Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Infographic] Khám phá môi trường khí quyển các hành tinh trong hệ Mặt Trời

BaroTo
4/5/2019 11:9Phản hồi: 46
[Infographic] Khám phá môi trường khí quyển các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 hành tinh bao gồm: Sao Thủy (Mercury), Sao Kim(Venus), Trái Đất (Earth), Sao Hỏa (Mars), Sao Mộc (Jupiter), Sao Thổ (Saturn), Sao Thiên Vương (Uranus), Sao Hải Vương (Neptune).

planet.png

Sao Thủy


Sao Thủy (cách Mặt Trời khoảng 0,4 AU) là hành tinh gần Mặt Trời nhất và là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời (0,055 lần khối lượng Trái Đất). Sao Thủy không có vệ tinh tự nhiên, Sao Thủy hầu như không có khí quyển do các nguyên tử trong bầu khí quyển của nó đã bị gió Mặt Trời thổi bay ra ngoài không gian.

*1 AU = 149 597 871 km ~ 150 triệu km


Sao Kim

Sao Kim (cách Mặt Trời khoảng 0,7 AU) có kích cỡ khá gần với kích thước Trái Đất (với khối lượng bằng 0,815 lần khối lượng Trái Đất) và đặc điểm cấu tạo giống Trái Đất, nó có một lớp phủ silicat dày bao quanh một lõi sắt. Sao Kim có một bầu khí quyển dày gấp 90 lần mật độ bầu khí quyển của Trái Đất. Sao Kim không có vệ tinh tự nhiên. Nó là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ của bầu khí quyển trên 400 °C, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu ứng nhà kính của bầu khí quyển.

Trái Đất


Trái Đất (cách Mặt Trời 1 AU) là hành tinh duy nhất có sự sống được biết đến tính đến thời điểm hiện tại. Bầu khí quyển của Trái Đất cũng khác căn bản so với các hành tinh khác với thành phần phân tử ôxy tự do thiết yếu cho sự sống chiếm tới 21% trong bầu khí quyển. Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng, nó là vệ tinh tự nhiên lớn nhất nếu so tỷ lệ với hành tinh chủ trong hệ Mặt Trời.

Sao Hỏa


Sao Hỏa (cách Mặt Trời khoảng 1,5 AU) có kích thước nhỏ hơn Trái Đất và Sao Kim (khối lượng bằng 0,107 lần khối lượng Trái Đất). Nó có một bầu khí quyển chứa chủ yếu là cacbon điôxít với áp suất khí quyển tại bề mặt chỉ bằng 0,6% áp suất khí quyển tại bề mặt Trái Đất. Sao Hỏa có hai Mặt Trăng rất nhỏ (Deimos và Phobos), sao Hỏa là hành tinh có cấu tạo gần giống Trái Đất nhất.

Sao Mộc


Sao Mộc (khoảng cách đến Mặt Trời 5,2 AU), với khối lượng bằng 318 lần khối lượng Trái Đất và bằng 2,5 lần tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại trong Thái Dương Hệ. Khí quyển Mộc Tinh có thành phần chủ yếu hiđrô và heli. Sao Mộc có 63 vệ tinh. Bốn vệ tinh lớn nhất, Ganymede, Callisto, Io và Europa. Ganymede, vệ tinh tự nhiên lớn nhất trong hệ Mặt Trời, có kích thước lớn hơn Sao Thủy.

Quảng cáo



Sao Thổ

Sao Thổ (khoảng cách đến Mặt Trời 9,5 AU), có hệ vành đai đặc trưng với kích thước rất lớn chứa bụi, các hạt băng và đá nhỏ. Sao Thổ có những đặc điểm giống với Sao Mộc như thành phần bầu khí quyển và từ quyển. Mặc dù thể tích của Thổ Tinh bằng 60% thể tích của Mộc Tinh nhưng khối lượng của nó chỉ bằng một phần ba so với Mộc Tinh. Sao Thổ có 62 vệ tinh tự nhiên, trong đó, Titan là vệ tinh tự nhiên lớn thứ hai trong Thái Dương Hệ, lớn hơn Sao Thủy và là vệ tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có tồn tại một bầu khí quyển đáng kể.

