Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Chernobyl: Những “hạt sạn” khoa học của series được nhiều anh em khen ngợi

P.W
19/6/2019 15:7Phản hồi: 145
Chernobyl: Những “hạt sạn” khoa học của series được nhiều anh em khen ngợi
Giờ này mà review Chernobyl thì anh em sẽ ném gạch thay vì đồng tình, vì nó chiếu được cả tháng trời rồi, từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 là chiếu tập cuối. Chỉ 1 ngày sau khi công chiếu đủ 5 tập phim, Chernobyl của đạo diễn người Mỹ Craig Mazin và studio Sister Pictures đã trở thành TV series được chấm điểm cao nhất trên IMDb, vượt qua cả những series rất chất lượng khác như Band of Brothers, Breaking Bad hay Game of Thrones. Bản thân series drama này không phải phim tài liệu, vì thế có rất nhiều chi tiết được biên kịch kiêm đạo diễn Craig Mazin thêm mắm thêm muối, hoặc bỏ bớt đi để tập trung vào cốt truyện chính.

TInhte_Chernobyl1.jpg

Một phóng viên tờ The New York Times viết như thế này: “Điều đầu tiên phải hiểu về series Chernobyl của HBO, đó là rất nhiều chi tiết được nghĩ ra chứ không bám sát lịch sử. Nhưng quan trọng hơn là nó chẳng quan trọng.” Bất chấp việc kịch bản được thêm mắm muối như vậy, nó vẫn được khen ngợi vì bám sát lịch sử, mô tả hoàn hảo bầu không khí ngột ngạt, đáng sợ khi con người chạy đua với thời gian để ngăn chặn thảm họa cho toàn châu lục. Quan trọng nhất là, series này làm rõ được một vấn đề mấu chốt, Chernobyl trở thành một thảm họa tồi tệ vì những lời dối trá và giấu diếm sự thật chứ không phải vì năng lượng hạt nhân là thứ đáng sợ.

Tinhte_Chernobyl2.jpg

Bản thân đạo diễn Craig Mazin cũng nói như thế này, Chernobyl không phải là series phim dùng để cảnh báo loài người về sự nguy hiểm của năng lượng nguyên tử, mà bài học là dối trá, cao ngạo và cố ém nhẹm thông tin là thứ nguy hiểm nhất.


Thế nhưng, trong khi vẽ nên một câu chuyện mang tính tự sự, kể lại chính xác những gì đã xảy ra, Chernobyl vẫn khiến hàng triệu người hoảng loạn vì khả năng tàn phá cơ thể con người của phóng xạ sử dụng trong các thanh nhiên liệu ở các nhà máy điện hạt nhân. Thứ ám ảnh người xem nhất có lẽ chính là cơ thể biến dạng đến không thể nhận ra được của những người lính cứu hỏa, của những nhân viên nhà máy điện chưa tử vong luôn khi vụ nổ xảy ra. Một phóng viên của Vanity Fair viết rằng, “hai tuần sau khi xem xong, tôi vẫn không thể ngừng bị nó ám ảnh. Thứ ở lại trong đầu tôi đậm nét nhất chính là những người đáng thương bị phóng xạ tàn phá cơ thể, từng tế bào bị hủy hoại một cách đau đớn.”

Tinhte_Chernobyl3.jpg


Có lẽ, nhân vật được phát triển hoàn thiện nhất toàn bộ series hoàn toàn không phải những con người, như gã quản lý Anatoly Dyatlov, khoa học gia Valery Legasov hay phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô Boris Shcherbina. Thay vào đó, phóng xạ hạt nhân mới là thứ được Craig Mazin biên kịch để có sự phát triển hoàn thiện đến đáng sợ. Trong vòng 5 tập phim 1 tiếng đồng hồ, bản chất, khả năng của phóng xạ được lôi ra cân đong đo đếm bằng cả từ ngữ từ những khoa học gia lẫn hình ảnh những nạn nhân xấu số. Nó trở thành con quỷ vô hình ai cũng hoảng sợ. Mọi người vô tình quên rằng, chính sai lầm của con người đã dẫn tới thảm họa thương tâm này.

Vậy, trên phương diện khoa học, Chernobyl có những điểm nào chưa đúng?


Trong một cuộc phỏng vấn khi Chernobyl được công chiếu, đạo diễn Craig Mazin nói rằng, miniseries của ông sẽ bám sát thực tế nhất. “Tôi muốn mọi thứ bớt kịch tính hơn, và không muốn kể một câu chuyện bằng cảm xúc.” Thực tế thì, ngay tập phim đầu tiên, Chernobyl đã bước qua lằn ranh này, đánh thẳng vào cảm xúc của người xem rồi. Cuối tập 2, ba nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã có một hành động anh hùng, tình nguyện bước vào căn hầm để xả hết nước nhiễm phóng xạ ứ đọng bên trong, sau khi Shcherbina thuyết phục họ. Kỳ thực, ba người đàn ông này là nhân sự của nhà máy điện đang trong ca trực khi người Ukraine bắt đầu chiến dịch ngăn chặn những thanh niên liệu nóng chảy gây ra vụ nổ nghiêm trọng nếu nhiên liệu hạt nhân đục thủng sàn và chạm vào nước. Họ đơn giản chỉ nhận được một cú điện thoại ra lệnh phải xuống dưới hầm và mở van thoát nước.

