Tìm thấy lỗ hổng tồn tại suốt nhiều thập niên qua trên các tấm pin năng lượng mặt trời

MinhTriND
15/6/2019 8:16Phản hồi: 127
Tìm thấy lỗ hổng tồn tại suốt nhiều thập niên qua trên các tấm pin năng lượng mặt trời
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Manchester (Anh) dường như đã giải quyết được 1 lỗ hổng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của các tấm pin mặt trời. Đáng nói, lỗi này xuất hiện ở tất cả các tấm pin mặt trời trên toàn thế giới và nó tồn tại suốt 40 năm qua.

Chi phí đầu tư hợp lý và tương đối dồi dào khiến cho năng lượng mặt trời đến thời điểm này vẫn là một trong những nguồn năng lượng tái tạo phổ biến nhất. Tuy nhiên, đa phần các cell năng lượng chỉ đạt được mức hiệu suất khoảng 20%.

Giờ đây, 1 nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết họ đã giải quyết được 1 vấn đề cơ bản để nâng mức hiệu suất này lên. Suốt 4 thập kỷ qua, hơn 270 công trình nghiên cứu được thực hiện và đến nay thì đáp án của bài toán đã có.

pin_mat_troi_tinhte.jpg

Giờ chúng ta hãy thử tìm hiểu vấn đề ở đây là gì. Sau thời gian quan sát và đo đạc này kia thì các nhà khoa học nhận thấy sau khoảng vài giờ đầu tiên vận hành, hiệu suất thu năng lượng của các tấm pin giảm từ 20% xuống còn có 18%. Nghe có vẻ nhỏ bé nhưng nếu xét đến phạm vi lớn hơn, chênh lệch sẽ vô cùng khổng lồ.

Sau quá trình sử dụng các kỹ thuật liên quan đến ngành điện và cả quang học, các nhà nghiên cứu phát hiện một vấn đề nằm trong silicon thường dùng để sản xuất các tấm pin . Lỗi về mặt vật liệu khiến cho quá trình chuyển đổi từ quang năng sang điện năng bị cản trở, từ đó ảnh hưởng đến việc sản xuất điện của toàn bộ hệ thống.

Bởi tác động của môi trường và khiếm khuyết ngay trên bản thân tấm pin, chính vì lẽ đó, hiệu suất tổng thể bị hụt đi sau thời gian sử dụng. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiếp tục vấn đề này và một trong những việc họ đang ráo riết đó chính là đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề nêu trên.

