Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Superjet 100 - nỗ lực của Sukhoi trên thị trường hàng không dân dụng và khởi đầu không mấy suôn sẻ

bk9sw
6/5/2019 9:51Phản hồi: 91
Superjet 100 - nỗ lực của Sukhoi trên thị trường hàng không dân dụng và khởi đầu không mấy suôn sẻ
Khoảng hơn 6 giờ tối qua theo giờ địa phương thì một chiếc Sukhoi Superjet 100 của hãng hàng không quốc gia Nga - Aeroflot đã gặp sự phải hạ cánh khẩn cấp tại sân bay Sheremetyevo, Moscow và đám cháy lớn khiến 41 người thiệt mạng (số liệu ban đầu). Đây là tai nạn thứ 2, có thương vong về người của Superjet 100 - một dòng máy bay rất mới của Sukhoi khi chỉ mới được khai thác từ năm 2011.

Trong khi chờ thêm thông tin về vụ việc cũng như kết quả điều tra ban đầu thì mời anh em xem qua về Sukhoi Superjet 100.

Superjet 100 (Суперджет 100) là một dòng máy bay phản lực thương mại cỡ nhỏ, dưới 100 ghế (regional jet) được Sukhoi (Сухой) - giờ là một nhánh của United Aircraft Corp phát triển từ năm 2000 và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 5 năm 2008. Hiện tại Superjet 100 được một số hãng hàng không như Aeroflot (Nga), Interjet (Mexico), Yamal Airlines (Nga), Gazoromavia (Nga) khai thác với số lượng trên 10 chiếc trong đó Aeroflot đang có đến 50 chiếc trong đội bay.

Sukhoi đã quá nổi tiếng với những chiếc máy bay chiến đấu đang được quân đội rất nhiều nước khai thác trong đó có Việt Nam và Superjet 100 là sản phẩm rất đặc biệt của hãng này. Dự án Superjet khởi động từ năm 2000 với tên gọi ban đầu là dự án RRJ60/75/95 (số ghế) nhằm phát triển máy bay phản lực dân dụng cỡ nhỏ (regional jet) đầu tiên của Nga kể từ sau thời đại Soviet nhằm cạnh tranh trên thị trường máy bay toàn cầu.

SaM146 turbofan.jpg
Tháng 10 năm 2001 thì chính phủ Nga đã tài trợ 46,6 triệu USD cho dự án để phát triển một chiếc máy bay có khả năng chở từ 70 đến 80 khách. Sukhoi được chọn và nhiều công ty khác được thuê để cố vấn. Đằng sau chiếc máy bay này có bàn tay của Boeing và nhiều đối tác của Boeing khi được thuê để hỗ trợ trong rất nhiều khâu từ quản lý chương trình, kỹ thuật, marketing, phát triển sản phẩm, chuẩn hoá, quản lý chuỗi cung ứng và hỗ trợ khác hàng. Về mặt động cơ, 2 dòng động cơ được xem xét là Pratt & Whitney PW800 - động cơ turbofan với tỉ lệ bypass 5.5:1 được trang bị trên những chiếc business jet như Gulfstream G500/G600 và PowerJet SaM146 turbofan - một sản phẩm hợp tác giữa Snecma (giờ là Safran của Pháp) và NPO Saturn của Nga với tỉ lệ bypass 4.4:1. Cuối cùng động cơ PowerJet SaM146 được chọn.


SSJ100 parts.jpg
Năm 2003, danh sách các nhà cung cấp linh kiện, thành phần trên chiếc Superjet 100 được công bố với Thales (Pháp) với hệ thống điện tử hàng không, càng hạ cánh của Messeir-Bugatti-Dowty (Pháp), APU của Honeywell (Mỹ), hệ thống điều khiển chuyến bay của Liebherr (Thuỵ Sĩ), hệ thống nhiên liệu của Intertechnique, thuỷ lực của Parker Hannifin (Mỹ), nội thất thì do B/E Aerospace (đa quốc gia, trụ sở tại Florida, Mỹ) đảm nhận.

SSJ100.jpg
Dự án RRJ60/75 (RRJ60 với tối đa 60 ghế, RRJ75 tối đa 78 ghế) không đạt được hiệu quả chi phí cao thành ra Sukhoi tiếp tục phát triển dự án RRJ95 với tối đa 98 ghế. Tại triển lãm hàng không Farnborough năm 2006, RRJ95 được đổi tên thành SSJ100 tức Sukhoi Superjet 100 và đến tháng 12 cùng năm, Aeroflot đã đặt mua 30 chiếc, trở thành khách hàng đầu tiên của Superjet 100.

