Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Ảnh] Cửu Long Giang - Phạm Anh Duy chụp bằng Fujifilm X-T30

Non@me
21/4/2019 13:35Phản hồi: 90
[Ảnh] Cửu Long Giang - Phạm Anh Duy chụp bằng Fujifilm X-T30
Giới thiệu đến anh em bộ ảnh "Cửu Long Giang" của anh Phạm Anh Duy được chụp bằng Fujifilm X-T30. Bộ ảnh được Anh Duy chụp đa số tại vùng sông nước Tháp Mười và đó cũng là nơi anh được sinh ra và lớn lên. Là một đứa con Nam Bộ, yêu quê mình trong tận tim gan. Rời quê lên Sài Gòn, nhảy xổ vào dòng đời khi còn rất trẻ. Lập nghiệp, lập gia đình tại Chợ Lớn. Hơn 15 năm sống Sài Gòn, hai năm lặn lội rong ruổi khắp nơi. Một đêm thức giấc, anh quyết định đưa cả gia đình về quê sinh sống. Sống cuộc đời chân quê đạm bạc mà anh đã từng mơ ước.

Yêu Sài Gòn, nhưng cũng yêu xứ miền Tây Nam Bộ ruột thịt vạn lần hơn. Chuyến về quê này cũng là dịp anh chạy suốt trên những cung đường miền quê chân chất này. Nhìn cho thật rõ quê hương.
Xin chia sẻ cùng các bạn một vài hình ảnh trong chuyến đi của Anh Duy. Một chuyến đi đẹp, ngọt ngào, đôi khi đau lòng quặng thắt...
Mời các bạn xem bộ ảnh.

_DSF5176.jpg
Một khung cảnh bình dị quen thuộc, dễ bắt gặp ở miền Tây. Tháp Mười. Tháng 4.2019

_DSF5160.jpg
Một chiếc chẹt chở máy, ngừng bên bờ kênh để bảo dưỡng và nghỉ ngơi. Tháp Mười. Tháng 4.2019

_DSF5169.jpg
Tháp Mười. Tháng 4.2019

_DSF5172.jpg
Trên một đoạn kênh khác Tháp Mười. Tháng 4.2019

_DSF5185.jpg
Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6155.jpg
Chân dung một nông dân. Anh đang nhốt vịt khi chiều về. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6129.jpg

Quảng cáo


Vịt, bạn của nhà nông. Vịt được nuôi và thả ra ruộng để ăn ốc bưu vàng và các côn trùng hại. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6116.jpg DSCF5908.jpg
Nhìn chúng thật đẹp trong buổi chiều tà. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6202.jpg
Một ngôi nhà bỏ hoang. Nghe đâu rằng chủ nhà đã đi làm tại một khu công nghiệp ngoài Bình Dương. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6234.jpg DSCF6238.jpg
Một nông dân vừa rải phân xong cho mảnh ruộng của anh. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF5804.jpg

Quảng cáo


Cùng vợ và 2 con trai thả diều trong một buổi chiều hè lộng gió. Tháp Mười. Tháng 4.2019

DSCF6749.jpg
Trên một cánh đồng lúa tại huyện Cần Đước- Long An. Hàng năm cứ vào tháng này thì rất nhiều nơi tại ĐBSCL đất đai bị xâm mặn. Những năm 2010-2011 nước mặn vào mùa này đã xâm vào tận tỉnh Cần Thơ, ảnh hưởng không nhỏ cho năng xuất nông nghiệp. Từ đó đến nay dường như năm nào bà con nông dân cũng phải đối mặt với vấn nạn đất bị xâm mặn càng ngày càng nghiêm trọng, ngày càng vào sâu hơn.
Cần Đước- Long An. Tháng 4.2019

DSCF8830.jpg
Tại một lễ Hỏi tại Cần Đước. Cần Đước - Long An Tháng 4.2019

DSCF8833.jpg DSCF8859.jpg
Cô dâu đang hồi hộp chờ gia đình gọi xuống. Cần Đước - Long An Tháng 4.2019

DSCF6803.jpg
Sóc Trăng cũng là một trong những điểm nóng của tình trạng xâm nhập mặn. Cánh đồng khô sau mùa màng. Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF6785.jpg
Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF6844.jpg
Trần Đề. Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF6858.jpg
Trần Đề - Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF6880.jpg H Trần Đề, Vĩnh Châu của Sóc Trăng là hai khu vực đất đai bị xâm mặn rất nặng hàng năm. Đa phần đất canh lúa tại đây đều đã chuyển đổi sang nuôi tôm. Tại 2 huyện này bạn sẽ nhìn thấy bạt ngàn những ao tôm trải dài liên tiếp.
DSCF6906.jpg
Một gia đình bắt cá trên hồ cạn. Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7134.jpg
Một ao tôm khoảng 1 ha vừa được đào để nuôi tôm. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF6946.jpg
Lùa vịt trên cánh đồng khô. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7008.jpg
Vịt, vịt, và vịt...

