Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Việt Nam sản xuất thử nghiệm thành công vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi

ND Minh Đức
2/7/2019 12:14Phản hồi: 122
Việt Nam sản xuất thử nghiệm thành công vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi
Các nhà khoa học tại Học viện nông nghiệp Việt Nam dẫn đầu bởi Giáo sư Nguyễn Thị Lan cho biết đã phân lập đuợc tế bào PAM để sản xuất vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi, hiện đang nghiên cứu nhân chủng virus lên số luợng lớn.

Nhóm nghiên cứu cho biết cách đây 4 tháng đã bắt đầu nghiên cứu 4 loại vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi gồm vaccine vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vaccine nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vaccine dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu).

Với loại vaccine vô hoạt, nhóm đã thành công trong việc nghiên cứu, phân lập, lựa chọn đuợc một số chuẩn virus, lựa chọn môi trừong sản xuất vaccine và đã xác định đuợc chủng vaccine cuờng độc để đánh giá chất luợng vaccine. Nói chung, hiện buớc đầu đã đạt kết quả tốt về quy mô trong phòng thí nghiệm.

Trong một thử nghiệm vaccine tiến hành tại khu nuôi động vật học tại Học viện lẫn cơ sở chăn nuôi ngoài thực địa ở Hưng Yên, nhóm đã tiêm thí nghiệm đối với 14 con heo nái từ 18/4, sau đó lặp lại mũi 2 vào 12/5. Sau 8 tuần, 13 heo nái có sức khoẻ bình thuờng, ăn uống tốt và vẫn đẻ con. Duy chỉ có 1 con chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1. Thử nghiệm tiêm cho lợn khỏe và nhốt chung với đàn bị bệnh, kết quả cho thấy con được tiêm phòng không bị lây nhiễm.

Từ kết quả này, nhóm khẳng định vaccine an toàn và có tính bảo hộ cao đối với lợn đuợc tiêm phòng. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đuợc rút ngắn nên nhóm cho rằng các loại vaccine cần đuợc nghiên cứu thêm trên diện rộng và lặp lại, bổ sung thêm nhiều thí nghiệm để tối ưu hoá công thức, chất luợng vaccine, đồng thời cần triển khai thêm các nghiên cứu tiếp theo để tạo ra các loại vaccine tốt hơn nhằm nhanh chóng đưa vào áp dụng thực tiễn.

Bên cạnh nhóm nghiên cứu lần này thì hiện nhiều nhóm nghiên cứu đến từ các doanh nghiệp Việt cũng đã báo cáo đã có những buớc tiến nhất định trong việc bào chế vaccine tả lợn châu Phi. Hiện đều đã gặt hái đuợc những kết quả buớc đầu để sản xuất vaccine, các chế phẩm sinh học có thể áp dụng vào chăn nuôi giúp đề phòng dịch tả lợn châu Phi.

Thêm thông tin cho anh em quan tâm. Trong suốt 100 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất được 7 dòng vắcxin dịch tả lợn châu Phi (đã đánh giá tính hiệu lực) từ các chủng giống virus nhược độc. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắcxin này gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao, vì vậy việc phòng bệnh cho các trang trại chăn nuôi lợn với dịch tả lợn châu Phi không được thực hiện. Mỗi khi mầm bệnh lây lan, biện pháp được áp dụng là tiêu hủy đàn lợn.

