12.000), sau đó mày mò nghiên cứu để thử nghiệm những động tác phối hợp cho thật nhịp nhàng. Trên sân khấu SXSW, bộ thiết bị của Chagall van den Berg trông rất nhỏ gọn tuy nhiên nó lại là "đầu não" của 1 mạng lưới phần cứng vô cùng phức tạp. Ngoài các cảm biến chuyển động trên bao tay Mi.Mu, bộ trang phục MoCap mà Chagall van den Berg mặc sẽ sở hữu 15 cảm biến chuyển động 3 chiều của Xsens được gắn ở cánh tay, vai, đầu, hông, chân và bàn chân. Gần đó là 3 chiếc máy tính gồm 1 chiếc laptop Mac để điều khiển âm thanh và các hiệu ứng phụ trợ, 1 chiếc Mac Mini để giải mã và xử lý thông tin được truyền tải từ bao tay Mi.Mu và 1 laptop chạy hệ điều hành Windows để theo dõi chuyển động từ bộ trang phục MoCap, sau đó truyền dữ liệu đến công cụ đồ họa Unity qua nền tảng VRee. Dĩ nhiên sẽ không thể thiếu các thiết bị phần cứng khác như microphone hay các giao diện xử lý âm thanh cần thiết khác. Show diễn cũng sử dụng mạng WiFi được tối ưu hóa riêng để triệt tiêu mọi vấn đề về kết nối mạng có thể phát sinh.

Tuy nhiên Chagall van den Berg cũng đánh giá rằng các quy trình vẫn còn quá rườm rà và chúng cần phải trở nên đơn giản hơn nữa để có thể được ứng dụng rộng rãi. Cô nói: "Thiết lập phần cứng tôi đang sử dụng sẽ không phải là thứ có thể thay đổi thế giới âm nhạc electronic. Không ai muốn bỏ ra mức chi phí như vậy mà còn phải mệt óc kiểm tra đủ thứ khác, từ địa chỉ IP đến cơ cấu mạng. Thêm vào đó, ai sẽ muốn đi tour với 3 chiếc máy tính đắt tiền chỉ để thiết lập cho 20 phút đổi phiên diễn? Điều này thật điên rồ".

Quảng cáo



Nghệ sỹ Laura Escudé trước đây đã từng gây ấn tượng mạnh với màn biểu diễn sử dụng các bộ điều khiển chuyển động và hiệu ứng hình ảnh bắt mắt, tuy vậy có thể nói chính Chagall van den Berg mới là người đã đưa trải nghiệm âm nhạc electronic đến 1 tầm cao hơn nữa. Không ai khác chính Chagall van den Berg là người đã "khai phá" thành công các cảm xúc âm nhạc electronic mới lạ và độc đáo, mở ra 1 con đường mới cho các nghệ sỹ khác đặt chân lên.

Chagall van den Berg trả lời thật vui vẻ: "Giấc mơ của tôi là sẽ có thêm nhiều nghệ sỹ khác làm điều giống như thế này. Nhạc electronic thực sự cần phải được lột tả sâu sắc hơn chứ không thể làm 1 cách hời hợt. Khi thực hiện dự án này, tôi giống như 1 con chuột thí nghiệm vậy, nhưng điều đó không sao cả".

Nguồn theverge
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

rhfjsjdjd
ĐẠI BÀNG
5 năm
Có đĩa chưa, lại thuốc độc à 😆
Haha 😆
mod thay không viết sai chính tả ah......?
mình chả hiểu lắm
viking007
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn cái ảnh và cái tít chút nữa thì đọc nhầm cmn, lạy.
chịu. không đủ trình cảm nhận thể loại nhạc này o_O
Ko cảm được nhạc lý. Nhưng đọc thấy hay. Ngôn ngữ cơ thể phải có trình mới đc. Nhưng mà vẫn thích nghe nhạc vàng trên youtube hơn.haha
renzokuken
ĐẠI BÀNG
5 năm
Kiểu này thì mình thấy tài năng thực sự là Imogen Heap. Chagall chưa thấy gì chất lượng.
DrakeLe
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ý kiến riêng nhé : chả thấy gì hay ho, cái nhạc electronic mình nghe nó hay hơn đây gấp trăm lần :v... như em ấy nói thì em ấy muốn chất riêng muốn art tí, cái này thì art thì đúng hơn nhạc :v
duyvankm
TÍCH CỰC
5 năm
Chơi nhạc kiểu này giống thái cực quyền quá à
Nhạc gì nghe mệt hơn đi.. cày ruộng
😁 Múa quạt
Virgo199
ĐẠI BÀNG
5 năm
Âm nhạc giống như 1 thế giới khác vậy, nhưng sự truyền tải của người sáng tác lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tưởng tượng của người nghe. Vậy nên việc âm nhạc kết hợp với hình ảnh để giúp người nghe cảm thụ tốt hơn, nhưng chắc vẫn phải chờ lâu lâu nữa để thấy đc 1 màn trình diễn mà làm ng nghe (xem) lên đỉnh.
vô bài vì cái tiêu đề
Đọc thoáng qua tưởng "cái nồn" chớ.kakaka. mình tà thật
hiepmu
CAO CẤP
5 năm
Hết hồn cái lá chà bồn còn nguyên 😁 :D :D
mrchien86
TÍCH CỰC
5 năm
Khó cảm cái loại nhạc này ghê. Nghe xong 1 bài giới thiệu mà đau hết cả đầu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019