Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tuyệt đối không chích máu đầu ngón tay để sơ cứu nạn nhân đột quỵ

Drchuottui
11/7/2019 15:40Phản hồi: 274
Tuyệt đối không chích máu đầu ngón tay để sơ cứu nạn nhân đột quỵ
Đột quỵ (stroke) là một tình trạng cấp cứu hay gặp. Nạn nhân đột ngột bị liệt nửa người, yếu tay chân, méo miệng, nói ngọng, nhìn mờ... nặng nữa có thể hôn mê và tử vong. Ngoài ra, đột quỵ thường để lại các biến chứng như liệt, yếu, ảnh hưởng đến trí nhớ, sa sút trí tuệ... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Thời gian gần đây, có nhiều người truyền tai nhau và nhiều bài viết về cách sơ cứu nạn nhân đột quỵ bằng cách dùng kim để chích máu ở 10 đầu ngón tay và ở dái tai. Nhiều người cho rằng, biện pháp này giúp giảm huyết áp, giúp sơ cứu nạn nhân, giúp nạn nhân hồi tỉnh và nhanh hồi phục, tránh được các di chứng của đột quỵ... Tuy nhiên không có bất cứ cơ sở khoa học hay bằng chứng nào cho thấy lợi ích của phương pháp này. Nguy hiểm hơn, nếu sơ cứu bằng cách này không những chẳng đem lại lợi ích gì mà còn làm chậm trễ khoảng thời gian quý báu bởi vì nạn nhân bị đột quỵ cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Thậm chí, có những chỉ dẫn rất nguy hiểm như, chích máu đầu ngón tay rồi chờ nạn nhân tỉnh lại rồi mới được đưa đi bệnh viện.

Do khả năng chịu đựng thiếu ô xy của các tế bào não rất kém, các tế bào não rất dễ bị tổn thương và khó hồi phụ khi bị thiếu ô xy nên nạn nhân bị đột quỵ cần được cấp cứu kịp thời, càng nhanh càng tốt.

image-of-types-of-stroke.png
Có 2 dạng đột quỵ chính: nhồi máu não (ischemic stroke) và chảy máu não (hemorrhagic stroke)
Có 2 dạng đột quỵ chính đó là nhồi máu não (ischemic stroke) và chảy máu não (hemorrhagic stroke), hơn 80% các trường hợp đột quỵ là nhồi máu não. Nhồi máu não xảy ra khi có cục máu đông gây bít tắc mạch máu ở trong não, chảy máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu. Thường chảy máu não sẽ nặng và khó điều trị hơn nhồi máu não. Tuy nhiên rất khó để phân biệt hai dạng đột quỵ này bằng thăm khám thông thường, gần như chỉ có thể phân biệt được bằng cách chụp CT (chụp cắt lớp vi tính đo tỷ trọng) và MRI (chụp cộng hưởng từ hạt nhân).

Cách điều trị hai dạng này cũng khác nhau, tuy nhiên đều cần điều trị và can thiệp sớm để tránh các biến chứng và tăng cường khả năng hồi phục cho nạn nhân. Chính vì vậy việc sơ cứu bằng cách chích máu sẽ làm chậm trễ việc đưa nạn nhân đến viện để điều trị.

tPA tiêm tĩnh mạch (Tissue plasminogen activator, yếu tố hoạt hóa plasminogen mô) là biện pháp cấp cứu hữu hiệu trong điều trị nhồi máu não nhằm phá vỡ cục máu đông mạch máu não nhưng chỉ có tác dụng khi nạn nhân đến sớm trong vòng 03 tiếng sau khi bị đột quỵ. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như đặt stent và dùng các thuốc như: hạ huyết áp, chống ngưng kết tiểu cầu, hạ mỡ máu...

Điều trị chảy máu não khó khăn và phức tạp hơn, có thể phải phẫu thuật và dùng các thuốc như: hạ huyết áp, thuốc chống phù não, thông khí nhân tạo...