127 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Co gu
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tính lắp đặt một hệ thống sử dụng cho nhà ở mà đọc bài này thấy hơi e ngại nhỉ
@anhvu999 Lạy hồn với thánh. Phát biểu một câu chất lừ. Hàng chục ngàn chuyên gia cả nội lẫn ngoại không thể tìm ra vị trí nào phát triển thêm cái nhà máy điện tầm 400MW từ năm 2010. Thánh đi tư vấn cho họ đi.
anhvu999
TÍCH CỰC
5 năm
@kythanh2002 Gánh nặng chi phí???? bao nhiêu nhà máy điện đòi bán điện cho ngành điện mà éo dc kìa
@anhvu999 Anh bạn chỉ biết chửi đổng mà thôi. Nếu bạn sản xuất 13cent/kWh mà kêu bạn bán 8 cent/kWh bạn có thể bán không? Và vì sao EVN không chấp nhận mua hơn 8cent? Vì giá điện do Chính Phủ quyết định nhé. Việc bán giá bao nhiêu, tăng giá bao nhiêu là do CP quyết hết.
Nói với bạn thêm mệt. Nói cái nọ lại xọ cái kia.
anh em lắp đặt năng lượng mặt trời đã hòa lưới điện chưa
@chaobeyeu
@chaobeyeu 200tr chắc lắ hệ 10kW à bác. Xài pin và inverter gì
@chaobeyeu 3 năm sau mới biết bác ơi, nhà nước khuyến khích làm thấy ổn ko???
@Nguyễn Thắng 89
Hungtvvt
TÍCH CỰC
5 năm
Vật liệu chưa tối ưu dẫn đến hiệu suất không cao. Phát hiện vô cùng "mới" luôn.
@kixx Cám ơn bác, nó theo hướng kiểu duy trì ánh sáng liên tục thì mình làm được, nhưng để một đêm tới sáng thì nó không quay lại hướng mặt trời.
@Cuộc sống tốt Cái đó do bác lâp trình thôi, đêm thì trả về nằm ngang. sáng là nó nhận đc nguồn as thì nó quay về đó.
@Cuộc sống tốt bool night;
int Light_sensor_pin 1;
void setup()
{
}
void loop()
{
if(analogRead(Light_Sensor_pin)==0
{
delay(5000) //đề phòng máy bay qua hoặc chim đậu
if (analogRead(Light_Sensor_pin)==0
{
night=true;
}
else
{
night=false;
}
if(night)
{
//PWM motor cho nó về gốc
}
Bác "nghiên cứu" cái gì vậy 😆)
để khớp với code (tránh gió tránh mưa,công tắc hành trình,IoT...) thì còn thêm vài hàm nữa, và cũng tuỳ loại cảm biến hướng sáng
cái bác nghiên cứu k ra lại là cái dễ nhất 😃)
binto1123
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cuộc sống tốt Ông cố tình lái sang chuyện khác trong khi thớt đang nói cái vấn đề vật liệu bấy lâu nay ai cũng biết mà cũng đẻ ra được bài báo với câu cú lủng củng và cực ít thông tin
bienlyber
TÍCH CỰC
5 năm
Đọc bài xong chẳng có xíu thông tin nào ngoài cái 2% hụt mất. 1 sao, bài viết giật tít câu view và tệ
tiennv25
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bienlyber Kiểu như ngồi hóng được ở đâu đấy rồi lên đây đăng cho có bài
ChipHero
TÍCH CỰC
5 năm
@bienlyber Chuẩn, đọc xong cái chả thấy cách giải quyết đâu
@bienlyber đồng ý kiến.
@bienlyber Ông ad này hôm trước còn có 1 bài "Người thông minh hay nói chuyện với chó mèo" cũng cẩu thả và dễ dãi không kém. Tệ
bigbangn91
TÍCH CỰC
5 năm
@bienlyber Sau 7 năm, các nhà khoa học đã tìm ra cách nâng hiệu suất từ 18% lên 20%. Để kỹ niệm, các nhà báo đã giật 1 cái tít cực kêu. Cơ mà cái tít này thấy ở mấy báo khác lâu rồi
kaiba4786
ĐẠI BÀNG
5 năm
đây là 1 bài viết xàm nhất mà ttớ đọc đc , nó như tin rác vậy
@kaiba4786 Bài đã ít thông tin mà câu cú còn lũng cũng , đọc xong mới hiểu được 50% ý chủ thớt.
Hao hụt 2% cũng to phết nhỉ
Atichu
