Fernando Corbató: Cha đẻ máy tính cá nhân và mật khẩu máy tính mất ở tuổi 93

P.W
14/7/2019 7:36Phản hồi: 46
Fernando Corbató: Cha đẻ máy tính cá nhân và mật khẩu máy tính mất ở tuổi 93
Kỹ sư khoa học máy tính Fernando Corbató đã mất vào hôm thứ 6 vừa rồi tại Newburyport, Massachusetts, hưởng thọ 93 tuổi. Người vợ của ông, bà Emily Corbato cho biết ông ra đi vì những biến chứng của căn bệnh tiểu đường. Lúc sinh thời, những thành tựu nghiên cứu của ông trong những năm 60 của thế kỷ trước đã góp phần giúp con người phát triển máy tính cá nhân, và quan trọng hơn cả, chính là cụm mật khẩu mà anh em sử dụng hàng ngày để đăng nhập vào thiết bị cũng như những tài khoản.

Tinhte_Corbato1.jpg

Fernando José Corbató sinh ngày 01/07/1926 tại Oakland, California. Cha của ông, Hermenegildo là một người Tây Ban Nha nhập cư vào Mỹ, và là một giáo sư văn học TBN tại trường đại học California. Giáo sư Corbato theo học UCLA vào năm 1943. Chỉ 7 tháng sau khi vào đại học, ông được hải quân Mỹ tuyển vào làm kỹ sư điện. Đến năm 1946, ông giải ngũ và theo học Học viện Công nghệ California, tốt nghiệp năm 1950 và vào MIT học lên tiến sĩ và làm việc mùa thu năm ấy.

Giáo sư Corbató đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình tại Học viện Công nghệ Massachussetts, Mỹ. Ông từng quản lý một dự án vào đầu thập niên 60 mang tên C.T.S.S. (Hệ thống Chia sẻ Thời gian Tương thích), cho phép những cá nhân ở nhiều khu vực múi giờ khác nhau truy cập vào một hệ thống máy tính cùng lúc thông qua đường dây điện thoại. Thời ấy, muốn sử dụng máy tính để thực hiện những tác vụ tính toán, con người sẽ phải “xếp hàng”, máy tính thực hiện nhiệm vụ của mình lần lượt theo từng lệnh mà con người nhập vào, và sẽ phải đợi đến ngày hôm sau để nhận kết quả từ máy tính. Quá trình này gọi là batch processing, và khi máy tính hoạt động, con người sẽ không can thiệp được vào quá trình.

Tinhte_Corbato2.jpg


Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1963 trên truyền hình, giáo sư Corbató mô tả quá trình batch processing và sự thiếu hiệu quả của nó gây ảnh hưởng tới con người như thế nào. Việc phát triển C.T.S.S. khi ấy giống như một cách để tránh những phiền toái mà máy tính điện toán khi ấy tạo ra cho con người. Chính hệ thống này đã tạo ra tiền đề cho quá trình xử lý tương tác (interactive processing), nơi con người có thể can thiệp vào từng bước trong quá trình tính toán như ngày hôm nay. Trong nhiều thập kỷ, nó đã giúp ngành máy tính của nhân loại có những thay đổi lớn.

Stephen Crocker, một nhà khoa học máy tính từng làm việc trong dự án C.T.S.S. cho rằng, “trước khi công nghệ cho phép mỗi cá nhân sở hữu một chiếc máy tính, hệ thống chia sẻ thời gian đã thay đổi cách con người sử dụng máy tính.”

Tinhte_Corbato3.jpg


Trong chương trình “A Solution to Computer Bottlenecks” vào năm 1963, giáo sư Corbató giải thích cách C.T.S.S. hoạt động. Thay vì một hệ thống máy tính đồ sộ, ông chỉ dùng một chiếc máy đánh chữ nối với những mạch điện tử. Trong chương trình đó, ông nói, máy tính có giá thành hoạt động rất cao, vì thế khoảng thời gian “chết” là thứ vô cùng lãng phí. Với tính năng chia sẻ thời gian, thời lượng sử dụng máy tính được kiểm soát chặt chẽ bằng chương trình quản lý. Dù máy tính chỉ thực hiện được lần lượt mỗi lần 1 tác vụ, nhưng nó xử lý nhanh tới mức có thể hoàn thành một tác vụ và nhảy sang việc mới mà không có khoảng thời gian lãng phí.

