Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


SpaceX lần đầu tiên hạ cánh 3 lõi của tên lửa Falcon Heavy về lại mặt đất sau khi hoàn thành sứ mệnh

MinhTriND
12/4/2019 9:0Phản hồi: 99
SpaceX lần đầu tiên hạ cánh 3 lõi của tên lửa Falcon Heavy về lại mặt đất sau khi hoàn thành sứ mệnh
Tên lửa Falcon Heavy vừa thực hiện sứ mệnh thương mại đầu tiên sau khi đưa thành công vào quỹ đạo một vệ tinh truyền thông của công ty Arabsat có trụ sở tại Ả Rập Saudi. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên cả 3 động cơ đẩy của tên lửa có thể hạ cánh về lại Trái Đất sau khi hoàn thành sứ mệnh, đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử phát triển của thế hệ tên lửa tái sử dụng nói riêng và đối với ngành hàng không vũ trụ nói chung.

Hai động cơ đẩy ở 2 bên sau khi bay ra ngoài vũ trụ đã hạ cánh nhẹ nhàng xuống hai bãi đáp ở Cape Canaveral, Florida (Mỹ), cách không quá xa so với vị trí phóng lên. Ngoài ra, tên lửa nằm ở trung tâm cũng hạ cánh thành công về sà lan tự hành trôi nổi ngoài Đại Tây Dương. Trong nhiệm vụ đưa chiếc Tesla Roadster lên vũ trụ diễn ra hồi tháng 2 năm ngoái, phần lõi trung tâm tuy có quay trở về được hành tinh của chúng ta nhưng đáng tiếc là quá trình đáp xuống sà lan thất bại.



Quá trình phân tích sau đó cho thấy thật ra động cơ nằm giữa không có đủ nhiên liệu để bay về mục tiêu mà nó được nhắm đến. Mặc dù không hoàn hảo, nhưng cái cảnh 2 tên lửa đáp về mặt đất cùng một lúc được quay lại lúc bấy giờ thật sự rất hùng vĩ và nó thật sự là một bước ngoặt. Được biết, cả 3 chiếc Falcon 9 dùng cho sứ mệnh lần này đều là phiên bản Block 5, thế hệ tên lửa được tạo ra nhằm giúp cho việc tái sử dụng diễn ra nhanh chóng hơn so với trước đây.

Người ta bắt đầu quan tâm đến SpaceX nhiều hơn kể từ khi họ thành công trong việc đưa tên lửa Falcon 9 về mặt đất sau khi hoàn thành sứ mệnh hồi cuối năm 2015. Tối ngày 21/12/2015 tại Trạm không quân Mũi Canaveral, Florida (Mỹ), tên lửa Falcon 9 mang theo 11 vệ tinh viễn thông được phóng vào không gian, trước khi đáp an toàn về Trái đất chỉ 10 phút sau đó. Vào thời khắc lịch sử này, trời nhiều mây và gió thổi ở tốc độ khoảng 16 km/h.


DVYMMW5XcAELWnL.jpg-large.jpeg

Khoảnh khắc ấn tượng nói trên đánh dấu một cột mốc quan trọng mà SpaceX đã nỗ lực để đạt được trong nhiều năm, trải qua không biết bao nhiêu lần thất bại với hàng đống tiền đổ sông đổ biển. Không lâu sau, đến tháng 4/2016, tập đoàn vũ trụ do ông Elon Musk sáng lập tiếp tục gây chấn động giới khoa học hàng không toàn cầu khi có thể hạ cánh thành công tên lửa Falcon 9 về sà lan tự trị đặt ngoài biển. Sà lan tự hành đặt ngoài khơi là một mục tiêu vô cùng khó khăn để tên lửa quay về, so với lúc nó hạ cánh trên mặt đất rộng rãi và ổn định.

Sà lan thật sự khá nhỏ và không duy trì được sự cân bằng nhất định, vì sóng biển. Không những thế, nguy cơ bùng nổ do ngã ngay khi có thể đáp xuống bệ nổi vẫn tồn tại. Tuy nhiên, bằng mọi giá công ty phải thực hiện thành công kỹ thuật đổ bộ này là bởi họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, nhiên liệu, đồng thời giảm rủi ro cho cư dân mặt đất.

Trải qua rất nhiều thất bại mới đi đến thành công hôm nay, SpaceX hy vọng họ có thể tái sử dụng càng nhiều tên lửa càng tốt, nhằm cắt giảm chi phí tạo ra một chiếc tên lửa hoàn toàn mới. Falcon 9 trị giá 60 triệu USD và công ty phải chi ra 200.000 đô tiền nhiên liệu cho mỗi lần phóng. Với Falcon Heavy, con số này ít nhất gấp 3 lần nữa.

Một tên lửa an toàn quay về Trái đất, nếu không cần quá nhiều cập nhật và nâng cấp cho nhiệm vụ tiếp theo, nó sẽ được tái sử dụng. Chủ tịch SpaceX - ông Gwynne Shotwell mong rằng tên lửa tái sử dụng có thể làm giảm chi phí phóng khoảng 30%. Điều đó chắc chắn sẽ tạo nên một mức giá ‘phải chăng’, giúp tập đoàn thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai.