Chính vì vậy, khi chúng ta gặp một người mà có những biểu hiện nghi ngờ bị đột quỵ như: liệt nửa người, yếu tay chân, méo miệng, nói ngọng, nhìn mờ... việc cần thiết đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt để điều trị. Còn chích máu đầu ngón tay hay dái tai không những không đem lại hiệu quả gì mà còn làm tình trạng nạn nhân nặng hơn.
274 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thanks ad 😁
@Netter trời ơi, bài thí nghiệm trên chuột mà bác đưa ra nói con người là sao?!?!?!
Netter
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bestofstrongman Cái này bác tin hay ko thì tùy bác thôi, em chỉ đưa thông tin bác tham khảo, ít nhất là người ta có nghiên cứu phân tích hẳn hoi chứ ko phải 1 bài báo không đầu không cuối kiểu "mọi người truyền tai nhưng chưa có kết luận...". Thêm nữa là trong nghiên cứu khoa học thì không phải cái gì người ta cũng thực hiện trên con người được nhé bác, đặc biệt là những việc liên quan tới vấn đề "cấp cứu" như thế này, có rất nhiều cơ sở khoa học thực tế cũng chỉ được nghiên cứu trên động vật rồi đưa ra KL thôi (nếu bác hoặc người thân làm đề tài PhD chắc hiểu). Chưa kể là tiền đề của việc này do Y học phương đông đã áp dụng từ lâu chứ ko phải "theo tin đồn" vu vơ rồi người ta bỏ công ra nghiên cứu ạ 😃. Người VN vẫn hay có câu "các cụ dạy..." mà, thực tế nhà em đã từng trải nghiệm, và nếu bác có người quen làm thầy thuốc đông y hỏi sẽ rõ thôi.
Vmemory
CAO CẤP
5 năm
@_-=TinhTế=-__-=SắcXảo=-_ Nên học người nước ngoài. Thấy người bị nạn việc nên làm không phải là nhào vô sơ cứu người ta, mà là gọi số cấp cứu. Lý do:
1. Không biết, không chắc đừng tài lanh. Nạn nhân không phải chuột bạch. Hãy chờ nhân viên y tế đến & nghe hướng dẫn từ họ nếu họ nhờ bạn sơ cứu trước
2. Sơ cứu sai khiến nạn nhân chết liệu bạn có phải đi tù không? Ở bển là kiện ra tòa ngay nha bạn. Liệu có cắn rứt lương tâm không khi vì mình không biết mà đi sơ cứu rồi khiến nạn nhân bị nặng hơn?
SoyHungry
TÍCH CỰC
5 năm
@Netter Nếu đọc trên đó đừng tin mấy ông giáo sư chuyên “copy-paste” của TQ. Nhất là mấy bài báo cảo của mấy ổng 😃)))). Mấy ông TQ mà làm cho uni lớn bên US thì còn tin được. Còn mấy cha này bên TQ. Nguyên cái list author có 1 ông là PhD còn lại là ất ơ ở đâu không. Còn được funding bởi y học cổ truyền TQ nuaex chứ. 1 bài đậm chất Đông Y. Và hoàn toàn không có tây y gì trong 2 bài này cả.
Nên đọc kĩ lại đi. Mình nghĩ bạn chắc mới google chứ chưa đọc nội dung đâu nhĩ =)))))
Mấy cái đồn thổi truyền tai nhau vậy mà đồn ầm lên, mẹ mình cũng bảo thế, mình bảo không có căn cứ khoa học gì, có nguy cơ thì ráng uống thuốc trước bị thì đi cấp cứu chứ làm sao mà làm được mấy thủ thuật đó. Chán nhất mấy người nghĩ ra mấy cái tin đồn này...
SoyHungry
TÍCH CỰC
5 năm
@senfall Bạn đang là người nói lêng thênh kang thang đấy. Nói như thế không lẽ NCBI hoặc Pubmed là những đứa tào lao à? Tui đâu có nói bạn đi kiếm trên google. Bạn có hiểu từ “reference” và “organic” không?
Còn nữa. Nói theo bạn “tui nhớ vụ này....tui biết ông kia” thì tui đã nói. Nói kiểu đó thì tui cũng nhớ là tui cũng được mời làm giáo sư đấy =)))))