SSJ100 maiden.jpg
Boeing tiếp tục hỗ trợ mở rộng cho chương trình Superjet 100 vào năm 2007 với các công tác như bay thử, huấn luyện bảo trì, quản lý và cung ứng linh kiện. Hoạt động thử nghiệm cũng bắt đầu từ năm này và đến tháng 5 năm 2008, Superjet 100 cất cánh lần đầu tiên tại cơ sở thử nghiệm ở Komomolsk-on-Amur. Hội đồng hàng không liên bang Nga (IAC) cấp chứng chỉ bay cho Superjet 100 vào tháng 2 năm 2011 và Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (EASA) cũng cấp chứng chỉ tương tự vào đúng 1 năm sau đó, cho phép Superjet 100 hoạt động tại các nước trong khu vực.

Armavia SSJ100.jpg
Dù Aeroflot là khách hàng chính nhưng hãng đầu tiên khai thác Superjet 100 lại là Armavia - hãng hàng không hàng đầu của Armenia. Armavia muốn dùng Superjet 100 thay cho Airbus A319 cho đường bay giữa thủ đô Yerevan đến Moscow và Sochi cũng như nhiều thành phố của Ukraine. Armavia đặt hàng 15 chiếc Superjet 100, chiếc đầu tiên xuất xưởng được Sukhoi giao cho Armavia vào tháng 4 năm 2011 và ngay trong tháng 5 hãng này thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên với Superjet 100. Tuy nhiên, chiếc máy bay này sớm cho thấy nhiều vấn đề, Armavia cho biết hãng không thể khai thác hiệu quả do máy bay lỗi kỹ thuật thường xuyên, thời gian khai thác giảm đáng kể và sau cùng từ chối nhận thêm số máy bay còn lại và trả lại chiếc Superjet 100 đầu tiên này cho Sukhoi vào năm 2012. Đến năm 2013, Armavia công bố phá sản sau nhiều khủng hoảng tài chính. Aeroflot cũng báo cáo tương tự khi 6 chiếc Superjet 100 chỉ có thể khai thác khoảng 4 giờ/ngày thay vì tiêu chuẩn 8 - 9 giờ/ ngày do những hỏng hóc kỹ thuật, chậm giao linh kiện thay thế và yêu cầu Sukhoi bồi thường.

SSJ100 internal.jpg
Superjet 100 có thiết kế thân hẹp, nhỏ hơn Airbus A320 hay Boeing 737 với sức chứa từ 87 đến 98 hành khách theo thiết lập 5 ghế mỗi hàng (3 + 2). Tại Nga, dòng máy bay này thay thế cho những Tupolev Tu-134 và Yakovlev Yak-42 vốn đã rất nhiều năm tuổi đồng thời cạnh tranh với những đối thủ như Antonov An-148, Embraer E190 và Bombardier CRJ1000. Sukhoi cho biết Superjet 100 có giá bán từ 23 đến 25 triệu đô/chiếc nên chi phí đầu tư thấp hơn so với các đối thủ, chi phí vận hành cũng thấp hơn từ 6 - 8% so với dòng Embraer E190/195 và mức tiêu thụ nhiên liệu tương đương Antonov An-148 nhưng chở được nhiều hơn 22 khách, suy ra mức tiêu thụ nhiên liệu mỗi ghế sẽ thấp hơn và chi phí vận hành thực tế có thể thấp hơn từ 8 - 10%.
Theo dự án ban đầu thì Supetjet sẽ có 3 phiên bản gồm RRJ60 tức 60 ghế, RRJ75 tối đa 78 ghế và RRJ95 tối đa 98 ghế nhưng như đã nói ở trên do không đạt hiệu quả chi phí cao nên chỉ có phiên bản RRJ95 được phát triển tiếp và chiếc Superjet 100 vừa gặp nạn của Aeroflot cũng là phiên bản này với tên mã đầy đủ là Superjet 100-95B.

