Nhạc jazz và những kiến thức lý thú cho người mới bắt đầu nghe

AudioPsycho
3/7/2019 17:22Phản hồi: 77
Nhạc jazz và những kiến thức lý thú cho người mới bắt đầu nghe
Nhạc jazz có thể được mô tả là thể loại nhạc rất nhiều người yêu thích nhưng lại hiếm ai hiểu rõ về nó. Với những ai chưa biết, jazz có ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết các thể loại nhạc trong thế kỷ 20, từ rock, hip-hop đến nhạc Latin. Sở hữu các kiến thức lý thú về jazz không chỉ khiến bạn hiểu rõ hơn về món nhạc này, mà còn phần nào giúp khơi gợi những cảm xúc mới khi bạn nghe những thể loại nhạc mà mình yêu thích.

Nhạc jazz thể hiện được ý tưởng chơi nhạc theo nhóm nhưng cùng lúc vẫn giữ được nét riêng cho từng nghệ sỹ biểu diễn, từ đó giúp mọi thành viên trong ban nhạc đều có thể "tỏa sáng" riêng biệt chứ hoàn toàn không có chút lấn át nào. Jazz được sinh ra từ âm nhạc của tầng lớp nô lệ Mỹ gốc Phi, sau đó được lấy thêm cảm hứng từ cuộc sống hiện đại của Mỹ trong các khía cạnh đa dạng như phim ảnh, thể thao, âm nhạc, nghệ thuật, văn chương và cả chủng tộc nữa.

tinhte-jazz-history-2.jpg

Một điều dễ nhận thấy nhất ở nhạc jazz, ngay cả đối với người mới nghe jazz chưa nhiều, đó là sự ngẫu hứng. Điều này giúp tạo nên sự mới lạ độc đáo tuyệt vời, dù đó chỉ là 1 tác phẩm được chơi lại nhiều lần. Các nghệ sỹ nhạc jazz cũng luôn cố gắng kết hợp thật ăn ý để biểu diễn 1 cách trơn tru nhất. Không ngoa khi nói nhạc jazz luôn mang đến sự bất ngờ cho người nghe, không giống với các dòng nhạc khác đôi khi bạn có thể đoán được các cao trào. Với jazz, không có gì là cố định cả.

tinhte-jazz-history-3.jpg


Nhạc jazz cũng có nhiều phân nhánh (sub-genre) khác nhau. Chúng về cơ bản vẫn giữ nguyên kiểu thể hiện ngẫu hứng, chỉ khác nhau ở phong cách của từng thời kỳ trong lịch sử, cũng như xu hướng phát triển của xã hội. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua các phân nhánh của jazz để hiểu hơn về dòng nhạc tuyệt vời này.

Blues (xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 19 đến nay)

Tương tự như jazz, blues bắt đầu xuất hiện từ khoảng thế kỷ 19 và được ngân nga bởi những người nô lệ, và sau đó là nông dân, khi họ làm việc trên cánh đồng cháy nắng. Khi người Nam Mỹ học chơi các nhạc cụ châu Âu, cây guitar trở thành nhạc cụ thông dụng nhất. Người ta thường hát ngêu ngao mỗi khi rảnh rỗi với cây guitar, và thế là nhạc blues ra đời. Phong cách chung của nhạc blues là luôn đánh theo các quy cách nhất định, cũng như có đặc trưng riêng với nốt trầm gọi là "blue note", mang đến cảm xúc buồn man mác khó tả.

tinhte-jazz-history-4.jpg
Lead Belly
Nhạc blues phát triển song song với nhạc jazz trong khoảng cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, và lúc đó các nghệ sỹ jazz cũng thường sử dụng những đặc điểm của blues để pha trộn vào phong cách jazz của mình nhằm tạo nên sự mới lạ.

Các nghệ sỹ jazz-blues nổi bật có thể nhắc đến gồm W.C. Handy, Huddie “Lead Belly” Leadbetter hay Bessie Smith. Bạn cũng thử tìm nghe các tác phẩm như Where Did You Sleep Last Night (Lead Belly) hay St. Louis Blues (Bessie Smith) nhé.

