Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tìm ra cách khử muối mới, lọc nước biển thành nước uống quy mô lớn không gây hại cho môi trường

P.W
12/5/2019 16:59Phản hồi: 77
Tìm ra cách khử muối mới, lọc nước biển thành nước uống quy mô lớn không gây hại cho môi trường
Desalination (khử muối), về lý thuyết là một quá trình đầy hứa hẹn cho phép loại bỏ hết hàm lượng muối trong nước biển và biến nó trở nên an toàn hơn để con người và các loài động vật có thể uống được mà không gây nguy hiểm cho cơ thể. Không chỉ dừng lại ở đó, tạo ra được công nghệ khử muối hiệu quả cũng sẽ tạo ra được nguồn nước sạch dồi dào giữa lúc trái đất đang khan hiếm nguồn nước ngầm, và cùng lúc giải quyết được luôn vấn đề nước biển dâng lên xâm thực những vùng đất ven biển.

Tinhte_Nuoc1.jpg

Thế nhưng hãy bắt đầu với khái niệm brine. Nó là nước muối, nhưng không giống những loại nước muối bình thường. Một dạng brine rất quen thuộc chính là thứ nước được tạo ra từ quá trình ngâm những loại rau củ để làm dưa, như dưa cải ở Việt Nam, kimchi của Hàn Quốc hay sauerkraut của Đức chẳng hạn. Bản thân những cơ sở lọc nước khử muối hiện tại cũng tạo ra một loại brine công nghiệp với hàm lượng muối rất cao, đôi khi gấp 10 lần nước biển, và vô cùng độc hại với động vật. Hiện tại mỗi ngày các cơ sở lọc nước khử muối trên thế giới tạo ra 142 tỷ lít brine.

Nước muối cô đặc, sản phẩm thải sau quá trình khử muối trong nước biển chính là vấn đề khiến cho chúng ta chưa thể biến nguồn tài nguyên gần như vô tận này trở thành hữu ích. Nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cố gắng giải quyết vấn đề này, trong đó có cả khoa học gia huyền thoại, người đặt nền móng cho ngành khoa học máy tính hiện đại. Nhưng bây giờ, các nhà khoa học tại đại học Columbia đã tìm ra được một cách để khử muối cho chính nước muối cô đặc, và đặt tên nó là TSSE, tạm dịch là tách dung môi ở nhiệt độ thay đổi.


TSSE có thể khử muối trong những dung dịch brine có nồng độ muối cao gấp 7 lần so với nước biển. So sánh với những giải pháp hiện tại, con người mới chỉ khử muối được cho những loại brine có nồng độ muối cao gấp đôi nước biển mà thôi. Thay vì áp dụng những công nghệ hiện tại như thẩm thấu ngược hay chưng cất, TSSE sử dụng một loại dung môi đặc biệt để tách muối ra khỏi nước muối cô đặc, sau đó tách dung môi này và nước riêng rẽ.

Ngai Yin Yip, giáo sư ngành kỹ thuật môi trường ở đại học Columbia cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc tách dung môi sẽ là một cách tiếp cận tốt và rất khác biệt so với những phương pháp hiện tại. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy công nghệ TSSE có thể là một thứ thay đổi thế giới, vì nó hiệu quả, thực hiện được ở quy mô lớn, và có mô hình rất bền vững với môi trường.”

Tinhte_Nuoc2.jpg


TSSE không sử dụng biện pháp chưng cất như bình thường, đun sôi nước và chưng hơi nước hóa lỏng như anh em được học trong sách hóa cấp 3, nghĩa là không cần nguồn nhiệt để đun nóng nước. Chỉ cần nhiệt độ ở tầm 70 độ C là quá trình này có thể thực hiện được, và theo kết quả nghiên cứu của đại học Columbia, 98,4% lượng muối trong loại brine họ thử nghiệm bị loại bỏ hoàn toàn.

“Chúng tôi cho rằng TSSE có thể thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp nước sạch thế giới. Nó sẽ thay thế được cho những công nghệ chưng cất hay thẩm thấu đắt đỏ hiện tại và thậm chí hiệu quả hơn những phương pháp RO bây giờ, vốn không có hiệu quả với những loại brine có hàm lượng muối quá cao. Thậm chí phương pháp này còn giải quyết luôn được vấn đề chất thải ra ngoài môi trường, gây hại cho các sinh vật sống khác bên cạnh chúng ta, song hành với khả năng tạo ra nguồn nước sạch và an toàn hơn cho trái đất,” giáo sư Yip nhấn mạnh.