Cũng may là tui đuọce tiếp xúc với nhiều kiến thức y học và những thành tựu hẵn hôi. Chứ không phải bị gò bó kiểu ao làng như bạn. Thôi tui cũng chả cãi cùn làm gì. Chúc bạn hạnh phúc với mấy kiến thức đó và trị được nhiều bệnh nan y như HIV, ung thư, xơ gan..... nhé. =))))
SoyHungry
TÍCH CỰC
5 năm
@tin_truc22 Có vấn đề về đọc hiểu?
senfall
TÍCH CỰC
5 năm
@Zombie.Lover hehehehe ! thôi kết thúc ở đây nhé k biết ai lan man từ chích đầu ngón tay đến y học cổ truyền nữa chả liên quan.
mà 1 khi đã bị liên quan thì phải đưa ra dc kiến thức thuyết phục, mà con người thì k ngừng sáng tạo để tạo ra phương pháp mới. khi xua vn có Tôn Thất tùng đưa ra phat kiến mới khiến thế giói học theo. và tất nhiên trước đó k ai làm cả.
còn về bạn tiếp nhận kiến thức kiểu gì thì kệ bạn, quan trọng bạn k hiểu gì về yhct cả. các vị lang băm đó chữa xơ gan bt nhé, úng thư giai đoạn đầu ok, còn giai đoạn cuối thì chưa, trĩ giai đoạn 4 tây y cắt và cắt xong lại mọc. còn yhct đắp, bơm thuốc, uống thì tự co và quan trọng là k mọc lại. hen suyễn tây bó tay yhct có thể nhé, suy thận giai đoạn 3 yhct chữa ok.... còn 1 số nữa hoàn toàn ưu việt hơn hiện đai. còn HIV tất nhiên là chưa.
nói đi thì phải nói lại y học hiện đại chữa cấp tính ok hơn, xử lý các cơn nguy kích do tai nạn ưu việt, tác động vật lý mổ sẻ, đặc biệt là ruột thừa yhct hoàn toàn bó tay. gãy tay chân yhct có thể nhưng k thẩm mỹ bằng y hiện đại.
trở lại bài viết cấp cứu bệnh nhân đột quỵ yhđ ưu việt hơn do thuốc có thể tiêm, còn sau tai biến, phục hồi chức năng, thì vật lý trị liệu của y hiện đại chậm hơn yhct .
theo mình thấy nếu bạn là sv y khoa thì nên tham khảo các thầy bên yhct, để kiểm chứng.
còn về lang băm thì cả yhđ và yhct đều có nhé. tất nhiên bên yct nhiều hơn do tính chất dược liệu k nguy hiểm bằng yhđ.
cái nữa những bệnh nhân bị bv trả về chờ chết thì mói tìm đến yhct, đằng nào cũng chết. và khi mà lang băm như bạn nói cố gắng chữa nhưng k thành công và bn chết k lâu sau đó, sẽ bị đổ thừa là do thuốc lang băm. tất nhiên tiếng xấu đổ lên lang băm do tính chất k chính thống, còn hàng ngày có cả nghìn người chết tại bv thì k sao, do đã ký cam kết trước đó.
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NgocBasic Thằng ad ngu lonz. Viết cho đủ chỉ tiêu hay sao ấy! Thế cứ khoa học chưa chứng minh đc là ko đc áp dụng?
MeoMao121
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết bổ ích 😁
Netter