Tham khảo VNE
122 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dạo này heo báo bịnh nhiều ta
@killed Heo lúc nào cũng bệnh, hiện nay chỉ hot là ASF thôi
nguyen68
TÍCH CỰC
5 năm
@Darklord.Py ASF là một bệnh đã có hàng trăm năm rồi. Các công trình nghiên cứu đã có nhiều, tuy nhiên điểm chung của các vacxin đã có trên toàn thế giới là chỉ hiệu quả với chính trủng virus vacxin còn với trủng virus khác thì hiệu quả chưa ổn. ASF có khoảng 22 type làm được vacxin hiệu quả với tất cả các type này gần như là không thể.
Ở Việt Nam theo các kết quả giải trình tự gen thì trủng ASF gây bệnh thuộc genotype 2 (giống China). Vacxin đang thử nghiệm của HVNN dùng chính type 2 này nhân lên trong môi trường tế bào PAM sau đó vô hoạt dùng làm vacxin. Thực sự đây là công nghệ cổ điển nhất để tạo vacxin, cái khó là PAM không phải là môi trường tế bào dòng, nên giá thành sản xuất hiện rất cao.
Hy vọng vacxin sẽ hiệu quả thực sự, với tốc độ suy giảm đàn heo như hiện nay thì cuối 2019 Việt Nam sẽ mất ít nhất 70% tổng đàn lợn.
@nguyen68 Giá 1 liều vắc xin đắt hơn giá tiêu hủy và đền bù 1 con lợn 😁
nguyen68
TÍCH CỰC
5 năm
@NongDanChanDat Không, giá một liều hiện tại là 250k. Nếu hiệu quả vẫn dùng được.
@nguyen68 Thế thì lại thơm, nghiên cứu thành công, thương mại rẻ là ok rồi.
việt nam kinh vậy?
@dktran01 Không phải là tìm công thức tốt nhất 😆 Mà nghiên cứu này cũng đang như 7 nghiên cứu khác trước đây trên thế giới đã nghiên cứu ra. Thành công thì thanh công, nhưng chi phí sản xuất để ứng dụng vào thực tế là quá cao, và chưa khả thi ! Người ta cần rẻ để thương mại hoá. Và đó cũng đang là thách thức với nghiên cứu hiện tại !
@micheal9000 Trên trang vnexpress nó dẫn lời bà kia nói vậy chứ mình nào có chế
@dktran01 Thành công ở quy mô phòng thí nghiệm đó bác. Con phải kiểm thử nhiều lần rồi tiến hành sản xuất đại trà.
@micheal9000 Ủa, mình có nói câu nào phản bác ý của bạn sao??
Nghiên cứu vaccine Việt Nam hơi bị mạnh luôn.
@khanghk Tùy thôi bác ơi kiểu như giá nào cũng có vậy đó, mà nếu dùng trong định lượng so mẫu chuẩn thì phải xài hàng US, EU thì mới đảm bảo chính xác, còn nguyên liệu thì hàng Ấn thuộc dạng ngon, bổ, rẻ. 😁
khanghk
TÍCH CỰC
5 năm
@xuantruong1992 vậy thì hàng của nó chỉ có rẻ chứ không có ngon bổ rồi.
boy37.nxc
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cửu Thiên Dân Việt Nam sính ngoại mà. cứt tây bao giờ cũng thơm
@boy37.nxc Chủ yếu là do quá khứ chất lượng hàng VN chúng ta thật sự ko dám khen tặng. Lâu dần mới hình thành thói quen sính ngoại thôi. Niềm tin phải từ từ tạo ra.
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Nếu vacxin ngăn chặn được dịch tả lơn châu Phi thì có khi VN sẽ có giải nobel đầu tiên
@Darklord.Py Ông nghĩ thịt bò vơia gà có bù nổi thịt lợn không? Thiếu hụt quá lớn ấy chứ.
@Đatcỏ114 Dư sức, có cầu sẽ có cung
@Darklord.Py Gà thì còn được, chứ bò mấy chỗ nuôi thịt, gây đàn cũng mất mấy năm. Trong thời gian đó thiếu hụt lấy gì bù?
Cái đó chỉ đúng với tầm nhìn dài hạn thôi, mà thịt bò đắt bỏ mợ chứ rẻ gì đâu mà đòi thay thịt lợn
namng
CAO CẤP
5 năm
@Đatcỏ114 Người ta đã nói rồi. Chi phí đắt đến độ phương án tiêu hủy và gầy lại đàn mới sẽ rẻ hơn nhiều.

À, mà dịch tả lợn châu Phi đã được Bộ VHTTDL tiêu diệt sạch từ tuần trước rồi nhé. Bây giờ chỉ còn dịch tả heo châu Phi thôi.
Cám ơn chị Lan :₫ bữa giờ ăn cơm sườn bì mà căng thẳng quá trời
@killerman2005 Chị lan này hả kakaka
Screenshot_20190702-203120.png
@concobebe2411 Chị Lan này ngon 😃
Giá lợn hơi giờ nhiu vậy các bác ;D
@manhmanh989 Giá trại 32-33
Nghiên cứu nhanh dễ sợ luôn - trong vòng có mấy tháng mà có vaccine; mai mốt hết dám ăn thịt heo.
@lizardboy Vaccine là liên quan gì không dám ăn thịt heo??m
Vào tinh tế đọc cm toàn óc chó
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@gataybinhphuoc Vô đọc xem có bác nào có thông tin gì hữu ích. D.. toàn cẩu đang cắn nhau bực mình vaiz
@gataybinhphuoc tinhte chỉ để chém gió thôi
Tự hào quá Việt Nam.
Cả thể giới đang lao đao vì dịch tả lợn, Thử nghiệm ngon lành xong bán thương mại được thì thu về ối tiền nè.
Để xem thành phần tự nhục có vào chê không.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@Đatcỏ114 Nghiên cứu ra nhưng giá thành sản xuất đại trà quá cao nên ko thể đưa vào sản xuất đc nhá. Từ từ rồi khoai sẽ nhừ
@Ngọc NC An ninh lương thực thì cao cũng phải chịu thôi, có khi nhà nước trợ giá ấy chứ. K thì bán ra nước ngoài bù trong nước.
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
@Đatcỏ114 Mong là thế chỉ sợ các lãnh đạo chả làm đâu.
namng
CAO CẤP
5 năm
@Đatcỏ114 Ở tinhte này, anh để ý thấy mấy đứa hở mồm ra là chửi bới người khác "tự nhục" này nọ, thực ra trong đầu toàn sh!t mà thôi.

