Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


1958 Les Paul Custom - Cây Guitar huyền thoại

AudioPsycho
22/4/2019 15:51Phản hồi: 28
1958 Les Paul Custom - Cây Guitar huyền thoại
Trước khi đọc bài này, mình muốn giới thiệu với anh em về cây 1958 Gibson Les Paul Custom, đây là một cây đàn mang tính biểu tượng của hãng guitar danh tiếng, nó chứa đựng các thành phần, kỹ thuật chế tạo rất tân tiến vào thời bấy giờ, như PAF Humbucking Pickup và công tắc 3 chế độ để chọn loại pickup tạo ra các kiểu tiếng khác nhau. Giá của 1 em 1958 Gibson Les Paul Custom lên đến $45.000 nếu tình trạng còn đẹp.

David Davidson, một người kỳ cựu và am hiểu rất nhiều về các cây đàn guitar cổ của Well Strung Guitars và cũng là người quản lý bảo tàng guitar cổ điển Songbirds (Chattanooga, Tennessee) Ông tìm kiếm và sưu tầm những cây guitar từ hiếm đến cực hiếm, và làm điều đó với tất cả niềm đam mê của mình trong suốt 40 năm qua.

tinhte-les-paul-1958-13.jpg

Rất say mê, luôn săn tìm sự độc đáo trong các cây đàn guitar đặc biệt, hiếm, và tuyệt vời là cho đến ngày nay, ông vẫn nhớ và lưu giữ những ký ức về những gì đã chúng đã gây ấn tượng và khắc ghi vào trí nhớ của ông từ thuở ngày xưa. "Tôi luôn ngạc nhiên về cách các nhà chế tạo đàn guitar lừng danh tìm ra cách giải quyết các vấn đề khác nhau với kỹ thuật tuyệt vời và bộ óc thông minh.

tinhte-les-paul-1958-11.jpg


Tôi nhớ là đã xem Bill Haley & His Comets’ Rock Around The Clock, Franny Beecher lúc đó đang chơi Les Paul Custom. Tôi nghĩ đó chỉ là thứ tuyệt nhất tôi từng thấy. Tôi tự nhủ, ‘Wow! Điều đó thật đẹp. Trong bộ phim đen trắng đó, cây guitar và người nhạc công như vừa bật ra khỏi màn hình"

tinhte-les-paul-1958-4.JPG

Franny Beecher - từ phải qua, người thứ 2
"Tôi đã khám phá hơn 10.000 cây guitar trong cuộc đời mình" David David tiếp tục. "Đây là một niềm vui thú, tôi vẫn học được điều gì đó mới hàng ngày, trong từng cây guitar. Thực ra thì kiến thức và kinh nghiệm không bao giờ là đủ. Bạn sẽ luôn phải học hỏi thêm những cái mới để bổ sung kiến thức cho mình cũng như để giới thiệu cho những người khác về guitar. Đây là mục tiêu chính của bảo tàng Songbirds ngay từ những ngày đầu và với giai đoạn nghề nghiệp hiện tại của mình, tôi phải cố gắng truyền đạt lại những kiến thức này cho thế hệ tiếp theo trước khi những cây guitar biến thành gỗ đốt lò".

Bảo tồn những cây đàn guitar cổ điển cũng có liên quan đến việc bảo tồn kiến thức của chúng ta về chúng, và, trong trường hợp David,, cái nhìn sâu sắc của ông về những gì diễn ra sau bức màn tại Gibson luôn bắt nguồn từ niềm đam mê với kỹ thuật.

tinhte-les-paul-1958-8.jpg

Công tắc 3 chế độ để lựa chọn pick up, khi đeo vào, gạt lên là chọn neck pickup, gạt xuống là bridge pickup và khi để ở giữa, 2 pickup bridge và center hoạt động cùng nhau. Thường thì các pick up này sẽ được đấu ngược phase với nhau, tuy nhiên vẫn có các cây guitar tuân theo thiết kế gốc của Gibson, đấu song song.

Về khía cạnh lịch sử phát triển, thiết kế của những chiếc guitar chưa bao giờ đạt đến hoàn hảo mà luôn được thay đổi 1 cách linh hoạt theo từng hãng sản xuất, cũng như theo từng thời kỳ. Gibson và Fender là 2 thương hiệu guitar khá thành công trong việc dung hòa giữa 2 yếu tố chất lượng và sản xuất đại trà.

