Lỗ đen rất xa và không thể nhìn thấy nhưng đã được chụp lại như thế nào?

Didu
11/4/2019 2:41Phản hồi: 100
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chieu2001
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hình dạng thật lỗ đen
received_2041611242614262.jpeg
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Didu đường kính 120 năm ánh sáng là sai nhé (nguồn cũng sai nốt 😁)
Chính xác đường kính của M87 là 120 ngàn năm ánh sáng.
Hay đấy
Bài dịch của bạn rất hay nhưng vẫn còn hơi chung chung.

Nói chung hiểu đơn giản là rằng: Hố đen về nguyên tắc có trọng lực siêu lớn đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được. Mà nguyên tắc của nhiếp ảnh là dựa trên ánh sáng. Như vậy về lí thuyết không thể chụp được hình ảnh hố đen. Còn về hình ảnh chúng ta đạt được từ EHT chúng ta có thể thấy hình ảnh 1 vệt đen trung tâm họ gọi là bóng của hố đen (shadow) - cái này không phải là hố đen vì như đã nói không thể nhìn thấy hố đen, mà nó là vùng mà ánh sáng từ nguồn khí và vật chất nóng ở phần bên ngoài của chân trời sự kiện xoáy quanh hố đen và bị tăng nhiệt cực cao rồi dần dần đi vào trong hố đen, khi đó những ánh sáng này bị hấp thụ đi vào tạo ra cái gọi là shadow của hố đen, ảnh chụp vệt đen này chính là kết quả của sự hấp thụ ánh sáng. Xung quanh vệt tối trung tâm này có thể thấy là một quầng sáng với 1 bên sáng hơn và 1 bên tối hơn. Quầng sáng này là kết quả của những vật chất với nhiệt cực cao xoáy xung quanh hố đen với vận tốc tương đương tốc độ ánh sáng, dòng vật chất chuyển động xoáy hướng về phía Trái đất sẽ sáng hơn, ngược lại những dòng vật chất xoáy theo hướng xa Trái đất sẽ mờ hơn. Những vật chất này cũng chính là tạo nên đĩa bồi tụ (accretion disk) bao quanh hố đen.

Thêm 1 chi tiết nữa là không phải đường kính của thiên hà M87 chỉ là 120 năm ánh sáng mà là 120.000 năm ánh sáng.
Clrscr
TÍCH CỰC
5 năm
@Didu 120 năm ánh sáng chỉ tương đương khoảng cách giữa hai ngôi sao thì làm sao đại diện cho cả một thiên hà được ạ?
MrPrjnce
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Didu Người ta góp ý, rồi cảm ơn, rồi để đó không sửa ngay? Cái thông tin 120 ngàn kia rất dễ kiểm chứng là đúng nhé.
Đọc và phát hiện ra cái sai thì không phải ai cũng làm được đâu nhé bạn (nhất là các con số), thêm vào đó là nguồn (popsci) cũng sai nốt nên phải cất công xác nhận từ những nguồn khác. Sai mà không sửa, nói "tìm hiểu" mà chần chừ thì ai còn tha thiết góp ý nữa?
@MrPrjnce Thôi mà bác, cũng có gì đâu cứ nhẹ nhàng thoải mái đi mà 😆 Mục đích là đóng góp thôi chứ không nên đánh giá này nọ. Bài dịch của ad cũng không tồi mà !!
longvanansi
ĐẠI BÀNG
5 năm
@MrPrjnce Tới giờ vẫn không thèm sửa. cho người ta sai theo 😁
Phệu TMC
TÍCH CỰC
5 năm
Mượn hoa vĩ mấy con P30 chụp đảm bảo thấy rõ =)))
Thế sau khi các vật thể bị hút vào lỗ đen thì chúng rơi đi đâu?
Ko hiểu chỗ này.

Mà 55 triệu năm ánh sáng x 9,500 tỷ km = 522,555,000,000,000,000,000 km. Sóng nào truyền xa dữ :/
trieuluu
TÍCH CỰC
5 năm
@hakuruno đâu cần tiếp cận nó làm chi , để sóng đó tự đến trái đất và chung ta bắt tín hiệu thôi . có nghia là hình ảnh của hố đen mà bữa giờ công bố là hình ảnh của 55 triệu năm ánh sáng truóc đó ( quá khứ ).
Peryz
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tức là hình ảnh này là của hố đen 55triệu năm về trước
sphinxkid
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đọc bài này làm nhớ tới film Interstella. Coi biết bao nhiêu lần cũng không chán.
Lỗ đen có 2 dạng là lỗ đen tĩnh và lỗ đen động. Lỗ đen tĩnh giống như lỗ đen trung tâm ngân hà khá yên ắn. Trong khi lỗ đen động thường rất hiếm. nó xảy ra khi lỗ đen ăn các loại vật chất như sao và các khí ga gần đó. Trong quá trình ăn, nó cuốn vật chất vào, xoay xung quanh chân trời sự kiện. Các vật chất chịu lực hút lớn bị rã ra, trong quá trình xoay các vật chất va chạm dữ dội, môtj số bị bắn vào, một số bắn ra dựa vào lực quán tính bắn lại vào không gian, ánh sáng, các sóng bên ngoài chân trời sự kiện là cái được chụp lại. Những thứ nằm bên trong chân trời sự kiện biến mất. Ta không biết gì bên trong.
Đang thắc mắc là hạt photon (ánh sáng) có khối lượng bằng 0, nên theo công thức tính lực hấp dẫn giữa hai vật thể thì lực hút cũng bằng 0. Vậy sao mà lỗ đen hút nó được nhỉ.
@Nguyen N°5 nó không hút photon mà bẻ cong không gian nếu ở góc nhìn của photon thì nó vẫn đi thẳng, nhưng vì không gian bị uốn cong nên thành đường vòng
@Nguyen N°5 Thực ra là do không thời gian cong và xoắn vào bên trong hố đen. Đó là bản chất lực hấp dẫn. Ánh sáng cũng chỉ là đi theo không gian cong mà thôi. Công thức tính lực hấp dẫn của Newton không nên áp dụng trong trường hợp này
Giải vong và chụp ảnh hố đen...có sự liên quan phết 😁
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
mình thích những thứ huyền bí nên ko đọc làm gì,cứ ngắm nhìn và tưởng tượng thôi là dc r
tonybom
TÍCH CỰC
5 năm
Xoắn não 😃
cho ae thích xoắn não :p
Clrscr
TÍCH CỰC
5 năm
Nếu một con khủng long mua vé khứ hồi từ trái đất đến M87 thì giờ này nó mới chỉ vừa bay đến nơi. Giả thử ngày mai nó bắt đầu quay về nhà thì phải sau 55tr năm nữa nó mới về đến nơi. Lúc đó chắc loài người đã lên thần xong rồi.
Trìu tượng quá, đọc đi đọc lại mấy lần mà vẫn chả hiểu được
Giỏi thật.
Thực ra thì các nhà khoa học đã đi tới lỗ đen chụp hình nhờ truyền tống trận nối giữa trung tâm lỗ đen và ban công nhà e nhé các bác. Ai có nhu cầu tham quan thì cứ liên hệ giá rẻ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019