Tinhte_Chernobyl4.jpg

Một đoạn khác, chiếc trực thăng chở cát và Boron dập tắt đám cháy trong lò phản ứng bị rơi khi bay trực tiếp qua lò phản ứng. Đây cũng là chém gió. Đúng là có một vụ rơi trực thăng ở nhà máy Chernobyl, nhưng nó xảy ra 6 tháng sau khi vụ nổ xảy ra, và chiếc trực thăng đó rơi vì cánh quạt va phải dây xích của một cần cẩu gần đó, không có gì liên quan đến phóng xạ cả.

Nhưng trên hết, có lẽ thứ Chernobyl mô tả sai lầm nhất chính là cái cách mà nó tả lại tác động đối với con người của phóng xạ. Phóng xạ một khi đã thâm nhập cơ thể con người hoàn toàn không “lây lan” như virus, như bộ phim mô tả. Một khi quần áo của người lính cứu hóa ở Chernobyl được cởi bỏ, và họ được tắm rửa sạch sẽ nhiều lần, toàn bộ phóng xạ đều đã nằm lại bên trong cơ thể và gây hại cho chính cơ thể đó, chứ không thể lây truyền cho người bên cạnh như bệnh truyền nhiễm được.

Quảng cáo


Tinhte_Chernobyl5.jpg

Việc những nạn nhân của thảm họa Chernobyl được đặt nằm trên giường, xung quanh là lớp rèm nhựa không phải để bảo vệ người khác và các bác sỹ chăm sóc cho họ, mà để bảo vệ chính các bệnh nhân này. Hội chứng Nhiễm xạ Cấp tính (ARS) khiến tế bào dần bị phá hủy hoàn toàn, và vì thế hệ miễn dịch của họ gần như sẽ không còn hoạt động, vì thế phải có lớp rèm để bảo vệ họ trước những mầm bệnh truyền nhiễm khác.

Đứa con trong bụng cô vợ nhà Ignatenko mất vài tiếng sau khi chào đời. Đó là chuyện có thật, thế nhưng cô bé xấu số mất vì nhiễm phóng xạ trong bụng mẹ, chứ không phải “hấp thụ phóng xạ từ người bố lúc hai bố mẹ ngồi cạnh nhau”. Lý do này nghe rất trẻ con, phản khoa học và khó tin, vậy mà cũng đưa vào phim để đánh vào cảm xúc người xem.

Thêm vào đó, những y sĩ cởi đồ bảo hộ của những lính cứu hỏa bị ARS nhập viện, ngay lập tức tay họ bị bỏng phóng xạ đỏ ửng, nhưng ngoài đời, phóng xạ không hoạt động như vậy, không giống một dạng chất độc chạm vào là cơ thể bị ảnh hưởng ngay lập tức.

Tinhte_Chernobyl6.jpg

Bản thân những cuộc nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra gần Chernobyl gần như không có những vấn đề bất thường đáng quan ngại do tác động của phóng xạ cả. Trong khi đó, phải kể tới việc bên cạnh những nạn nhân có mặt tại Chernobyl giây phút lò phản ứng số 4 phát nổ, có tới 20 nghìn ca ung thư tuyến giáp ở trẻ dưới 18 tuổi trong khoảng vài năm kể từ khi thảm họa xảy ra. Tuy nhiên Liên Hợp Quốc công bố vào năm 2017, chỉ có khoảng 5.000 ca ung thư tuyến giáp là hệ quả trực tiếp từ phóng xạ phát ra ở Chernobyl.

Quảng cáo


Ở cuối tập 5, có thông tin “tỷ lệ ung thư ở Ukraine và Belarus tăng vọt sau thảm họa Chernobyl”. Điều này hoàn toàn không chính xác. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cư dân 2 quốc gia này chỉ phải hứng chịu lượng phóng xạ “cao hơn một chút so với phóng xạ tự nhiên hàng ngày họ phải chịu”, và ước tính chỉ có 0,6% tổng số ca tử vong do ung thư là do phóng xạ Chernobyl, còn lại đều là vì những lý do khác.

TInhte_Chernobyl7.jpg

Thêm nữa, “Cây cầu Chết”, nơi cư dân Prypyat đứng nhìn đám cháy ở nhà máy điện Chernobyl cũng không có thật, hoặc chẳng có bằng chứng nào chứng minh những người đứng ở đó rạng sáng ngày 26/04/1986 đều thiệt mạng hết cả. Chernobyl khiến anh em lầm tưởng, ai mắc ARS cũng sẽ tử vong, mà kỳ thực khoảng 80% những người bị phóng xạ tác động vào cơ thể dẫn đến việc bị ARS đều được cứu sống.

Câu hỏi đặt ra là, Chernobyl đạt điểm cao nhờ những chi tiết hư cấu?


Đúng là, bản thân Chernobyl mô tả những sự dối trá và cố gắng che đậy sự thật khi giải quyết thảm họa, thế nhưng bản thân nó ăn điểm trong mắt người xem chính vì những chi tiết hư cấu mà mình gõ ra trên đây, vậy liệu nó có còn chính xác về mặt tự sự hay không? Mình vẫn nghĩ nó là một series xuất sắc, nhưng về mặt chính xác của lịch sử thì, không hẳn.