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Bơm Lốp Tàu Hỏa Con số 2% bé nhỏ thật, nhưng khi mỗi tấm pin đều bị LID thì lượng năng lượng mất đi lớn vô cùng. Trên thực tế, ước tính số năng lượng mất đi do LID nhiều hơn cả tổng năng lượng 15 nhà máy hạt nhân tại Vương quốc Anh sản xuất ra. Phát hiện mới sẽ giúp ngành năng lượng toàn cầu lấy lại những gì đã mất.
Đọc trên GenK, Nguồn ScienceAlert.
@Bơm Lốp Tàu Hỏa 2% chắc do sai số máy đo thôi 😃
tuấn bon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hoang_HaoMinh @@ vãi cả sai số máy đo. Trong kỹ thuật người ta không làm thế :v
@Bơm Lốp Tàu Hỏa Tính theo lượng thu được thì tức là mất 10%
khi nào cái điện mặt trời này phổ thông thì tha hồ dùng máy lạnh chơi game 😁
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@supervisor 03m Chừng 30 năm nữa dầu mỏ hết. Chấc lúc dùng pin mặt cả
mrdrg10
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết không tới. Đọc ngỡ kênh 14.
MarMist
ĐẠI BÀNG
5 năm
1 bài viết vô cùng bổ ích mà nếu bạn bỏ qua thì cũng chẳng có vấn đề gì =))))
@MarMist Bởi vì nó bổ ích đến nỗi đọc kỹ vẫn chưa tìm thấy nó "bổ" được chỗ nào.
1 bài viết y hệt Mương 14 giật tít câu view
giật cái tít cho hoành cmn tráng vào =))))))))))) nể cha viết bài này thật =)))))))
Viết cả bài mà chả có cái méo gì tin tức, vậy mà cũng thành một bài báo trên trang tinhte được
Đọc xong chả biết lý do cụ thể của sự hao hụt là như thế nào.Lỗi vật liệu là lỗi gì? Cơ chế lỗi ra sao? Vì sao sau 1 thời gian ngắn thì hiệu suất tụt từ 20% xuống 18%? Một lỗi tồn tại 40 năm qua mà viết bài được nhiêu đó thôi ấy hả?
Cái này nên gọi là lỗi, chứ gọi là lỗ hổng thì nghe ko đc đúng nhỉ :/
VinaCaPhe
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thím này sắp thay thím Minh Đức rồi ak???
@VinaCaPhe 2 anh em đó :v
VinaCaPhe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@cuLong Cám ơn thím, để biết mà cho vào list, mấy bài sơ sài không mà toàn lên trang chủ.
Nhà mình gắn dc 3 tuần, tạo ra dc 1300 kwh rồi, trung bình ngày tạo từ 50-80kwh.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@blacksun2511 Vãi 15 kwp chắc phải 200 củ chứ ???
@Ngọc NC 200 củ à, cộng thêm hơn 100 củ nữa nhé 😆.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@blacksun2511 Thế thì bao giờ ms hoàn vốn đc. Suy cho cùng đầu tư đến cuối thì cũng phải hoàn tiền và đc lợi từ nó.
@khautrangdammau cỡ 700 củ, dự kiến mỗi tháng chừng 5500-7000 kwh, nhớ hình như công suất peak 46kwp thì phải. khi nào lắp 100% chạy sẽ cho xem thử
1.png
2.jpg
tuxedo198x
TÍCH CỰC
5 năm
Bao giờ sản xuất được năng lượng mặt trăng thì hãy đưa tin nhé
Đọc đến "đang tiếp tục nghiên cứu... " thì dẹp đi nhé
Himanxim
TÍCH CỰC
5 năm
bài viết giống như kiểu copy paste vào google dịch vậy. không đầu không đuôi, đọc xong cũng ko có j rõ ràng hết. vậy cũng đưa lên trang chủ đc.
@Himanxim Tinh tế tuyển mod như thế không đấy . Bài cẩu thả lấy tả phín lù từ nhiều nguồn rồi gú gồ dịch xong chả cần edit cứ thế đưa lên thôi . Không làm thế thì không phải là Tinh tế. Heheheheehh
@ ict
TÍCH CỰC
5 năm
Có bài viết nói một nhóm sinh viên Việt Nam nguyên cứu ở nước ngoài tìm ra cách tăng hiệu xuất của tấm pin mặt trời rồi mà.
tangocthien
ĐẠI BÀNG
5 năm
Dịch được nửa bài thì mệt quá đi ngủ ah mod? Ae vào link gốc trong bài để đọc bản đầy đủ nhé
Bài dịch 1 nửa cho có thế này thật là xúc phạm bạn đọc

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019