Ragtime (khoảng 1895~1918)


Ragtime cũng là tiền thân của phong cách jazz hiện nay, được chơi chủ yếu bằng piano tuy nhiên đôi khi cũng được thể hiện bởi các nhạc cụ khác nữa. Ragtime có cách thể hiện ngắn gọn súc tích, tạo ra sự độc đáo khó đoán trước. Các kỹ thuật piano ragtime sau đó có ảnh hưởng rất lớn đến kỹ thuật chơi piano jazz.

Quảng cáo



tinhte-jazz-history-5.jpg
Scott Joplin
Bạn có thể tìm kiếm các tác phẩm của Scott Joplin để thưởng thức phong cách piano ragtime nguyên bản là như thế nào. Các tác phẩm nên nghe thử là Maple Leaf Rag hoặc The Entertainer.

New Orleans Jazz (khoảng từ 1900~1920)


New Orleans Jazz bắt nguồn từ phong cách chơi lạ lẫm của các ban nhạc mới xuất hiện thời đó ở New Orleans. Các nhạc cụ như cornet (giống kèn trumpet) được sử dụng thường xuyên trong New Orleans Jazz. New Orleans Jazz sau đó chịu ảnh hưởng của ragtime (xuất hiện cùng thời nhưng được yêu thích hơn) và bắt đầu chuyển sang phong cách chơi tương tự. Nó chỉ khác biệt ở chỗ là đôi khi được điểm thêm 1 chút chất blues.

tinhte-jazz-history-6.jpg
Jelly Roll Morton
New Orleans Jazz được thể hiện với tiếng đàn banjo, string bass, drums, piano và 1 số nhạc cụ cổ điển khác. Các ban nhạc New Orleans cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, và cũng không có các nghệ sỹ solo hay tác phẩm nào nổi bật, vì thế nó ít được biết đến hơn các phân nhánh khác. New Orleans Jazz chỉ được biết đến ở Mỹ sau khí chiếc máy hát phonograph được phát minh. Nhiều nghệ sỹ New Orleans Jazz sau đó cũng rời New Orleans đến Chicago trong đợt di cư Great Migration.

Quảng cáo



Bạn có thể tìm nghe Buddy Bolden, Joe “King” Oliver, Jelly Roll Morton hay The Original Dixieland Jass Band để nghe thử phong cách New Orleans Jazz. Các tác phẩm được nghe nhiều nhất có Dipper Mouth Blues (Joe “King” Oliver), King Porter Stomp hay Wolverine Blues (Jelly Roll Morton).

Chicago (khoảng những năm 1920)

Các ban nhạc jazz ở Chicago có phong cách chơi khác biệt so với New Orleans khi thay thế đàn banjo bằng chiếc guitar, thêm saxophone và chuyển nhịp 4/4 về 2/4. Một đổi mới nữa là sự xuất hiện của phần solo.

tinhte-jazz-history-7.jpg
Louis Armstrong
Lão làng của Chicago Jazz không ai xa lạ chính là Louis Armstrong. Bạn đọc có thể tìm nghe thử 2 album được đánh giá rất cao của ông là The Hot 5sThe Hot 7s.

New York (cũng khoảng những năm 1920)


Phong trào jazz ở Chicago lan tỏa đến New York và cũng được thêm vào những đổi mới độc đáo hơn, trong đó có phong cách stride-piano. New York Jazz cũng quy tụ nhiều ban nhạc với tầm cỡ lớn hơn và có đầu tư chất lượng hơn.

tinhte-jazz-history-8.jpeg
Các tên tuổi nổi tiếng có thể nhắc đến như James P. Johnson và Duke Ellington. Một số bản hit nên nghe là The Charleston, Carolina Shout (James P. Johnson) hay Flaming Youth (Duke Ellington).