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bababucon Em nghĩ câu đầu tiên của bác nó đã phản ánh những gì bác nói rồi ạ 😃. Ở đây em chỉ trích dẫn thông tin đã được nghiên cứu và xuất bản trên các trang web uy tín (không phải báo chí, vì em coi nytimes hay washington post cũng như vietnamnet/vnexpress nhà ta thôi) để mọi người có cái nhìn khách quan hơn thay vì "tin sái cổ" vào 1 bài báo được viết - theo em là hơi cẩu thả - vào thời điểm cách đây ~13 năm. Không rõ bác đánh giá nền y học VN & thế giới đang trong giai đoạn nào, nhưng ở VN còn nhiều thầy thuốc đông y giỏi, các bệnh viện, cơ sở y tế, hay thậm chí là đại học y học cổ truyền - mà chữ "cổ truyền" theo em là đã đủ nghĩa rồi 😃.
bababucon
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Netter Thôi ko tranh luận với bác nữa. Làm quen với y học thực chứng đi bác. Muốn nói cái gì thì lên PubMed mà tìm. Tìm đọc bài tổng quan tìm trích dẫn để hiểu vấn đề đó nó đang ở mức nào ( chỉ là giả thuyết đang được kiểm chứng trên động vật hay đã áp dụng trên người rồi. Có báo cáo ca lâm sàng nào chưa ( báo cáo ca là mức chứng cứ yếu nhất) nhưng cũng là tiền đề.
- Còn về Nytimes, Washington Post chỉ là báo thường thức đa chiều ko chịu sự chi phối của chính phủ sở tại thì hơn Vnexpress VietNamNet ( báo chí lề phải định hướng dư luận rồi). Riêng cái Tinhte.vn chỉ là lá cải kích động tranh luận ném đá giúp tăng lượng truy cập để bán quảng cáo thôi. Vào đọc như xem hài cho vui thôi Haha
@Netter Phải đăng nhập để like ủng hộ bạn vì bạn người đọc tin tức thông thái. Chủ thớt giật tít khiếp quá làm mình vô đọc ngay để lấy hiểu biết, ai dè đọc tới quả chủ thớt viết không nên làm vì tốn thời gian làm mình thấy ko ngửi nổi. Đây là kỹ thuật sơ cứu trong lúc chờ cấp cứu chứ có phải mà làm nó rồi đếch đưa đi viện nữa đâu.
Dạo này tinhte lắm bày giật tít mà nội dung thiếu thuyết phục, thậm chí sai lệch. Viết về công nghệ mình ko care, chứ liên quan tới y tế, sức khoẻ mà dịch bài quốc tế như vậy thì ko có tâm. Chưa kể tới nhiều bạn đọc ko tỉnh táo, share rộng ra thì hậu quả càng nghiêm trọng. Túm cái váy lại, chủ thớt ÉO CÓ ĐỨC, anh em nên đọc bài tỉnh táo.
@Netter Quên, mình xin cái ảnh nhé, phòng lúc cần còn châm đúng vị trí. Thanks =))))
Giờ có kỹ thuật làm tiêu sợi huyết rồi, chỉ tội đắt. Các bác ko lo nhé, nhưng đẹp nhất để làm là dưới 6h sau khi bị.
@nguyenpr089 Vẫn Thua a cazy81 1 bậc
leeyang
CAO CẤP
5 năm
@cdab Thời gian VÀNG tốt nhất là 2h, 3-4h là khả năng hồi phục cao, 6h là cấp cứu được, sau quỹ thời gian như trên thì tuỳ tình trạng bệnh nhân và cơ sở cấp cứu mà tiên lượng xấu hay tốt.
Thomas6688
TÍCH CỰC
5 năm
@leeyang Qua 6h bay thẳng tới Katmandu Nepan nhờ sức mạnh của Con mắt của Agamotto nhé.
#J4F :-D 8B05DED5-FD51-4F1D-B39F-2F190535BE56.jpeg
@trungnguyenhp Đúng đúng. Ông ấy đạt cảnh giới tối cao rồi.
thấy nhièu tài liệu cũng ghi là trích máu ngay mà nhỉ;)
@nguyenmanh287 chích nhé
vnv88
TÍCH CỰC
5 năm
@nguyenmanh287 "Trích" là lấy ra một đoạn; đem đi xa; chim trích.
"Chích" là đâm vào bề mặt da bằng thứ gì đó nhọn mà nhỏ; côn trùng chích; chim chích choè.