Superjet 100 được trang bị 2 động cơ SaM146 với 2 biến thể là SaM146-1S17 cho phiên bản Superjet 100-95B100 tiêu chuẩn và SaM146-1S18 cho phiên bản Superjet 100-95LR100 tức tầm bay xa hơn. Động cơ SaM146 cho phép Supetjet 100 đạt tốc độ hành trình ở Mach 0.78 (828 km/h), tối đa Mach 0.81 (870 km/h) và trọng tải cất cánh tối đa có thể 45,88 tấn với phiên bản tiêu chuẩn và 49,45 tấn với phiên bản LR.

Hẳn anh em vẫn còn nhớ đến vụ tai nạn của Superjet 100 khiến cả thế giới sững sờ vào năm 2012?

Quảng cáo


SSJ100 crash Indo last pictures.jpg
Bức ảnh cuối cùng về những hành khách trên chuyến bay demo Superjet 100 trước khi đâm vào núi Salak.
Trong tour chào hàng Welcome Asia, Sukhoi đem Superjet 100 đến Indonesia để thực hiện các hoạt động quảng bá và tìm kiếm khách hàng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Indonesia là thị trường trọng điểm của Superjet 100 bởi trước khi vụ tai nạn xảy ra, Sukhoi đã có 42 đơn đặt hàng từ các hãng hàng không nước này với tổng số 170 máy bay dự kiến được giao. Sukhoi đang kỳ vọng sẽ có thể sản xuất 1000 chiếc Superjet - đây là một khởi đầu như mơ cho một chiếc máy bay mới lẫn bản thân Sukhoi. Chuyến bay demo được thực hiện tại vùng núi Salak - một vùng núi có địa hình hiểm trở, nhiễu động khí mạnh, thời tiết thay đổi nhanh. Chỉ trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2012, đã có 7 vụ tai nạn máy bay tại đây, cả dân dụng lẫn quân sự nên núi Salak được xem là nghĩa địa máy bay.

SSJ100 crash Indo.jpg
Chiếc Superjet 100 cất cánh từ sân bay Halim Perdanakusuma cho một tour tham quan dành cho các hành khách chủ yếu là phóng viên địa phương và khách hàng tương lai của Superjet. Đây là chuyến bay demo thứ 2 trong ngày và vụ tai nạn xảy ra chỉ vì yếu tố con người. Các phi công đã phớt lờ cảnh báo từ hệ thống cảnh báo va chạm địa hình (TAWS). Hệ thống này hoạt động chính xác và đã cảnh báo khả năng va chạm với núi Salak nhưng phi công đã tắt hệ thống này khi nghĩ rằng nó bị lỗi, tầm nhìn phía trước lại bị cản trở bởi mây dày. Thêm vào đó các phi công cũng bị phân tâm do mãi mê trò chuyện với cánh phóng viên viên và không để ý rằng chiếc Superjet sắp lao vào núi. Kết quả máy bay đâm vào sườn núi Salak, toàn bộ 45 người trên máy bay thiệt mạng. 2 hãng hàng không của Indonesia từng đặt hàng Superjet 100 là Sky Aviation (9 chiếc) chỉ nhận được 3 chiếc và sau đó hoãn nhận máy bay. Kartika Airlines cũng đặt hàng 15 chiếc, chưa nhận chiếc nào và cả 2 hãng đều lần lượt phá sản vào những năm sau đó.

Rốt cuộc tính đến năm 2018, Sukhoi chỉ sản xuất được 172 chiếc, giao được 148 chiếc trong đó phần lớn là Aeroflot đã nhận 60 chiếc, Interjet nhận 22 chiếc, Yamal Airlines nhận 15 chiếc, Gazpromavia nhận 10 chiếc, nhiều hãng khác khai thác chỉ vài chiếc và đa phần là các hãng hàng không nhỏ tại Nga.

Vụ tai nạn của chuyến bay Aeroflot 1492 hôm qua:


Theo nhiều nguồn tin thì phi chiếc máy bay này đã bị sét đánh khi đang trên đường từ Sheremetyevo, Moscow đến Murmansk. Hệ thống điện trên máy bay có lẽ đã gặp vấn đề khiến máy bay mất liên lạc buộc phi công phải đổi tần số liên lạc với ATC tại Sheremetyevo và xin quay đầu, hạ cánh khẩn cấp. 30 phút sau, chiếc Superjet 100 trở lại sân bay này và thực hiện cú hạ cánh với tốc độ cao. Dựa trên các video được chia sẻ trên Internet thì chiếc máy bay đã nẩy lên không 2 lần trước khi tiếp đất thành công nhưng cú tiếp đất cuối cùng quá mạnh khiến càng hạ cánh bên trái gãy, sau đó lửa bùng lên nuốt trọn toàn bộ phần đuôi. Chỉ 37 người sống sót, 41 người không thể thoát ra kịp và họ được cho là muốn lấy hành lý trước khi rời máy bay.