Swing / Big Band Era (khoảng từ năm 1930~1945)


Từ những năm 1930, nhạc jazz rất được yêu thích bởi 1 số tầng lớp trung lưu người Mỹ do có sự kết nối sâu sắc với văn hóa Mỹ gốc Phi. Big Band Era ra đời với các ban nhạc có lượng nhạc công hùng hậu, bắt nguồn từ thời kỳ Great Depression khiến nhiều nhạc công jazz mất việc và phải tập hợp lại thành những nhóm lớn để kiếm sống đồng thời theo đuổi niềm đam mê.

tinhte-jazz-history-9.jpg
Benny Goodman and His Orchestra
Khác với kiểu chơi nhanh gọn trước đó, các nhóm trong thời kỳ Big Band Era chơi nhạc 1 cách thoáng và "phiêu" hơn. Kiểu chơi này chính là nhạc swing, 1 kiểu nhạc dance có ảnh hưởng đến nhiều phân nhánh nhạc dance xuất hiện sau nó (ví dụ Lindy Hop). Ngoài jazz, các nhóm trong thời kỳ Big Band Era còn chơi theo tiêu chuẩn nhạc Mỹ, càng mang đến chất jazz nhiều hơn nữa.

Các nhóm Big Band Era tan rã dần sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 do kinh tế bắt đầu phục hồi và việc duy trì nhóm lớn lúc đó sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Nhạc swing cũng rơi vào quên lãng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm các tên tuổi như Fletcher Henderson, Benny Goodman, Count Basie, Duke Ellington và Cab Calloway. Các ca khúc nên nghe có It Don’t Mean a Thing (Duke Ellington), Sing Sing Sing (Benny Goodman) và Minnie the Moocher (Cab Calloway).

Jazz sau thời kỳ Big Band Era


Ngay từ khi mới xuất hiện, jazz đã luôn nhắm đến mục tiêu trở thành dòng nhạc xu hướng. Điều này có nghĩa là nó phải khiến người nghe nhún nhảy theo, hay ít nhất là cũng phải nhịp chân hay gục gặc đầu. Tuy nhiên trong những năm 1940, nhạc jazz đã chuyển sang 1 hướng đi mới. Thay vì sáng tác theo thị hiếu công chúng, các nghệ sỹ jazz lúc này lại sáng tác theo những gì mình thích. Điều này vô tình giúp jazz trở nên đa dạng hơn, không còn chỉ gói gọn ở 1 chủ đề hay phong cách đang ăn khách nữa.

Phong cách chơi jazz bắt đầu trở nên trừu tượng, điều mà các nghệ sỹ và người yêu nhạc jazz gọi chung là "sự ngẫu hứng". Nhiều phong cách thử nghiệm mới bắt đầu xuất hiện, thành công có, mà thất bại cũng có. Nhạc jazz thực sự chưa bao giờ phong phú đến vậy.

Trong thời kỳ này các nghệ sỹ cũng bắt đầu pha trộn các phong cách jazz khác nhau để tạo ra hình thái cho riêng mình, cũng như các tác phẩm được sáng tác bằng cách "nhồi nhét" càng nhiều kiểu chơi nhạc cụ càng tốt. Nói chung từ thời điểm này khó có thể phân chia rõ ràng các nhánh con trong nhạc jazz nữa.

Bebop (khoảng từ 1939~1950)


Bebop xuất hiện từ khoảng đầu những năm 1940, bắt đầu bằng việc giới nghệ sỹ trẻ cùng nhau tập luyện trong các jam-session, cùng lúc chơi chung và thử nghiệm các phong cách mới. Các nghệ sỹ phong cách bebop tận dụng lối chơi nhạc cụ theo từng lượt, đồng thời cũng chú trọng đến phần biểu diễn solo hơn. Phần tempo cũng được tăng lên khiến tiết tấu tác phẩm rất nhanh và có phần hơi "loạn", trái ngược hẳn với kiểu nhún nhảy hay dance của thời Big Band Era.

tinhte-jazz-history-10.jpg
Dizzy Gillespie
Các nghệ sỹ nổi bật gồm Coleman Hawkins, Charlie Parker, Dizzy Gillespie, Thelonious Monk, Bud Powell, Max Roach. Tác phẩm nên nghe là Blue Monk, Round Midnight (Thelonious Monk), Night in Tunisia, Shaw ‘Nuff (Dizzy Gillespie, Charlie Parker).