Do đó, "chích" là từ mà bạn cần dùng trong trường hợp này, là để lấy máu ra.
"Trích" thì mình không chắc lắm, chỉ thấy dùng cho các sự vật, khái niệm voi hình như văn, thơ. (Trích dẫn, trích đoạn). 😃 Mong có bạn nào hiểu biết sâu dày có thể bổ sung.
@vnv88 Bổ sung là khi nói đến từ "trích" thì ta quan tâm đến phần được lấy đi.
Dùng cho trích máu cũng được.
Chẳng hạn như khi trích một ít máu vào ống nghiệm thì ta sẽ sử dụng lượng máu này để dùng vào mục đích nào đó (phân tích, nghiên cứu....).
nghidsy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vnv88 Nghĩa của từ “bổ sung”
IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ɓo̰˧˩˧ suŋ˧˧ ɓo˧˩˨ ʂuŋ˧˥ ɓo˨˩˦ ʂuŋ˧˧
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ɓo˧˩ ʂuŋ˧˥ ɓo̰ʔ˧˩ ʂuŋ˧˥˧

Động từ :Sửa đổi,bổ sung

Thêm vào cho đầy đủ.
Bổ sung ý kiến.
Báo cáo bổ sung.
😃))))))))))
vnv88
TÍCH CỰC
5 năm
@nghidsy upload_2019-7-12_0-5-57.png

