Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tóm tắt các định dạng file nhạc thông dụng, từ lossy đến lossless, Hi-Res ...

AudioPsycho
6/6/2019 16:12Phản hồi: 169
Tóm tắt các định dạng file nhạc thông dụng, từ lossy đến lossless, Hi-Res ...
Ok nay mình viết vài dòng về mấy cái định dạng nhạc, tóm tắt về định nghĩa của chúng. Nào là file MP3 chất lượng thấp (dao động từ 128kbps~320kbps), rồi thì AAC, hay đến các định dạng Hi-Res như WAV, FLAC, mỗi file nó sẽ có đặc tính riêng, hiểu sơ qua tính chất của chúng sẽ cho anh em cái nhìn tổng quan về bộ sưu tập nhạc của anh em.

tinhte-audio-format-1.jpg

Trước tiên chúng ta hãy cùng điểm qua các định dạng file nhạc thông dụng nhất hiện nay và những gì chúng có thể cung cấp cho bạn:

tinhte-audio-format-2.jpg

AAC: Đây không phải là định dạng Hi-Res, được phát triển bởi Apple và để thay thế cho MP3. AAC vẫn là nhạc nén và lossy nhưng sở hữu chất lượng tốt hơn chút đỉnh so với MP3, có thể được tải về từ iTunes hay stream qua Apple Music.


AIFF: Đây là định dạng Hi-Res cũng của Apple để thay thế cho WAV với điểm mạnh là có metadata chi tiết hơn. Nó không thông dụng cho lắm phần lớn là vì có kích thước file lớn.

DSD: Đây là định dạng Hi-Res 1-bit được dùng trong Super Audio-CD, sở hữu chất lượng 2.8MHz, 5.6MHz và 11.2MHz. Do chất lượng quá cao như vậy nên hiện tại nó không được sử dụng cho nhu cầu streaming.

FLAC: Đây là định dạng Hi-Res nhưng có kích thước file chỉ bằng 1 nửa so với WAV, và có thể lưu trữ metadata. Nó được cung cấp miễn phí và rất thông dụng trong giới audiophile để tải về và lưu trữ các album nhạc quý hiếm. Apple tuy nhiên không hỗ trợ FLAC.

MP3: Định dạng nhạc nén lossy cực kỳ thông dụng với kích thước file cực nhỏ, tuy nhiên cũng cho chất lượng âm thanh thấp nhất. Nó vẫn rất hiệu quả để lưu trữ nhạc trên các thiết bị di động hay máy nghe nhạc có bộ nhớ trong không cao.

MQA: Đây là định dạng Hi-Res được nén lossless để dành cho nhu cầu stream qua mạng. Tidal Masters hiện đang sử dụng định dạng này cho dịch vụ của mình.

OGG: OGG (hay Ogg Vorbis) cũng là định dạng lossy và cũng miễn phí, là thay thế tốt cho MP3 hay AAC. Nó hiện được sử dụng để stream 320kbps trên Spotify.

WAV: Định dạng Hi-Res thông dụng cho Audio-CD. Nó có chất lượng âm thanh cực tốt nhưng cũng có kích thước rất lớn. Điểm trừ là hỗ trợ metadata không tốt (không lưu và hiển thị được thông tin bài hát, album hay ảnh bìa).

WMA Lossless: Định dạng Hi-Res được giới thiệu bởi Microsoft, viết tắt từ Windows Media Audio. Hiện không ai sử dụng nó nữa và các smartphone hay tablet đời mới đang bắt đầu ngừng hỗ trợ nó.

Quảng cáo



Nhạc nén và không nén: Có gì khác nhau?

Nhạc nén nói chung là sẽ bị giảm chất lượng âm thanh, tuy nhiên còn tùy theo codec nén nhạc cũng như cách điều chỉnh các thông số khi nén. Nếu không có thuật toán nén nào được sử dụng, chất lượng âm thanh của bài nhạc sẽ đỡ mất, nhưng sẽ tốn nhiều dung lượng lưu trữ hơn, và ngược lại.

WAV, AIFF và FLAC


WAV và AIFF vẫn là định dạng không nén được nhiều người biết đến, phát triển dựa trên kỹ thuật PCM được dùng để lưu trữ trực tiếp thông tin nhạc mà không thay đổi gì. WAV và AIFF khác nhau có chăng chỉ là ở cấu trúc lưu trữ thông tin mà thôi, còn về công nghệ thì hầu như tương tự. Chúng có thể được dùng để lưu trữ nhạc với chất lượng CD và cao hơn.