Sao Thiên Vương


Sao Thiên Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 19,6 AU), khối lượng bằng 14 lần khối lượng Trái Đất. Trục tự quay của nó có đặc trưng lạ thường duy nhất so với các hành tinh khác, độ nghiêng trục quay trên 90 độ so với mặt phẳng hoàng đạo. Sao Thiên Vương có 27 vệ tinh tự nhiên.

Sao Hải Vương


Sao Hải Vương (khoảng cách đến Mặt Trời 30 AU), mặc dù kích cỡ hơi nhỏ hơn Sao Thiên Vương nhưng khối lượng của nó lại lớn hơn (bằng 17 lần khối lượng của Trái Đất). Hải Vương Tinh có 13 vệ tinh tự nhiên. Triton là vệ tinh tự nhiên duy nhất có qũy đạo nghịch hành.

Quảng cáo

46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Honey Badger
ĐẠI BÀNG
5 năm
nhắc đến hệ Mặt trời, mình vẫn hoài niệm về sao Diêm Vương :p
@Honey Badger Hic t nhớ nhà quá bác ạ ..
tamuct
TÍCH CỰC
5 năm
@Honey Badger Mình chỉ nhớ tên tiếng anh các sao trong hệ mặt trời, tên tiếng việt đọc mãi vẫn ko nhớ nổi. Pluto giờ ko đc xét tới nữa 😔
hcqhvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tamuct Đúng thế. Điều đó cũng giống như có rất nhiều người rất lúng túng khi dùng MS Windows bản tiếng Việt.
LinhVN1807
TÍCH CỰC
5 năm
@tamuct Tại nó quá nhỏ và quỹ đạo ko giống của một hành tinh 😁
Thêm tên riêng của sao cho dễ nhận biết b chủ.
Quá đẹp
Tôi đang cưỡi trên con Sao Thiên Lang đây bb5zOte.gif
@hackieuhay Thế mà tôi không biết, thật ngại quá
@Nikaidoh1123 Thiêng Lang tinh, trong tây du ký thằng này xúc Tề Thiên te tua luôn
Cũng may là chỉ có một hành tinh có sự sống chứ dăm ba cái có sự sống thì chắc chắn sẽ có một trận combat hoành tráng hơn cả EndGame 😁
Cảm ơn tạo hoá!
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hybrid Gs combat endgame tuổi gì, lúc đó phải cỡ như Star Wars
@LinkSon Hay GoT 😁
LinkSon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hybrid Gs GoT phần cuối fail quá 😆
hcqhvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hybrid Gs Cứ vài chục triệu năm lại có va chạm thiên thạch gây đại tuyệt chủng, bạn có cảm ơn không. Trong vũ trụ bao la kia không ai biết có bao nhiêu hành tinh có sự sống.
@hcqhvn cảm ơn luôn, chết bớt đi. sống quài sao dc 😁, còn việc có hành nào có sự sống thì chờ đi, khi nào có hẳn hay
Đẹp quá 47 - 99h09B6.gif
@Lửng Mật Đẹp mà để icon đánh nhau o_O
@adagioleonard nó thích bạo dâm
Nếu đúng như trong hình thì sao giới khoa học đang nhận định có thể sống ở sao Hỏa nhỉ, bầu khí quyển đó đâu thích hợp cho con người
Klaus
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thientuan83 Nếu bạn tìm hiểu chút thì việc cải tạo sao Hoả phải đáp ứng được 3 điều kiện, trong đó có tăng áp suất khí quyển để nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng, độ dày khí quyển đủ lớn để tạo ra hiệu ứng nhà kính giúp hâm nóng bề mặt. Điều đặc biệt là 2 cực của sao Hoả đang chứa lượng nước khá lớn. Quá trình cải tạo có thể tốn cả ngàn năm.
pessi
TÍCH CỰC
5 năm
@thientuan83 Chỉ đang nghiên cứu về sự hình thành sự sống trên Sao Hỏa thôi bạn! Người ta cho rằng Sao Hỏa có nguồn gốc của sự sống gần giống với Trái Đất lúc ban đầu.
@Klaus Cái điều kiện thứ 2 là không đạt rồi kìa, khí quyển quá mỏng
LinhVN1807
TÍCH CỰC
5 năm
@thientuan83 thấy có chương trình trên Discovery nói Titan và Europa cug phù hợp vì có khí quyển và metal lỏng dưới bề mặt
Còn sa o quả tạ lớn nhất hệ mặt trời đâu :p
Like
HPSS
TÍCH CỰC
5 năm
Diêm Vương Tinh không được nhắc đến 😁
@HPSS Ơ nhà tôi đó
tuan_anh_ng
ĐẠI BÀNG
5 năm
@HPSS Theo mình biết thì Diêm Vương Tinh từ lâu ko còn được xem là hành tinh nữa nên ko có trong list này.
HPSS
TÍCH CỰC
5 năm
@tuan_anh_ng Lại cho lên hành tinh mấy năm rồi 😁
hcqhvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@HPSS Từ năm 2006 IAU đã loại Pluto do nó không đáp ứng được một trong ba tiêu chuẩn để trở thành một hành hinh của hệ mặt trời.
HPSS
TÍCH CỰC
5 năm
@hcqhvn Nhưng theo Stern và Grinspoon, định nghĩa này đã không còn hợp với thời đại. Đầu tiên, nếu xét trên cả 3 tiêu chí thì có khi Trái đất cũng không được coi là một hành tinh nữa, vì vùng lân cận của chúng ta vẫn còn quá nhiều thiên thể bí ẩn vẫn chưa được dọn hết.