Chernobyl thực sự mô tả sai năng lượng hạt nhân và phóng xạ ở mức cơ bản. Nhân vật Legasov trong phim nói rằng, phóng xạ “giống như một viên đạn”, và so sánh lò phản ứng số 4 với 3 nghìn tỷ viên đạn trong bầu không khí, nguồn nước và thức ăn, và sẽ không ngừng gây hại trong vòng 50 nghìn năm. Tuy nhiên, phóng xạ hoàn toàn không vận hành như thế. Nếu phóng xạ cứ bay như những viên đạn, sẽ chẳng ai tiếp xúc với phóng xạ còn sống sót cả. Những kiến thức vật lý hạt nhân ở trường cấp 3 về neutron, hạt alpha, beta và bức xạ gamma bị vứt bỏ hết trong phim để cho… đơn giản và cùng lúc khiến phóng xạ trở nên đáng sợ.

Tinhte_Chernobyl8.jpg

Nhân vật Legasov cũng nói như thế này: “Lò phản ứng số 4 của Chernobyl giống như một quả bom nguyên tử, phát ra bức xạ hạt nhân hàng giờ liền, và sẽ không dừng lại cho tới khi cả châu lục chết hết.” Chernobyl cấy vào đầu người xem nỗi sợ hãi về ngày tận thế, giống như tất cả những phim và game nói về vũ khí hạt nhân trong 60 năm qua mô tả. Nó, trong mắt mình, hơi phản khoa học.

Thực tế, Chernobyl là bằng chứng rõ ràng nhất cho hai việc. Một, nếu làm sai một cách quan liêu, hậu quả sẽ khôn lường. Nhưng cùng lúc, thảm họa ở lò phản ứng số 4 cũng chứng minh rằng năng lượng nguyên tử là một trong những cách an toàn nhất để sản xuất điện. Ngay cả thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử hạt nhân của nhân loại, bên cạnh thảm họa Fukushima, cũng chỉ có một lượng nhỏ phóng xạ thoát ra và gây hại những vùng lân cận, và thương vong rất thấp so với những thảm họa thủy điện hay nhiệt điện khác.

Tinhte_Chernobyl9.jpg

So sánh trực tiếp với thảm họa vỡ đập thủy điện Bản Kiều ở Trung Quốc năm 1975, 171 nghìn người thiệt mạng. Con số này ở Chernobyl là 31 đến 54 người bị mắc ARS, hệ quả trực tiếp khi tiếp xúc với phóng xạ ở lò phản ứng số 4. Những con số hàng chục, hàng trăm nghìn người chết vì ảnh hưởng của thảm họa Chernobyl đều từ những nguồn không chính xác, và đều không được WHO công nhận.

TÍnh đến giờ, những nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đều khiến lượng khí thải nhà kinh do hoạt động nhà máy nhiệt điện giảm đáng kể do thay thế được nhiệt điện, và theo thống kê, điện hạt nhân đã cứu sống khoảng 1,84 triệu mạng người khỏi những căn bệnh do khí thải nhiên liệu hóa thạch gây ra, số liệu do hai nhà khoa học James Hansen và Pushker Kharecha tại phòng nghiên cứu Goddard trực thuộc NASA công bố.

Tinhte_Chernobyl10.jpg

Thay vì giúp người xem hiểu được bản chất khoa học, vì sao một thứ nguy hiểm như nguyên liệu phóng xạ lại có thể tạo ra năng lượng phục vụ cuộc sống con người hàng ngày, cùng lúc giảm lượng khí thải gây hại cho môi trường, thì bộ phim của người Anh và Mỹ lại đánh vào cảm xúc và sự sợ hãi của người xem theo cách không khoa học một chút nào.