Như nói trên, ưu điểm của AIFF là có thông tin metadata còn WAV thì không. Cả 2 định dạng này đều có kích thước file lớn và tốn nhiều dung lượng lưu trữ.

ALAC, FLAC và WMA

Quảng cáo



FLAC, hay Free Lossless Audio Codec, như tên gọi của nó là định dạng nhạc miễn phí và có chất lượng tốt, sở hữu kích thước chỉ bằng khoảng 1 nửa so với WAV hay AIFF. FLAC có thể cung cấp chất lượng lên đến 96kHz/32-bit, hơn cả CD.

ALAC cũng là định dạng lossless nhưng tương thích với thiết bị iOS và iTunes, đồng thời có kích thước lớn hơn FLAC chút đỉnh. WMA thì hiện không còn thông dụng nữa.

AAC và MP3

Có 1 điều chắc chắn là ai cũng biết đến MP3. Nó cực kỳ thông dụng và có mặt ở bất cứ đâu, và thường thì khi muốn tải nhạc người ta sẽ nghĩ đến nó đầu tiên. MP3 có chất lượng âm thanh từ thấp đến trung bình, tuy không quá quan trọng với người dùng tầm trung nhưng sẽ làm dân audiophile khó chịu. MP3 có kích thước lưu trữ chỉ bằng 1/10 so với file lossless chất lượng CD, đó là vì 1 số thông tin âm thanh sẽ được loại bỏ khi nén file thành MP3.

tinhte-audio-format-3.jpg

Bitrate của file MP3 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng âm thanh khi bạn nghe nhạc. MP3 128kbps sẽ có chất lượng thấp, mất đi nhiều chi tiết hơn so với MP3 320kbps. Nhìn chung MP3 chỉ phù hợp với trước đây do dung lượng lưu trữ của thiết bị chưa cao và còn đắt đỏ. Hiện nay ổ cứng hay thẻ nhớ đã rẻ hơn rất nhiều, đi kèm cùng các thiết bị di động đời mới có bộ nhớ trong cao hơn, khiến khái niệm "lưu trữ tiết kiệm" không còn là vấn đề đáng quan tâm quá nhiều nữa.

AAC (Advanced Audio Coding) cũng là định dạng lossy giống MP3 nhưng cho chất lượng âm thanh cao hơn 1 chút. Định dạng này được dùng cho các file tải về của iTunes, stream Apple Music (256kbps) và YouTube.

Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục sử dụng các định dạng lossy, cần hiểu rằng tuy bitrate càng cao sẽ cho chất lượng âm thanh càng tốt nhưng điều này còn phụ thuộc vào codec nén nhạc nữa. Ví dụ cùng ở 1 mức bitrate, MP3 sẽ cho chất lượng âm thanh thấp hơn 1 chút so với AAC hay OGG, đó là vì codec MP3 có hiệu năng nén không tốt bằng các codec còn lại.

Hi-Res Audio?


tinhte-audio-format-4.jpg

Không như định dạng hình ảnh HD Video với tiêu chuẩn giống nhau, Hi-Res Audio thật muôn hình vạn trạng. Để đơn giản hóa vấn đề này, Hi-Res Audio có thể được hiểu nôm na là các định dạng file có bitrate và bit-depth cao hơn CD, vốn chỉ dừng lại ở 44.1kHz/16-bit. Định dạng Hi-Res Audio thì có thể lên đến 96kHz/16-bit hay 192kHz/24-bit. Thông số này càng cao thì chất lượng nhạc mà bạn nghe được càng chi tiết và trung thực, bù lại dung lượng lưu trữ cũng tăng lên.

Hiện nay các hãng phần cứng đang ngày càng hỗ trợ chơi các định dạng Hi-Res nhiều hơn, dễ thấy nhất là trong những chiếc smartphone hay máy nghe nhạc đời mới.

Vậy định dạng nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn?


Định dạng nhạc mà bạn chọn sẽ cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như đòi hỏi chất lượng mà bạn đề ra. Lấy ví dụ với MP3 chẳng hạn, nó có thể được chép vào và nghe với bất cứ thiết bị nào. Bạn chỉ cần lưu ý rằng MP3 bị hạn chế về chất lượng âm thanh để bù lại cho dung lượng lưu trữ, nên là nếu ưu tiên nghe nhiều nhạc, bộ nhớ trong của điện thoại có hạn vì phải lưu phim, ảnh thì nên down mp3 nghe là khỏe nhất.

