Một câu chuyện buồn ẩn chứa sau tấm ảnh "Rest And Then Come Rescue Me"

Xitin_hm
21/5/2019 8:15Phản hồi: 72
Một câu chuyện buồn ẩn chứa sau tấm ảnh "Rest And Then Come Rescue Me"
Một số sự kiện trong lịch sử đã nhắc nhở cho chúng ta nhớ, chúng ta chỉ là những "thân phận mỏng giòn" và hoàn toàn bất lực trước quyền lực mạnh mẽ của Mẹ thiên nhiên. Để tồn tại, chúng ta đã tìm nhiều cách để chế ngự một phần nào đó của thiên nhiên và thâm chí có thể ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, sau tất cả, dù chúng ta có những kỹ thuật khoa học tiến bộ thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn không thể chiến thắng thiên nhiên hoàn toàn được. Khoa học và công nghệ vẫn chưa thể tạo ra được một hệ thống hữu hiệu để dự đoán chính xác những trận động đất,nhằm giảm thiểu tổn thất và thương vong mặc dù trong một số trường hợp, các chuyên gia có thể biết trước một số thiên tai như bão, sóng thần và núi lửa phun trào... để cảnh báo trên phương tiên thông tin đại chúng. Điều tệ hại nhất khi những thiên tai xảy ra,chính là sự thờ ơ của chính quyền trong việc cảnh báo đại chúng, dẫn đến việc thiếu thông tin, sự liên kết làm hàng ngàn người bị thiệt mạng.

Chúng ta còn nhớ tấm ảnh chụp cô bé Omayra Sánchez 13 tuổi bị mắc kẹt trong vũng bùn ngập gần tới cổ ở Columbia vào năm 1985? Nhiếp ảnh gia người Pháp - Frank Fournier - đã chụp tấm ảnh này vào ngày 16/11 năm đó, 3 ngày sau khi thảm hoạ núi lửa đã tàn phá nhiều thị trấn, biến Armero - quê hương của Omayra Sanchez - thành một nghĩa địa khổng lồ. Trong những tháng cuối năm 1984, những cơn địa chấn gần Nevado del Ruiz - nơi có một ngọn núi lửa - ngày một nhiều hơn. Các chuyên gia lập tức bắt đầu nghiên cứu đến sự phun trào trở lại của ngọn núi lửa này. Đến tháng 09 năm sau, họ đã biết ngọn núi lửa đã "thức tỉnh" và đã vẽ ra tuyến đường và bản đồ để sơ tán dân chúng khỏi nơi nguy hiểm này. Tuy nhiên, chính phủ Colombia lúc ấy đang phải đương đầu với những khó khăn và việc núi lửa hoạt động trở lại không phải là mối ưu tiên hàng đầu của họ nên họ đã cản trở sự lan truyền của thông tin hữu ích này.

cover-tinhte-Omayra Sanchez.jpg

Tuy không được chính quyền quan tâm, nhưng các chuyên gia vẫn muốn làm một điều gì đó trước khi mọi việc đã quá muộn màng. Họ đã đăng bản đồ lên một tờ báo địa phương nhưng thật chẳng may mắn tí nào khi nó không có thông tin rõ ràng. Trên bản đồ, một số vùng có màu sắc khác biệt nhưng không được giải thích tại sao và các thang tỉ lệ không tương ứng với sự phân bổ của quốc gia nên tấm bản đồ trở nên vô dung và thâm chí không được đưa ra các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp. Lý do nào mà chỉnh quyền lại thờ ơ với những thông tin này? Đó chính là sự bất ổn về chính trị và xã hội. Ngày 06/11 nhóm quân du kích đã chiếm toà nhà quốc hội Bogota và một tuần sau - ngày 13/11 - ngọn núi lửa đã phun trào tàn phá nhiều khu vực.

