Cùng chiêm ngưỡng những kích thước đĩa vinyl độc đáo ít ai biết đến

AudioPsycho
14/1/2019 4:24Phản hồi: 27
Cùng chiêm ngưỡng những kích thước đĩa vinyl độc đáo ít ai biết đến
Theo nhận xét của DJ Food, nhà sưu tập nổi tiếng với các bản thu độc lạ và hiếm có, thì "tiêu chí lựa chọn 1 chiếc đĩa là nó phải khiến bạn thốt lên "cái quái gì đây?" ngay lần đầu nhìn thấy". Và đúng như vậy, DJ Food đã bỏ ra hơn 2 thập kỷ để sở hữu cho mình 1 bộ sưu tập các bản đĩa vinyl cực kỳ độc đáo, xứng đáng được gọi là các "báu vật bị lãng quên" của ngành âm nhạc. Thêm vào đó, ngoài những chiếc đĩa vinyl với kích thước kỳ lạ còn là các mẫu bìa đĩa cũng độc đáo không kém, từ những thiết kế 3D đến các hình ảnh có khả năng đánh lừa thị giác người xem (optical-art).

Nếu bạn từng nghĩ bản thu vinyl chỉ có 3 loại gồm 7-inch, 10-inch và 12-inch thì bạn đã nhầm, chí ít là không luôn luôn như vậy. Vào những năm 1930, trước sự ra đời của những chiếc đĩa vinyl, người ta đã làm ra những mẫu đĩa có kích thước lên đến 16-inch bằng nhôm và được sử dụng trong các đài phát thanh. Trong những năm '50 bắt đầu xuất hiện dạng đĩa 6-inch và 8-inch 78rpm thường dùng để ghi các bản hát ru hay các câu chuyện kể cho trẻ em. Những chiếc đĩa này đôi khi được gia công từ nhựa vinyl splatter hay sunburst.

tinhte-odd-size-vinyl-2.jpg
Cuối những năm '60 bắt đầu xuất hiện dạng đĩa Pocket Discs với kích thước nhỏ nhắn chỉ 4-inch, lưu trữ được khoảng 3.4~4 phút (đủ cho 1 bài hát) và có thể cho vào túi hay gởi chuyển phát bưu điện mà không sợ bể vỡ. Những chiếc đĩa này quay với tốc độ 33rpm và được bán bởi các quầy đĩa hay máy bán hàng tự động với giá khoảng 50 cent.

tinhte-odd-size-vinyl-3.jpg

Người Nhật cũng rất tài ba trong việc thu nhỏ kích thước của những chiếc đĩa vinyl và sản xuất những chiếc máy "8-Ban" để chơi bản thu 3-inch, thường dùng để thu các bản nhạc phim hoạt hình hay siêu nhân cho trẻ em (Ultraman, Super Sentai,...). Máy "8-Ban" còn được biết với tên gọi Triple Inchophone và sau này được Jack White phát hành phiên bản White Stripes để chơi các bản thu mini-single được bán trong các tour diễn. Bạn hiện vẫn có thể mua chúng từ Third Man Record nếu muốn sưu tầm.

tinhte-odd-size-vinyl-4.jpg

Dĩ nhiên cũng có thêm nhiều mẫu đĩa độc lạ khác được sản xuất để thử nghiệm thị trường. Vào những năm '80, nhãn thu A&M giới thiệu mẫu đĩa 5-inch của ban nhạc Squeeze and Stiff, tuy nhiên vẫn sản xuất thêm các phiên bản đĩa 6-inch, 7-inch và 12-inch cho Big Shot Momentarily (Jona Lewie). Trên bìa đĩa có ghi dòng lưu ý như sau: "Bản thu này có thể sẽ không tương thích với các dàn máy tự động, do đó hãy chuyển sang chế độ điều khiển bằng tay (Manual) nếu cần. Nếu phương thức này cũng không hiệu quả, chúng tôi khuyến nghị bạn nên mua phiên bản đĩa 7-inch". Dưới các dòng này còn có thêm lưu ý khá lạ: "Đừng mua với giá trên 60 pence".

tinhte-odd-size-vinyl-5.jpg

Một mẫu đĩa 6-inch khác xuất hiện vào cuối những năm '70 (và cũng có phiên bản 7-inch) đến từ ban nhạc Radio Stars. From A Rabbit sở hữu phiên bản Special Hip Pocket Edition với sticker và nhãn mini được dán trên đĩa.

Ban nhạc E.A.R. (Sonic Boom) cũng sản xuất các mẫu đĩa 5-inch (Pocket Symphony) và 8-inch vào giữa những năm '90 qua nhãn thu Sympathy For The Record Industry, cũng như các mẫu đĩa 9-inch với nhãn thu Ochre Records. Nine Inch Nails cũng sở hữu mẫu đĩa 9-inch cho phiên bản giới hạn của single Sin phát hành tại Anh.

tinhte-odd-size-vinyl-6.gif

Vậy là chúng ta đã điểm qua các dạng đĩa 3-inch, 4-inch, 5-inch,6-inch và 8-inch ngoài các kích thước thông dụng là 7-inch, 10-inch và 12-inch. Mẫu đĩa 11-inch duy nhất trong bộ sưu tập của DJ Food là bản single của Wagon Christ phát hành bởi nhãn thu Electro Bunker Cologne (Đức) vào cuối những năm '90. Bản thu này còn được làm phản quang, phát sáng trong bóng tối nhìn rất đã.

tinhte-odd-size-vinyl-7.jpg

Nhiều nghệ sỹ theo đuổi dòng nhạc contemporary gần đây cũng phát hành những chiếc đĩa 5-inch qua các nhãn thu như Oh No/MF Doom, UNKLE, Bonobo, Tom Vek và Equinox để làm đĩa promo (nhằm giới thiệu tác phẩm đến công chúng). Các bài hát trong đĩa thường được cắt ghép giảm thời lượng để có thể chép đủ lên đĩa.