Bắt đầu làm quen và sử dụng các định dạng lossless như FLAC sẽ là 1 khởi đầu tốt để nâng cao trải nghiệm nghe nhạc cho bạn. Thuật toán nén file FLAC cân bằng tốt giữa mức nén và chất lượng âm thanh, giúp bạn nghe nhạc hay hơn mà không tốn quá nhiều dung lượng lưu trữ, ít ra là so với WAV hay IAFF.
169 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn bác. Bài viết khá chi tiết.
Bài hay mà chưa thấy lên trang chủ.
Rất bổ ích.
Tuy nhiên e vẫn chỉ đang dùng 128-320 thôi 😔
@seeseo69 Xin lỗi ông bạn là không thiếu nhạc chất lượng cao định dạng WAV trên trăm MB nhé, WAV nó còn nặng hơn FLAC mà cái link tôi đưa bên trên toàn FLAC trên trăm MB đấy
@princez Bác princez đã nghe jbl t290 cho e xin chút cảm nhận.
princez
CAO CẤP
4 năm
@kinhtesat Cái tai này nếu về mức giá thì khá là ổn đấy. Nhưng hơi thiên bass nhiều còn treble cũng gọi là tạm được. Mình mua về để nghe nhạc epic thì cảm giác các âm violin của nó chưa tái tạo đạt lắm. Nếu bạn sử dụng để nghe nhạc thiên bass thì ok 😃
@Cá Chép Vàng Trước em lưu hơn 500GB lossless trong laptop, đùng một cái hỏng ổ cứng 😔(
chikaro24
ĐẠI BÀNG
5 năm
Không thấy nhắc đến APE
jiancheng
ĐẠI BÀNG
5 năm
@chikaro24 Đúng rồi, APE nén ra dung lượng nhỏ hơn FLAC, cần thiết bị giải mã hoạt động công suất cao hơn, nhưng chất lượng thì vẫn bằng. Chắc mod kỳ thị =))))
trùm audio có khác
@vn_ninja Trùm audio mà viết sai lòi ra. AAC không phải được phát triển bởi APPLE - Haizz.
https://en.wikipedia.org/wiki/Advanced_Audio_Coding
Advanced Audio Coding - Wikipedia
en.wikipedia.org
Các kiểu định dạng nhạc làm đàn tai trâu cũng khó mà phân định được.
vnncp
ĐẠI BÀNG
5 năm
@blackervn Bạn nhầm đấy,bạn tải nhạc gì mà bạn cho là tốt hơn MP3 rồi cho vào máy nghe nhạc (Sony nw a55+tai nghe dunu 2002)còn mình tải nhạc MP3 về
2 đuôi nhạc cùng 1 bài hát—-> bạn phân biệt được bằng tai ko?
@vodich2895 Cũng có thể như bạn nói. Nhưng phải có quy trình nhất định. Cần cù bù thông minh.và kèm thêm đam mê nữa.
@blackervn Do họ nén âm thanh lại để tải lên ,tải xuống cho nhanh đường truyền và tất nhiên sẽ mất một số dữ liệu âm thanh ...v.v... Tiền nào của đó thôi. Nếu bạn muốn có bản gốc họ sẵn sàng đáp ứng cho bạn tuy nhiên bạn lại không chịu giá cao mà muốn đòi miễn phí cơ. Vậy đừng kêu ca chất lượng nhạc.
adaptor
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vnncp Tắt hết mấy cái dsp làm mầu của sony như audio+ trên máy đi. Đưa tôi phân biệt cho. Nếu tôi phân biệt được thì đưa cả bộ đây ^^
Các bạn 8x đời đầu còn nhớ Winamp, JetAudio không ?
@hvcong Haha đúng rồi bác 😁, đĩa nào mà WMP chê là Hero3000 chơi láng hết :D
sammyhuynhvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Penguin Pingu Ấn tượng nhất là jet audio.
@thienvk Giờ vẫn dùng jetAudio đây, công nhận nó đa năng thật.
@hvcong Ông thần đấy của Tàu, công nhận bá
Bài viết rất chi tiết, hiện tại mình vẫn thường dùng MP3 320kbps hoặc ALAC để nghe trên các thiết bị của apple
Công nhận có nhiều thông tin bổ ích ghê
Hiện tại vẫn thường nghe FLAC và WAV vài bài thì DSD trên con Onkyo
Bài viết rất hay
Nhân đây mình có 2 câu hỏi muốn nhờ mod @AudioPsycho giúp
1. Nhạc số để lưu trữ nghe qua DAC thì nên để định dạng nào? Wav, flac,... để vừa đảm bảo chất lượng âm thanh mà lại tiện trong việc quản lý, duyệt album, bài hát khi chơi nhạc
2. Để chỉnh sửa metadata của file nhạc đó thì nên dùng phần mềm nào?
Mod có thể trả lời giúp mình tại đây hoặc qua inbox
Cám ơn mod rất nhiều!
@kieu tuan nghia Flac có thể dùng mp3tag chỉnh sửa được.
@kieu tuan nghia DAC Android thì bạn có thể trữ nhạc = FLAC nén bản mới nhất hoặc Opus siêu nén nhé (chung họ hàng với FLAC luôn), Opus 128kbps-450kbps nghe éo khác gì FLAC cả 😁
@kieu tuan nghia DAC cao cấp thì bẫm nên dsd
Còn dac thường thì để flac
@kieu tuan nghia thanks các bác
M4a lossless của apple thấy cũng chuẩn
PhuHaMy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hybrid Gs m4a là lossy mà bạn
heliosy
TÍCH CỰC
5 năm
@Hybrid Gs M4a là lossy, alac mới là lossless
@andybi11111111 Sai nhé, M4A là MP4 container chỉ chứa audio thôi.
M4A Lossless = MP4 chứa ALAC. Còn M4A Lossy mới đúng là chứa AAC.
@andybi11111111 có 2 dạng mà lossless & lossy
boy37.nxc
ĐẠI BÀNG
5 năm
Iphone vẫn nghe được nhạc định dạng FLAC mà
@boy37.nxc Lấy máy android bấm link download về luôn, tool gì nữa 😁:D. Kéo thả vì file nằm trong pc
@hackieuhay Bác download nhạc ở website nào vậy nhỉ?
@boy37.nxc iOS thì xài app Muzik Box, vừa nghe được FLAC, vừa chép nhạc từ máy tính qua Wifi rất tiện không cần dây gì cả.
:3
upload_2019-6-16_21-57-49.png
heliosy
TÍCH CỰC
5 năm
@narutoxboy Phần mềm gì vậy b ? 😃
@heliosy Hình như là AIMP dùng skin thì phải, mình cũng đang xài thằng này từ trên android cho đến PC. Trải qua rất nhiều soft nghe nhạc, hiện tại mình rất ưng ý với em nó.
hanhvn68
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình tai trâu nên nghe cái nào cũng vậy 😁
pippi17
TÍCH CỰC
5 năm
Đang nghe FLAC.😃
vutuanbs
ĐẠI BÀNG
5 năm
Trùm Audio có khác, nhiều định dạng Audio quá nhỉ.