77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nguyenhuyluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thật là tuyệt vời. Mối lo lớn nhất của con người là thiếu nước ngọt giờ đã có hướng khắc phục rồi. Chỉ không biết đến bao giờ mới có thể áp dụng trên toàn thế giới. Đặc biệt là những nước khô cằn. Họ khổ quá.
@A.Q chính truyện Nếu nhìn vào bản đồ thì những nơi có ng sống chiếm diện tích rất bé, toàn kiểu mấy chục triệu ng dồn vào 1 tp, tạo thành chấm đen thật to, xung quanh đất đai bao la thì ko ai ở. Nếu quản lý tốt nguồn nứơc sạch và nạn chặt cây thì dân số tăng lên vẫn có thể giảm thiểu tác hại môi trường.
@cheetah_fast Hiện tại con người đang chú ý nhiều hơn vào bảo vệ môi trường cũng như bảo tồn sinh vật rồi. Với công nghệ này sẽ giúp ích được nhiều quốc gia đang gặp tình trạng thiếu nước
AyBee
TÍCH CỰC
5 năm
@nguyenminh56547 ko cải thiện là mấy, vì dân số vẫn gia tăng trên từng giây phút. Sức chịu đựng của tự nhiên là có hạn, chỉ có lòng tham của con người là vô hạn.
@nguyenminh56547 nhưng mà lợi ích cá nhân thì lòng tham ko ai bỏ được nên rất khó ví dụ treo biển cấm đổ rác thì cách đó 5m nó sẽ đổ đống rác to đùng con người chúng ta ít có được ý thức sống mà toàn ý thức ăn
Liệu có tin được không hay vẫn là vấn đề chém gió. Mình hy vọng là họ nói chuẩn và áp dụng đại trà được 😁
@vule123 Tin đc bạn à, nhưng áp dụng đc ra thực tế trên quy mô lớn thì còn khướt. Như mấy bài về công nghệ pin di động ấy, công bố nghiên cứu đc rồi ko thấy nhắc tới nữa
@haichin Do ko thể thương mại hóa thì ko nhắc lại dc. Muốn thương mại hóa phải cân bằng giữa giá thành - công nghệ. Pin trâu bò nghiên cứu dc rồi đó. Mắc quá bác dám bỏ tiền ra mua chỉ dc cục pin trâu ko?
Vmemory
CAO CẤP
5 năm
@beluxubu Công nghệ thì có vài cái, trước giờ vẫn thực hiện, nhưng nói chung là chi phí còn đắt đỏ thôi. Các phương pháp càng mới ra sau này cho chi phí rẻ hơn, đó mới là vấn đề của lọc nước biển
@vule123 việc nghiên cứu để lọc lấy nước ngọt để uống từ nước biển thì có rất nhiều. Nên không có gì phải nghi ngờ về nghiên cứu này cả.
Còn việc phát triển đại trà còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố.
Đặc biệt là nguồn vốn.
vậy làm thế nào để tạo ra nước nếu ta uống hết cmn lước trên trái đất lầy?
nguyenhuyluu
ĐẠI BÀNG
5 năm
@shinichi_11_11 3/4 bề mặt trái đất thôi bạn.
fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
@bienlyber ngày xưa uống nước mưa hay khoan giếng lên là uống được rồi bạn à, giếng khoan là nước ngầm đó bạn, nước biển hay nước lợ là nước ở mặt trên, còn nước ngầm nó ngấm qua mấy lớp đất thì sạch hết rồi, bởi thế các công trình lớn họ khoan nước ngầm rồi đổ sạn xuống để lọc nước . Nước bây giờ dơ vì ô nhiễm môi trường . Về việc nước ngọt trộn với nước biển thì thành nước chà 2 (nước lợ) nếu có tỷ lệ vẫn uống được như thường, nhà tôi vẫn dùng hệ thống âm hố bi nên nó chảy về lòng đất, chứ giờ ngta cho chảy thẳng ra cống âm đường vì sợ đầy hầm thì bảo sao nó không ra sông ra biển .
nhd1986
TÍCH CỰC
5 năm
@fdtre Bác cho hỏi ngu cái, hố bi là hố gì tui mới nghe qua lần đầu. Bên Nhật và Israel họ có chỗ trữ cả nước mưa để dùng dần, đó cũng là một cách để có nước ngọt. Bên mình để chảy xuống cống ra biển hết, phí quá.
fdtre
TÍCH CỰC
5 năm