Theo Forbes
145 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thulinhso_1
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết mang tính chủ quan của cá nhân tác giả là nhiều, cứ vào wiki đọc là sẽ thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của thảm hoạ này với môi trường là ntn 😃
cavaldryg
TÍCH CỰC
5 năm
@Đỗ Công Nhậm Vậy vào wiki sửa thử đi 😃, hay chỉ biết hùa theo câu đó
riruan
TÍCH CỰC
5 năm
Người dịch nên có câu chốt cuối mang hàm ý bài viết hoàn toàn là ý kiến và tìm hiểu riêng của người viết bài này, cụ thể là Michael Shellenberger - Cộng tác viên cho tạp chí Fobes.
vn_soft
CAO CẤP
5 năm
@thulinhso_1 Ông mod nói film sai khoa học mà chă đưa được dẫn chứng. Bài này là dịch từ forbes hay là viết xaolin
pomme_bleu
TÍCH CỰC
5 năm
@thulinhso_1 Chắc tác giả bài viét đã đc du học bên Liên Xô chăng???
.hacken.
ĐẠI BÀNG
5 năm
Phim Mỹ nói về Nga thì đương nhiên là phải có cái nói quá lên, nhưng có một cái tác giả nói chưa đúng là phóng xạ có tán xạ ra nhé, những người bị nhiễm phóng xạ không nói đâu xa chính là những người điều trị ung thư, trong những người này sẽ bị nhiễm xạ và tán xạ ra môi trường tuy nhiên không gây nguy hiểm cho những người khác, những ai học hàng hóa nguy hiểm sẽ biết về hàng hóa nguy hiểm loại 7 là chất phóng xạ, khi vận chuyển để trong những hộp thiết kế đặc biệt để hạn chế tán xạ ra ngoài, sau đó mới được để trong những hộp carton công nghiệp chuyên dụng có mác hàng nguy hiểm loại 7, các hộp này cứng cáp nên nhiều người thấy tốt lại dùng đựng quần áo, xong nếu đi máy bay ký gửi sẽ biết là phần lớn các loại hàng hóa nguy hiểm khác chỉ cần bóc nhãn thì vẫn dùng thùng đấy được nếu không có hàng nguy hiểm bên trong, duy chỉ có loại 7 bị cấm, phải bỏ thùng đi vì khi đựng chất phóng xạ nó có nguy cơ bị nhiễm xạ và dù không còn đựng chất phóng xạ nữa nó vẫn có thể tán xạ ra môi trường, có thể độ nhiễm và tán xạ nhiều hay ít tuy nhiên bị cấm vì không thể đo được mức phóng xạ và ảnh hưởng đến con người và thiết bị khác ra sao
@empty77 chỉ có alpha và beta là bức xạ hạt thôi, Gamma là bức xạ điện từ mà. đừng nhầm lẫn nhé
empty77
TÍCH CỰC
5 năm
@chàng trai cô đơn 95 Hi hi. Bạn search hạt gamma xem ra hok.. Ở bước sóng siêu ngắn thì bức xạ điện từ hành xử như hạt nhiều hơn là sóng.
@empty77 bản chất nó có TÍNH CHẤT hạt chứ không phải hạt bạn à. Hạt alpha là hạt nhân Heli còn beta là electron
empty77
TÍCH CỰC
5 năm
@chàng trai cô đơn 95 Kể cả vật chất thì cũng có lưỡng tính sóng hạt nhé.
xuboom2002
ĐẠI BÀNG
5 năm
Phim này hay mà
@xuboom2002 Phim này đúng là hay mà
xuboom2002
ĐẠI BÀNG
5 năm
@P.W Ý kiến cá nhân thôi bạn chứ ko liên quan j tới bài post đâu
Đây là bài học lớn của nhân loại và fukushima là một bài học khi ít thuộc bài
minhduchp
ĐẠI BÀNG
5 năm
@annaphuong Fukushima là do Động Đất bất khả kháng, bảo Trái Đất thuộc bài ah?
QuangTKHD
ĐẠI BÀNG
5 năm
@minhduchp Và bây giờ Nhật nó dang sửa chữa và tái khởi động lại nhà máy.
mazechan
TÍCH CỰC
5 năm
@annaphuong Bạn nên tập dùng google nhiều hơn chút thì tốt cho bạn hơn.
supers
ĐẠI BÀNG
5 năm
@minhduchp tất nhiên chẳng ai đi xây nhà máy điện nguyên tử lại còn thế hệ cũ ở cái vùng đất đã từng xảy ra động đất và sóng thần cả......
Mình nhớ phim này còn có phiên bản phim lẻ. 1 nhóm thanh thiếu niên đến chơi xảy ra thảm họa để tham quan, như kiểu đi chơi. Họ cố tình phớt lờ bản cảnh bảo cấm vào. Đến chiều muộn họ bị 1 nhóm thay ma tấn công, và họ bỏ chạy, rồi từng người chết đi. Đến cuối phim, 2 người đc 1 nhóm quân đội cứu và đem tới bv gần đó.

Có cái mình không hiểu là các bác sĩ ở đó có nói câu đại loại là: cô ta đã nhìn thấy họ, không thể để cô ta đi. Rồi dẫn dụ cô ta tới căn phòng tối om, nhốt vào. Cô ta không biết có gì trong đó nhưng sau đó bị zombie nhốt trong đó tấn công và hết phim ;))