DSCF7049.jpg
...vẫn là vịt.

DSCF7002.jpg
Đếm vịt, một công việc theo mình thật siêu.


Miền tây Nam Bộ. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Người Khmer, người Hoa ( Triều Châu) và người Kinh sống cộng cư cùng nhau. Cộng đồng người gốc Hoa tại các tỉnh này rất đông đúc và sống sung túc. Thanh Minh trong tiết tháng 3. Có vẻ Thanh Minh là một tháng khá nhiều lễ hội nhất trong Nam. Thanh Minh là tết năm mới của cộng đồng người Chăm tại khu vực Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận. Nam Trung Bộ ). Thanh Minh cũng là dịp cộng đồng người Hoa đoàn tụ và về viếng mộ, mời cơm ông bà tổ tiên. Thanh Minh cũng là lúc cộng đồng người Khmer, đặc biệt dễ nhìn thấy tại các ngôi chùa đang chuẩn bị cho dịp tết tát nước vào ngày 12/3 Al sắp tới.

DSCF7156.jpg
Thanh Minh rộn ràng.

DSCF7151.jpg
Khung cảnh tảo mộ rộn ràng vui như hội. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7182.jpg DSCF7195.jpg
Khung cảnh tảo mộ rộn ràng vui như hội. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7173.jpg
Hàng năm, đúng vào tiết Thanh Minh tháng 3 âm lịch. Cộng đồng người Việt gốc Hoa lại tất bật chuẩn bị cho lễ Tảo Mộ. Viếng mộ gia đình, gia tộc. Mời cơm ông bà Tổ Tiên.
Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7240.jpg
Sau khi cúng kính, nhang khói. Cả nhà cùng nhau dùng cơm. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7282.jpg
Chạng vạng.

DSCF7292_1.jpg
Một sạp bán dưa bên đường của một gia đình người Khmer. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019


DSCF7348.jpg DSCF7402.jpg DSCF7360.jpg DSCF7315.jpg
Một ngôi chùa đang chuẩn bị cho lễ hội Chol Chnam Thmay, cũng vào dịp Thanh Minh. Châu Thành- Sóc Trăng. Tháng 4.2019

DSCF7372.jpg
Các sư tăng trong chùa rất vui vẻ. Một sư tăng có vẻ lớn tuổi nhất mình gặp khi vào chùa, ông rất vui vẻ kể cho mình nghe nhiều tích Phật và thường đùa cùng các tăng trẻ tuổi. Tuy trời nóng và nắng gắt, nhưng không khí làm việc rất vui .
DSCF7390.jpg
DSCF7343.jpg DSCF7365.jpg DSCF7386.jpg DSCF7389.jpg


DSCF7583.jpg
Ghé vựa lúa của anh Sáu Lan, một người Việt gốc Triều Châu. Vựa có 3 sân phơi lớn, và đang chất lên container xuất ra Bắc gần 50 tấn lúa. Anh đã làm nghề này hơn 20 năm, nhưng chỉ mới làm phất lên khoảng 7 năm nay.
Anh chống xuồng đưa Duy đi coi đàn cá dưới sông. Hàng ngàn con cá sông ục như nước sôi khi anh khua cây dầm vào cọc tre. Được biết, đàn cá không biết từ đâu cứ dẫn nhau đến đoạn sông này. Một lần anh vãi thức ăn xuống, bọn cá đến chén chúc ăn, anh thấy vui, rồi từ đó cứ cho tụi cá ăn ngày này qua ngày khác, và bọn cá cứ thấy bóng anh là lại kéo đến. Anh chưa bao giờ bắt một con cá nào từ bầy cá này.

DSCF7578_1.jpg DSCF7561.jpg
Anh Sáu Lan và tôi đợi coi đàn cá.