Quảng cáo

91 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

dunhill
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chia buồn với gia đình các nạn nhân
qhi
TÍCH CỰC
5 năm
Máy bay quân sự của Nga khá tốt mà sao máy bay dân sự kém thế nhỉ?
@hgbinh Tôi đâu có đem tuổi thọ của nó ra so sánh đâu chú. Tôi chỉ ns về tần suất/tỷ lệ tai nạn để tham khảo về chất lượng của máy bay. Cứ thấy ng ta công kích thì lại bảo là bạn trẻ.
Máy bay nga làm rẻ tiền nên rất cẩu thả, vì rẻ tiền nên phù hợp với các nước mà đk kinh tế còn thấp, khi hỏng hóc thì giật gấu vá vai nên đc tiếng bền rẻ chứ độ an toàn gần như không có. Quân sự thì rụng rớt bỏ chứ dân sự thì ai dám bay
@king_of_mar1311 Dm vậy Boeing nó rẻ đó ... rớt như sung kìa
Hải Laz
TÍCH CỰC
5 năm
@Bão Sài Gòn Vl. Ông so ngu vậy. Phải so số lượng bán ra trên số lượng rơi chứ 😆 một cái toàn cầu mua, một cái sx có trăm chiếc.
Hoàngvueli
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hải Laz boeing thì như cây me rụng vài chục lá bác nhỉ😃) k hiểu sao bác ấy có thể so sánh như vậy đc.
@Hải Laz Mấy thằng kiểu này nó chỉ thích đếm để dìm hàng ng ta thôi. Có biết tính toán gì đâu.
Nhọ thiệt. Đi chào hàng mà mấy tay phi công lái ẩu
Hàng của các nước có ADN của búa liềm đều là hàng loại 2, loại 3.. các đồng minh của họ mua giúp nhau hoặc các nước nghèo mua cho có chứ chẳng ham hố gì, khi có nhiều tiền thì mua ngay hàng G7.
@dual1 Thế giới có thể không mua hay tạm thời chờ Boeing 737 Max nhưng Sukhoi Jet 100 chắc chắn là không ai dám mua nữa. Tuy rằng nó được lắp ráp từ các thiết bị của Tây Âu và Mỹ. Vấn đề là có quá nhiều lỗi khi cho ra thị trường.
@Moon_Chevalier Thế giới cũng chửi sấp mặt Loz chứ có để yên đâu.. nhưng hàng Boeing ai cũng biết là cao cấp nên tuy chửi vẫn mua chứ không như hàng của kiếp búa liềm.
thangloi
TÍCH CỰC
5 năm
chính xác
về khoản hàng không dân dụng thì Sukhoi tuổi tép so với Boeing, thế mà 7 năm chỉ rơi 2 cái, trong đó có 1 cái do thiên tai và vẫn còn người sống. Nhìn chung là vẫn khá hơn 737 MAX.
@sskkb Quan trọng là tuần suất bay thế nào nữa, thấy dòng này toàn mấy hãng nội địa, lại ko bay được nhiều giờ trong 1 tháng nữa
Thôi!!! Chờ máy bay tàu vậy,kkkkkk
quangpro1990
ĐẠI BÀNG
5 năm
@khunghoang kinhte 2008 Co lẽ nên thôi chờ cái ông hàng xóm. Đồ chính phủ nó còm ngon chứ mình nhập toàn hàng secondhand về méo dám bay đâu
@khunghoang kinhte 2008 Máy bay tàu mà bay chắc rụng như lá tre
vietsnam
TÍCH CỰC
5 năm
Vẫn còn ngon hơn máy bay Tàu ...
quangpro1990
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vietsnam Tàu nó đã làm dc máy bay dân dụng đâu
@quangpro1990 Thực ra nó đã làm đc, con Comac C919
Tính ra thì airbus là hãng an toàn nhất trong đám này nhỉ
Sukhoi có vẻ đen.
Vụ 2 này điều tra nếu mà ra lỗi hệ thống điện không chống được sét thì thằng Pháp vỡ mồm
keymaster
TÍCH CỰC
5 năm
@Quang Hưng Phạm Đúng là phải làm cho vỡ mồm thằng thiết kế hệ thống lồng nữa.
Các bác chứ chê Nga ngố á! Khi nào làm được thì nói nhé, toàn AHBP.
@annaphuong sản phẩm dở thì chê dở sản phẩm tốt thì khen có gì đâu mà lạ, cứ Nga thì mặc định k đc chê à
@annaphuong Trả tiền để vào quán ăn phở thì ko có quyền chê phở dở mặc dù không biết cách nấu phở
Best comment 😆
@annaphuong điển hình của sự ngu dốt
TungPig
CAO CẤP
5 năm
Nói chung là nhọ thôi. Đã thế còn rơi đúng lúc dư luận đang quan tâm chủ đề này. Đã xui lại con đen
Bổ bom thì có chứ nổ lực cái gì...^^
có lẽ sản phẩm thập cẩm quá, nên khi đối tác y/c cung cấp phụ tùng thay thế thì k có sẵn và lỗi vặt nhiều nên các hãng hàng không hủy đơn hàng, có thể các bước kiểm tra thử nghiệm của sukhoi là chưa đủ thời gian dẫn đến nhiều lỗi vặt
boeing 737 rụng do lỗi máy bay, ko ai chửi mỹ. Con Sukhoi đc 1 vụ do sét đánh thì các con giời đu càng như được mùa 😁
@Moon_Chevalier Quan trọng là tuần suất bay thế nào nữa, thấy dòng này toàn mấy hãng nội địa, lại ko bay được nhiều giờ trong 1 tháng nữa
Vs lại, các dòng máy bay dân sự như An, Tu ngày xũtỷ lệ tai nạn cũng khá cao đó
@Ngô Đẹp Trai mấy dòng ấy date từ 30-40 năm trc thì chết chả lắm. Đến F35 mới cóng còn rớt nữa là mấy con đấy
@Moon_Chevalier Sao lại so máy bay chiến đấu vs chở khách dc nhỉ 😆
@Ngô Đẹp Trai Nói như bác thì mấy con 737 max cũng mới mua đó mà rụng luôn 2 con :eek:
@Moon_Chevalier Đã thu hồi lại rồi ấy, do kiến trúc của máy bay mới nên gây ra tai nạn thôi, vs lại vs sự đốt cháy giai đoạn của Boeing nữa
Từ sau 2 vụ máy bay rơi và mất tích mình cũng sợ đi máy bay, dạo bay chuyến 307 của vietnam airline từ Hàn Quốc về ko ai bảo ai nhưng khi xuống đến sân bay Nội Bài ai cũng tươi cười hớn hở bảo may quá bình an vô sự, lúc trên máy bay ai cũng sợ nhưng ko dám nói ra vì chuyến bay có số 7.
d4rkwalk3r
ĐẠI BÀNG
5 năm
Các dòng máy bay dân sự của Nga hồi xưa như An, Tu chỉ có mấy nước trong khối Vacxava là xài, vì khối tư bản cấm vận không bán máy bay cho các nước trong khối này nên chỉ có thể xài hàng Nga. Và những máy bay này thì sao:
- không được phép bay vào các nước khác (mặc dù không có cấm vận) vì độ ồn quá lớn, dân cư cách sân bay 5km còn đinh tai nhức óc mỗi lần máy bay cất hạ cánh.
- không có hệ thống dẫn đường, hệ thống điện tử mà chỉ toàn là hệ thống cơ: tổ lái bao gồm 5 người: 3 phi công, 2 kỹ sư máy bay: 1 người chuyên giám sát các thiết bị điện và lúc nào cũng vã mồ hôi vì có thể xảy ra hỏng hóc bất cứ lúc nào. Ông kỹ sư còn lại làm mỗi 1 nhiệm vụ: xem bản đồ giấy để...dò đường.
- Moi lần thực hiện xong 1 chuyến bay thành công mà ko có lỗi kỹ thuật gì thì 5 anh em thở phào nhẹ nhõm cùng nhau ra làm chầu bia ăn mừng.

