Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Siêu dữ liệu (metadata) đang ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành âm nhạc

AudioPsycho
30/5/2019 8:56Phản hồi: 67
Siêu dữ liệu (metadata) đang ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành âm nhạc
Một người giấu tên trong ngành âm nhạc vừa đăng đàn cho hay rằng đa số các nhãn thu đều "nợ" các nghệ sỹ khá nhiều khoản tiền bản quyền mà có thể sẽ chẳng bao giờ có thể làm rõ ràng được. Điều này không có nghĩa là khoản nợ chỉ nằm trong 1 hay 2 bài hát mà nhiều khi lên đến gần cả trăm bài, trong khoảng thời gian kéo dài nhiều năm liền. Vấn đề này bắt nguồn từ chính cái gọi là siêu dữ liệu, hay còn được biết với cái tên metadata.

tinhte-music-metadata-1.JPG

Trong ngành nhạc, metadata nói chung là các thông tin bản quyền nghệ sỹ mà bạn thường thấy trên các dịch vụ stream như Spotify hay Apple Music, nó sẽ bao gồm cả những thông tin chi tiết khác như tên bài hát, nhạc sỹ sáng tác, nhà sản xuất, nhà phát hành, hãng thu, và nhiều nữa. Thông tin này cần và luôn phải được cập nhật trong dữ liệu chung của ngành âm nhạc để khi 1 tác phẩm được chơi, những người có liên quan sẽ được trả lợi nhuận. Tuy nhiên trong đa số trường hợp hiện nay thì không được như vậy.

Metadata có vẻ như rất đơn giản, và có phần nhàm chán, tuy nhiên nó lại là thứ cực kỳ quan trọng giúp các nghệ sỹ kiếm được tiền từ tác phẩm của mình. Đáng buồn là nó cũng là thứ bị xem nhẹ nhiều nhất, và mỗi giây phút chưa được sửa chữa, metadata càng làm mất đi nhiều tiền hơn mà đáng lẽ phải thuộc về những nghệ sỹ làm việc bằng mồ hôi và công sức của mình.

tinhte-music-metadata-2.JPG


Điều đầu tiên phải nhắc đến chính là tuy metadata rất rộng lớn và hầu như bao quát các thông tin cả lớn lẫn nhỏ về nghệ sỹ, nhưng lại không có tiêu chuẩn chính xác nào để khai thác và ứng dụng nó. Người ta đơn giản giống như chỉ "nghe miệng" và sử dụng các thông tin được cung cấp mà chẳng buồn kiểm tra tính xác thực của nó. Thông tin metadata của các tác phẩm cũng không được quy về 1 nguồn dữ liệu chung để đối chiếu chính xác hơn mà thay vào đó là lưu trữ trong nhiều nguồn dữ liệu nhỏ và mang tính chắp vá, cũng như không có cách nào để đối chiếu và tìm ra thông tin chính xác nhất.

Kết quả của việc này là khi bạn nhấn vào phần thông tin tác phẩm trên các dịch vụ stream, các thông tin được hiển thị thường là thiếu thốn và trong nhiều trường hợp, nó bị cố tình làm vậy để qua mặt nghệ sỹ và thu lợi bất chính. Tác phẩm càng được nghe nhiều, các fan càng nghĩ mình đang trả công cho nghệ sỹ mà họ yêu thích, nhưng thực tế không phải như vậy. Điều này càng nghiêm trọng hơn khi người nghệ sỹ không nhận lại được thù lao xứng đáng với công sức họ bỏ ra, khiến họ mất đi động lực làm việc và cho ra các tác phẩm mới 1 cách hời hợt, hay tệ hơn là dừng luôn hoạt động (thường với các nghệ sỹ indie).

Như nói trên, do không có tiêu chuẩn chính xác nào cả nên thông tin metadata có thể được thêm vào 1 cách thiếu thốn và "cho có" mà không cần quan tâm đến các hậu quả có thể xảy ra. Thông tin được ghi nhận bởi nhãn thu hầu như luôn khác với thông tin có trên các dịch vụ stream hay nguồn thông tin công cộng (các trang wikipedia chẳng hạn). Nhiều cơ sở dữ liệu cũng được lập trình rất thiếu thốn gây khó khăn cho việc khai thác thông tin. Ví dụ như nếu thông tin gởi đi là "có sử dụng phần mềm Pro Tools trong công đoạn mixing" nhưng cơ sở dữ liệu lưu trữ không có phần khai báo này thì nó cũng sẽ không được lưu lại, từ đó làm hao hụt khoản phí chia cho các bên liên quan. Đây là chưa kể đến thiết kế cơ sở dữ liệu của mỗi dịch vụ cung cấp cũng có các kiểu khai báo riêng, gây khó khăn khi khai báo các dữ liệu trùng lặp (cùng nghệ sỹ, cùng album, cùng nhãn phát hành...) Dễ thấy nhất chính là với các tác phẩm hát chung của nhiều nghệ sỹ luôn rất khó để tìm kiếm chính xác.