Chả hiểu là sao.
marilonluu
TÍCH CỰC
5 năm
@Phương.Nam kiểu như chính quyền dùng chernobyl làm bình phong che đậy nơi tiến hành thí nghiệm biến đổi gen này nọ trên người thôi
Greycloud
TÍCH CỰC
5 năm
@Phương.Nam Khúc cuối là cô này bị rơi vào một phòng phóng xạ rất cao, da thịt rã ra từng mảng...vậy thôi.
@marilonluu Chính xác luôn.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
5 năm
@Phương.Nam Đấy là những người bị nhiễm xạ, biến đổi, chính phủ nhốt lại để nghiên cứu, một số thoát ra. Có điều hơi vô lý là nhốt phải chỗ nào kín, rào chắc, trong phim là sân vận động.
vận hành nhà máy chỉ có 1 (vài) ông được đào tạo bài bản, còn lại toàn là kỹ sư nhà máy nhiệt điện chuyển qua/ biết vận hành máy móc là chủ yếu, còn nguyên lý động học lò thì không có kiến thức.
@zozolozozove Bác được đào tạo về hạt nhân ? Mọi thứ không đơn giản như bác nghĩ. Bảng điều khiển có hàn ngàn cái nút, bác chỉ cần bấm nhầm một cái là có chuyện lớn. Một trường đại học đào tạo về hạt nhân thì họ sẽ đào tạo tất tần tật từ lò cho đến turbin. May ra các công trình phụ trợ quanh nhà máy: lọc nước, hóa học, bla bla may ra còn sử dụng dân ngoại đạo.
20190516_150232.jpg
BinBad
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dktran01 Thiệt tình 2 bác trên kia có được đào tạo điện hạt nhân không, nhưng mình rất ghét kiểu nói “ giống nhau, học cái này thêm chút được cái kia “, đó là nguyên nhân cho rất nhiều thảm kịch 😃.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
5 năm
@dktran01 Đó là phim nói thôi, chính xác là họ được đào tạo lò hạt nhân, nhưng kiểu lò RBMK 100 này khá mới với họ. Ngoài ra, chính bản thân Chernobyl cũng là một dạng đào tạo cho các nhà máy khác. Chú ý chi tiết kéo thêm 10g mới làm kiểm tra, điều này dẫn đến làm test ca đêm, thời điểm nhân sự trẻ, khỏe nhưng lại ít kinh nghiệm. Thời điểm đó Chernobyl là nhà máy hàng đầu của LX, kiểu trường điểm, dân xịn về đó hết.
@Thien Quoc Rbmk 1000 ạ, chính xác thì chỉ có một người trong lò được đào tạo từ thiết kế đến động học lò. Ông đứng đầu lò thì không biết gì về lò. Ổng chỉ ký sắc lệnh cho phép làm thí nghiệm. Nên sau này tội của ổng không lớn. Những kỹ sư vận hành ở đó không phải là trẻ mấy, họ đã vận hành lò than, ngày xưa nhân sự hạt nhân vẫn chưa nhiều như bạn nghĩ đâu. Họ thiếu kiến thức, chỉ vận hành theo hướng dẫn đã đào tạo trước. Việc đầu độc xenon, rút quá nhiều thanh điều khiển, không được biết về động học lò khi có tác động ngoài lên lò ( lưu lượng nước làm mát- máy bơm). Đơn giản là họ chỉ biết làm như con robot đc cài đặt sẵn, và làm thí nghiệm theo lời của thằng duy nhất trong lò biết về kỹ thuật hạt nhân. Mình chưa xem hết phim, nhưng gì mình nói đa phần là thầy cô Nga dạy mình ở trường.
Nga thì lên phim mặc định phải đóng vai ác rồi =]] Ko tin hỏi John Wich nhé =]]
@Rich Leon Xem chưa mà comment cua khét thế?
holale
TÍCH CỰC
5 năm
@Mưa Sài Gòn Ờ ..nhưng dân nó còn văn minh gấp mấy bọn da vàng đông lào và tàu khựa.
nhangeo
TÍCH CỰC
5 năm
@Mưa Sài Gòn Đi con thống nhất mất phanh lại chê ô tô 4 bánh rồi
@P.W Mấy bạn bò thì lúc nào cùng cào mặt ăn vạ ấy mà.
Đoạn này mod chắc không?

Theo mình biết, có 2 khái niệm khác nhau là "bị nhiễm xạ" (Contamination) và "phơi nhiễm" (Exposure), mình giải thích nôm na như sau:
  • Phơi nhiễm: Vật liệu phóng xạ phát ra các tia bức xạ mang năng lượng (tia alpha, beta dương, beta âm, gamma), các tia này di chuyển trong không gian dưới dạng sóng - hạt. Khi nó đâm xuyên qua cơ thể sinh vật và đồ vật, thì vật đó gọi là "bị phơi nhiễm phóng xạ" (Exposured). Ví dụ: chụp X-Quang (x-ray), tia phóng xạ sẽ đâm xuyên qua cơ thể người.
  • Bị nhiễm xạ: Khi cơ thể người hấp thụ vật liệu phóng xạ (nuốt phải, hít phải, thâm nhập qua vết thương hở, hấp thụ qua da,...). Khi đó, chất phóng xạ lắng đọng lại trong một số cơ quan của cơ thể. Một số loại chất phóng xạ thì bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu, mồ hôi, phân, máu,...
  • Sự khác biệt giữa "phơi nhiễm" và "bị nhiễm xạ": một người/vật bị phơi nhiễm thì không nhất thiết là đã bị nhiễm xạ. Bị phơi nhiễm tức là tia phóng xạ (do chất phóng xạ phát ra) đã đâm xuyên vào cơ thể (như x-ray chẳng hạn). Còn "bị nhiễm xạ", tức là chất phóng xạ đã ở trên (bề mặt) hoặc ở trong cơ thể, và chúng vẫn tiếp tục phát ra các tia phóng xạ (hiện tượng "phân rã phóng xạ").
  • Như vậy, một người chưa bị nhiễm xạ có thể sẽ bị phơi nhiễm nếu ở quá gần một người/vật khác đã bị nhiễm xạ (lưu ý: "đã bị nhiễm xạ", chứ không phải "đã bị phơi nhiễm").
Cho nên, nếu nói "toàn bộ phóng xạ đều đã nằm lại bên trong cơ thể và gây hại cho chính cơ thể đó, chứ không thể lây truyền cho người bên cạnh như bệnh truyền nhiễm được" là KHÔNG CHÍNH XÁC!
@Black Mamba Comment này đúng nhưng chưa đủ ạ. Một trong những biện pháp đầu tiên của việc điều trị ARS chính là phải tắm cho bệnh nhân nhiều lần, dùng xà phòng chà đi chà lại cơ thể để tẩy hết lớp da nhiễm xạ. Bước này chính là bước để ngăn cản việc bệnh nhân ARS gây phơi nhiễm phóng xạ cho các y bác sỹ cứu chữa cho họ ạ. Trong phim ko nói đến chi tiết này nên rất dễ bị bỏ qua. Cộng với đó, quần áo đã được cởi bỏ hết ra và bỏ xuống tầng hầm bệnh viện (đến giờ vẫn đo được phóng xạ từ đống quần áo đó), thêm vào bước trên đây thì việc người nhiễm xạ có thể không còn gây nguy hiểm đến tính mạng các y bác sỹ nữa.

