Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Túi nhựa sinh học tự huỷ không an toàn với môi trường như bạn nghĩ: 3 năm vẫn gần như còn nguyên vẹn

agp8x
4/5/2019 6:51Phản hồi: 86
Túi nhựa sinh học tự huỷ không an toàn với môi trường như bạn nghĩ: 3 năm vẫn gần như còn nguyên vẹn
Nhà nghiên cứu về động vật biển Richard Thompson vừa đưa ra kết quả nghiên cứu khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về những túi nhựa sinh học tự huỷ. Mặc dù được quảng bá là sẽ tự phân huỷ để bảo vệ môi trường, thực tế cho thấy ngay cả khi chôn dưới đất đến 3 năm thì những túi nhựa này vẫn gần như còn nguyên vẹn và tái sử dụng được.

Oxo-Bio-Banner-min1.jpg

Năm 2015, Richard Thompson và các sinh viên trường đại học Plymouth đã chôn một số túi nhựa được dán nhãn "tự phân huỷ sinh học" trong vườn của trường. 3 năm sau, những chiếc túi này không những còn nguyên vẹn mà hoàn toàn có thể sử dụng để chứa đến hơn 2 kg đồ. Giáo sư Richard Thompson cho biết ông không hề ngạc nhiên với kết quả này. Dù rằng chúng không còn độ bền như lúc mới, nhưng mức độ tự phân huỷ sau 3 năm của chúng cũng chẳng đáng kể.

Phương pháp nghiên cứu


Cụ thể giáo sư Thompson và đội nhũ của mình đã thử nghiệm 5 loại túi, trong đó bao gồm một túi sinh học, một túi bình thường với hàm lượng polyethylene cao và 3 loại túi nhựa sinh học tự phân huỷ. 2 trong số nhựa túi sinh học là loại oxo-biodegradable với chất tăng tốc độ phân huỷ của các phân tử polymer, và một túi được giới thiệu là phân huỷ theo phương pháp khác. Các túi được thử nghiệm trong 3 môi trường là chôn dưới đất (vườn của trường), ngâm trong nước (cảng Plymouth) và phơi ngoài trời. Các túi cũng được chia làm 2 dạng là nguyên túi hoặc cắt thành mảnh.

Kết quả ở môi trường dưới nước cho thấy tất cả các túi đều đóng một lớp sinh vật thuỷ sinh trong vòng 1 tháng đầu tiên, với túi sinh học tự huỷ biến mất trong 3 tháng. Thử nghiệm phơi ngoài môi trường cho thấy các túi trở nên quá cứng hoặc biến thành hạt vi nhựa sau 9 tháng và không thể tiếp tục thử nghiệm. Cuối cùng là môi trường chôn dưới lòng đất, với túi sinh học vẫn giữa nguyên hình dáng trong 27 tháng nhưng không thể tái sử dụng. Túi nhựa sinh học thì vẫn dùng được.

Sự thật về "độ bền" của các túi nhựa tự phân huỷ đang là vấn đề gây nhức nhối của xã hội hiện nay, vì chúng đi ngược lại với mục tiêu ban đầu là bảo vệ môi trường. Nghiên cứu của giáo sư Richard cho thấy sau 3 năm bị ngâm trong nước, chôn dưới đất hay đơn thuần là xả rác giữa đường; những túi nhựa "tự phân huỷ" vẫn gây ô nhiễm môi trường tương đương với... túi nhựa truyền thống.

Không những vậy, cụm từ "tự phân huỷ sinh học" còn đánh lừa người dùng và khiến họ nghĩ rằng chỉ cần vứt đi là những chiếc túi này sẽ biến mất. Nghiêm trọng hơn là nếu như người dùng vứt túi nhựa sinh vào vào khu vực của nhựa tái chế thì có khả năng sẽ phản tác dụng, vì nhựa sinh học có những chất tổng hợp sẽ làm hỏng nhựa truyền thống và khiến chúng không thể tái chế.