DSCF7542.jpg DSCF7505.jpg DSCF7417.jpg
Vựa lúa Sáu Lan. X.Hồ Bá Kiện- H Châu Thành. Sóc Trăng tháng 4.2019


Ghé sông Vàm Nao. Quê hương của Phật giáo Hoà Hảo, quê nhà của Đức Huỳnh giáo chủ. Cũng là nơi người dân vùng này mấy trăm năm qua bao nhiêu thế hệ sống bằng nghề đánh bắt cá bông lau, một loại cá lớn chỉ sống trên sông Mê Kông. Hàng năm cứ đầu tháng chạp đến tháng 3 thì cá Bông Lau lại đổ về đoạn sông hơn 6 km này sinh sản và cư trú.

DSCF7666.jpg
Di ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Hoà Tự. Tân Trung- An Giang. Sông Vàm Nao tháng 4.2019

DSCF7634.jpg
Ghé nhà bác hai Hón, người làm nghề bắt cá Bông Lau từ năm 15 tuổi đến nay đã hơn 70 tuổi. Ghé nhà thì lưới đã cuốn để mé nhà. Rót ly trà rồi bác Hai tâm sự. Đã 2 năm nay, chưa bao giờ cá lại ít như lúc này, trong đời bác đến giờ chưa lúc nào lại lưới cá ít như lúc này. Đã gần giữa tháng 3 rồi mà chỉ lác đác vài con cá. Chán nên kéo lưới sớm. Bác nói chỉ cách đây tầm 5 năm thôi, bác vẫn sống khoẻ mấy tháng này vì lượng cá vẫn còn nhiều vô kể. Bác đã từng bắt được con Hô lên tới 130 kg, và cũng từng bắt những con Bông Lau 3-4 chục ký trên nhánh sông này. Giờ thì không có nữa.

DSCF7632.jpg DSCF7630.jpg
Bác Hai Hón. Người đã rất nhiều năm đánh bát cá bông lau trên sông Vàm Nao. Sông Vàm Nao - An Giang. Tháng 4.2019


DSCF7636.jpg Anh Thúc- cũng là một dân bắt cá tại đây. Anh cũng cho biết lượng cá 2 năm nay quá ít. Cả mùa cá chỉ chưa được 20 con, con lớn lắm chỉ tầm 4-5 ký. Anh nằm võng, hút thuốc, lắc đầu...

DSCF7638.jpg
Anh Thúc. Một ngư dân chuyên đánh cá bông lau trên sông Vàm Nao. Sông Vàm Nao. An Giang Tháng 4.2019

DSCF7653.jpg
Một con Bông Lau. Loại cá này hai năm nay đã dần ít xuất hiện trên nhánh sông Vàm Nao... An Giang. Tháng 4.2019
Cá Bông Lau ở Việt Nam là một loại cá đặc trưng vùng sông Hậu- sông Cửu Long. Sông Cửu Long là vùng hạ lưu sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia và cuối cùng là Việt Nam. Các con đập đã và đang xây dựng vùng thượng nguồn, cộng với sự gia tăng của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống bà con vùng sông nước này...

DSCF7612.jpg
Trên phà Mỹ Hội Đông- An Giang. Sông Vàm Nao tháng 4.2019

DSCF7738.jpg
Tôi về Cao Lãnh- Đồng Tháp. Đứng rất lâu để ngắm nhìn những bức tranh vẽ lại những khung cảnh đẹp vùng Đồng Tháp Mười này. Có lẽ, giờ đây, những bức tranh này chỉ còn là tranh...

DSCF7721.jpg DSCF7706.jpg DSCF7723.jpg DSCF7730.jpg
Cao Lãnh. Đồng Tháp Tháng 4.2019

DSCF7947.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF7939.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF7959.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF7989.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF7956.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF7995.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF8005.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF8044.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF8088.jpg
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF9935.jpg DSCF9776.jpg
Cây lúa nước. Cây trồng chính tại ĐBSCL. Thứ lương thực nuôi bao nhiêu con người Việt Nam bao đời qua, miền Tây Nam Bộ được ví như kho thóc lớn nhất của cả nước. Giờ đây kho thóc này lại đối diện với tình trạng đất trồng bị thoái hoá trầm trọng do phân thuốc hoá học và thâm canh. Phía đuôi của chữ S màu mỡ này đang đối diện với những thử thách lớn: Đất đai thoái hoá và bạc màu, nhiễm độc. Xâm mặn hàng năm ngày càng lấn sâu. Sự sụt lún nặng nề nền đất do khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt. Các đập thượng nguồn sông Mê-Kông đã và đang tác động trực tiếp đến lượng nước và phù sa của vùng đồng bằng trù phú này. Tháp Mười quê tôi tương lai cũng có thể sẽ không là trường hợp ngoại lệ.