Cool (trong khoảng năm 1949~1955)


Cool Jazz trái ngược hẳn với Bebop bằng tiết tấu thư giãn chứ hoàn toàn không gấp gáp làm người nghe hụt hơi. Các nhạc công giảm tiết tấu tác phẩm và chú trọng hơn vào giai điệu, đồng thời sử dụng thêm các nhạc cụ cổ điển. Cool jazz có 1 thời gian còn được gọi là "West Coast Jazz", tuy nhiên người quen nghe jazz sẽ nhận ra ngay những điểm khác biệt giữa 2 phân nhánh này.

tinhte-jazz-history-11.jpg
Miles Davis
Các nghệ sỹ nên nghe gồm Miles Davis, Dave Brubeck, Gerry Mulligan hay Chet Baker. Ngoài ra bạn đọc cũng có thể tìm nghe thử Take Five (Dave Brubeck), Bernie’s Tune (Gerry Mulligan Quartet, Chet Baker) hoặc Birth of the Cool (Miles Davis).

Hard Bop (khoảng từ năm 1951~1958)


Trong giai đoạn này khá nhiều các nghệ sỹ jazz cảm thấy rằng Cool Jazz nghe có vẻ quá cổ điển và đậm chất châu Âu, và thế là họ quyết định dung hợp lại phong cách Hard Bop vào nó. Hard Bop mang đến cho nhạc jazz chất blues nguyên bản, cộng thêm hơi hướm châu Phi. Phân nhánh này ngoài ra còn có 1 chút ảnh hưởng từ gospel và rhythm nữa.

tinhte-jazz-history-12.jpg
Art Blakey
Đông đảo nghệ sỹ nổi tiếng chọn hoặc chuyển sang phong cách Hard Bop như Miles Davis Quintet, Art Blakey, John Coltrane, Sonny Rollins hay Horace Silver. Một số tác phẩm nổi bật có thể nhắc đến gồm Moanin’ (Art Blakey), Nica’s Dream (Horace Silver), St. Thomas (Sonny Rollins), Giant Steps (John Coltrane).

Modal (khoảng cuối những năm 1950)


Trong khi các tác phẩm Bebop và Cool Jazz được sáng tác và chơi theo 1 quy tắc (progression) nhất định nào đó thì Modal Jazz lại dựa trên các mode, từ đó phần nào khiến tác phẩm dễ chơi và cũng dễ nghe hơn. Ngoài ra, các mode trong Modal Jazz cũng chuyển biến rất chậm rãi chứ không gấp gáp như Bebop hoặc ngay cả Cool Jazz. Nghệ sỹ Modal Jazz cũng chỉ phải nghĩ cách hòa trộn 7 nốt trong mỗi mode nên sẽ có thể giành nhiều thời gian hơn cho các sáng tạo ngẫu hứng.

tinhte-jazz-history-13.jpeg
Miles Davis
Nối tiếng nhất với Modal Jazz vẫn là Miles Davis và John Coltrane. Impression (John Coltrane) là 1 tác phẩm cực kỳ đáng nghe.

Free Jazz (khoảng từ năm 1959~1970)


Các nghệ sỹ nhạc jazz luôn luôn tìm cách "bứt phá" ra khỏi các rào cản âm nhạc, và Free Jazz chính là đỉnh điểm của mục tiêu đó. Thay vì sáng tác theo các khuôn khổ có sẵn, Free Jazz hoàn toàn dựa trên âm nhạc, nghĩa là chỉ cần nghe hay là được không cần đúng quy tắc gì cả. Free Jazz thường làm người nghe phải trầm trồ vì nó vượt qua tất cả những suy đoán của họ. Nó giống như sự trở lại của New Orleans Jazz - chất rượu tinh túy cũ trong 1 cái bình mới đẹp mắt hơn.

tinhte-jazz-history-14.jpg
Ornette Coleman
Phân nhánh này nổi bật có Ornette Coleman, Cecil Taylor, Charles Mingus và John Coltrane. Bạn đọc cũng nên nghe thử Lonely Woman (Ornette Coleman) hay Enter Evening (Cecil Taylor).