Theo lời David, "nếu ý nguyện của Leo Fender là tạo ra 1 cây guitar mà ai cũng có thể dùng được thì Gibson khác hơn khi chú trọng vào người chơi chuyên nghiệp. Đó là lý do vì sao thiết kế của những cây guitar Fender hầu như không thay đổi quá nhiều qua từng thời kỳ. Ngay cả ở hiện tại, bạn vẫn có thể dễ dàng mua được 1 cây Fender Telecaster ở bất cứ cửa hàng nào với thiết kế không khác mấy so với nguyên bản cách đây hơn 70 năm. Đơn giản là do Fender đã chọn đúng hướng đi ngay từ những sản phẩm đầu tiên. Còn đối với Gibson thì họ đã tốn nhiều năm để phát triển dòng guitar Les Paul của mình".

Quảng cáo



Những chiếc guitar Les Paul ban đầu không có định hướng rõ ràng và có thể nói là khá kỳ cục. Lấy ví dụ như mẫu đầu tiên là chiếc Les Paul 1952 có thể xem như là 1 thất bại hoàn toàn của Gibson, nhưng vẫn được sử dụng làm nền để phát triển cho các dòng sản phẩm tiếp theo. Mãi cho đến khi thiết kế tailpiece được chuyển từ trapeze sang wrap-around và stop-tail với bridge ABR-1 (kiểu tuneo-matic) thì mẫu guitar này mới bắt đầu có được những khởi sắc.

Phải mất đến nhiều năm để mẫu Les Paul Custom được biết đến rộng rãi hơn sau khi nó được ra mắt vào năm 1953. Trước khi mẫu Custom được giới thiệu, Gibson đã phải thử nghiệm thị trường guitar điện solidbody (ruột đặc) với rất nhiều thiết kế khác nhau. David nói: "Gibson phân vân không biết nên giới thiệu mẫu Custom hay Junior trước, và cuối cùng đã chọn phương án có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn. Mẫu Custom được gia công bằng gỗ gụ, tuy nhiên phần đầu bằng gỗ phong có thể được thay thế bằng các loại gỗ khác để giảm giá thành mà vẫn giữ được đặc điểm thẩm mỹ của chiếc đàn".

tinhte-les-paul-1958-3.JPG

Thiết kế nổi bật trên phần đầu những mẫu guitar cao cấp của Gibson, ví dụ như Les Paul Custom, Super 400CES và ES-355
"Chính các công đoạn cắt gọt và điểm xuyết cho thiết kế đã làm tăng giá thành, tuy nhiên điều này còn tùy vào quan điểm thẩm mỹ của từng người. Các công đoạn trang trí tốn rất nhiều thời gian và hầu như luôn cần thêm các thành phần phụ chỉ để trang trí (ví dụ như phần logo ép bằng vàng trên đầu guitar gỗ phong), khiến 1 số người sẽ cảm thấy không cần thiết. Mà thực ra thì cũng ít ai quan tâm đến phần đầu đàn bằng gỗ phong hay không, đối với họ phần thân đàn bằng gỗ gụ là đủ "xịn" rồi. Tuy vậy những chiếc đàn có phần đầu bằng gỗ phong sẽ cho âm tính sáng hơn, âu thì cũng là bù qua sớt lại và tùy theo sở thích của từng người dùng nữa.

Les Paul Custom, với danh hiệu từ Gibson là "The Fretless Wonder", được giới nghệ sỹ và nhạc công rock'n'roll theo phong cách nhấn dây kiểu blue rất ưa chuộng, và thường thì họ luôn sử dụng bảng phím (fret) cỡ lớn. David nhớ lại: "Khá nhiều tay guitar chuyên nghiệp kể với tôi rằng họ luôn làm lại bảng phím ngay sau khi mua 1 cây Les Paul Custom. Đây giống như là 1 quy trình vậy. Nhìn chung, những cây Les Paul Custom được yêu thích chính nhờ sự linh hoạt của chúng, cho phép thay đổi các thành phần theo ý người dùng và từ đó cũng cung cấp chất âm phù hợp với từng sở thích chơi nhạc".