Vẫn còn một số điểm chưa thuyết phục

Giáo sư hoá học Ramani Naraya của đại học Bang Michigan, người không tham gia vào nghiên cứu của đại học Plymouth, chia sẻ rằng không có bất kỳ vật liệu nào có thể tự phân huỷ trong một thời gian ngắn khi đưa ra môi trường. Và dĩ nhiên, các túi nhựa sinh học cũng không phải là ngoại lệ.

1_Q_JqejyUkMzTLUu7pT41ew.jpeg

Về phía các công ty sản xuất túi nhựa sinh học được sử dụng trong nghiên cứu của giáo sư Thompson, họ cho rằng thử nghiệm của ông là thiếu khoa học. Các túi nhựa sinh học tự phân huỷ được thiết kế với mục đích phân huỷ ở một số môi trường nhất định như ngoài trời hay trên mặt biển. Việc chôn dưới đất không phản ánh được mục đích thực sự của chúng. Ngoài ra thì tốc độ phân huỷ cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cũng như so với túi nhựa truyền thống thì tốc độ này quả thực là nhanh hơn. Phó chủ tịch của hãng sản xuất túi nhựa sinh học tự phân huỷ Symphony Environmental Technologies cho biết câu hỏi đặt ra là bạn muốn một chiếc túi nhựa phân huỷ trong vòng 2 năm hay 100 năm.

Vấn đề về rác thải nhựa


Rác thải nhựa đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất hiện nay, đặc biệt là các túi nhựa (nylon). Nghiên cứu của Liên Minh Châu Âu cho thấy người dùng có xu hướng sử dụng túi nylon một thời gian ngắn rồi vứt đi, với số lượng lên đến 100 tỷ túi mỗi năm. Đặc biệt là ở một số nước Châu Âu, mỗi người có thể dùng đến 450 túi nylon mỗi năm. Các túi nylon về bản chất là rất khó phân huỷ, dẫn đến ảnh hưởng dài lâu đến môi trường của Trái Đất. Các túi nhưa sinh học tự phân huỷ được phát triển để giải quyết vấn đề này, nhưng theo các nghiên cứu mới nhất thì chúng chỉ là một lời hứa chưa thành hiện thực.

Quảng cáo



pollution-1741148-1280.jpg

Hiện tại thì cả Liên Hiệp Quốc và Liên Châu Âu đều đã lên tiếng về các sản phẩm từ nhựa sinh học tự phân huỷ. Trong báo cáo năm 2016, Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng nhựa sinh học tự phân huỷ không phải là giải pháp cho việc ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Năm ngoái Liên Minh Châu Âu cũng đưa ra cân nhắc cấm các loại nhựa sinh học tự phân huỷ chứa thành phần làm tăng tốc phân huỷ các phân tử polymer.