Fusion (khoảng từ năm 1969~1990)


Sau hơn 3 thập kỷ khám phá các giới hạn của phong cách âm nhạc cấp tiến, các nghệ sỹ jazz của những năm 70' bắt đầu mang nhạc jazz đến tiếp cận với đại chúng bằng Fusion. Fusion là sự hòa trộn của jazz với các thể loại nhạc phổ biến khác, chủ yếu là rock và funk. Về trình bày, Fusion Jazz kết hợp sức mạnh, âm điệu và sự đơn giản của rock'n'roll với sự ngẫu hứng tinh tế sẵn có của nhạc jazz. Các thiết bị điện tử của nhạc rock và funk cũng mang đến cho jazz 1 âm thanh hoàn toàn mới.

tinhte-jazz-history-15.jpg
Nhiều nhà phê bình âm nhạc và người nghe chuyên nghiệp cho rằng Fusion Jazz chỉ là 1 thể loại "ăn theo", không phải jazz mà cũng chẳng phải thứ mà nó đang kết hợp. Tuy nhiên không thể phủ nhận 1 điều rằng chính Fusion Jazz đã giúp nhạc jazz được nhiều người biết đến hơn, trong đó có giới trẻ đã quen nghe các dòng nhạc thị trường.

Các nghệ sỹ đáng chú ý gồm có Miles Davis, Weather Report, Herbie Hancock, Chick Corea và Freddie Hubbard. Các ca khúc nên nghe gồm Bitches Brew (Miles Davis), Birdland (Weather Report), Chameleon (Herbie Hancock), Mr. Clean (Freddie Hubbard).
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bây giờ ít có jazz đơn thuần, chủ yếu là jazz pha thêm một số thể loại khác. À mà bữa nào mod làm 1 bài về EDM đi ;)
King.quan
TÍCH CỰC
5 năm
Tập nghe để đu theo thế giới
benny991996
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hay
K2.PCTDN
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hình như nhạc sĩ Jelly Roll Morton này được tạo hình và có xuất hiện trong phim The Legend of 1900 phải không bác? Mình không rành về nhạc lắm không biết nhân vật trong phim và bác nhạc sĩ này có phải một không.

Hồi đấy xem đoạn piano battle trên tàu cứ gọi là quá đỉnh.
rookie
TÍCH CỰC
5 năm
@K2.PCTDN Đúng rồi đấy. Mà chú nhân vật chính 1900, một nhạc sĩ piano nhút nhát, lại cũng là quái vật trong phim Incredible Hulk, hehe:


vodich2895
ĐẠI BÀNG
5 năm
@K2.PCTDN Ngày xưa còn đầu vtc vô tình xem được phim này, đúng vào cái khúc piano battle với cú chốt hạ không thể gắt hơn là dí điếu thuốc vào dây đàn, không bao giờ quên được.
Người chơi nhạc jazz hầu hết là da đen. nhưng chưa độc đáo bằng VN khi đem nhạc đám ma lên remix hoặc cải lương DJ
Phuc_Cao
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhạc này những lúc tĩnh lặng nghỉ ngơi thì nghe cũng ổn
conantv1989
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phuc_Cao Really? Mình nghĩ lúc tĩnh lặng nghỉ ngơi thì nên nghe Blue. Còn Jazz thì thấy ko hợp lắm.
Phuc_Cao
ĐẠI BÀNG
5 năm
@conantv1989 Thì mình nói là cũng ổn thôi, có thể sẽ có nhiều dòng khác còn phê hơn
minhvu8393
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Phuc_Cao Nghe bebop đi xem có nghỉ ngơi ko
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đến với Jazz thông qua mấy cuốn truyên của Haruki Murakami. Ông này có những nhận xét khá hay về Jazz. Và bây giờ là mê luôn.
@kimlong30a11 Mình nghĩ từ đó đâu phải VN nghĩ ra, nhạc đương đại chẳng phải là nhạc contemporary bắt đầu sau thế chiến sao, nối tiếp nhạc cổ điển. Thấy spotify có hẳn playlist riêng đấy.
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AudioPsycho Chuẩn rồi bác, để e mở.
ninggiangboy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kimlong30a11 bác bắt bẻ thế nhở :v em dùng từ chắc có hơi lạm dụng, ý em là mấy bài hát vào thời gian của tác phẩm thôi.
Bác học văn chắc biết "văn học đương đại" chả lẽ ko có nhạc đương đại
@nguyenminh56547 Cái đó mình biết, mình dân trong nghề đây bạn. Nhưng tại sao ko phải là Cận Đại và Hiện Đại.
Có bao giờ bạn nghe có người nói: " Tao đương làm đây, máy hối hoài " không. ( ngôn ngữ miền Nam)
Vậy ĐƯƠNG LÀM và ĐANG LÀM có khác nhau ko? Suy ra Đương Đại với Hiện Đại cũng như nhau thôi. Mấy thằng giáo sư, bác học âm nhạc VN dịch như CC.
rookie
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết thiếu mất một mục quan trọng: thế nào thì được gọi là nhạc jazz. Bởi vì khó quá.