tinhte-music-metadata-3.JPG

Vấn đề tiếp theo là thông tin được cung cấp sớm nhất thường cũng có độ chính xác thấp nhất. Tác phẩm có thể được viết và sản xuất bởi hàng tá các nhạc sỹ, nhà soạn nhạc hay kỹ sư âm thanh, thậm chí cả nghệ sỹ hiện nay cũng tham gia viết nhạc và lời, và thế là thông tin điền vào sẽ dễ bị lẫn lộn. Thông tin cơ sở dữ liệu càng nhiều thì sẽ càng dễ thiếu sót. Nhiều cơ sở dữ liệu còn được lập trình giới hạn lượng ký tự cho mỗi hộp thông tin, từ đó càng gây ra nhiều thiếu sót hơn. Hoặc đôi khi việc "gộp" 2 cơ sở dữ liệu với nhau cũng có thể gây lỗi khó đoán trước.

Đối với trường hợp các bản "hit", việc cung cấp, lưu trữ và sử dụng thông tin cơ sở dữ liệu càng phức tạp và chi li hơn do chẳng ai muốn mất phần của mình. Từ năm 2016 trở đi, đa số những bản "hit" đều có sự tham gia của rất nhiều các nhạc sỹ trong công đoạn hòa âm phối khí, rồi đến các kỹ sư mixing và mastering, thậm chí còn qua nhiều công đoạn phát hành khác nhau. Điều này nghĩa là chỉ 1 sai sót nhỏ trong cơ sở dữ liệu cũng đủ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các bên liên quan, đa phần là mất luôn hay được chia cho các bên khác. Trong trường hợp này, nếu cơ sở dữ liệu không đồng bộ thì sẽ xảy ra tranh chấp pháp lý, và chẳng ai thu được xu nào vào túi mình.

Một quy trình lý tưởng là nghệ sỹ và nhãn thu sẽ làm nhạc 1 cách cẩn thận và thêm vào đầy đủ các thông tin pháp lý, sau đó mới phát hành tác phẩm. Tuy vậy trên thực tế thì tác phẩm sẽ được "đẩy" ra thị trường càng nhanh càng tốt để kiếm tiền, còn các thông tin cơ sở dữ liệu sẽ được thêm vào từ từ, nhiều trường hợp sẽ được sửa lại khi phát hiện có sai sót. Điều này nói chung không có gì sai, tuy nhiên về lâu dài sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành âm nhạc chung. Lấy lại từ dẫn chứng trên rằng cơ sở dữ liệu "sẽ được sửa lại khi phát hiện có sai sót", nhưng nếu không phát hiện thì sao?

Ngay cả trong trường hợp cơ sở dữ liệu đã được sửa lại cho đúng, phía nghệ sỹ vẫn chưa chắc có thể nhận được thù lao tương xứng với công sức họ bỏ ra. Lấy ví dụ do sai sót đối chiếu cơ sở dữ liệu, 1 nghệ sỹ không được trả các khoản liên quan trong 1 tác phẩm nào đó. Đến khi phát hiện ra sai sót này thì thời gian đã trôi qua quá lâu và chẳng ai quan tâm nữa, còn phía hãng thu thì không chấp nhận chi trả. Xong thì cũng "huề cả làng". Một trong những lý do khiến mọi chuyện ngày càng trở nên phức tạp chính là vì sự phát triển quá mạnh của ngành nhạc số. Theo đó, từ chỉ khoảng 100.000 album vật lý phát hành mỗi năm, hiện tại đang có hơn 25.000 bài hát nhạc số được tải lên các dịch vụ stream mỗi ngày, gây khó khăn cho việc cập nhật thông tin do lượng dữ liệu tải lên quá lớn. Các tác phẩm cũng có thể thu lợi nhuận từ nhiều cách khác nhau, hoàn toàn khác với cách tiêu thụ nhạc của vài thập kỷ trước. Mỗi bài hát có thể được sử dụng theo nhiều kiểu (remix, YouTube lyric video, YouTube fan cover, hát bằng ngôn ngữ khác...) và chúng đều tạo ra lợi nhuận, và phần lợi nhuận này sẽ cần được quản lý.