DSCF9826.jpg
Cây lúa nước. Cây trồng chính tại ĐBSCL. Thứ lương thực nuôi bao nhiêu con người Việt Nam bao đời qua, miền Tây Nam Bộ được ví như kho thóc lớn nhất của cả nước.

DSCF9891.jpg
Giờ đây kho thóc này lại đối diện với tình trạng đất trồng bị thoái hoá trầm trọng do phân thuốc hoá học và thâm canh. Phía đuôi của chữ S màu mỡ này đang đối diện với những thử thách lớn: Đất đai thoái hoá và bạc màu, nhiễm độc. Xâm mặn hàng năm ngày càng lấn sâu. Các đập thượng nguồn sông Mê-Kông đã và đang tác động trực tiếp đến lượng nước và phù sa của vùng đồng bằng trù phú này.

DSCF9908_1.jpg
Gặp Tuấn, một bạn trẻ vừa xịt thuốc xong đám ruộng gia đình. Một người trẻ tuổi hiếm hoi còn làm nghề lúa tại Tháp Mười. Có thể nói, Mỹ Đông, Láng Biển là 2 khu vực canh tác lúa lớn nhất huyện Tháp Mười. Những cánh đồng lúa tại đây trông xa tít tắp bạt ngàn.
Gia đình Tuấn canh tác gần 5 ha lúa thuộc khu vực cánh đồng mẫu tại Mỹ Đông. Một cánh đồng với đường xi- măng trải dài xuyên qua những đồng lúa mơn mỡn, có hoa và cây xanh trồng cặp bên những con mương rất đẹp.
Tính cả chi phí phân thuốc, gần 5 ha lúa đem lại cho gia đình Tuấn khoảng vài mươi triệu một vụ ( khoảng 3 tháng ). Nếu tính thời gian canh tác và thu nhập với gần 5 ha lúa thì số tiền đó chỉ tương đương với một công nhân bậc cao làm việc trong các khu công nghiệp, và chắc chắn với thu nhập như vậy làm công nhân sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Một trong những lý do rất lớn mà cũng rất đơn giản để thanh thiếu niên miền tây Nam Bộ bỏ ruộng vườn lên làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất.

DSCF9899.jpg


...Và cũng rất lâu rồi, tôi mới ngửi lại mùi nước mắm thơm như thế này. Thứ nước mắm ủ bằng những con cá linh tươi mà chỉ mùa nước nổi thì mới có. Loại nước mắm chỉ có cá và muối, ngâm ủ cả năm, thơm lừng không có một loại hoá chất nào thay thế được. Thứ hương đậm đà, mùi của quê hương...
Rồi loại nước mắm cá đồng nữa. Đủ thứ cá, trước đây con cá linh từ Cambodia theo mùa nước nổi về nhiều, nhưng giờ đây thì ít hơn trước hẳn, nên cá linh giờ đây thuộc loại hiếm, phải “đón đầu” và có mối quen, nếu không sẽ mua không kịp. Nên cứ có cá là người làm nước mắm lại mua về bỏ vào khạp ủ. Năm này qua năm khác, tháng này qua tháng nọ. Phơi nắng, tránh mưa, trộn cá... Chấm đầu ngón tay vào nước mắm, mút, rồi cảm nhận, cái vị mặn thanh cộng với mùi thơm đặc trưng nước mắm. Chậc !
Vâng. Không có " Nước Mắm Truyền Thống" hay "Nước Mắm Công Nghiệp".
Chỉ duy nhất một thứ là "Nước Mắm", là thứ được ủ bằng cá và muối, không phụ gia, không chất tạo màu, tạo mùi, không chất bảo quản. Thứ khác thì "Không Phải Nước Mắm”.

DSCF9979-copy.jpg DSCF9989.jpg
Anh Dũng, người ủ nước mắm theo cách gia truyền mà mẹ anh đã dạy. Anh ở Tam Nông, nên cũng gần nguồn cá linh. Tôi đã nếm thử nước mắm của anh. Rất ngon. Anh Dũng hiền hoà và chia sẻ với tôi rất nhiều điều về nước mắm truyền thống.
Tam Nông- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF9991.jpg
Một góc ủ nước mắm đơn sơ bên hông nhà anh Dũng. Tam Nông- Đồng Tháp. Tháng 4.2019

DSCF0031.jpg
Anh Huy “ Năm Đen”, một người con xứ Tháp Mười. Anh cũng là người đã nhiều năm làm nghề nước mắm gia truyền.

