Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Vui] 50 năm trước các phi hành gia lên mặt trăng “đi nặng” như thế nào?

P.W
7/7/2019 4:13Phản hồi: 59
[Vui] 50 năm trước các phi hành gia lên mặt trăng “đi nặng” như thế nào?
Để thực hiện nhiệm vụ lịch sử vào ngày 20/07/1969 khi cùng con tàu Apollo 11 đặt chân lên mặt trăng, các phi hành gia, trong đó có cả Neil Armstrong và Buzz Aldrin đã phải luyện tập rất nhiều để hoạt động trong môi trường nơi trọng lực chỉ bằng 17% so với trên trái đất, và hoàn toàn không có khí quyển như “ở nhà”. Thế nhưng trong số những trở ngại trên mặt trăng, thử thách nhất có lẽ là… đi vệ sinh.

Tinhte_Moon1.jpg

Các kỹ sư của NASA trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước bận nghĩ đến việc làm thế nào thiết kế được một con tàu vũ trụ có thể đưa các phi hành gia lên mặt trăng và trở về nhà an toàn, bận đến mức họ quên luôn việc thiết kế nhà vệ sinh trong con tàu này. Thực tế mãi đến những năm 80, những tàu con thoi mới có toilet. Những năm 70, trạm vũ trụ Skylab có nhà vệ sinh, nhưng nó hoàn toàn không giống như những gì anh em nghĩ, mà nó là một cái lỗ như hình dưới, các phi hành gia phải… sấy khô chất thải rồi vứt đi:

Tinhte_Moon4.jpg

Một báo cáo chính thức của NASA trước đó cũng cho biết: “Đại tiểu tiện là một trong những vấn đề gây phiền hà cho các phi hành gia”. Trong nhiệm vụ Apollo 11, những người đặt chân lên mặt trăng phải đi tè vào túi, đúng nghĩa đen. Những chiếc túi có ống nối bằng kim loại và cao su, anh em nhìn kết cấu ống là có thể tưởng tượng ra cách dùng 😁 Nó hoàn toàn không phù hợp cho các nữ phi hành gia, và dù sao thì thời đó cũng chẳng có nữ phi hành gia nào trên tàu Apollo cả. Các phi hành gia nhớ lại, thi thoảng vẫn tràn một ít nước ra ngoài:

Tinhte_Moon2.jpg

Trớ trêu là, việc đại tiện cũng không thoải mái hơn là bao nhiêu. Báo cáo của NASA nói rằng: “Vì không có hệ thống cho phép giải quyết những nhu cầu cơ bản nhất của cơ thể, một hệ thống cực kỳ sơ sài với túi nhựa được sử dụng để giữ chất thải của các phi hành gia.” Cái túi ấy trông như thế này, và có cả một khoang nhỏ để cho ngón tay vào lấy giấy chùi và không làm bẩn tay:

Tinhte_Moon3.jpg

Ấy thế nhưng mà vẫn có tai nạn xảy ra. Đây là câu chuyện có thật được hộp đen của Apollo 10 ghi lại vào tháng 5/1969, khi phi hành gia Tom Stafford cảnh báo những người đồng đội: “Lấy tôi tờ giấy nhanh lên, có cục phân bay lơ lửng trong tàu!” Thậm chí những nhà thám hiểu không gian còn chẳng biết đó là “tác phẩm” của ai nữa.

Tinhte_Moon5.jpg

Câu chuyện giải quyết nỗi buồn không dừng lại ở đó, vì NASA còn muốn các phi hành gia mang chất thải của họ về trái đất để phân tích. Vì thế sau khi giải quyết xong, các phi hành gia phải gói chất thải vào túi, niêm phong kín lại và… ấn bẹp chúng để không tốn diện tích, sau đó đổ chất diệt khuẩn vào đó rồi mang về trái đất. “Về cơ bản, hệ thống quản lý chất thải trên tàu Apollo hoạt động gần như ý muốn trên phương diện của các kỹ sư. Tuy nhiên đối với các phi hành gia, nó quá bất tiện.”

Vì lý do đó, các phi hành gia thường uống thuốc nhuận tràng trước khi lên vũ trụ, và sau đó dùng thuốc khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn để không mất quá nhiều thời gian giải quyết nhu cầu cá nhân trong những nhiệm vụ đòi hỏi sự chính xác về thời gian. Nhưng khi đứng trên bề mặt mặt trăng, không được dùng túi, các phi hành gia buộc phải đóng bỉm! Buzz Aldrin thậm chí còn tự tin thừa nhận mình là người đầu tiên đổ nước trên mặt trăng.

Miếng kim loại khắc tên Aldrin và Armstrong để lại trên mặt trăng 50 năm về trước có ghi họ là những người đầu tiên đặt dấu chân tại đây, nhưng nó không hề đề cập đến việc họ cũng là những người đầu tiên… giải quyết nỗi buồn trên cung trăng.