Máy bay như vậy thì chỉ có bắt buộc phải mua chứ bố thằng nào nó dám mua.
Máy bay Liên Xô cũ và Nga sau này chỉ mạnh về động cơ khoẻ (đốt xăng như Hummer H2 thì chả khoẻ) và hệ thống vũ khí rẻ tiền với sức công phá lớn --> May ông Liên Xô chỉ giỏi trong việc phá huỷ chứ còn đảm bảo an toàn dân dụng thì thôi quên đi.
hgbinh
TÍCH CỰC
5 năm
@cooh23 à cháu ơi, Năm 2018 bố Mỹ nhà cháu rụng 2 con F/A-18 này, 2 con T-38 này (máy bay như kẹc, hàng xịn mà rụng như là L-39 của Ngố, à lộn của Tiệp Khắc mà ta =)))) ), 1 con T-6 này, 1 con A-29 này, 1 con WC-130 này, 1 con F-16 Block 42 này, 1 con F-16 của đội bay biểu diễn này, 1 con AV-8B này, và đặc biệt hơn cả là 1 bé siêu mắc tiền F-35 nay =)))) Mà F-35 có rụng đâu, chú bậy quá, tính năng cho phi công tập bay thôi mà =)))) Mà chú còn chưa tính một đống Apache vs Black Hawk rụng như sung cháu nhé =)))
Năm 2018 KQ Việt Nam rụng con nào không hả cháu =))))