Quảng cáo



Trước đây đã có 1 số đơn vị cố gắng tìm cách thu gom cơ sở dữ liệu âm nhạc về 1 mối chung, tuy nhiên kết quả cuối cùng luôn là thất bại. Các lý do lớn nhất có thế nhắc đến gồm: sự phân chia phe cánh trong ngành âm nhạc, các khó khăn về bản quyền quốc tế, các bên không chịu cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, và khó khăn khi gây quỹ thực hiện. Ngoài ra còn có các trở ngại khác như rào cản ngôn ngữ, luật bản quyền khác nhau ở từng quốc gia cũng như các khác biệt về văn hóa.

Có nhiều giải pháp được nêu ra như hướng dẫn nghệ sỹ tự bảo vệ mình, bắt buộc các dịch vụ stream phải khai báo đầy đủ thông tin tác phẩm hay chứng thực nguồn thông tin đó, như vậy sẽ giúp nâng cao mối quan tâm về vấn nạn bản quyền hơn. Nhiều người còn tự hỏi rằng vì sao các nghệ sỹ hay nhà sản xuất không tự bảo vệ mình bằng cách ghi nhớ và lưu trữ phần bản quyền của mình trong tác phẩm, từ đó có thể đối chiếu khi cần thiết, thay cho sự tin tưởng tuyệt đối mà đôi khi có thể khiến "phản lưới nhà"? Thực tế thì khá nhiều nghệ sỹ không quan tâm, thậm chí không biết gì về metadata cả là đằng khác. Họ hầu như không biết nó có thể ảnh hưởng đến lợi ích của mình, cũng như nơi để có thể tìm kiếm và tham khảo hay theo dõi. Lấy ví dụ với TuneCore, từ 1 dịch vụ âm nhạc với phần tải lên không có chút metadata nào, hiện nay đã được nâng cấp chút đỉnh để người dùng có thể nhập vào các thông tin bản quyền cần thiết. Điều này nói chung không có gì quá ghê gớm, nhưng vẫn là 1 sự khởi đầu tốt.

Nhìn chung vẫn sẽ còn 1 con đường dài để có thể đi đến đích. Dữ liệu metadata có thể là 1 cái gì đó thật linh tinh và nhàm chán, tuy nhiên nó sẽ là căn cứ chính xác nhất giúp các nghệ sỹ thu được phần lợi nhuận mà họ đáng phải có được. Điều này không chỉ mang đến lợi ích gần cho các nghệ sỹ mà sẽ giúp ngành âm nhạc phát triển thêm nữa về lâu dài, xây dựng được 1 hệ thống bản quyền ngày càng ít "lỗi" hơn. Có thể đây chỉ là 1 giấc mơ, nhưng hãy hy vọng là đến 1 lúc nào đó nó sẽ trở thành hiện thực.

Nguồn theverge
67 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
Thị trường âm nhạc (í tôi chỉ nói đến khía cạnh kinh tế) vận hành theo cơ chế nôm na là "so bó đũa chọn cột cờ" để 1 số những nhạc sĩ, nhạc công, nhà soạn nhạc, ... sẽ giàu nứt đố đổ vách, phần còn lại vô tên tuổi thậm chí nghèo nàn hoặc đơn giản hoạt động vì tình iêu và nó có vẻ được cả làng âm nhạc chấp nhận, đôi lúc nó cũng bị khuấy động bởi 1 vài vụ việc và họ kéo nhau ra tòa. Nhưng sau những vụ này gần như không thay đổi gì và người ta (có lẽ) thích kéo.nhau ra tòa vì các vấn đề khác như tình dục hơn, những vụ này thường khiến các bên "nổi" hơn, chí ít như vậy nếu không phải tiền bạc.
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@mrqd Chuyện này cực kỳ dễ hiểu, chỉ cần một người hát hay có thể phục vụ tất cả vài tỷ người trên thế giới này, nên họ giàu cũng là dễ hiểu. Vậy, đâu cần nhiều người!

Nếu làm chuyên môn khác giỏi thường chi phục một nhóm người nhất định mà thôi.
BongHoaSen
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nãy thời sự còn nói nghe nhạc online làm biến đổi thời tiết cơ...
TranThuyAn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@BongHoaSen Đúng rồi ông ạ, mấy trung tâm dữ liệu đấy, dù nó không trực tiếp nhưng nó đang gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới môi trường ấy
siêu dữ liệu siêu tào lao
Học và làm ngành IT 25 năm rồi mà hôm nay mình mới biết “metadata” dịch ra tiếng Kinh là “siêu dữ liệu”. Thú vị phết
@duyvua Nó được dùng rộng rãi có lẽ là do các "siêu" giáo sư và tiến sĩ dốt cả tiếng Anh dịch ra và các học sinh lười biếng cũng không tranh luận và phản biện lại. Metadata như tôi đã nói ở phía trên nếu hiểu theo tiếng Việt phải là thông tin về dữ liệu hay thông tin mô tả dữ liệu cứ chẳng có cái gì là siêu ở đây cả.