86 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lừa đảo, bọn truyền thông lừa đảo người ta
@daotruong94 Toàn là quảng cáo lừa dối thôi. Tôi có người nhà đang làm ở công ty chuyên cung cấp túi siêu thị cho thị trường châu Âu và châu Mỹ. Họ biết rõ túi tự phân hủy chỉ là quảng cáo, còn đúng ra nó là túi tự phân rã. Các mảnh nhựa ra phân rã ra thành trăm nghìn mảnh nhỏ. Nhưng thực chất chúng vẫn là nhựa và còn nguy hiểm hơn khi trở thành các mảnh vi nhựa lẫn vào môi trường. Đã có nhiều nước cấm các loại nhựa tự phân rã này rồi. Nhưng nó vẫn còn lập lờ định nghĩa để đánh lừa người dùng được ở nhiều nơi. Túi tự hủy sinh học thật sự chỉ có túi làm bằng bột ngô - khoai - sắn đó. Túi đó giá đắt gấp nhiều lần túi nhựa tự hủy quảng cáo kia.
hoangvuong
TÍCH CỰC
5 năm
@daotruong94 Bạn ba mình chuyên về loại túi này nè. Kiếm bữa nào gặp ổng nói ổng là đồ lừa đảo mới được hahaha
clapika
TÍCH CỰC
5 năm
@maithang215 Cái túi đó 13€ 1 phát. Thanh niên nào nhiều xèng thì cứ xài. Còn ko thì...
@maithang215 Bất cứ vật chất nào trước khi PHÂN GIẢI (phân hủy dùng cho vật chất hữu cơ) thì đều phải qua giai đoạn Vi (nhỏ hơn ¼ inch = 6.35 mm) rồi mới phân giải hoàn toàn. Chẳng có ai lừa đảo cả, chẳng qua do người dùng thiếu hiểu biết rồi tưởng tượng này nọ. Sản phẩm người ta làm ra, người ta mô tả đúng như vậy, thiếu hiểu biết rồi lại nói người ta lừa đảo. Nếu bạn có sáng kiến nào hay thì cứ mở start up (nhớ rủ mình). À mà nếu bạn có thời gian thử làm 1 bài phân tích xem túi nilon bình thường và túi nilon tự phân rã mà bạn nói cái nào nguy hiểm hơn???
vinh0203
TÍCH CỰC
5 năm
Chỉ là giới hạn công nghệ thôi, trong tương lai các nhà khoa học sẽ tìm ra cách...
hv2910
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vinh0203 Cách đó có rồi ấy chỉ là ko mấy ai dùng nữa thôi. Bác có biết cái làn đi chợ không? Dùng nó em nghĩ là thân thiện vs môi trường hơn túi tự huỷ đó
u11dead
TÍCH CỰC
5 năm
@vinh0203 biện pháp thay thế thì rất nhiều. Nhưng cơ bản con người là Lười thay đổi, lợi ích nhóm ảnh hưởng
Ví dụ như xăng, dầu, điện nguyên tử có biện pháp thay thế rồi nhưng do lợi ích nhóm nên vẫn chưa thể thay thế được.
Chắc vẫn đỡ hơn nhựa truyền thống đây mà. Bớt đc bao nhiêu hay bấy nhiêu,..... Dần rồi loại bỏ.
Công nhận 1 điều túi nhựa rất tiện.
@Đoàn Nhật Tân Túi nhựa và hộp xốp đều tiện, mà cái hộp xốp độc như thế mà quán xá vẫn dùng hàng ngày còn chưa bỏ đi đc.
@haichin cơ bản đáp ứng dc nhu cầu giá rẻ.
Vậy hết biện pháp rồi sao?
28 - OMRVHGs.gif
@Lửng Mật Có muốn dùng hay không thôi.
GIO.jpg
Tôi thấy túi của siêu thị bigc để ngoài môi trường bình thường ( ko nắng mưa ) khoảng 3 tháng là mục nát hết trơn , còn túi sinh học khác thì không biết như thế nào .
@nguyennhut0507 Túi nhựa tự phân hủy vs túi BigC bạn nói gần như giống nhau. Toàn là quảng cáo lừa dối thôi. Tôi có người nhà đang làm ở công ty chuyên cung cấp túi siêu thị cho thị trường châu Âu và châu Mỹ. Họ biết rõ túi tự phân hủy chỉ là quảng cáo, còn đúng ra nó là túi tự phân rã. Các mảnh nhựa ra phân rã ra thành trăm nghìn mảnh nhỏ. Nhưng thực chất chúng vẫn là nhựa và còn nguy hiểm hơn khi trở thành các mảnh vi nhựa lẫn vào môi trường. Đã có nhiều nước cấm các loại nhựa tự phân rã này rồi. Nhưng nó vẫn còn lập lờ định nghĩa để đánh lừa người dùng được ở nhiều nơi. Túi tự hủy sinh học thật sự chỉ có túi làm bằng bột ngô - khoai - sắn đó. Túi đó giá đắt gấp nhiều lần túi nhựa tự hủy quảng cáo kia.