Dung nham núi lửa phun trào hoà lẫn với khối băng khổng lồ và chảy với tốc độ cao về phía những con sông có thượng nguồn từ ngọn núi. Đất lở, bùn nhanh chóng bao phủ các thị trấn gần đó và Armero nhanh chóng bị chôn vùi. Sau khi dòng chảy bùn đất ngừng lại, thành phố có hàng ngàn người thiệt mạng dưới lớp bùn dày đặc. Người cha, dì và đứa em trai bé nhỏ của Omayra - cô bé trong tấm ảnh - là những nạn nhân xấu số trong thảm hoạ này. Khi những người hàng xóm, phóng viên truyền hình và lượng cứu hộ ít ỏi đến nơi Omayra mắc kẹt, họ cố gắng đưa cô bé lên nhưng từ phần cổ của cô bé trở xuống đã mắc kẹt trong bùn, đất đá và các vật thế khác. Một người kính cứu hoả đã xuống tìm hiểu xem có thể kéo cô bé lên được không và anh ta nhận ra rằng không thể làm được vì cô bé không chỉ bị kẹt bởi những tảng đá mà còn kẹt bởi những thi thể khác. Với vẻ mặt thanh thản và trưởng thành, Omayra chấp nhận đối mặt với số phận và bình thản nói rằng chắc chắn cô đang đứng trên thi thể người dì của mình.

69ff9b21-fab8-44b5-9a6a-e92dc71b7741-high.jpg

Họ cố gắng làm mọi cách để cứu cô bé và sự kiện này đã làm cả thế giới quan tâm. Việc kéo cô bé lên được thảo luận rất kỹ nhưng cuối cùng không thực hiện được. Nếu kéo cô bé quá mạnh sẽ làm tổn thương vĩnh viễn cột sống và đôi chân của cô bé. Mật độ của nước trộn lẫn với bùn khiến cho việc di chuyển các vật thể bên dưới gần như không thể. Vì vậy, họ yêu cầu một số thiết bị đặc biệt để hút tất cả nước từ vũng nước, lấy đá và các vật cản trở chân cô. Trong hơn 60 giờ cô bị mắc kẹt, cô đã chứng kiến chính xác những gì đang xảy ra với mình. Những phát biểu của cô bé làm mọi người đau lòng và chỉ muốn lao vào vũng nước và làm bất cứ điều gì để giúp cô bé. Một trong những khoảnh khắc xúc động nhất khi cố gắng giải cứu cô bé là khi cô bé yêu cầu nhân viên cứu hộ nghỉ ngơi một chút và bắt đầu tiếp tục công việc vào sáng hôm sau.

Omayra chỉ là một nạn nhân trong số 20.000 người chết ở Armero. Cô bé được xem là biểu tượng của sức mạnh, sự điềm tĩnh và thanh thản chống lại nghịch cảnh. Trường hợp của Omayra cũng nói lên sự thờ ơ của chính phủ. Họ hoàn toàn không quan tâm đến một thảm hoạ đã được báo trước đó 2 tháng. Và thảm hoạ này chính là một trong 4 thảm hoạ của có sức tàn phá nặng nề trong 500 năm qua.