Ngoài kiến thức học ở trường lớp, theo tôi ở Việt Nam ít ai dạy cho sinh viên và học sinh cách phản biện lại thầy cô giáo cả nên chính vì như vậy mới sinh ra hàng loạt các siêu giáo sư và tiến sĩ dỏm.
@Du Lịch Canberra Mình làm Director of Technology cho 1 cty ở Mỹ còn bị các thanh niên “siêu kiến thức” ở đây mắng là dạng “học lõm bõm” cơ mà, ấy là mấy bạn ấy còn chưa phải giáo sư tiến sỹ đấy 😃
duyvua
TÍCH CỰC
5 năm
@dac Mình mới tìm hiểu thêm một chút thì hiểu vì sao dịch thành siêu dữ liệu rồi. Vì Meta- trong từ điển nó còn có nghĩa là beyond hay từ điển tiếng Việt là "siêu". Chắc là dịch sát nghĩa thấy hay hay mà lại ngắn gọn nên dùng luôn 😁
@dac Hahaaa
Trên 1 khía cạnh nào đó thì là hiểu biết của chính các nghệ sĩ về thời đại nhạc số là chưa đủ, k biết bảo vệ quyền lợi bản thân thì chịu thôi.
Ngày trước mình có thói quen tải nhạc về là phải sửa lại cho đúng metadata của nó. Vì nhiều trang hay chèn tùm lum thông tin của trang đó vào, như "sonhai.info, gockhuat.com, chiasenhac.com"... Nếu ko sửa thì mỗi khi bật lên sẽ thấy mấy dòng này chạy ngứa mắt
htux
CAO CẤP
5 năm
@Scorpius DLord Mình đã tập thói quen này từ hồi 2007 rồi. Sau này bỏ vì mua nhạc thẳng trên itunes luôn
@Scorpius DLord Mình giống bạn
DJRapDance
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Scorpius DLord Mình cũng giống bạn nè, tải về là sửa lại ít nhất là thông tin ca sĩ, album, năm phát hành, thể loại (còn những thông tin khác biết thì thêm vào ko thì thôi), thậm chí còn chịu khó tải hình album cover nhét vào cho đẹp khi play nữa 😆). Nhớ mãi hồi đó nhạc offline gần 500 bài mới bắt đầu ngồi sửa lại hết, mất mấy ngày trời + hoa cả mắt. Sau này cho đến bây giờ thì mình toàn nghe qa app zingmp3 or nhaccuatui nên k qan tâm vấn đề này nữa rồi ^^
IQ52
TÍCH CỰC
5 năm
user phổ thông thường ít để ý, có tên bài hát, nghệ sĩ với cái cover hiện lên là đủ đáp ứng họ nên chắc bản thân bộ phận cập nhật metadata cũng ko mấy nghiêm túc.
chắc dân sưu tầm file thì try hard cái này hơn và thường là tự ngồi add thủ công 😁
HeckerNine
TÍCH CỰC
5 năm
Cái hồi còn download nhạc mình suốt ngày phải ngồi sửa tay lại metadata của bài hát khi download trên mấy trang của VN như zing hay nhaccuatui về, vì đơn giản là khi bật show lên cái player trông xấu xí lôm côm quá =)) Bao giờ nạp hết artwork, tên ca sỹ, album các kiểu thì mới an lòng
hugo1m8
CAO CẤP
5 năm
@Thắng PQ Giống mình, tải nhạc trên zingmp3 về, tên bài hát thì lúc có dấu lúc ko, chữ cái đầu toàn ghi hoa, nhìn khó chịu.
botayx
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Thắng PQ Ha haâ. Hồi ấy mình đã biết dùng app, như winamp hay jet audio gì không nhớ rõ nữa, xoá trắng hết ;)))
Hồi trước dùng Android còn chăm chút từng info, dùng mp3dit sửa từng người, từng track, từng album một.
Từ ngày nhảy sang iOS với nhạc stream là để phó mặc cho các cty cung cấp nhạc 😃
Hay nhỉ mình chỉ biết nghe thôi, nay tự nhiên Apple music bị kích hoạt và mất tiền :v
Nói chung phụ thuộc vào các cty trung gian như apple spotify thì chiuj thôi. K ai giám sát cả nó tự cho bài này view nghe bao lần nos trar cho tung do tien, nó kiểm soát hết ko có audit thì nó cho bao nhiêu cũng phải chịu =))) t mà là nhạc sĩ trên này chắc cũng tức lắm 😆
Ma thoi nhac nheo cung sap thoai trao roi nhac nheo j nua tam nay
Misha9x
TÍCH CỰC
5 năm
Mp3tag đã có mặt trên Microsoft Store nên bây giờ update tự động ko cần mở trình duyệt để update nữa
metadata của iTunes#Vietnam.src v.0.3.2 thì tải https://github.com/jonaaa20/itunes-web-sources
Chép file iTunes#Vietnam.src hoặc iTunes#United States of America.src vào C:\Users\ tên tài khoản \AppData\Local\Packages\35795FlorianHeidenreich.Mp3tag_rf0p6xgxmspcc\LocalCache\Roaming\Mp3tag\data\sources
Sau đó mở Mp3tag lên và quẩy.
https://www.microsoft.com/en-us/p/mp3tag/9nn77tcq1nc8#activetab=pivot:overviewtab
CVAK22
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Misha9x cách này ko dùng được nữa rồi 😔
Misha9x
TÍCH CỰC
5 năm
@CVAK22 mình vẫn đang dùng bình thường mà
CVAK22
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Misha9x mình dùng nó toàn báo ko tìm được thông tin thôi 😔
Misha9x
TÍCH CỰC
5 năm
@CVAK22 Bạn dùng bản v.0.3.2 nhé nó update từ năm ngoái.. Có 4 bản tất cả thì bản này mới nhất, mình mới update link hôm qua rồi.
ken0106
TÍCH CỰC
5 năm
Sao phải ráng dịch chi vậy?
Wiki hay một vài nơi dịch như vậy ko có nghĩa là nên dịch theo. Lạm dụng từ "siêu" thái quá.
Meta- có nghĩa là nguyên gốc, bản thể,...