59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu đi nặng trên Mặt Trăng 100 năm trước...Chắc đến giờ vẫn còn nguyên xi nhỉ hay khô đi . á hihi .
@Sagaa vậy làm sao chúng ta có thể tăng lực hút cho mặt trăng, sau đó bơm nước vào, rồi tròng rau nuôi cá.
@Ác Ôn Nông Thôn Thay đổi cấu trúc lõi của mặt trăng
Sagaa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Ác Ôn Nông Thôn Ko thể nhé. Không thể tạo một môi trường có khí quyển mở giống trái đất.
Tuy nhiên cũng có lợi thế: lực hấp dẫn nhỏ, động đất cũng rất nhỏ và ít, không có mưa gió... nên chúng ta có thể xây những kiến trúc nhà kính lớn và sinh sống trong đó. Mặt trăng sẽ là trạm trung chuyển để con người khai thác vũ trụ.
Trái đất có những thứ mọi người nghĩ là bình thường nhưng nó lại khá kỳ diệu mà ít hành tinh có được.
Sagaa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kut3_prince_9x Thay đổi thế nào vậy trời, mà thay đổi để làm gì?? Nói chuyện một trăm năm đổ lại đi.
Còn lưu giữ ko ta
@vn_ninja Nhiều năm sau Tq đáp lên vùng tối của mặt trăng, nhặt 1 hòn đá đem về phân tích và kết luận: Nhiều ngàn năm trước người ta đã nuôi chó trên mặt trăng 😃
getbacker86
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vậy ai là ng đi nặng đầu tiên trên mặt trăng? :O
Sơn Kao
TÍCH CỰC
5 năm
@getbacker86 Chị hằng nhá. Sau đó tới 1 người vn là cuội. Đám thỏ nữa.😁
@Sơn Kao hehe đố zui .tại sao chị Hằng lại nuôi thỏ :D
Sơn Kao
TÍCH CỰC
5 năm
@kixx Trá hình thôi. Chị thích món carot hầm phau cau gà. Nhưng nếu chỉ trồng cr sẽ bị dị nghị.
nha luu
TÍCH CỰC
5 năm
Giờ mang mấy cục c đó đấu giá chắc nhiều tiền
Mót tè = đi nặng???
nó bốc hơi mất
Thì đi trong bộ đồ luôn hoặc làm cái lỗ phọt ra ngoài ko gian 😆
image.jpg
Hỏi ngu : chị Hằng và chú Cuội đi nặng ở đâu ? 😁

Nhớ hôm bữa xem trên fb có tấm ảnh bầy thỏ của chị Hằng chê củ cà rốt chị Hằng cho tụi nó khắm vl :p không biết vì sao .
@Tèo bánh bèo Thật ra chị Hằng nuôi thỏ là để tránh bị dị nghị
@Tèo bánh bèo vãi cả khắm! aha
Họ lấy về nghiên cứu chứ nếu đơn thuần tè hay ỉa lên MT thì no cũng khá bt chứ đâu quá phức tạp (vẫn rơi xuống vì có trọng lực, lấy cát lấp đi là xong).
Gắt nhỉ :p
“Lấy tôi tờ giấy nhanh lên, có cục phân bay lơ lửng trong tàu!” Thậm chí những nhà thám hiểu không gian còn chẳng biết đó là “tác phẩm” của ai nữa” Thế là tinhte làm tan biến nao nhiêu giấc mơ thám hiểm mặt trăng rồi đấy..................Mà mặc bộ đồ thám hiểm vũ trụ ngư vậy thì xả nước ra mặt trăng thế nào được mà tự hào với chẳng đàu tiên nhỉ?
Đi nặng ở MT nó sẽ trôi lênh đênh trc mặt! Cảm giác thật như thế nào nhỉ?
tungbau
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NDC9057 Ngày trước e bơi ở hạ Long cũng có cục lênh đênh trước mặt chứ xá gì mặt trăng
@tungbau Đó là bay lềnh bềnh ngang mặt, còn cái này nó bay nên phải nghiên cứu
@quangkhang1751980 Trôi lềnh bềnh và bay lơ lửng
Đi nặng xong mang về trái đất phân tích mà phân tích cái gì trong cái cục ....đó nhỉ????
@Lê văn zyx Phân tích tác động của môi trường không trọng lực trên mt hoặc ngoài không gian lên con người như thế nào vd hệ tiêu hóa rồi nhiều thứ nữa
@Lê văn zyx Phân tích bề mặt cục..... bị uốn cong như thế nào trên mặt trăng
chúng ta đã đc kể lại như thế, sự thật thì...
Cần đến cái bồn cầu của Jony Ive rồi!
“Lấy tôi tờ giấy nhanh lên, có cục phân bay lơ lửng trong tàu!”

Đăng ăn cơm trưa thì đọc tới đoạn này.
raven68
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tưởng tượng cái cảnh mà vừa ra nó đã bay lơ lửng lơ lửng thì...
@raven68 Né =))
Nasa làm mất hết hồ sơ lên mặt trăng rồi.
@archi-T đâu, nó đưa 6 người lên mặt trăng lận ông ơi, có phải 1 lần thôi đâu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019