Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trăng quầng, trăng tán là gì?

phanhienqt
8/5/2019 19:15Phản hồi: 116
116 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Quần thì hạn, tán thì mưa
@vn_ninja Kkk..quần thì tán, váy thì mưa...
PerfectSun
TÍCH CỰC
5 năm
Trăng quần, trăng táng, nghe đau não nhưng tt cần nhiều mấy bài ntn
SULLEY
TÍCH CỰC
5 năm
Bia corona uống ngon khi có chanh và muối
thế hoá mấy bao nhiêu năm nay mấy ông GS TS biên soạn mấy cái tài liệu giảng dạy là sai bét hết rồi à,ẩu quá nhỉ 😁
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
@phanhienqt sao khi nhỏ mình đc học là "hạn" còn ở đây là "cạn". Xét về nghĩa thì "hạn" đối nghĩa với "mưa", còn đối nghĩa với "cạn" phải là "sâu" hoặc "đầy". Nếu tách ra 1 vế, "trăng quầng thì hạn", mọi người có thể hiểu đc là trời sẽ hạn. Còn "trăng quầng thì cạn" thì sẽ khó hiểu hơn (cái gì cạn, sông, hồ, giếng? vùng duyên hải sông chỉ có nước lớn nước ròng chứ trời nắng mấy cũng ko cạn).
Thắc mắc nữa là trong tục ngữ của người dân tộc thiểu số thì trăng quầng thì lụt. Vậy sau hạn sẽ mưa to? và trăng quầng chỉ xuất hiện vào mùa mưa?
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kuluoj Tục ngữ dân gian có nhiều dị bản. Bản thân tài liệu mình kiếm được thì chữ Nôm trong câu đọc là cạn. Từ điển chữ Nôm giải nghĩa như sau:
  • 件 cạn: Nước vơi đi, khô đi.
Hiểu nôm na gần giống với "hạn", ý muốn nói là không mưa hoặc ít mưa. Bản thân chữ cũng viết thiếu nét nữa cơ.