DSCF0050.jpg
Gia đình anh đã làm nước mắm được hai thế hệ.

DSCF0108.jpg
Cha anh đã làm nước mắm từ nhỏ, sau đó dạy cho mẹ anh. Rồi dạy nghề nước mắm lại cho anh. Gia đình anh đã làm nghề nước mắm đến nay đã trên dưới 80-90 năm.

DSCF0068.jpg
Anh đang chắt tặng tôi một chai nước mắm. Tháp Mười. Đồng Tháp Tháng 4.2019

DSCF0100.jpg

Bộ ảnh được chụp bằng Fujifilm X-T30 cùng ống kính Fujinon XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS.​
90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

norimo
TÍCH CỰC
5 năm
K đẹp
kulele
CAO CẤP
5 năm
ảnh chụp nghiệp dư quá
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
@kulele có ai cảm thấy dị ứng góc chụp từ trên bàn thờ xuống ko, cảm giác như ngồi trên bàn thờ!
Demah
CAO CẤP
5 năm
@kulele Nghi vấn chụp bằng điện thoại rồi dìm Fuji 😔(
v4mpIr3
ĐẠI BÀNG
5 năm
chẳng có gì đặc sắc cả, ảnh ko đẹp
kulele
CAO CẤP
5 năm
@v4mpIr3 giống như đưa máy lên bấm đại, phí cả con máy 😃
kidTedogawa
ĐẠI BÀNG
5 năm
em xin lỗi trước khi cmt này. em biết sẽ có ng vào gạch đá này nọ em cũng xin chịu. e vừa xem xem bài đăng chụp cam ranh bằng con s10+ h vô bày này cảnh thì đẹp thiệt nhưng màu ảnh nhìn chán thiệt luôn bác ạ.
umumti
CAO CẤP
5 năm
Coi xong kêu không đẹp, mà không cho biết không đẹp chổ nào, cần chỉnh sửa gì,...dạng nói cho đã miệng vậy. Riêng tui, xem xomg chỉ một từ "đã"
umumti
CAO CẤP
5 năm
@minikanny Vâng bác, cần người nói ra được như bác đấy.
@umumti Mình đã nói với bạn rồi, người xem không có nhiệm vụ phải giải thích vì sao nó xấu. Đơn giản họ thấy không đẹp thì họ chê xấu thôi. Đâu phải ai cũng có trình độ chuyên môn để phân tích. Tương tự, khi nhìn hình đẹp, hay nghe bài hát hay họ cũng khen hay thôi, đâu cần giải thích làm gì. Vậy thì mình hỏi bạn, việc gì phải giải thích?
umumti
CAO CẤP
5 năm
@Mr KOP Ví dụ (và xin lỗi là mình không có ý này), mình lỡ có nói "comment của bạn xàm quá", chắc bạn sẽ mắng mình "xàm chổ nào, thế nào là xàm,..." và mình có trách nhiệm phải giải thích không? chê, ai chê cũng được, nhưng chê mang tính xây dựng thì cần đưa ra phân tích để chê nó thuyết phục bạn à. Trân trọng.
@umumti vâng nếu mà mình comment gì đó và có người nói, comment của bạn xàm quá. trước tiên mình sẽ xem lại xem thực sự xàm chỗ nào, nếu không thấy xàm thì mình sẽ phản biện lại, hỏi xem xàm thế nào.
và mình cũng không trách vì sao họ chỉ ghi là xàm quá mà không giải thích vì sao lại xàm.
chê 1 tấm hình xấu
chê 1 món ăn dở
chê 1 bài nhạc dở
đơn giản chỉ là chê.
cũng như khen đơn giản là khen
còn bạn nói chê mà phải mang tính xây dựng thì bạn cũng khắt khe quá rồi. Vậy bạn trả lời cho mình biết đi, khen có cần giải thích không (nếu có thì vì sao, nếu không có thì vì sao).
Con người sinh ra có hỉ nộ ái ố, biết vui biết buồn và biết khen biết chê. Đó là những cảm xúc cơ bản của con người. Như mình đã nói ở trên cái hay của những người làm nghệ thuật là làm ra 1 tác phẩm mà người ta nhìn vô sẽ trầm trồ hay thật, đẹp thật mà không cần phải giải thích gì thêm. Thì ở chiều ngược lại người ta cũng sẽ chê được.
Mình ủng hộ chê không giải thích. Mình không ủng hộ chê theo dạng miệt thị.
Ví dụ ăn 1 món ăn dở, nói món này dở quá, mình không thích --> đây là biểu lộ cảm xúc bản thân.
Còn nói món này dở như c*t, đầu bếp gì mà nấu ăn như hạch cũng bày đặt nấu --> đây mới là chê không mang tính xây dựng mà miệt thị cá nhân.