Nên metadata là dữ liệu nguyên gốc, hoặc có thể dịch là thông tin phát hành (đối với âm nhạc). Mù quáng bắt chước đám dịch sai rồi ăn chửi theo :v
Từ hồi nghe bằng Spotify thì mình ít quan tâm đến cái này nữa vì cứ nghĩ là nó luôn đúng rồi, và nghe như vậy đã là ủng hộ hoàn toàn cho nghệ sỹ, ai dè ...
Không liên quan metadata nghe như cái tag meta ở đầu page html ý nhờ, trước có học code web nên để ý 😁
quotecailon
ĐẠI BÀNG
5 năm
"Siêu dữ liệu" nghe cứ như liên quan đến AI ML DL, super data, big data ý nhờ. 😆)))
theloi.cdmt
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài nào ko có data là cứ phải download mới thoả
image.jpg
Huân Huân
ĐẠI BÀNG
5 năm
Full metadata 😁 Untitled.png
ndohoa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Huân Huân Foobar phiên bản nào mà giao diện xịn xò, đẹp đẽ thế bác?
Huân Huân
ĐẠI BÀNG
5 năm
@nguyendohoa94 Skin ấy mà cái này nó tự tìm thông tin album thông tin ca sĩ trên last.fm... tự tìm lyric karaoke như zing mp3 ý vân vân và mây mây.
Nico8101
TÍCH CỰC
5 năm
@Huân Huân sao mình không tìn thấy chỗ skin nhỉ với cả làm sao để tự cập nhật thông tin album, chưa dùng foobar2000 không rõ toàn dùng music bee tự thêm thông tin
Huân Huân
ĐẠI BÀNG
5 năm
Untitled.png
@TwentyFifthBaam Meta dât bác phải tự edit bằng phần mềm tagscan hoặc bằng foobar luôn cũng được, nhạc em đa số tải về meta data nó đầy đủ hết rồi nên cứ thế mà phang thôi. còn tìm thông tin và lylic là như hình này, tìm lylic chỉ phù hợp với nhạc us uk hay gì đó thôi nhạc việt nam bác phải tự thêm lylic, có thể lên zing mp3 tải lylic của nó.

Skin như của em tên là:
Eole Foobar theme
bác có thể tìm trên github có cả hướng dẫn cài luôn.


ducminh2017
ĐẠI BÀNG
5 năm
theo mình, cái gì tiếng Việt chưa có, nhất là những thuật ngữ khoa học, không nên cố dịch làm gì cả, rất tối nghĩa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019