Người ta có đầu óc tư duy thì phải biết phản biện lại cái gì thấy chưa đúng, chưa hợp lý. Cái thứ mà người ta đưa cái gì cũng bỏ vào mồm chả cần xem nó là thịt hay là sh!t, thử hỏi đứa nào là tự nhục hả?

Ở trên anh đã lỡ trả lời cho chú, nghĩ cũng hơi tiếc công. Chính tác giả nghiên cứu cũng đã phải lên tiếng đính chính, thế mà mấy thằng như chú vẫn nhảy vào thẩm du và học đòi mỉa mai người khác nữa mới tởm.
May quá. Giờ mới xong.
Cơ mà heo nhà e chết hết rồi :p
hay là thành heo nhiễm vaccien
Vuvivivu2017
ĐẠI BÀNG
5 năm
@FanSkyPantech https://thepigsite.com/news/2019/07/vietnam-says-asf-vaccine-will-soon-be-available
@Vuvivivu2017 Chưa hiểu ý bạn lắm, nhưng bài báo tiếng Anh của bạn đã nói rõ là VN đã thử nghiệm thành công với 31/33 con nhưng chưa dám khẳng định trên quy mô lớn hơn, phải ko?

Giờ cứ tiếp tục ủng hộ và theo dõi thêm thôi chứ phản biện thì có ích gì?
Vuvivivu2017
ĐẠI BÀNG
5 năm
@FanSkyPantech Khi người ta lấy khoa học để làm chính trị! Khi không biết con virus đó nó thế nào?! Khi không đọc nổi 1 bài báo tiếng nước ngoài,... Vậy đừng nói người khác là trẻ trâu, Ok? Tự hào dân tộc là tốt nhưng đừng tự hào mù quáng!
@Vuvivivu2017 Ồ, mình thì chưa rõ bạn muốn chứng minh điều gì và phản biện mình điều gì, nhưng việc bạn bảo mình lấy khoa học ra để làm chính trị thì mình ko hiểu cho lắm. Thứ 2 là mình ko phải chuyên gia ngành y nên ko cần thiết phải hiểu về con virus đấy. Thứ 3 bạn bảo mình ko đọc nổi 1 bài báo tiếng nước ngoài, vậy bạn hiểu được bao nhiêu % bài báo trên thì dịch hộ mình với?

Còn việc mình bảo bạn kia trẻ trâu thì ko sai đâu, vì như bạn mod đã nói: tựa đề bài này là " Việt Nam sản xuất thử nghiệm thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi" chứ ko hề khẳng định đã có thể triệt hoàn toàn dịch bệnh. Nhưng ko hiểu vì sao mà rất nhiều thành phần vào comment cứ spam link bài "Học viện Nông Nghiệp bác thông tin đã sản xuất được vắc-xin dịch tả heo châu Phi" một cách vô nghĩa để làm gì vậy?
sumboy
CAO CẤP
5 năm
Tin này tầm bậy rồi, chỉ là tìm ra được cách chế tạo thôi, chứ chế chưa có ra
oe oe
ĐẠI BÀNG
5 năm
1 tin đáng mừng cho ngành chăn nuôi heo vn. Hy vọng có sớm sớm để mọi ngừoi sử dụng chứ heo chết sắp hết rồi...
@oe oe Mới chết 10% tổng đàn cả nước .còn nhiều lắm
@hoangthanh1994 Thịt thì không sợ thiếu đâu, nhưng từ đây trở về sau chăn nuôi heo chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp. CN nhỏ lẻ sẽ mai một dần
oe oe
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hoangthanh1994 Nghe nói 61 tỉnh bị rồi mà nhỉ
タインー
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tuyệt vời ông mặt trăng
VN không thiếu người tài, vấn đề là ở cách Nhà nước sử dụng họ như thế nào thôi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019