@nhd1986 mấy cái hố ga thi công hầm cầu (ở mình gọi là hố bi) nước thải chảy xuống đó rồi nó rút xuống đất, lâu ngày đóng thành bợn nhiều thì cho hút hầm vệ sinh, tất cả nguồn nước thải ở nhà đều chảy về mấy cái hầm đó (cầu,tắm,bồn chén) . Mấy năm gần đây họ làm đường khu dân cư có các đường ống và các hố ga, ngta cho nước sinh hoạt chảy về điểm này vì sợ đầy hầm, hầm chỉ còn chứa đường thải của bồn cầu thôi .
kebono
TÍCH CỰC
5 năm
Tự nhiễn lại nghĩ đến cái clip làm kimchi của Hàn Quốc
Múc nước biển đổ vào thùng để ngâm dưa
Tự nhiên thấy ghê ghê
@kebono Thế có xem mâý clip làm thực phẩm bẩn tại VN chưa
kebono
TÍCH CỰC
5 năm
@shinichi_11_11 Xem rồi. Giờ đi ra ngoài bần cùng bất đắc dĩ mới phải ăn
@kebono Nước biển còn sạch chán
@nguyenminh56547 Biển VN thì phải nghĩ lại
@nguyenminh56547 Sạch so với cái gì vậy bạn? Nước cống à. Nước biển ở mấy cái chỗ bạn thò tay xuống múc đc thì cũng là chỗ cửa sông đổ ra, rồi rác rưởi con người xả xuống hay tàu thuyền đi qua lại xăng dầu chảy xuống, đấy là chưa kể chất thải từ các nhà máy
Quá tuyệt vời. Thế giới ko lo thiếu nước sạch dùng rồi
Binhckxdtl
TÍCH CỰC
5 năm
Nếu thành hiện thực, có lẽ sẽ là phát minh vĩ đại nhất thế kỉ này.
Chẳng cần phải nghiên cứu gì cả. Theo quá trình chọn lọc tự nhiên thì đến lúc nào đó con người sẽ uống được nước biển và phun ra muối thôi
Những phát minh lọc nước biển thì có rất nhiều từ Á đến Âu nhưng cho tới nay vẫn chưa thấy 1 phát minh nào được đưa ra rộng dãi. Vẫn mãi điệp khúc thiếu nguồn nước sạch !
Eti
ĐẠI BÀNG
5 năm
@trantrungtu Thiếu nguồn nước sạch ở các nước thế giới thứ 3 cho chuẩn. Nói đến đây thì lại nghĩ đến 007 - Quantum of Solace.
MrHải999
TÍCH CỰC
5 năm
@trantrungtu Phổ biến nhất là lọc RO nhé.Thuong dùng trong các nhà máy điện hay nhà máy cần nước sạch để sx.Tuy nhiên chi phí đắt
duy0699cat
ĐẠI BÀNG
5 năm
@trantrungtu ko rộng rãi vì đắt thôi, chứ dubai có mấy nhà máy lọc nước biển chà bá đó.
@trantrungtu Có y tưởng mà ko ai chi tiền thì lấy đâu ra mà rộng rãi
Cần quái gì lọc, hết nc ngọt con người uống nc mặn rồi cũng quen dần như nc ngọt thui 😁
HungAnh9
TÍCH CỰC
5 năm
@Khẩu trang xanh nghe mà muốn lên máu :D cao huyết áp ấy :p
duy0699cat
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Khẩu trang xanh cùng lắm tiến hoá thành như mấy con cá biển :v
caoanh666
ĐẠI BÀNG
5 năm
'dùng một loại dung môi đặc biệt để tách muối ra khỏi nước muối cô đặc, sau đó tách dung môi này và nước riêng rẽ'
có nghĩa là các nhà máy lọc nước muối khác lọc nước biển và thải ra nước muối cô đặc brine, rồi có một công ty khác dùng dung môi này lọc cái brine này thành nước ngọt lần 2.
Nghe rất hay, nh chưa biết cụ thể thời gian nào mới có thể triền khai quy mô lớn. Và giá thành giảm xuống mức người dân nghèo có thể tiếp cận?
Liệu có được như vậy ko.
alex.hn
CAO CẤP
5 năm
Tôi éo bao giờ tin vào những giải pháp mà người ta quảng cáo là "không-gây-hại-cho-môi-trường".
Các giải pháp về mặt khoa học về cơ bản là nó trái với quy luật của tự nhiên; Do vậy,nó có thể tăng hiệu quả/hiệu suất của một vấn đề cụ thể nào đó (ví dụ trong trường hợp này nó làm tăng hiệu quả của giải pháp khử muối lọc nước biển) chứ nó không thể giúp việc cải thiện môi trường. Môi trường tự nhiên có sự cân bằng động tự nhiên của nó - các biện pháp gọi là khoa học có vẻ như sẽ cải thiện được một mặt nào đó nhưng thực tế nó sẽ lại sinh ra các vấn đề mới cho tự nhiên.