Giờ có nhiều bài hát sáng tác xong tự nhận là jazz cho oai, nhưng khi nghe thấy thiếu mất sự đung đưa nhất định trong đó, mình không thể nghĩ nó là jazz.
@rookie Khi hiểu lờ mờ về Jazz thì các nhà làm nhạc VN hay nhận vơ kiểu đó. Cho mấy cái nửa cung vào nhấn nhá loạn xạ lên cho lạ tai công chúng và bảo đó là Jazz bác à. Ở VN hình như thấy mỗi bác Quyền Văn Minh chơi là có mầu jazz nhất thôi chứ mấy bài Đinh Mạnh Ninh với cả Giáng Son các thứ nghe kinh vãi.
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@iPhonecafe Nghe thôi bác à, lạ tai thì nghe. Nghệ thuật mà. Đâu cần phải cứng nhắc.
VAdaihiep
TÍCH CỰC
5 năm
@iPhonecafe Bạn khó tính quá, Đinh Mạnh Ninh với Giáng Son chơi theo cảm nhận của họ thôi.
@rookie Định nghĩa jazz từ đầu đã mơ hồ, jazz thời Ray Charles, Mark Murphy nghe đã khác jazz hiện đại của Amy whitehouse. Latin Jazz nghe còn khác nữa. VN du nhập thì tùy biến chứ sao giống được.
AyBee
TÍCH CỰC
5 năm
@rookie em nghĩ nghệ thuật nó không có ranh giới nhất đinh. Ban đầu có ai nghĩ là Jazz nó sinh ra quá nhiều dòng vậy đâu?
Hay,đã cập nhật thêm kiến thức âm nhạc.
I like it the best
Nọ từ chối đi chơi với mấy đứa bạn lý do có hẹn đi coi jazz rồi, mặt đứa nào cũng kiểu nghĩ mình pro vl mặc dù mình nghe có hiểu gì đâu =))
madafaka
TÍCH CỰC
5 năm
@kikegymxhiaoloneboiz thì đi coi mà, có phải đi nghe đâu : ))
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@kikegymxhiaoloneboiz Ở SG thì đi đâu nghe đây bác
anh em nghe playlist này Tidal soạn sẵn, rất dễ nghe và hay
https://tidal.com/browse/playlist/54cabc1a-e1ff-4463-a565-954633008ec3
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nam Air Có list này trên Apple Music ko anh?
@bo_beoxxl Apple Music thì cũng có list Jazz hoặc Jazz Audiophile, bạn tìm là thấy nha, tại mình vừa cancel Apple Music sau khi chuyển qua Tidal. Hiện chỉ còn giữ Spotify để nghe trên loa thông minh ở nhà và Tidal nghe trên điện thoại + máy tính.
azhongcaizi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ít nghe jazz nên những kiến thức này giờ mới biết
wormwon
TÍCH CỰC
5 năm
Hồi bé rất không thích Jazz.. giờ già nghe lại hợp tai, đúng là mỗi lúc mỗi khác
bo_beoxxl
ĐẠI BÀNG
5 năm
@wormwon Kiểu càng già càng thấm.
Jazz trường tồn với thời gian
Em cũng nể nhất Nhạc Gia, cụ nói gì cũng phải khen hay
黄名青
ĐẠI BÀNG
5 năm
Hay
Thêm Jazz vị cuộc sống ^^
0888800882
ĐẠI BÀNG
5 năm
@dualshoсk Cuộc sống thêm nhiều thú vị
blogbinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
Jazz Pop nữa

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019