Nhưng chi tiết thi thể anh lính cứu hoả được đưa vào quan tài bằng chì và đổ bê tông lên là có thật. Bản thân phim khiến người xem lầm tưởng phóng xạ lây nhiễm như cúm gia cầm, chứ những gì bạn đề cập trên đây hoàn toàn không có gì sai cả, chỉ chưa đủ thôi 😁
Bill Phamm
ĐẠI BÀNG
5 năm
@P.W Em thì không biết gì nhiều.
Nhưng mà bác phải tính tới thứ nhất là thời gian phơi nhiễm. Mỗi vật liệu phóng xạ hay là các tia X có năng lượng cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng bị ung thư của bác còn tuỳ thuộc vào khoảng cách phơi nhiễm cũng như thời gian phơi nhiễm. Thí dụ như việc phơi nhiễm với mức phóng xạ toàn cơ thể vào khoảng 4-5 Sv (đơn vị phơi nhiễm tương đương) trong thời gian ngắn, vài phút, đủ làm 50% số người phơi nhiễm chết trong 30 ngày(LD 50/30). Hay là việc bác lùi xa ra khỏi vật phóng xạ gấp đôi khoảng cách hiện tại có thể giảm mức độ phơi nhiễm xuống 1/4.

Thứ hai em nghĩ nó cũng phụ thuộc vào loại phóng xạ bác đang bị phơi nhiễm. Giống như việc bác có thể phơi nhiễm với các tia x từ phòng chụp X quang mà ko sao vì chúng có năng lượng thấp ( vài kV) (Không sao ý em là mức độ phơi nhiễm với tia X-quang trong máy chụp là thấp so với mức thường niên mà mỗi người phơi nhiễm ). Nhưng nếu tia X đó có năng lượng vài MV thì mọi chuyện khác đi nhiều.

Những người lính, tại sao họ vẫn phải bị cách li là vì có thể (rõ ràng) là họ phơi nhiễm với các khối graphite và lõi của lò phản ứng ở khoảng cách rất gần (có chú còn cầm cmn lên) và trong thời gian dài, thế nên chuyện họ bị nhiễm xạ và có thể lây sang người khác không có gì vô lí. Dù cho thời điểm đó nếu như không nghiên cứu nào chỉ rõ điều đó thì những người làm y tế cũng không vịn vào một niềm tin mơ hồ là "chắc nó không lây qua mình đâu" mà lơ là chuyện cách li. Phóng xa có thể không lây như cúm gia cầm lây, nhưng khi bác phơi nhiễm và nhiễm xạ ở liều cao trong trường hợp của chernobyl thì nó khác bác ạ.