Hơn nữa, định nghĩa này lại không áp dụng được cho các ngoại hành tinh (exoplanet) - những hành tinh nằm ngoài hệ Mặt trời. Qua thời gian, ngày càng nhiều exoplanet được tìm ra, cũng như ngày càng có nhiều tiêu chuẩn lạ dành cho các hành tinh cần được bổ sung.

Và cuối cùng, cả 2 đều cho rằng Pluto hoàn toàn đủ tiêu chuẩn là một hành tinh. Lý do đơn giản là vì thuật ngữ "hành tinh" nên được dùng để mô tả một thế giới với những đặc điểm địa lý nhất định, thay vì chỉ chăm chăm chú ý đến quỹ đạo của nó.
Chú thích tên cho mấy bác
Sao Kim Venus
Sao Mộc Jupiter
Sao Thuỷ Mercury
Sao Hoả Mars
Sao Thổ staturn
Sao Thiên Vương Uranus
Sao Hải Vương Nepture
Hành tinh lùn Diêm Vương Pluto
Trái Đất Earth
Hệ mặt trời Solar system
@ZzCapuchino Viết sai sao Thổ, sao Hải Vương
Sao thuỷ làm gì có khí quyển.
prodang2509
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hay
ddamme
TÍCH CỰC
5 năm
Trái đất vẫn là đẹp , đặc biệt nhất vũ trụ tính tới bây giờ. Là hành tinh nằm cách ngôi sao sưởi ấm 1 khoảng cách vừa phải, mang theo lõi kim loại giúp tạo ra vành đai ion bảo vệ con người và...... các đặc điểm khiến nó trở nên duy nhất được biết tới bây giờ trong vũ trụ.
Justtin91
ĐẠI BÀNG
5 năm
Cho mấy đứa nhóc xem để học thêm về thiên văn.
upload_2019-5-5_15-6-37.png
80 % metan, nước, amoniac lỏng
=> Đang tưởng tượng có giống bình nước tiểu không?
sống đưuocj ấy chứ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019