Có ai sắp xếp dùm thứ tự về chất lượng âm thanh của các loại định dạng file âm thanh từ thấp lên cao hoặc ngược lại không nhỉ ?
heliosy
TÍCH CỰC
5 năm
@vutuanbs Mp3 -> flac -> wav -> dsd, dsf
Mấy định dạng còn lại ko thông dụng lắm
vutuanbs
ĐẠI BÀNG
5 năm
@heliosy DSD, DSF thể hiện độ khủng ở:

DSD có 3 loại đó là DSD64 được lưu ở tần số 2,8Mhz,
DSD128 được lưu ở tần số 5,6Mhz và
DSD256 được lưu ở tần số 11,2Mhz.
Các chỉ số 64,128 và 256 là bội số của tần số mẫu 44,1kHz trên CD.
Cách tính các thông số DSD so với CD như sau:
DSD64= 2,8Mhz chính là tổng của CD 44,1kHz nhân với 64 lần...
DSD128=5,6 Mhz chính là tổng của CD 44,1 kHZ nhân với 128 lần...
DSD256=11,2mHz chính là tổng của CD 44,1 kHZ nhân với 256 lần...
Qua tham khảo các thông số giữa định dạng DSD và CD thì ta thấy ngay việc chơi file dữ liệu DSD hoàn toàn tiện lợi và cao hơn rất nhiều lần so với CD (Wav) ...
@vutuanbs DAC nó cũng max tiền vl
Chưa tính file DSD cũng ko nhiều
hcqhvn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vutuanbs Không hiểu bạn dùng "tổng" rồi đi "nhân" có dụng ý gì.
vutuanbs
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hcqhvn Trích dẫn từ báo mạng. Họ giải thích đó mà.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019