@WesleyNguyen1411 Hay đấy 😆
@maithang215 Chính xác
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
@maithang215 Công ty gì thế bác? Người nhà bác làm ở bộ phận gì trong công ty vậy?
lừa nhau à
Tùy loại túi, cái túi làm từ ngô của siêu thị để môi trường ẩm ướt vài hôm là thối rồi. Còn túi làm từ chế phẩm dầu mỏ thì hên xui, chắc vài năm.
thangcq
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhín cái túi đầu bài viết hãm nhỉ . Thói quen của người dân là sử dụng túi nhựa, thay đổi cũng mất nhiều tgian.
Mình thấy nhiều loại cốc giấy nhưng có thể đựng được nước ấy nhỉ, sao kh áp dụng pp này để làm túi giấy, ống hút giấy
@Thanh_tran511 Cốc giấy vẫn tráng 1 lớp nhựa bên trong
@Thanh_tran511 Bác trên nói đúng đó, vẫn phải tráng 1 lớp nhựa để ngăn nước thấm vào giấy.
Vì vậy khuyến khích mọi người nên tự mang theo ly cá nhân để hạn chế ly nhựa.
Hiện tại mình thấy một số của hàng trà sữa bắt đầu khuyến khích người dùng sử dụng ly cá nhân bằng cách giảm 5k khi mua rồi, quá hay.
@WesleyNguyen1411 Bây h có ông nào phát minh ra loại vật liệu có tính chất tiện lợi như nhựa nhưng phân huỷ sau 3-5 năm lại thành tỷ phú nhỉ
@Thanh_tran511 Khó - Nam Cường 😆
@Thanh_tran511 Cho "Mealworm" ăn.
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Dù túi nhựa phân huỷ sinh học ko tốt như quảng cáo nhưng cẫn tốt hơn la dùng túi nhựa thường 50-100 năm mới bi phân huỷ
@toolkit Cả nghìn năm đấy bạn, 50-100 năm thì cũng gọi là tạm an toàn rồi
Túi dạng như của siêu thị, để hơn 1 năm môi trường phòng là nó đã tự vụn ra. Còn mấy loại khác thì trăm năm
Bị lừa rồi chứ sao
Túi BigC hay CircleK để ngoài chừng 3 tháng là nó nát bấy rồi mà 😆 chắc ông trong bài nói mấy loại túi khác.
@Lizzie Kute Nát thôi chứ đâu phân huỷ, nát ra tạo ra các hạt gọi là vi nhựa còn ác hơn nữa, nó có thể luồn lách vào cơ thể người
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thanh_tran511 Thế mấy cái mỹ phẩm hay kem đánh răng, nó cũng là hoá chất lạ và hàng ngày đều luồn lách trong cơ thể người, có gây độc hại hơn/kém so với các “vi nhựa” không bác?
novavn
CAO CẤP
5 năm
Cứ như bên TQ, mua hàng mà đòi túi nilon thì tính thêm tiền. Cũng đỡ phần nào...
@novavn Bên đài loan mua chai nước lọc còn mắc hơn cả nước ngọt có ga, chủ đích là tập thói quen cho người dân mang theo bình đựng nước cá nhân, hạn chế tối đa nhất việc sử dụng các sản phẩm dùng 1 lần từ nhựa, đi mua hàng ở đâu mà đòi túi nhựa thì cứ tính thêm tiền!
Mình mua đồ rất hạn chế lấy túi nilon, toàn kẹp vào kẹp xe máy, bỏ cốp hoặc balo
tùy thôi. Cái bịch của BigC mình để tầm 1 tháng là mủn, bóp cái là vụn rơi lả tả
@nguyentientruyen Các vụn đấy thực chất vẫn là nhựa nhưng ở 1 dạng nhỏ hơn và thậm chí nguy hiểm hơn vì nó dễ thâm nhập vào các môi trường khác
thay vì 100 1000 năm thì bây giờ rút xuống 10 năm hoặc vài năm , ok ?

Quảng cáo phô trương quá để dễ bán hơn thôi, chứ giờ ai có động lực bỏ thêm gấp mấy lần tiền để sử dụng túi sinh học, trừ khi bị ép.
kingofpain
TÍCH CỰC
5 năm
nhựa tự hủy cũng có nhiều loại, tùy môi trường mà thời gian hủy cũng khác nhau, bây giờ phải có ban ngành nào quy định nhựa hủy tối đa là bao lâu thì mới được xem là ok vs môi trường.
LEHUYEN
TÍCH CỰC
5 năm
Vẫn là nhựa mà, chỉ có gói lá chuối với lá bàng và buộc bằng lạt rơm như truyền thống của các cụ nhà ta là thân thiện môi trường nhất thôi!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019