Rõ ràng là phim sẽ không lôi tất cả vào để mà tính toán sao cho nó nhìn hợp lí, nhưng mà mình cũng không đủ bằng chứng bảo là phim chém gió về các chi tiết khoa học. Em nghĩ mình chỉ nên nói phim chém gió khi họ nói cái gì đó cực kì sai một cách rõ ràng hoặc là báo láo so với những ghi chép thật của sự việc thoai. 😃
Để rồi mấy chục năm sau khi con người sơ tán hết thì thiên nhiên ở đó lại phát triển đáng kinh ngạc, nhiều loài đã thoát khỏi tuyệt chủng vì chúng sống trong vùng phóng xạ, nơi không ai dám vào, tha hồ mà sống, thạm hoạ là con người!
rebaroniii
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kieuminhtien994 Liên Xô đổ bao nhiêu tiền của vào khắc phục mới đc vậy đó.
vuxuanquy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kieuminhtien994 mất mấy chục tỉ đô để cào vài mét đất cả khu vực lên đấy, không phải đơn giản để động vật sống được đâu
vatlitre
TÍCH CỰC
5 năm
Vừa xem lúc chiều, khá cảm xúc, cảm xúc đến từ quyết định của ban quản lí nhà máy, kip trực. Còn về sau thì thấy những kiến thức về phóng xạ Sai quá. Sản phẩm pân rã u235 có I131 và cái này sẽ nguy hiểm cho tuyến giáp thì chuẩn nhưng cầm một mảnh than chì ở lõi điều khiển tay người lính cứu hoả biến dạng ngay cứ sao ấy!
john8899
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vatlitre
nomadkcb
TÍCH CỰC
5 năm
Bộ phim thiếu sót về mặt khoa học và sai lệch về mặt lịch sử, trưng ra 1 cái nhìn phiến diện về Liên Xô. Sai sót về mặt con người là ko thể tránh khỏi, nhưng việc đào bới, chỉ trích cá nhân, bêu riếu về việc giai tầng lãnh đạo Soviet lúc đó bao che thảm họa để giữ hình ảnh là một cú tát thẳng vào lịch sử, thể hiện sự đố kị, thù ghét và định kiến mà người Mỹ giành cho người Nga suốt mấy thập niên. Một bộ phim rác rưởi, vô giá trị được các con giời tung hô như đỉnh cao của phim tài liệu đủ thấy sự mông muội trong nhận thức, vốn bản chất bị nhồi sọ từ nhỏ bởi những ngôn từ hằn học, xảo trá của phương Tây, trong 1 bộ phận dân chúng hiện tại.
@nomadkcb Dân Thuỵ Điển đo ra phóng xạ cao bất thường, phải doạ đưa cảnh báo lên IAEA mới chịu nhận có sự cố mà ở đấy kêu tát với chả không tát =]]
@Hellothi11 Ngừng buôn bán, cấm vận, lend&lease cho đồng minh bao gồm cả Liên Xô, đánh lộn ở cả 2 mặt trận Tây Âu lẫn Thái Bình Dương trong khi Liên Xô phải xử xong Đức mới đánh qua Nhật được định nghĩa là dây máu ăn phần, hiểu biết ghê 😃
Apollon
TÍCH CỰC
5 năm
@nomadkcb Well, fuck you! Hey, here's one, here's one.
What's as big as a house, burns 20 liters of fuel every hour, puts out a shit-load of smoke and noise, and cuts an apple into three pieces? A Soviet machine made to cut apples into four pieces.
MrBphone
TÍCH CỰC
5 năm
@nomadkcb Ờ vậy ớ hở
BachzMan
ĐẠI BÀNG
5 năm
Con người thường sợ những thứ họ không hiểu , không thể kiểm soát được nó . Con người đến được với công nghệ ngày này là do chúng ta tuân thủ luật chơi của tự nhiên , nắm vững cách vận hành của nó .Chernobyl là một ví dụ cho sự ảo tưởng quyền năng của con người khi nghĩ rằng thiên nhiên đang năm trong tay họ và chúng tôi muốn làm gì thì làm.Rồi cuối cùng chỉ cần vài động tác vô ý của sự chủ quan đã gây ra hậu quả và cái giá nằm ngoài khả năng bù đắp của những người gây ra. Những người lính cứu hoả đêm đó đã không phải nhận cái chết đơn đau đến vậy nếu họ biết mình đang đùa với thứ gì .
@BachzMan chả có ai ảo tưởng quyền năng của năng lương hạt nhân cả, đơn giản là giai đoạn này kiểu lò này rẻ, dễ tăng quy mô công suất nên được cấp phép xây dựng đai trà, lúc này cũng chưa có các tiêu chuẩn an toàn vì chưa có kinh nghiệm ( những nhược điểm của lò thì kỹ sư họ biết nhưng giấu) ( sau sự cố này mới có cái ÍNSAG đấy). Yếu tố con người ở đây là kiến thức chứ không phải chủ quan. ( chủ quan là vụ three mile island)
BachzMan
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dktran01 Ảo tưởng ở đây chính là kiến thức , chủ quan ở đây cũng là kiến thức , chế ngự được năng lượng hạt nhân cũng là nhờ kiến thức .
Không ảo tưởng sao biết nhược điểm vẫn giấu nghĩ rằng những nhược điểm đó quá bé nhỏ không thể gây ra hậu quả gì dù mà có gây ra hậu quả vẫn đinh ninh cho răng con người có thể chế ngự và giải quyết đc nó.
Không chủ quan sao khi chưa có kinh nghiệm kiến thức tích luỹ để cho ra bộ quy tắc an toàn đã đi tắt đón đầu cắt giảm chi phí tăng công suất ,làm đẹp báo cáo.
Sự đấu tranh ở đây là đâu tranh với sự ảo tưởng mu muội nghĩ mình đã kiểm soát được thứ năng lượng này , đấu tranh để tất cả các lò phản ứng khác phải được sửa chữa sai lầm tại chernobyl . Cuối cùng đấu tranh để đưa ra sự thật cho thế hệ sau để sai lầm đó không còn tiếp diễn.
libieu
CAO CẤP
5 năm
@BachzMan chernobyl có ý nghĩa của riêng nó sai lầm nó mang lại góp phần tạo ra sự an toàn cho tương lai , dĩ nhiên những mất mát của nó là đau đớn nhưng không có đau đớn con người lại không có động lực để tiến lênh . nhân loại chúng ta là chủng tộc sống trên sự sai lầm và có thể vượt qua sai lầm !