Sung thì có đây rồi nhưng không có dao để bổ. 😔
sdawhai1
TÍCH CỰC
5 năm
Thôi thì cứ khẩn trương đưa đến bệnh viện gần nhất cho lành.
Hoàng Ashe
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhồi máu não thường có biểu hiện rõ ràng, mạnh mẽ. Trong khi xuất huyết não thường biểu hiện ko rõ ràng, chậm hơn, nhưng khó điều trị hơn :|
Giờ mới nghe đến cái này
"Đưa đến bệnh viện càng nhanh càng tốt" đoạn này có vẻ sai. Theo mình biết là khi thấy nạn nhân đột quỵ nên để nạn nhân nằm im không được động vào nếu không có kiến sức sơ cứu và gọi cấp cứu ngay lập tức
@laohac.159 Cái đó là do trời cứu, cha bạn vượt qua dc cơn nguy kịch, chứ ko phải nhờ châm đâu.
Bị cái này dù có ở bv hay ở nhà đều nguy hiểm như nhau, nếu bị nặng thì rất khó để cứu.
Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, ai bị cao HA thì ráng uống thuốc, ăn uống ngủ nghỉ điều độ.
@ghostkinglee Chuẩn. Nhiều ông sơ cứu bậy bạ, hên mạng người ta lớn qua khỏi xong lại ảo tưởng mình là thánh nhân cứu người :v
Drchuottui
TÍCH CỰC
5 năm
@bitback đúng thế bạn ah, nhưng thời gian đầu chẳng thể biết là thoáng qua hay chảy máu hay nhồi máu
@Wolfrain Đồng ý vs bác, này gọi là survivor bias, đã sai rồi lại đi bày người khác.
Thấy ai bị gì thì việc đầu tiên là bốc cái điện thoại lên gọi cấp cứu, nhân viên tổng đài sẽ hướng dẫn phương án sơ cứu. Tuyệt đối éo làm cái gì trước khi nghe được lời nào người có chuyên môn hết. Lộn xộn chữa lợn lành thành lợn què lại ăn cái áo Juve thì khổ.
Hồi năm lớp 12 bị sốt xuất huyết đi cấp cứu ngày nào nó cũng chích hết 10 đầu ngón tay để lấy máu.
Sao bữa có ng đột quỵ bà chị mình dùng cách chích 10 đầu ngón tay nó lại có tác dụng nhỉ,thấy nạn nhân mau chóng tỉnh lại hẳn
toutou
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuyenvpb do may mắn phương pháp trúng bệnh, không trúng thì đã mất đi 1 khoảng thời gian vàng để cấp cứu 😃
nhqdat
TÍCH CỰC
5 năm
@tuyenvpb Vì đau quá nên tỉnh thôi.
Cứ thử lấy kim châm mấy đầu ngón tay rồi biết. 😁:D:D
Phat Long
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuyenvpb Có thể người đó chỉ bị say nắng hay bị ngất vì kiệt sức chứ không phải bị đột quỵ.
Ta Minh Bao
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thanks bạn. Lâu ni cứ nghỉ vậy.
Wow h mới biết đến cái này
mrtuantran
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ông già mình cũng tai biến rồi. Hơi có vấn đề về nhận thức như ngồi đờ ra, không nhận thức được xung quanh thì nên gọi ngay cấp cứu (không mất tiền nhé. Mình bồi dưỡng bao nhiêu nhì tùy) Còn nghe người này người kia mách thì chỉ tốn thêm thời gian trừ những gia đình có người trong nghành y. Nhà nào có người bị cao huyết áp thì cho đi chụp mạch xem có bị xơ vữa ko thì làm ngay. Ông già mình tai biến nhẹ mấy lần ko đi khám nên bị phát thứ 3 là nặng luôn. Đấy là mấy cái mình đúc rút được sau vụ "sập nguồn" đấy.
Kusa123
TÍCH CỰC
5 năm
Cái chích 10 đầu ngon tay mình chưa thấy. Nhưng năm 1997 mình đã chứng kiến 1 bác sợ cứu người bị tai biến bằng cách chích 18 huyệt(có chích 1 ngón tay trỏ). Mình nhớ chích trên đỉnh đầu,gan bàn chân, sau lưng(bẻ ngược tay người bệnh căng hết cỡ ra sau kiểu khóa tay chỉ ngón chỏ là điểm chích).... máu ra màu đỏ sẫm, chích xong 15p sau người bệnh khẻo lại như bình thường. Do hồi đó kv mình là kv kinh tế mới, đi tới trạm xá 15km, mà chưa có xe máy lên những ca như vậy chủ yếu là sơ cứu. Bác đó giờ mất rồi và cách sơ cứu đó bị thất truyền! Y học cổ truyền và các phương pháp chưa gia truyền thì ko thể phủ nhận qua ngàn năm, nhưng ko biết thì ko lên tự ý chữa trị vì ko phải ai cũng làm đc.
@Kusa123 vẫn còn người lưu giữ được những bí quyết ấy nhé, mình đã chứng kiến nhiều người đột quỵ đã hồi phục được 80-90%
Kusa123
TÍCH CỰC
5 năm
@baoanh8800 Ở mình thì ko thấy nữa. Vì nghe nói phương pháp đó kết hợp bấm huyệt, lên làm ko chuẩn thì cũng nguy hiểm
nghiadsag
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết bổ ích
Vâng
boyshort91
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thông tin hữu dụng, đã bookmark, không hiểu mấy cái thủ thuật kia từ đâu ra không biết
klong1
ĐẠI BÀNG
5 năm
@boyshort91 Bài viết này cách đây rất lâu từ trang báo lá cải nước ngoài sau đó được dịch về vn thế là mọi người lan truyền nó trên mạng.
thudaigia
ĐẠI BÀNG
5 năm
@boyshort91 Có thứ chỉ biết khi cảm nhận hoặc cầm nắm nó nha bạn, Steve Jobs cũng nói như thế mà!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019