Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


FDA cảnh báo nguy cơ kháng thuốc nghiêm trọng khi sử dụng phương pháp cấy phân vào đường ruột

Hassler
17/6/2019 4:54Phản hồi: 41
FDA cảnh báo nguy cơ kháng thuốc nghiêm trọng khi sử dụng phương pháp cấy phân vào đường ruột
Cấy phân vào đường ruột là một trong những phương pháp điều trị mới đầy hứa hẹn nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. FDA vừa phải ra cảnh báo an toàn khi sử dụng phương pháp này sau các báo cáo về 2 bệnh nhân bị nhiễm trùng kháng thuốc cực kì nghiêm trọng, 1 trong 2 người đã tử vong sau vài ngày cấy ghép.

Thủ thuật cấy phân vào đường ruột mới được phát hiện vào thời gian gần đây và nhiều người cho đó là cách để có thể thay đổi môi trường vi khuẩn thuộc dạng mong manh dễ vỡ trong ruột của người bệnh. Trước tiên người ta sẽ tìm cách loại bỏ càng nhiều vi khuẩn hiện có trong ruột bằng cách uống các loại kháng sinh cực mạnh để đồ sát. Sau đó vi khuẩn đường ruột của người hiến tặng sẽ được cấy vào qua đường thụt hậu môn với hi vọng sẽ cấy các vi khuẩn khỏe mạnh vào thay thế vi khuẩn cũ. Người ta còn đang nghĩ ngoài cách thụt hậu môn thì sẽ có phát triển dạng theo đường uống, nhưng chắc cũng khó bởi vụ uống phân nghe hơi ghê.

Các tác dụng của vụ cấy phân này thường là giúp triệt tiêu sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột để từ đó có thể gây nên những bệnh như viêm ruột hay hội chứng ruột kích thích gây ra 1 loạt các thứ như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc cả 2, nó còn có thể gây các bệnh ảnh hưởng đến trao đổi chất như béo phì chẳng hạn. Ở thời điểm hiện tại tiềm năng lớn nhất của phương pháp này là khả năng xử lý những trường hợp bị nhiễm trùng ruột do vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff.) với tỷ lệ thành công lên đến 90% ở các thử nghiệm lâm sàng cỡ nhỏ.

Chính 1 trong những đợt thử nghiệm lâm sàng này mà vấn đề kháng kháng sinh được phát hiện bởi sau khi 2 bệnh nhân được cấy phân của cùng 1 nhà hiến tặng cả 2 đã có các triệu chứng nhiễm trùng xâm lấn bởi dạng E. coli kháng đa thuốc. Hậu quả là 1 chết 1 vẫn còn đang được điều trị tích cực. Ngay sau đó FDA đã thông báo đến tất cả các nơi về nguy cơ truyền các dạng kháng đa thuốc theo phương pháp cấy phân và sắp tới họ sẽ giám sát chặt chẽ hơn rất nhiều tất cả những thử nghiệm lâm sàng nào có liên quan đến phương pháp này.