4233990_graphic-spacex-falcon-heavy-tinhte.jpg

Nguồn: The Verge
99 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bọn loài người thật đáng kinh ngạc, thích quá
@Duy Luân Bọn loài cậu bao giờ chơi xong thì về nhé, ở hành tinh của bọn loài chúng tớ hơi lâu đấy 😃
inviet
TÍCH CỰC
5 năm
@Duy Luân cậu cướp 1 cái để chúng mình về đi, nhớ nhà quá kaka
@Dungcoj39 cũng bình thường mà bác, loài người chắc chắn không phải giống loài đứng đầu duy nhất ở hành tinh có sự sống. nếu đứng ở vị trí là một giống loài ngoài vũ trụ đang quan sát thì những thành tựu về vũ trụ gần đây là đáng kinh ngạc đấy
@Duy Luân có phải cậu là người thuộc chủng tộc Lò Vi Sóng ko ?
lover19
TÍCH CỰC
5 năm
Ban elon musk này không phải người rồi, nguoi ngoài hành tinh thì có thể
Ngon
Rồi cuối cùng của khoa học là phát hiện ra thế giới này chỉ là giả lập
@9500-ht Trường Đảng @@
Jumperio
ĐẠI BÀNG
5 năm
@trinhhongha90 Gì đấy bạn
@trinhhongha90 Vừa xem ma trận hả bác
hd79
CAO CẤP
5 năm
@Guest345 Tốt nghiệp loại xuất sắc rồi. Giờ chỉ cần biết "mồm mép" và những chỗ nhiều gà móng đỏ xinh để khoản đãi các cụ là đời lên tiên
vn_soft
CAO CẤP
5 năm
Nhìn hình đồ hoạ mà vẫn không hiểu nó quay đầu kiểu gì
kale9699
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tadjmen Và việc bay từ cali về sài gòn chỉ còn 2 giờ
Linh Thien
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tadjmen Ý tưởng táo bạo
@kale9699 Với vận tốc lớn như vậy có đu được ko bạn?
@boyngocxita4 mình nghĩ là khó bám , nhưng mấy vận động viên bộ môn ducanger này nghe nói dẻo dai và bền bỉ lắm
Xe đò Trái Đất - Mặt Trăng giá rẻ ghế êm chạy suốt nào, mại zô mại zô 😁
Egoistar
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tên lửa của em ngày nào cũng phóng, cứ khoảng 30 phút hơn là nó về 😃
Kal-el119
TÍCH CỰC
5 năm
@Egoistar 3 phút thì nói đại đi, 30 có bằng niềm tin
tại sao tên lửa không lên thẳng luôn mà đi theo hình vòng cung vậy mọi người. em không biết nên hỏi thật đừng chửi.
@vansanghd93 thứ nhất là muốn lên thẳng cũng không thẳng nổi, vì trái đát nó quay nên liểu gì cũng phải nghiêng một góc
thứ hai là càng thẳng thì càng yêu cầu lực đẩy tên lửa mạnh hơn, rất khó làm
thứ 3 là lên thẳng thì hàng hoá hặoc con người bên trong sẽ chịu gia tốc rất rất lớn, con người thì tối đa là 3g thôi thì phải
dtheanh15
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vansanghd93 https://en.wikipedia.org/wiki/Gravity_turn
@vansanghd93 Quan trọng nhất là tiết kiệm nhiên liệu.. và về cơ bản vệ tinh phóng lên nhất định phải quay vòng quanh trái đất.
Eldimio
CAO CẤP
5 năm
@vansanghd93 Bay theo hình vòng cung đồng tâm với bề mặt Trái đất và "ném" vệ tinh vào không gian bay theo vòng cung quỹ đạo. Bay thẳng lên thì "ném" sang hành tinh khác hả bạn?
SpaceX thật đáng kinh ngạc
romero
TÍCH CỰC
5 năm
Hình này trông như 3D không phải quay thật!
@romero Có video thật chứ 3D thì nói làm gì bác
dtheanh15
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Trungsao1987 Giả bác ơi. Tiêu đề nó ghi là "Flight Animation" mà.
hungbui92
ĐẠI BÀNG
5 năm
@romero Lên kênh youtube của SpaceX có live stream ngày 11/04/2019 đó, video thật
anh_hai77
ĐẠI BÀNG
5 năm
@romero vì ông mod không đăng video thật 😃
Ngon. Tiết kiệm đc bao tiền của so với ngày xưa. Chúng loài người giỏi ghê 😁
@anhmutcobedi1990 Ha, khi TT chưa đăng có khi bọn T đã biết trước cả năm ấy chứ 😁
@tieutangbuongbinh Có vẻ cay cú cá nhân 😁 Đời bạn khổ thế !?
@Khẩu trang xanh Chúng loài người ???? Cho hõi bạn là loài gì thế.
unsigup
TÍCH CỰC
5 năm
@Thinh_DepTrai Chó chẳng hạn. 😃
Xem các clip nổ tung tên lửa của ổng khi mà hạ cánh thất bại mới thấy điều này giá trị cỡ nào
Ok. Làm tốt lắm đó. Nhưng hãy cẩn thận đừng để Trung quốc nó cài chíp bí mật ăn cắp công nghệ nhé.
zodzeus
TÍCH CỰC
5 năm
đợi bạn nga với bạn TQ nghiên cứu. nếu không kiểu này tên lửa mỹ sẽ đặt hàng đây, tiết kiệm quá mà....
Ghê thật. Hóng khoa học của Việt Nam làm đc thế.
@Akay Nhím Đây
resized7670240248492809886.png
"Trong nhiệm vụ đưa chiếc Tesla Roadster lên vũ trụ diễn ra hồi tháng 2 năm ngoái"
Tin này được hơn năm rồi à :v
@quocthaiak Năm ngoái là năm ngoái, năm nay là năm nay.
Học nghành kĩ thuật của Việt Nam mà thực hành 90% trên giấy 😔
@tieutangbuongbinh Thời xưa tôi đi học đã 100% thực hành bằng bút và bằng mồm rồi nhé
kanagata
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đây là hình cua nó
CBAA8E47-3D9D-4DFF-886F-0766DECA98DA-1276-000000955A7F4FA1.png
74097DCF-D036-42E7-B564-26D6F6606953-1276-000000955B9160C8.png

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019