Quảng cáo


tinhte-les-paul-1958-9.jpg

Ba thiết kế humbucking-pickup PAF được tích hợp trên dòng Les Paul Custom 1957 để thay thế cho pickup Alnico 5 và P-90 trước đó.
Từ những năm 1950, phong cách nhạc rock'n'roll phát triển vô cùng mạnh mẽ và cũng là tiền đề cho sự phát triển của những chiếc guitar. Fender vẫn đi đầu trong mảng guitar solidbody trong khi đó Les Paul bắt đầu giảm doanh số khiến cho Gibson lại 1 lần nữa phải động não để tìm ra hướng phát triển mới nhằm cạnh tranh với đối thủ nặng ký của mình. Đây là lúc thiết kế humbucking-pickup PAF ra đời và trở thành cứu cánh cho Gibson, cũng như làm thay đổi cả thế giới guitar. Thiết kế này giúp giảm thiểu gần như hoàn toàn hiện tượng humming khi chơi guitar, đồng thời cũng cho phép người chơi vặn amplifier lên to hơn mà không lo bể, nhiễu, méo tiếng.

David cảm thán: "Hầu hết những phát kiến cải thiện đều bắt nguồn từ sự tình cờ, và sau đó chúng đã làm thay đổi tất cả".

tinhte-les-paul-1958-5.JPG

Thiết kế xà cừ trang trí trên bảng phím bằng gỗ ebony. Từ năm 1959, Gibson bắt đầu thay đổi dần dần các bảng phím Fretless Wonder nhỏ và thấp thành các bảng phím cao và to hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thiết kế humbucking-pickup PAF có thể nói là đã "cứu sống" Gibson nhưng cùng lúc vẫn có những "phát kiến" khác được xem là thất bại, hay mãi mãi không được ứng dụng. David kể: "Vào năm 1957, ngoài những chiếc guitar có thiết kế pickup PAF còn có thêm các mẫu Custom với 2 bộ P-90, khác với thiết kế 1 bộ P-90 ở bridge và 1 bộ Alnico-5 ở neck như trước. Tôi hiện đang sở hữu mẫu thiết kế này với thân đàn khoét thùng, tuy nhiên thực sự mà nói thì dù cho cảm giác đánh rất tốt nhưng nó không gây được sự chú ý với công chúng, phần lớn là do giá thành quá cao để làm thùng đàn. Thùng đàn còn làm thay đổi chất tiếng nữa, làm nó mất đi khá nhiều phần trầm và làm âm thanh tổng thể hơi nông".

"Tôi cũng sở hữu 3 cây double‑PAF Les Paul Custom không có middle-pickup được sản xuất vào khoảng 1959. Chúng cho chất âm rất tốt nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa bridge và centre-pickup, chỉ có điểm trừ là phần middle-pickup khá khó sử dụng với phần lớn các nhạc công, nhất là người chơi rock'n'roll. Các tay guitar jazz thì sẽ cảm thấy hợp hơn. Peter Frampton khi sử dụng mẫu thiết kế này đã gỡ tất cả những miếng che pick-up ra luôn để hạn chế chạm pick guitar vào chúng khi chơi, 1 phần nhỏ cũng là do sở thích cá nhân nữa".

Gibson đã rất cố gắng để quảng bá cho Les Paul tuy nhiên kết quả vẫn chưa được khả quan như mong đợi. Vào năm 1961, trong 1 nỗ lực cuối cùng, series Les Paul đã được nâng cấp thành thiết kế thân SG và cái tên Les Paul được xóa đi hoàn toàn. Điều này giống như 1 cái kết cay đắng, và chỉ khởi sắc khi 1 vài tay guitar cách tân xuất hiện trên sân khấu cùng những cây guitar Les Paul, mang đến cái nhìn mới cho chiếc guitar này.

tinhte-les-paul-1958-12.jpg

"Keith Richards đã chơi 1 cây Les Paul 1959 trên chương trình TV Ready Steady Go! và The Ed Sullivan Show năm 1964. Trên đường về khách sạn, ông đã nhận được cuộc gọi từ Eric Clapton hỏi về cây guitar này. Sau đó Jeff Beck cũng hiếu kỳ về nó, và đó chỉ là sự bắt đầu mà thôi. Mọi người nhanh chóng liên lạc và hỏi nhau về dòng guitar Les Paul, tự nhiên biến chúng thành những cây guitar "phải có" cho giới nghệ sỹ. Mức giá nói chung vẫn không quá cao chỉ từ $700~$1.200 tùy dòng, tuy nhiên số lượng bán ra đã giúp gỡ gạc lại rất nhiều. Les Paul Custom không có doanh số tốt như bản Standard 1 phần cũng là vì thiết kế đầu guitar của nó. Với màu gỗ đen, 1 khi đã bị trầy xước thì những cây Custom không còn đẹp nữa, cộng thêm việc không có nhiều phụ kiện thay thế cho dòng Les Paul Custom".