Nguồn : culturacolectiva
72 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thế là có cứu được ko 😔
anhlt
CAO CẤP
5 năm
@bomduc quá đau lòng đọc về em bé này! em này bị kẹt và đội cứu hộ nhìn em ý chết từ từ!
dontask123
TÍCH CỰC
5 năm
@NamAnn Tại sao em bé gái ấy lại không thể qua khỏi nhỉ 😔((( Có thức ăn và nước uống hỗ trợ cho em mà, hay tại vì ngâm mình trong nước hơn 60 giờ? Chắc những nhân viên cứu hộ phải đau lòng lắm, khi chứng kiến thần chết đưa em đi xa dần ngay trước mắt mình mà không thể làm gì được.
NamAnn
TÍCH CỰC
5 năm
@dontask123 Ngâm mình trong nước quá lâu cơ thể sẽ bị mất nhiệt dần dẫn đến cái chết, ngoài ra da toàn thân sẽ bị phá hủy từ từ dẫn đến nhiễm trùng (bạn có thể nhìn tay em). Đồng thời tuần hoàn máu và thở cũng bị ảnh hưởng. Chưa kể là làn nước bùn đất và xác người rất ô nhiễm. Em đã cố gắng lắm và chắc đội cứu hộ cũng vô cùng đau lòng. Hy vọng em đến một nơi bình an và hạnh phúc.
@bomduc kg nha bạn , cô bé kiệt sức sau ba hay 4 ngày gì đó mình nhớ kg rỏ và ra đi
BongHoaSen
ĐẠI BÀNG
5 năm
Giải pháp cứu người thì có nhiều. Nhưng thời gian thì không có đủ để cứu người. Chúng ta chỉ có thể cảm thông và cảm ơn những người quyết tâm cứu cô bé và không từ bỏ.
Nếu mà chỉ xem bức ảnh và ko đọc bài viết - thì dễ hiểu lầm lắm.
Rốt cuộc vẫn ko cứu đc,
Tấm ảnh cho thấy sự bất lực của con người trước thiên nhiên vĩ đại
Và cũng cho thấy sự tàn bạo của thiên nhiên, thiết nghĩ con người nên cải tạo lại toàn diện trái đất này, dẹp bỏ hết tất cả những thứ thừa thãi
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
@king_of_mar1311 để triệu hồi thằng thanos ra đời thực búng tay 1 phát
@king_of_mar1311 bạn dùng từ tàn bạo với thiên nhiên có vẻ ko đúng đó =))
@king_of_mar1311 Đối với thiên nhiên con người là hạt cát, con người chỉ làm ảnh hưởng được đến 1 số sinh vật sống thôi.
@king_of_mar1311 các bạn cho hỏi 1 câu, bùn này nó cứng như bê tông r đúng ko, nếu mềm thì moi ra đưa ng lên đc chứ nhỉ
Tội nghiệp cô bé ...
Mod viết bài ko nói rõ kết cục là ko cứu được cô bé
chaobeyeu
TÍCH CỰC
5 năm
@buihai83 "1 trong 20000 nạn nhân "
@chaobeyeu viết thế là quá tối ý rồi bạn
@chaobeyeu Mới đọc 1 lần thì rất mông lung phải tự đi google mới biết chi tiết. Nói chung là buồn
@buihai83 >> "Omayra chỉ là một nạn nhân trong số 20.000 người chết ở Armero."
Thế là quá đủ ý rồi bạn, với nội dung trong đoạn trước thì mọi người sẽ nhìn ra kết cục. Người viết cố tình tránh viết thẳng ra đó bạn.
Fibbo
TÍCH CỰC
5 năm
@lazyboy76 Kết như vậy ko hay, không nhấn mạnh được sự ra đi của cô bé. Mình ko thấy có vấn đề gì phải tránh viết về cái chết của cô bé cả. Đoạn bạn trích chỉ nên để sau khi đã viết về cái chết đó, để bổ sung thông tin về sự thảm khốc của sự kiện thiên tai kia. Có thể viết như thế này " cô bé đã trút hơi thở cuối cùng sau ... giờ mắc kẹt trong bùn, mọi cố gắng giải thoát em đều vô ích và ... chỉ là một trong số 20000 nạn nhân thiệt mạng ở Armero "
Tóm lại còn chém gió trên này là vui rồi...nhiều lúc cv áp lực ghê gớm nhưng lên mạng đọc 1 -2 câu chuyện xong thì cảm giác mệt mỏi cũng tan biến
Một câu chuyện buồn.
minhieu89
TÍCH CỰC
5 năm
Đọc xong, thấy trong lòng u buồn vì những việc đã xảy ra !!!
Đọc nghe buồn ghê
Và cuối cùng cô gái đã chết
Booooozyer
TÍCH CỰC
5 năm
Nói thì lại bảo "cua gắt" nhưng cái trò bịt miệng truyền thông này quen lắm 😔
kebono
TÍCH CỰC
5 năm
@Booooozyer Sự thờ ơ của chính phủ
Khác gì dí b vào đầu dân đen đâu
@Booooozyer Vì đúng là bạn cua thật.
Bối cảnh đây: https://en.wikipedia.org/wiki/Palace_of_Justice_siege
1985 là thời gian diễn ra xung đột giữa nhóm vũ trang du kích "cánh tả", "Marxist" M-19 và quân đội chính phủ Colombia. 06/11/1985 chiếm giữ toà án tối cao, dự định đưa Tổng thống Colombia Belisario Bentancur ra xét xử, tuy nhiên mọi chuyện đã không diễn ra theo dự định của nhóm M-19.
13/11/1985, thảm hoạ trên diễn ra, trách nhiệm sơ tán thuộc về chính phủ Colombia.
Điều không ai mong muốn!
một câu chuyện buồn
Nhớ cái vụ 4 tỉnh miền trung bị chất thải huỷ hoại môi trường mà nó đền cho 500 triệu... cha con các vị liêm chính mừng húm.. haizzzz
:'( thiên nhiên thật khốc liệt, lại một chính quyền thối nát nữa.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019