VD: Năng lượng tái tạo được quảng cáo là thay thế cho năng lượng hoá thạch truyền thống nhất là về mặt môi trường,nhưng thực tế nó chỉ có thể giải quyết được các vấn đề về an toàn năng lượng mà thôi,còn vấn đề môi trường,nó lại sinh ra các loại rác thải mới còn khó xử lý gấp vạn lần so với sử dụng năng lượng hoá thạch.
@alex.hn Không tin nhưng sau này có thể bác vẫn phải dùng nó thôi. Trừ phi bản thân bác đưa ra được cách giải quyết vấn đề (ở đây là thiếu nước sạch) tốt hơn. Đứng trước hai con đường phải lựa chọn một, thì người ta sẽ chọn cái ít ảnh hưởng hơn. Và nếu không đủ sáng suốt hay can đảm để lựa chọn, sẽ có nhiều cái chết hơn mà họ phải chứng kiến, ví dụ như trẻ em nhiều nước châu Phi đang chết vì thiếu nước sạch chẳng hạn. Đấy cũng là sự "đau khổ" của các nhà khoa học và các nhà quản lý, vì họ luôn bị chửi mỗi khi đưa ra một giải pháp, và chửi rát nhất là những người thuộc "cộng đồng mạng", mặc dù họ không có giải pháp cụ thể nào được đưa ra, ngoại trừ... chửi. Cũng có nhiều người biểu tình phản đối khi một giải pháp (có ảnh hưởng nhưng ít ảnh hưởng hơn tới môi trường) nào đó của chính phủ được đưa ra, nhưng sau khi biểu tình thì lại thẳng tay quăng cốc trà sữa kèm ống hút và cả mớ túi nilon xuống vệ đường. Đấy là điều thực tế luôn xảy ra.
alex.hn
CAO CẤP
5 năm
@Black Mamba Bạn đang nhầm lẫn về mệnh đề mà mình đang tranh luận: Ở đây mình không phản đối việc khoa học đưa ra các giải pháp mới,mà mình chỉ phủ định cái yếu tố "không-gây-hại-cho-môi-trường" như họ quảng cáo thôi.
Đúng-bản chất của vấn đề là sự lựa chọn: Bạn chọn cách làm A thì có kết quả A', chọn cách làm B thì có kết quả B', và tất cả các lựa chọn đều không thể đảm bảo việc "không gây hại cho môi trường". Thế thôi bạn ạ.
Lọc nước cơ bản tạo ra brine (gây hại cho môi trường) còn cái kỹ thuật lọc mới này tách dd brine tạo ra nước sạch và dung môi. vậy cái dung môi tách ra này có gây hại cho môi trường ? trong bài viết chưa nhắc tới !!
@khanhpharm Dung môi lại được tái sử dụng mà
Vmemory
CAO CẤP
5 năm
@khanhpharm Cũng đang thắc mắc. Giả sử tách ra thì lượng muối dạng tinh thể kia xử lý như thế nào? Con người không thể tiêu thụ hết chúng được
Quan trọng là cần bao nhiêu năng lượng hay $ để lọc được một lít nước thì không thấy nói đến
Thật tuyệt vời
Tại sao động vật có dzú sống ở biển có thể uống nước mặn, tại sao động vật có dzú "lớn" đa số thích ngọt?!
Khoa học còn phải nghiên cứu lâu dài lắm 😃
Tin tuyệt vời hôm nay. Cảm ơn mod.
rayz
TÍCH CỰC
5 năm
tin tuyệt vời 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019