Tuy nhiên David vẫn bày tỏ sự yêu thích của mình với những cây guitar Les Paul Custom, cũng như luôn muốn sở hữu chúng trong bộ sưu tập của mình. David hóm hỉnh nói: "Có thể tôi nên giữ lại tất cả những cây guitar mình đã từng mua. Tôi sẽ không còn đồng nào trong túi, nhưng ít ra vẫn có những cây guitar tuyệt vời mà mình yêu thích".

tinhte-les-paul-1958-10.jpg

Giữa những năm 1953~1961, dòng solidbody của Gibson luôn có số serial gồm chuỗi 5 hoặc 6 số, trong đó số đầu tiên biểu thị cho năm sản xuất (ví dụ '8' sẽ là năm 1958). Ví dụ trong hình trên là thiết kế Grover Rotomatic lần đầu tiên xuất hiện trên Les Paul Custom vào năm 1958.
Nguồn musicradar
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Gibson, ai chơi guitar cũng thích có một cây
belikethatvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@archi-T sai rồi bạn. Ai chơi cũng "mong muốn" có 1 cây 😃 😃 những năm gần đây, chất lượng ủa Gibson USA xuống lắm.
@archi-T Cũng là niềm mơ ước của mình, nhưng gibson acoustic không hợp thời tiết ở Việt Nam
@Sandcastle_1108 Cất trong hộp gỗ, trong lót da, để phòng kín ở nhiệt độ < 27 độ C, lúc nào chơi xong thì lau sạch rồi cất 😁 với giá trị của 1 cây Gidson xịn thì ko thể đem ra chơi ở mấy chỗ tào lao được, kiểu đi thả thính gái gú ở bờ bụi hay đem ra gõ ầm ầm cho đám bạn nhậu gào thét :D mua được 1 cây Gidson xịn thì dư sức mua vài cây nhẹ nhẹ làm đàn phụ để chơi mấy dịp này.
Mấy dòng cao cấp thì khó mà với tới. Dân mình xài thì tới Taylor là giàu rồi. Nhưng nếu được thử vài phút mấy cây này chắc sướng lắm đây.
VietAnhGt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Châu Long Nguyễn Nhắc đến taylor là nhắc tới guitar acoustic bác ạh! Còn đây là electric, cơ bản thì khác nhau hoàn toàn! Gibson cũng có rất nhiều con cỡ hơn 1000$ như Taylor mà. Có con 58 này thì huyền thoại rùi k tính
Phúc Srock
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình đang tính gọc Guitar ở gần nhà, mà mù tịt về thông tin nên mua cây đàn, nhờ các tiền bối chỉ giáo với:

1) Mình thích ca dòng nhạc Pop-Rock, chắc có vẻ Acoustic là phù hợp hơn Classic nhỉ?
2) Mình cần tự đàn tự ca tự thu âm (Bộ phận đó gọi là EQ nhỉ). Thì bộ đó dính theo đàn từ đầu, hay nên tự mua khoét gắn sau thì hay hơn không?
3) Mua đàn rẻ tiền, tập giỏi rồi hãy mua đàn đắt hơn khoảng 4 - 5 triệu. Hay là cứ quất đắt tiền luôn 😃
4) Mình thích màu đen. Nhưng nghe đâu mấy đàn đó thường gỗ xấu nên mới bị sơn đen che lấp phải không nhỉ?
5) KẾT LẠI: Tầm 4-5 triệu con màu Đen (có mạ vàng càng tinh tế càng tốt) nào tốt vậy các tiền bối?

Cám ơn!
bb_1990
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phúc Srock Mua đàn tầm 5tr là cũng tha hồ lựa chọn đàn tốt. Pop rock thì dĩ nhiên là Au rồi, classic để chơi loại classic mà, nhưng cũng ko ai cấm bạn dùng Au chơi Classic hoặc ngược lại. Thường đã dân chơi đàn, ít nhất ai cũng có cây Au cơ bản, tuy nhiên không cần đắt, khoảng 3tr-4tr là được.