Quảng cáo



Fantomas và Melt Banana cũng từng ra mắt 1 bản single được cắt ghép trên đĩa 5-inch phát hành bởi Unhip Records nhằm gợi nhớ lại chuẩn đĩa Hip Pocket của 50 năm trước.

Nguồn thevinylfactory
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

giờ chỉ dân thật sự đam mê nhạc thính phòng giao hưởng và phải có giàn loa chất nữa mới chơi đĩa chứ mấy ai còn dùng nữa
@supervisor 03m Cũng tuỳ, Vinyl giờ đủ thể loại nhạc và đang được đón nhận nồng nhiệt trở lại
@supervisor 03m Mình không nghe nó bao h nhưng thấy bảo tốt hơn băng cát sét. Mà băng cát sét nghe lại hay hơn nhạc số. Mà nghe nói nhạc này giờ đang lên ngôi mà.
@supervisor 03m DJ vẫn xài vinyl ầm ầm mà
Đĩa vinyl thì nó được làm từ nhựa vinyl thật hả? Như phân tử PVC nhưng Clo bị thay bằng nguyên tử Hidro như trong hoá học lớp 11 phải không nhỉ?
princez
CAO CẤP
5 năm
@dlv.pro.thick.game Đúng vậy, loại nhựa dùng làm ống cống ấy 😁
@princez Nhựa làm ống cống là PVC mà còn đây là vinyl mà hình như nó làm bao xác rắn để đựng thóc gạo mà?
princez
CAO CẤP
5 năm
@dlv.pro.thick.game Vinyl là viết tắt cho Poly-Vinyl-Chloride (hay còn được gọi là PVC) đấy 😁
Nghe bằng đĩa này chắc âm thanh hay lắm nhỉ
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vn_ninja Hay lắm bạn, hay giống digital ấy
Bây giờ chơi đĩa Vinyl vẫn thích hơn là đĩa CD chứa nhạc Lossless 😁 :p

Còn ai sành hoài cổ thì chơi băng cối?! :D :p
tyfn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ngày xưa nga ngố còn 1 series đĩa 7" trong veo mà dẻo dẻo nữa cơ, tiếc là chuyển nhà 5-7 lần k giữ lại được cái nào cả.
Giàu và đam mê mới đú được
@duonghungmanh89 😔
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
5 năm
@duonghungmanh89 Chưa tìm hiểu đừng chém gió. Bây giờ chỉ cần 3 triệu đủ mua máy vinyl rồi
@minhvu8393 cái món này 1 tiền gà 3 tiền thóc, nhiều khi chỉ hơn 1 triệu là kiếm được cái máy nội địa cũ tốc độ quay chuẩn ngon lành rồi, chủ yếu là tiền mua lp mới thấm, giá lp thì vô chừn0g 500k đến vài triệu 1 album cũng có
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
5 năm
@lehoagdung Lp 200k đầy bạn ạ. 100k còn có nữa
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
dạo này cứ hay mơ tự làm dàn loa xem nó như thế nào,1 ngày đẹp trời bít đâu làm ra dc kiểu này
Thằng em đợt này cũng đang sưu tập đĩa,thấy mấy cái mầu sắc đẹp thật
vieted
TÍCH CỰC
5 năm
Những năm 60 và 70 Liên xô sản xuất 1 loại tạp chí nhưng có nhiều trang là đĩa hát dập lên trang giấy tráng nhựa. Cả cuốn tạp chí khổ vuông có đột 1 lỗ ở chính giữa để đặt lên máy, đóng bìa dạng gáy xoắn, trông rất cute.
Thời những năm 70 và 80 do thiếu thốn âm nhạc phương Tây người Liên xô có cách chế đĩa vinyl bằng cách dập bản copy đĩa hát phương Tây lên phim X-quang cũ.
IPAD II
TÍCH CỰC
5 năm
Đúng là : đẳng cấp vẫn là mãi mãi.
princez
CAO CẤP
5 năm
Không biết ngoài nhựa và nhôm như bài nói, còn được dập trên loại nào nữa ko nhỉ, mình thấy vật liệu gốm sứ rất hợp lý để làm đĩa kiểu này mà nhỉ: độ cứng rất cao, không bao giờ sợ bị xước hay kim làm mòn rãnh, gốm công nghiệp cũng dai hơn nên ko dễ vỡ như gốm dân dụng đâu, đặc tính dễ làm khuôn cũng có luôn
db9911
TÍCH CỰC
5 năm
bộ sưu tập đáng ngưỡng mộ.
Lợn Lòi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ở nhà vẫn còn một hộp đĩa tầm mấy trăm cái ko biết giờ còn dùng đc ko 😁
8ball
ĐẠI BÀNG
5 năm
Trước đây còn có đĩa Vinyl dạng mềm. gọi là đĩa mềm đi cho tiện. Nó được kèm theo tạp chí của Liên Xô cũ. Nó mềm mềm nhưng đưa vào máy vẫn đọc bình thường. Không biết tìm lại thông tin được không nhưng mình nhớ nó màu xanh dương nhạt, mềm bẻ oặt ẹo được.

Hehee tìm được thông tin rồi. Nó là Flexi disc. Đúng là dùng ở Liên Xô cũ và bây giờ vẫn còn sản xuất.

https://en.wikipedia.org/wiki/Flexi_disc
Flexi disc - Wikipedia
en.wikipedia.org





Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019