Mình không tìm thấy câu "trăng quầng thì lụt" bạn trích dẫn. Chỉ thấy "trăng quầng thì cạn" thôi 😁 Về cơ bản thì người xưa họ chỉ đoán xem có mưa hay không mưa trong vài ngày tới. Mà khi có các hiện tượng này thì chưa chắc đã mưa hay cạn, mà chỉ có tính tương đối thôi.
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
@phanhienqt Trăng quần thì lụt là do mình nói đại ý của mấy câu tục ngữ bạn đã ghi, nếu gọi là trích dẫn thì sẽ bỏ trong ngặc kép. Đây trích lại cho bạn nhớ:
"Trăng có quầng đen như sắt là sắp có mưa lũ, trăng có quầng vàng như đồng là hạn lâu. (Tày)
Trăng đội nón sắt thì lụt, trăng đội nón đồng thì mưa. (Thái)"
Có vẽ kiến thức bạn chỉ tập trung ở chữ "quầng" với "tán" nên thôi mình ko thắc mắc nữa. Cám ơn bạn nhé.
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kuluoj Chữ quầng trong tiếng Việt dùng để chỉ vòng sáng bao quanh một tinh thể. Đôi khi trong dân gian người ta gọi chung cho cả 2 hiện tượng, hoặc có thể ngôn ngữ các dân tộc thiểu số không có chữ Tán nên họ mới mô tả là "quầng đen" và "quầng vàng". Một số từ điển cũng định nghĩa quầng bao gồm cả corona và halo.
kuluoj
TÍCH CỰC
5 năm
@phanhienqt Bạn đừng giải thích thêm nữa để mình khỏi phải nghi ngờ khả năng đọc hiểu của bạn. Cám ơn.
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chúc bạn vui 😃
vistahome
TÍCH CỰC
5 năm
Tiện thể hỏi làm sao biết đến tháng,và tính chu kỳ của con gái..
cuongbu
TÍCH CỰC
5 năm
Dân tộc Kinh
"Trăng quầng trời hạn trăng tán trời mưa"
Hiiii
Có ai còn nhớ câu "Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa" không?
Bạn @phanhienqt Hiền 05DTD phải không 😃
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Pikabumbalu Đúng thế. Bạn là ai thế? 😃😃
@phanhienqt Tâm DTD đây mà 😃 😃
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Pikabumbalu Ô chào bạn, lâu ngày quá không gặp. Sao nhận ra mình hay vậy? Dạo này bạn thế nào?
@phanhienqt Cũng bình thường Hiền à,làm loanh quanh Đà Nẵng 😃
Bài hay, cố gắng phát huy nha chủ thớt , hehe
Reah
TÍCH CỰC
5 năm
Ít thấy có mod nào có tâm viết một bài công phu như vậy mặc dù thông tin đem lại không nhiều.
Lại nhớ cách đây 1 vài năm có cái bọn ngu muội, chắc từ thởu sinh ra chưa ngước mắt nhìn lên trời mà chúng chụp cái quầng mặt trời và làm như thần thánh hiển linh, điềm báo minh chủ.
Buồn cười vclz 😁
Một bài viết có chất lượng và nhiều thông tin, tưởng đơn giản mà hóa ra phưc tạp hơn mình tưởng. Mà từ lâu lắm rồi,s áng cắm mặt đến công ty, tối mịt chỉ mong đi về nhanh còn nghỉ, lâu lắm rồi giữa thành phố chật chội này, mình không còn chú ý đến trăng nữa. Cuộc sống hối hả, đọc xong bài này có lẽ tối nay phải về ngắm trăng thôi, hôm nay chắc là trăng chỉ là hình lưỡi liềm bé xíu...
Linh Thien
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hồi xưa chỉ nghe ông bà nói " trằng quầng thì hạn. trăng rạng thì đông" .có ai từng nghe chưa nhỉ?
hunterval
TÍCH CỰC
5 năm
bài viết hay quá nhưng chưa đọc chữ nào
peterpan80
TÍCH CỰC
5 năm
có bác nào giải thích hoặc cho link giải thích cái vụ "bán kính 22 độ" là sao k? bán kính tính theo độ là sao? chữ nghĩa trả thầy hết rồi...
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@peterpan80 Do hiệu ứng quang học nên vòng tròn sáng luôn nằm cách tâm 22 độ, cho dù bạn đứng trên núi hay dưới đồng bằng. Hiệu ứng này do các tinh thể băng khúc xạ ánh sáng một góc 22 độ.
peterpan80
TÍCH CỰC
5 năm
@phanhienqt ý mình hỏi là cách tâm 22 độ là sao? đo đạc thế nào á bác? có lý thuyết phần này k?
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@peterpan80 Cứ đo góc như bình thường thôi bác ạ. Bác có thể xem hình mô ta khúc xạ ánh sáng do tinh thể băng đính kèm.
Screen_Shot_2019-05-09_at_122426_AM.png
peterpan80
TÍCH CỰC
5 năm
@phanhienqt hiểu rồi... hiểu rồi... cảm ơn bác nhé....
Bài viết vô cùng hay và chi tiết. Nghiên cứu rất sâu
von04111
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết hay .
hamiltonvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài này đáng bị xóa vì phổ cập sai thông tin. Bị ngược hoàn toàn.
Trăng quầng là halo, do bị khúc xạ (refraction) bởi tinh thể băng ở tầng mây cao (trên cao lạnh nên có tinh thể băng).
Còn trăng tán là corona, do bị nhiễu xạ (diffraction) bởi các hạt nước nhỏ ở tầng mây thấp.
Dĩ nhiên mây ở tầng thấp thì mới có khả năng mưa được, nên: "trăng tán thì mưa".
Còn khi trăng quầng, tức là trời rất trong, nhiệt độ ban ngày sẽ cao, nước bay hơi nhiều, lại ko có mây mưa nên: "trăng quần thì hạn".
Đến cái phần ngữ nghĩa, chữ tán là trong chữ tán cây, tán là, sẽ hiểu ngay ra là nó là cả một cái tán sáng xung quanh mặt trăng chứ không phải chỉ là một cái vòng tròn xa lắc xa lơ.
fairydream
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hamiltonvn Sách của thầy Minh nếu đọc qua theo tôi chỉ nhầm ở chỗ hoán đổi tên gọi Quầng <-> Tán, còn không có gì sai ở giải thích hiện tượng vật lý gây ra quầng và tán, cả về cơ chế hình thành mây, thậm chí tôi còn trích dẫn trong đó về khả năng dự báo mua của Mây Cs. Tôi có đặt vấn đề này trong 1 bài trên tạp chí Pi sắp xuất bản. Và cũng đang tìm cách liên hệ với các tác giả giáo trình để trao đổi thêm
fairydream
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hamiltonvn Sao bác từ ảnh vệ tinh nhìn ra loại mây hay vậy? Tôi thì chịu chết, nhất là với cái ảnh bé tẹo như vậy.
Thông tin thêm ở Bảo Lộc, 14/4/2019 Moon Halo quan sát tầm 9hPM. Hôm đó hội thiên văn TP.HCM tổ chức 1 nhóm lên Bảo Lộc chơi nên thông tin thời gian thấy Halo là chính xác.
Screen Shot 2019-05-20 at 9.49.20 PM.png
hamiltonvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@fairydream Các ảnh mây vệ tinh đấy có thể zoom được trong trang web đấy.
Cách phân biệt mây thì tôi dựa vào hướng dẫn từ trang web dưới đây:
https://cimss.ssec.wisc.edu/satmet/modules/4_clouds/clouds-1.html#tag
phanhienqt
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hamiltonvn Ở Đà Nẵng có CLB Thiên văn Đà Nẵng họ tổ chức quan sát thiên văn bằng kính viễn vọng phục vụ khách du lịch và cư dân địa phương. Sự kiện tổ chức 4 ngày liên tục từ 28/4 đến 1/5. Mọi báo cáo của họ đều đáng tin cậy với sự tham gia của hàng ngàn người ở Công viên Biển Đông.

Ảnh vệ tinh NOAA của bạn theo mình thấy chỉ chụp được độ phủ của mây từ vệ tinh, không cho thấy được độ cao của mây. Những chỗ màu trắng là 100% bị mây che phủ. Những nơi khác độ phủ mây dưới 100%.

Bạn khẳng định được từng loại mây trong ảnh vệ tinh NOAA, bạn có thể mô tả phương pháp được không?

Riêng mình thì mình không tin khả năng đánh giá độ cao mây chỉ dựa vào ảnh RGB này. Nói cách khác đó là điều không thể.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019