Mỗi người dùng đều có thể tạo, thay đổi và triển khai các chương trình theo ý muốn, chẳng khác gì họ có toàn quyền điều khiển hệ thống máy tính đó. Anh em có thể xem lại bản thu hoàn chỉnh của chương trình này dưới đây:


Khi giáo sư Corbató bắt đầu làm việc với C.T.S.S., con người thường coi những hệ thống computer không khác gì những cỗ máy tính toán khổng lồ (calculator). Thế nhưng đến năm 1962, khi ông cùng các cộng sự trình diễn khả năng của C.T.S.S., cách nhìn của con người đã thay đổi. “Đến giờ tôi vẫn nhớ phản ứng của mọi người khi nhìn thấy demo thời gian thực: ‘Này, máy tính trả kết quả kìa! Chỉ cần gõ lệnh là có câu trả lời’,” giáo sư Corbato nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989.

Về sau, C.T.S.S. tạo tiền đề phát triển một dự án khác tên là Multics, vẫn dưới sự quản lý của giáo sư Corbato. “Multics là cách chúng tôi mô tả hệ thống máy tính điện toán sẽ phục vụ nhu cầu thương mại ra sao.” Khi ấy, Multics được MIT, General Electric và phòng thí nghiệm Bell Lab của nhà mạng AT&T đồng thực hiện. Nó không trở thành sản phẩm thương mại hóa được, nhưng từ chính dự án này, các kỹ sư của Bell Lab đã phát triển được hệ điều hành Unix.

Quảng cáo


Tinhte_Corbato4.jpg

Có thể nói, những thành tựu của giáo sư Corbató và những người đồng sự đã mở ra ngành khoa học máy tính phát triển như ngày hôm nay. Nói về dự án C.T.S.S., ông chia sẻ: “Thứ quan trọng nhất là chúng tôi đã biến chiếc máy tính trở nên rất dễ sử dụng. Vì thế nó sẽ được sử dụng nhiều hơn trong tương lai.” Quả đúng vậy thật.

Đó mới chỉ là 1 trong hai thành tựu mà giáo sư Corbató để lại cho nhân loại. Trong quá trình hoàn thiện C.T.S.S., ông nghĩ ra một thành tựu khác: Mật khẩu máy tính. Hệ thống chia sẻ thời gian tương tác cho mỗi người dùng một bộ file cá nhân riêng, nhưng vì không có hệ thống đăng nhập, một người có thể sử dụng bộ file của người khác để truy cập máy tính, dẫn tới nhiều rắc rối sau này.

“Giải pháp đơn giản nhất chính là cho mỗi người dùng cá nhân một mật khẩu riêng.” Hệ thống mật khẩu đăng nhập C.T.S.S. được coi là một trong những hệ thống bảo mật máy tính đầu tiên của con người. Năm 1990, giáo sư Corbató nhận được giải thưởng A. M. Turing, giải thưởng được coi là Nobel dành cho giới công nghệ thông tin.