@BachzMan bạn lại nhằm, vào thời điểm đói năng lượng họ chỉ biết có rẻ và tạm an toàn. Ngay lúc đó họ đã có bản thiết kế lò nước áp lực nhưng xây dựng nó quá tốn kém nên họ bỏ ngỏ. Thiết bị nào cũng có mức ( vùng an toàn) của nó, ở lò chernobyl nhược điểm mấy thằng thiết kế lò biết ( trong ĐIỀU KIỆN NÀO ĐÓ), nhưng họ nghĩ là quá trình vận hành sẽ không dẫn đến ĐIỀU KIỆN ĐÓ/ Nhưng mấy thằng ngu học vận hành tiến hành một thí nghiệm vớ vẩn ( đã thất bại 3-4 lần trước vụ nổ), họ vẫn tiến hành thí nghiệm nên dẫn đến vụ ĐIỀU KIỆN không mong muốn xảy ra. => vấn đề là đưa những thằng thiếu kiến thức làm những việc cao siêu.
không biết gì thì đừng viết 😃
t2bo0o
ĐẠI BÀNG
5 năm
"Một đoạn khác, chiếc trực thăng chở cát và Boron dập tắt đám cháy trong lò phản ứng bị rơi khi bay trực tiếp qua lò phản ứng. Đây cũng là chém gió....không có gì liên quan đến phóng xạ cả."
Vãi. Trực thăng trong film cũng rơi do cánh quạt va phải dây cáp treo. Có xem kỹ film ko thế?
john8899
ĐẠI BÀNG
5 năm
@t2bo0o viết bài nộp cho sếp đã rồi xem sau :")
lordgon
TÍCH CỰC
5 năm
@t2bo0o Nhỏ không học lớn viết bài tinhte mà bác 😆
BinBad
ĐẠI BÀNG
5 năm
@t2bo0o Đọc tới đọc lui thấy rõ thanh niên xem lướt phim rồi =))
libieu
CAO CẤP
5 năm
thủy điện hả , cứ lần bể đập đi rồi ngồi đếm người chết , nói điện hạt nhân là tệ , là nguy hiểm và mất an toàn nhất , nhưng thực tế có bất cứ ngành sản xuất điện nào ít ô nhiễm hơn điện hạt nhân ngay cả điện mặt trời và điện gió . những nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động hiện chỉ dựa vào cái công nghê củ kỉ cả trăm năm trước , ngoài việc tạo ra hơi nóng để nấu nồi áp xuất ko hề có thêm cải tiến gì . giá trị khai thác năng lượng từ điện hạt nhân hoàng toàn chỉ ở mức quá nhỏ bé so với thực tế mà nó có thể mang lại
cái duy nhất mà nhân loại cần không phải là những con đập thủy điện cồng kềnh tốn kém đầy rẫy quang liêu và lãng phí , cái mà nhân loại thực sự cần là những tiến bộ trong năng lượng hạt nhân , không phải ở qui mô nhồi vào đầu đạn mà chĩa vào mặt nhau vì nó là một sự lạng phí không thể chấp nhận được !
libieu
CAO CẤP
5 năm
@novavn lúc nào cũng phải tự nhủ trừ đi 25% sự kịch tính của phim mỹ cái đã 😁
libieu
CAO CẤP
5 năm
@pro744 mình hi vọng bác không nghĩ nhà máy thủy điện hay nhiệt điện thì an toàn và ít ô nhiễm như nhà máy điện hạt nhân !
@libieu Thật ra thì thằng nào cũng có mặt lợi mặt hại. Nhưng mình tin, với tốc độ phát triển và dùng điện như hiện nay thì chắc chắn sau này hạt nhân sẽ phát triển. Chỉ là liệu con người kiểm soát đc hạt nhân ko thôi
libieu
CAO CẤP
5 năm
@pro744 Thì cũng như việc 120 năm trước đâu ai tinh rằng xyanua sẽ làm thay đổi nền công nghiệp thế giới , ngoài việc chỉ trích và nguyền rủa những nhà hóa học chế tạo và thử nghiệm hợp chất õi hóa này 😁
xàm , phim ( k phải phim tài liệu) thì soi mói gì.
đã là phim thì k phải thật r
Vậy điều gì đảm bảo những thông tin trong bài viết này ko phải là "sạn"; và nó là sự thật?!?
Năm nào báo chí cũng có bài tuyên truyền về quá trình soạn đề thi, rồi in ấn đề thi, bế quan tỏa cảng, nội bất ngoại bất nhập, nửa tháng ko được nói chuyện với người thân....tất cả đều rất nghiêm ngặt, con kiến cũng ko lọt, vâng, rất đúng quy trình!
Nhưng ở đời ko ai biết được chuyện gì, có khi xuống mồ rồi cũng ko biết
họ ko thèm gian lận lúc soạn đề, in ấn hay làm bài...
họ gian lận lúc đã làm xong, lúc chấm điểm....caí khâu ko ai ngờ tới....
vậy đấy!
@QuanLyNhaNghi Vớ vẩn, chuyện nào ra chuyện đó, cái anh nói đéo liên quan gì đến chủ đề của bài này cả.
Những cái thớt chỉ ra là sai lệch về mặt khoa học của phim, mà khoa học chỉ có một thôi. Bây giờ anh tìm được bằng chứng khoa học nào phản bác lại được bài viết thì lôi vào đây, không thì ngậm mồm vào.
@Amadeus KuriGohan uh, khoa học thì chỉ có 1 cho đến khi nó được phanh phui
https://vnexpress.net/khoa-hoc/nhung-cu-lua-chan-dong-gioi-khoa-hoc-2251436.html
utkz2319
TÍCH CỰC
5 năm
@QuanLyNhaNghi Anh vẫn chưa chứng minh dc quan điểm khoa học là sai
blizzaro
TÍCH CỰC
5 năm
@Amadeus KuriGohan Ngay cả trong cái bài này 😃 Việc phóng xạ không thể lây lan từ người này sang người khác đã là 1 sai lầm trầm trọng bạn nhé 😃 Con người bị nhiễm phóng xạ ở mức độ cao và khi phóng xạ nó phá hủy cấu trúc tế bào thì nó cũng sẽ tạo ra các phóng xạ ở mức yếu hơn . Đó là lý do vì sao các xác chết phải được chôn bằng chì và bê tông để ngăn tối đa việc các phân tử đi vào không khí hay nguồn nước đấy 😃 Nếu như phóng xạ không lây lan như thế thì chúng ta có cần phải dọn dẹp xác người trên các xa lộ chenobyl ngày trước không ( lịch sử đã có nói điều này )

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019