Ý kiến cá nhân : lấy cây đàn điện mà chơi bạn, dáng Strat như Yamaha pacifica, thường có một set đủ luôn cả đàn + amp + dây line, dây đeo đàn, mà chỉ khoảng 5tr.
Guitar điện dễ chơi hơn Guitar thùng, dáng Strat nhỏ, nhẹ dễ ôm, có thể cắm tai nghe để tập lúc tối đêm ko phiền ng khác, và cũng dễ thu âm.
Chơi đc nhiều loại nhạc từ classic đến heavy metal.

Còn chuyện chi tiền sao với nhu cầu người mới chơi thì cái đó không ai nói đc. đàn tốt khiến việc chơi dễ dàng hơn, không nhanh nản, đáp ứng nhu cầu lâu dài mà không cần phải lăn tăn lên đời hoặc đổi cây mới khi đã qua bước khởi đầu, tiết kiệm thời gian.
Dẫu sao muốn kinh tế bảo đảm không tốn tiền thì không nên chơi, còn vô món nào cũng mất tiền cả, tiền tham gia và tiền kinh nghiệm.
@bb_1990 Tiện nhánh này các bác cho em hỏi: em mê rock, rất mê guitar điện. Chưa thử học guitar bao giờ, liệu đi học thẳng guitar điện luoin hay học qua guitar cổ điển trước?
bb_1990
ĐẠI BÀNG
5 năm
@the magician Bạn có thể xem trên web hay youtube rất nhiều bài nói về 1 trong những quan niệm sai (misconception) về học đàn là phải bắt đầu từ đàn thùng, tuy nhiên không hẳn đúng và có nhiều lý do.
Nếu bạn mê rock và metal như mình thì cứ thẳng guitar điện mà bắt đầu, khi sử dụng cây điện thì nhu cầu cây thùng giảm hẳn, do khi practice mình có thể chọn chế độ clean trên Amp để chơi giả lập tiếng đàn thùng, nhưng dĩ nhiên không thể bằng.
Do đó nếu 90% các bài hát bạn muốn chơi là metal, dùng guitar điện, nhiều distortion thì nên xài cây điện luôn. tập thùng trước rồi lúc bắt đầu muốn chơi metal lại ước có cây điện để cho giống tiếng thì chán lắm.
Phúc Srock
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phúc Srock Cám ơn ae đã chia sẻ. Mình chốt được nhiều ý rồi:

- Acoustic
- Cứ mua 5 tr tập cho cảm hứng tốt luôn, khỏi tốn backup
- Màu đen hay Gỗ và EQ thì sẽ đến chổ bán xem thế nào

Nếu ae có Đàn cụ thể nào phù hợp nhu cầu trên thì chỉ mình chính xác Mã luôn nhé ;)
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
Tấm hình Keith với cây Gibson đẹp quá, hình như có 1 bàn chân ai đó chạm vào Mic. Xưa được biết về mấy dòng Fender nay biết thêm cây Les Paul của Gibson. Nếu có thể tác giả giới thiệu toàn bộ về Gibson?
Chuẩn ! Ước mơ của mình
Nhiều khi đưa mình mình bán ve chai vài trăm không chừng ...😁
@Bão Sài Gòn Chuẩn. Nên chợ chà đồ nhôm ở vỉa hè của sg nếu biết mua, sẽ mua dc đồ rất giá trị mà đôi khi giá rất bèo.
cây đàn đẹp quá
@MaxKenzie không biết thì đi chỗ khác chơi
renzokuken
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bình luận đi hơi xa quá, nhưng mà nhắc tới Keith Richards là nhớ bài này:
@renzokuken Bài này nghe từ thập niên 90 đến giờ nghe lại vẫn rùng mình😆
Quá đẹp
haind.lmp111
ĐẠI BÀNG
5 năm
đây cũng là 1 trong những dáng đàn mà mình yêu thích nhất, mong muốn sở hữu đc 1 e Les Paul Gibson quá 😔
Vẫn sẽ out tune thôiiiiii 😁
Nếu có xiền xúc 1 liền ko nói nhiều 😁
Re0
CAO CẤP
5 năm
P
Chỉ nhìn thôi nó đã rất quyến rủ rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019