46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

từ cái thời bố tôi chưa sinh ra đã có cộng nghệ cao như vậy rồi. và đến khi tôi sinh ra thì cũng chưa thấy nổi cái máy tính nào cho đến năm học cấp 2.
@ngoanhnga3139 Vì vn đi sau cả thế kỷ mà
vnv88
TÍCH CỰC
5 năm
@ngoanhnga3139 Trong cái thời ấy thì Việt Nam mình còn đang phải vật lộn với nước công nghệ cao ấy, chỉ khoảng vài chục năm gần đây mới đủ điều kiện để những bộ máy tính xuất hiện trong cơ quan, và phải đến năm 1997 thì Việt Nam mới kết nối tới Internet. Cho đến 11 năm sau đó, chưa đầy 60% dân số sử dụng internet. Suốt ngày hô hào 4.0 mà đi đâu cũng thấy người ta áp dụng công nghệ vào sản xuất. Việt Nam mình còn kém quá, đi sau cả mấy trăm năm khéo vẫn còn là ít.
Điện tử, tin học nước nhà chán thế đấy. Phổ cập tin học quá kém. Thử hỏi nước mình có đạt được thành tựu gì chưa, có cá nhân nào phải làm cộng đồng quốc tế họ trầm trồ chưa? Anh Hà Đông với game chim điên làm người dùng ức chế, anhdaden ẵm giải tí hon ở cái giải ao quốc tế Pwn2Own. Nước Nam không thiếu nhân tài, thế mà đâu tận 2019 rồi vẫn còn đi sau người ta.
Nói đến viễn thông thì ai cũng phải nhăn mặt e dè về tuơng lai Tổ Quốc. Mấy cái thuê bao không quản được nổi mà hò nhau phủ 4G khắp nước, 3G không bằng phân nửa 2G người ta mà đua đòi thử nghiệm 5G. Dung lượng thì cứ gấp đôi, gấp ba, toàn số lượng chứ chất lượng đâu ra. Cable quang thì suốt ngày đứt, không dùng cũng mất tiền, tưởng gấp đôi băng thông mà hay. Đến cuớc phí cũng kém người ta thì hỏi xem nước mình nó thua kém nhường nào.
Đấy, mỗi phổ cập công nghệ thông tin thôi mà đã kém thế đấy thì cũng chẳng lạ gì mà nước mình mãi đi sau nước người!
Greycloud
TÍCH CỰC
5 năm
@vnv88 Nhờ sự lãnh đạo vĩ đại tài tình sáng suốt của nhóm mà ai cũng biết là ai đó nên thôi, có họ no cả rồi, dân khỏi no nhé ;)
nhanho@ussg
ĐẠI BÀNG
5 năm
Rest in peace.
IPAD II
TÍCH CỰC
5 năm
@nhanho@ussg R.I.P
Ông ý không đẻ ra máy tính thì người khác cũng đẻ ra thôi mà. Và mật khẩu cũng vậy.
@qloved Ăn cháo đái bát nhé. Bạn nhầm rồi đó.
qloved
CAO CẤP
5 năm
@anhmutcobedi1990 Thành ngữ là câu truyền miệng qua thời gian cho thể thay đổi hoặc dị biến miễn là không làm mất đi ý nghĩa vốn có của nó. Chẳng có gì là nhầm ở đây.
@qloved Ngụy biện . thành ngữ hay cái gì đi nữa đúng là đúng, sai là sau. Còn gân cổ cãi hả. Đã sai không tiếp thi còn cãi, sao khá lên được.
qloved
CAO CẤP
5 năm
@anhmutcobedi1990 Đã không biết lại còn cố tỏ ra nguy hiểm. Cái gọi là thành ngữ tục ngữ là những câu truyền miệng thì phát sinh dị biến là điều dễ hiểu. Ngay cả việc ghi chép lại cũng phụ thuộc vào người ghi chép mà phát sinh dị biến hoặc ghi chép không đầy đủ. Tầm nhìn hạn hẹp chỉ biết ghen tị với cống hiến của người khác cũng làm cho trí tuệ bị bó hẹp lại có khác
Vậy bố mẹ bạn không đẻ ra bạn thì người khác cũng đẻ ra thôi, nên không cần biết ơn cho mẹ làm gì phải không nào
Fex_SV
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Toàn Thế Giới Chắc là troll thôi chứ người bình thường không nói vậy đâu.
@Fex_SV Thằng đó chuyên đi comment ngu để câu view mà.
@Toàn Thế Giới Người khác không muốn đẻ ra thanh niên này đâu bạn ah
longdaoga
TÍCH CỰC
5 năm
Già quá rồi. Ghi nhận cống hiến của ông
R.I.P
Thưa ông , ông có thể giải thích và nêu quan điểm riêng của ông về Blockchain và Bitcoin được không ? Ông nghĩ nhược vs ưu điểm của mạng lưới Tập Quyền vs Phân Quyền . ?
Xin Cảm Ơn
Ký tên : Phú
Đến từ năm 2050
@Đặng Vi Phú lúc ấy 1 coin = 1 usd nhé
@Đặng Vi Phú Chắc mới tập toẹ biết về bitcoin nên đang thấy bitcoin kỳ diệu lắm hả? Triệu đô đấy, đợi đê 😃
tưởng ông trương trọng thi mới là cha đẻ chứ, hay là hợp tác vs ông này ?
Thú thật là mình chẳng hiểu hệ thống máy tính thời nhưng năm 1960 hoạt động như thế nào nên không hiểu bài viết nói gì cả 😁 Sorry iTinhte :D
Rip ông
lotutt
ĐẠI BÀNG
5 năm
RIP ông. Nhìn cái máy tính hồi xưa to hơn cả cái nhà vệ sinh nhà tôi các ông ạ.
qloved
CAO CẤP
5 năm
@lotutt Cũng nhờ mấy cái nhà vệ sinh ấy mà có cả 1 hệ thống như ngày nay. Tốc độ phát triển kinh thật. Kiểu như chỉ cần đến thời điểm là bùng nổ
Gods bless you
Một thiên tài
hohanh288
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tiếc cho một huyền thoại.
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
Ô tô vừa mất đi 1 thiên tài, giờ máy tính lại mất đi 1 thiên tài nữa. R.i.p ông!
abuken
TÍCH CỰC
5 năm
Ồn cố nội của blockchain
TiaMi
TÍCH CỰC
5 năm
đội ơn ông

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019