Chú đùa cháu thế thôi, chứ vận hành máy bay quân sự rủi ro rụng thì đâu tránh khỏi đâu đúng không nào, nhưng cháu ẳng bậy máy bay Nga rẻ là như củ cải là sai rồi, nó rẻ chẳng qua nhân công lắp ráp nó rẻ như củ cải chứ có mắc như Mỹ đâu mà đòi tới cả trăm trump như vậy được =)))
d4rkwalk3r
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hgbinh Cái chiến thuật “lấy thịt đè người” thì Tây hay Tàu gì cũng đã từng dùng (mà nói đúng ra là thời Xuân Thu của Tàu đã áp dụng đầu tiên trên thế giới đc sử sách chính thống ghi lại), cháu lấy mấy trận đánh nội chiến Mỹ để lập lờ thì không thể nào so sánh được với ông nội Liên Xô của cháu hồi Thế Chiến 2 nhé. Cháu học thêm ở đây
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45604699

Còn vấn đề kia đang nói tới an toàn trong hàng không dân dụng mà cháu lại lái nó sang máy bay chiến đấu thì bác chẳng cãi với cháu làm gì, vì đánh nhau thì chả thằng nào quan tâm đến an toàn nữa
68875516-2B31-419D-9AC1-75BE08C256EB.jpeg
hgbinh
TÍCH CỰC
5 năm
@d4rkwalk3r Ôi giời ơi, cháu này dốt không tả được. Ra là trẻ trâu lên mạng đọc sử =)) ôi giời ơi Okinawa, Iowa, Omaha beach, Hamburger Hill là nội chiến Mỹ, ối trời ơi, thế này cãi sao nổi hả đại dốt =))) cháu lôi BBC ra làm gì thế cháu, thể hiện sự dốt nát của mình như tướng lĩnh Anh lùa quân lên chết dưới họng súng máy của Đức ở Somme để trở thành trận biển người chết nhiều nhất trong lịch sử loài người hả cháu, tới 60k 1 ngày đấy =)))

Còn cháu ẳng động cơ Nga uống xăng hơn động cơ Mỹ chú vả cháu bôm bốp sao cháu lại vặn qua dân dụng cái gì thế, chả phải cháu đang nói máy bay và vũ khí ơ đây à =))) cháu ơi mấy thg lái F-22 xong hạ cánh an toàn thì cũng mở tiệc ăn mừng cháu à =)))

Mà cháu ơi F-22 vs F-35 có đánh nhau đâu, tự rụng ấy chứ =))). Cháu nói đánh nhau thì ko quan tâm tới an toàn nữa cháu đại diện Lockheed vs Boeing chắc ra Congress Mỹ nó vả cho vỡ alo ấy =))) Phát biểu rõ sự dốt nát của cháu ra luôn ấy =)))
Đậu xanh giờ không tin tư bản hay chủ nghĩa nữa .. cái nào cũng tạch như nhau... chờ trung hoa anh hùng nữa là đủ bộ
@Bão Sài Gòn Con lạy thánh luôn kkk
F35 của Nhật mới "Rụng " song thì chả có ai nói gì.Mà nói thật cũng đen cho mấy Nga Ngố trước chào bán em Mig29 trong sự kiện quốc tế thì cũng "Rụng" giờ đến lượt em Sukhoi này :v

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019