Quay lại bài này, các bạn chê như "không biết hình đẹp chỗ nào mà lên được trang chủ", hay "hình thực sự xấu" --> mình thấy đây chỉ đơn giản là cảm nghĩ cá nhân. Vì diễn đàn là nơi chúng ta trao đổi bằng con chữ nên người xem có quyền bình luận, việc này cũng tương tự bạn đi xem triển lãm tranh, thấy 1 hình ảnh đẹp thì khen ồ đẹp quá, thấy hình ảnh xấu thì lắc đầu xấu quá. Khác là lời nói không lưu lại, còn con chữ thì lưu lại mà thôi.
Phú1991
TÍCH CỰC
5 năm
Có ai đọc ngược từ cửu long giang như mình ko nhỉ ??
minikanny
ĐẠI BÀNG
5 năm
Để ý ông mod non@me này có thù với fuji à? Toàn đưa lên trang nhất mấy bộ ảnh nghiệp dư chụp bằng fuji. Cái bộ "tiếng vĩ cầm..." cũng như bộ này, nghiệp dư và nhiều tấm mang tính "chụp cho vui".
Tôi hay đọc trang nhất của Tinh Tế, vì dù gì cũng tin tưởng đội biên tập đưa bài nào lên trang nhất cũng đã chọn lọc bài đó, đằng này hứng lên là share thẳng lên trang nhất.
xedieu
CAO CẤP
5 năm
@minikanny Comment bên dưới xong mới đọc thấy còm của bác:


Tác giả có thù hận gì hãng Fuji không thế? Mà người duyệt bài này lên trang chủ chắc còn thù Fuji hơn!
kulele
CAO CẤP
5 năm
@minikanny Chuẩn rồi bạn , kiểu như cố tìm dìm fujifilm vậy
Xem xong bộ ảnh này không thấy đọng lại điều gì cả. 😔
Egoistar
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bác chụp có bố cục, tư thế chụp nghiêm túc từng ảnh chút chứ chụp thế này phí máy, cầm đt đi chụp cho khoẻ, rẻ. Ai đâu chụp một loạt ảnh mà k cái nào ra hồn.
chụp kiểu gì mà chỗ tối hay ngược sáng là thành màu đen thui như than vậy á
nhìn khó chịu thiệt
đẹp phết chụp ngược tháng gần bằng sony rồi
quy109
ĐẠI BÀNG
5 năm
Muốn về Miền Dưới 1 chuyến.
dual1
CAO CẤP
5 năm
Dẫu biết hình không đẹp lắm, nhưng ở miền tây đủ lâu để thấy thân thương, chiều tĩnh lặng mag vịt kêu chiều đạp nước thì buồn trời ơi.
Nông nghiệp nước nhà cứ mần kiểu truyền thống và nhà nước không tìm hướng đi mới thì thanh niên, trai tráng đi hết là tất yếu.
tieutu911
TÍCH CỰC
5 năm
Không lẽ máy chụp hình mà đi so với đt chứ thật sự mà nói còn thua đt ( nếu không hậu kỳ )
evilcca
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tội nghiệp Fuji XT30 =))
@evilcca Nhìn bộ ảnh này xong thì có lẽ nhiều đã ngỡ rằng ảnh chụp điện thoại bắt đầu tiệm cận bằng chụp máy ảnh rồi =)))) Tội fuji xt-30 ghê
Phoenix92
ĐẠI BÀNG
5 năm
thật sự khách quan thì thấy chả đẹp gì 😔 ko thấy có cảm xúc cho lắm
wormwon
TÍCH CỰC
5 năm
bộ ảnh này khiến người ta lầm tưởng điên thoại đã chụp ngang ngửa máy ảnh 😃
knb138
ĐẠI BÀNG
5 năm
@wormwon em đang định comment như bác 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019