Tham khảo FDA
41 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ThThLam
TÍCH CỰC
5 năm
thụt hậu môn, 😁 nghe mà muốn bệnh luôn này.
@ThThLam Bệnh thì lại càng phải thụt, sau đó thì uống cái thụt của ng tặng =))
@ThThLam Uh, ông mod này dùng từ ngữ thế này mà cũng đưa lên tinhte được 😔
@micheal9000 Có thể bạn chưa biết. “Thụt hậu môn” một cụm từ chính thống được sử dụng trong y học.
Bao giờ mod ghi là “nhét vào trong lỗ đít” thì bạn hãy phàn nàn về từ ngữ.
tuongan25
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thanhthai0195 Thụt tháo trực tràng, bơm hậu môn :v
Nero P
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thốn quá, lấy độc trị độc
w3blake3w
ĐẠI BÀNG
5 năm
Do uóng một đống kháng sinh để triệt tiêu vi khuẩn nữa kìa, liều càng mạnh thì càng dễ kháng thuốc.
bitback
TÍCH CỰC
5 năm
@w3blake3w Sai nhé bác. Dùng kháng sinh càng tận diệt càng tốt. Cái đáng sợ là điều trị không đủ liệu trình, cứ ngỡ là khỏi mà thực tế là chưa, để các vi khuẩn kháng thuốc có không gian để sinh sôi. Thông tin đến bác!
@w3blake3w Xàm
Ai bảo liều mạnh là kháng
Katze
TÍCH CỰC
5 năm
@vietnew2128 Người ta bảo là điều trị không đủ liệu trình hiểu không. VD liệu trình điều trị kháng sinh 7 đến 14 ngày. Các ông uống có 3 4 ngày thấy đỡ hay nghe lời khuyên của các mẹ bảo uống kháng sinh nhiều không tốt, để có nó tự lành để tăng sức đề kháng... blah blah... xong không uống nữa. Đó mới gây ra kháng kháng sinh.
@Katze ;))
T chỉ đang nói ông trên nói "liều càng mạnh thì càng dễ kháng thuốc" kìa
Katze
TÍCH CỰC
5 năm
@vietnew2128 sorry t tưởng ông reply comment ngày trên 😁
bitback
TÍCH CỰC
5 năm
Mình cảm thấy bác mod có vấn đề về dịch thuật mảng y khoa này, khiến cho một báo cáo rất nghiêm túc, về một phương pháp rất tiềm năng trở nên có vẻ ngu ngu thế nào ấy.
LastMisguidedAlligatorsnappingturtle-max-1mb.gif
tung.dq
CAO CẤP
5 năm
khó hiểu vậy? Cấy vào để nhận thêm bệnh à
bitback
TÍCH CỰC
5 năm
@cuLong Tinh tế cũng có 1 bài về probiotic rồi, bác có thể tham khảo. Những vi khuẩn từ nguồn này gần như không đọng lại trong cơ thể và cũng không có tác dụng gì trong việc cải thiện hệ tiêu hoá cả.
@cuLong Hầu hết là chết tại dạ dày rồi không vào đc đến ruột
tung.dq
CAO CẤP
5 năm
@trungkhiconmtv ông đọc kỹ đoạn tôi trích đi
@mobileman Đã dùng kháng sinh tiêu diệt hết vi khuẩn rồi nên nó gây mất cân bằng hệ vi sinh thì phải cấy vào lại, đường uống thì không được vì qua bao tử, ruột non nó chết gần hết
Có vậy cũng thắc mắc, ông nên đọc lại cái đoạn ông trích đấy
Rủi ro thôi. Thành công 90% thì mặt lợi hơn mặt hại rồi. Bn phương pháp như hóa trị xạ trị tỉ lệ thành công có cao đâu mà vẫn phải làm đấy.
Vậy là sắp có hình thức: “Uống cứ t người khác” để trị bệnh đường ruột. 😔
tamdinh69
TÍCH CỰC
5 năm
@ThThLam
Vậy nếu chỉ được chọn 1 trong 2 để chữa bệnh thì giữa thụt hậu môn và uống phân, bạn chọn cái nào?
ThThLam
TÍCH CỰC
5 năm
@tamdinh69 bác biết rồi đó, mình sẽ chọn thụt định kỳ 3 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe đừong ruột.
Thật ra mình không muốn uống cu*t nên chọn thụt thôi chứ không có ý gì 😁
kháng thuốc dữ quá
Cowboyz
TÍCH CỰC
5 năm
Mode này chả hiểu gì về y. Dịch chán lắm.
thốn vãi
Văn phong chán vãi.
Mod viết bài làm ng đọc hiểu sai hết ý nghĩa của phương pháp khoa học. “Phương pháp cấy vi khuẩn vào phân liên quan đến việc tách vi khuẩn có lợi từ các mẫu phân của người khỏe mạnh và cung cấp cho bệnh bằng cách thụt hoặc nội soi đại tràng”
Sau mod tìm hiểu kỹ hơn nhé
Nghe thấy ghê và lạ nhỉ, trước giờ chỉ nghe nói hiến tạng, hiến máu, hiến võng mạc...giờ có thêm hiến phân
lilkarma
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thực sự đây là lần đầu tiên nghe đến "Fecal transplant". Mình đã cố gắng tìm đến bài viết gốc trên FDA nhưng vẫn không hiểu nhiều đoạn tác giả dịch từ bài nào. Theo những gì mình đọc được từ các bài báo và tìm cả protocol về fecal transpant thì không thấy có đoạn nào phải sử dụng kháng sinh để "đồ sát" như tác giả viết.
Bản chất của "fecal transplant" là giúp lấy lại sự cân bằng về vi sinh đường ruột. Lấy 1 ví dụ dễ hiểu là 1 bệnh nhân đang sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột. Nếu lượng lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt nhiều hoặc tiêu diệt hết sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ở trường hợp này người ta cấy phân của người cho (Donor) vào người nhận (Recipient) để giúp khôi phục các lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột người bệnh.
Trường hợp bệnh nhân tử vong là do trong phân người cho có ESBL (exended-spectrum beta-lactamases) producing E. coli ( E. coli có chứa enzyme beta-lactams, giúp cho E. coli có thể kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactams gồm penicillins, cephalosporins và kể cả monobactam như aztreonam). Ở đây các bác sĩ đã bỏ qua công đoạn sàng lọc các vi khuẩn kháng kháng sinh có trong phân người nên mới để xảy ra tình trạng này.

Về lợi ích của "Fecal Transplant" thì hiện chủ yếu điều trị cho các bệnh nhân bị nhiễm trùng ruột do vi khuẩn closstridium difficile. Đây là 1 vi khuẩn kị khí thường gây bệnh bằng việc giải phóng độc tố, gây nên các tổn thương tế bào ruột. Phác đồ điều trị cho loại vi khuẩn này là dùng kháng sinh tuy nhiên có từ 20-60% bệnh nhân điều trị không có hiệu quả. Chính vì vậy người ta mới nghĩ ra phương pháp cấy phân để điều trị và cũng đã cho các kết quả khả quan.
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
thua lun

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019