Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tổng hợp 10 lưu ý để chụp ảnh đẹp bằng điện thoại

tuanlionsg
20/7/2019 13:30Phản hồi: 152
Tổng hợp 10 lưu ý để chụp ảnh đẹp bằng điện thoại
Xin tổng hợp lại 10 gợi ý cho anh em tập chụp ảnh bằng điện thoại để ảnh được tốt hơn. Tất cả ảnh trong bài đều chụp bằng nhiều loại điện thoại khác nhau. Mỗi điện thoại có giao diện công cụ camera khác nhau, nên có phần chia sẻ ở đây là chung và có phần riêng. Mình sẽ viết sơ lưu ý và trình bày ảnh minh họa. Mình đã chia sẻ trong một hôm live rồi, nay làm thành bài cho anh em cho dễ hơn. Khai thác và làm chủ các chức năng mà máy cho phép. Rất nhiều điện thoại có những công cụ chụp rất tốt, bạn đã trả tiền rất nhiều cho chúng, hãy khai thác. Đừng biện minh bằng những câu "Ồ, chụp cho vui mà!" hay "Ồ, chụp điện thoại mà, vui thôi!" Hy vọng góp phần nào cho anh em thích chụp đang cần trau dồi thêm để chụp ảnh được vui và có ảnh như ý hơn.


Đây là 10 điểm sẽ trình bày trong bài.

danbai.png

Picture_23.jpg

Một cái điện thoại được chọn thường vì nhiều yếu tố. Camera chỉ là một trong đó. Nhưng nếu ưu tiên cho sở thích chụp ảnh, thì chọn điện thoại có camera khả năng / tính năng chụp ảnh phù hợp nhu cầu, sở thích, chất lượng là cũng quan trọng. Không có nhu cầu 2, 3 camera thì không nên mua; nếu có nhu cầu rõ ràng thì tìm mua và sử dụng cho hết, kẻo phí tiền đã chi trả. Mỗi tiêu cự có mục đích chụp hình khác nhau, tìm hiểu ở phần hình minh họa bên dưới.

Tips10_live_23.5.017.jpeg

Có caemra góc rộng không?
4232875_20170118_104045_HDR.jpg

Cần camera tele 2x phụ cho app xóa phông không?
Picture_18.jpg

Cần camera super-tele không?
Picture_14.jpg

Tấm trên là zoom từ xa của vị trí đứng chụp tấm này. Cái góc dù cafe xa xa đó. Nếu có nhu cầu dùng tele thì kiếm cái máy có tele mà mua, không thì thôi mua chi tốn kém.
Picture_15.jpg

Quảng cáo


Sự khác nhau khi chụp bằng camera normal và camera wide, trên điện thoại, cùng khung: Các layer khít lại và tách rời ra. Nên nếu dùng wide thì phải có ý gì đó, có nhu cầu chụp gì đó.


Tips10_live_23.5.022.jpeg Tips10_live_23.5.023.jpeg


Khác nhau của camera normal và supertele, cùng khung tại 1 vị trí, các layer ảnh sít lại khi tele càng dài. Khi chụp thì sẽ xảy ra hiệu ứng thị giác đó, bạn có nhu cầu mua camera đó không?
Tips10_live_23.5.025.jpeg
Mỗi hãng sẽ tạo ra giao diện công cụ tính năng chụp hình khác nhau. Dẫu cho tính chất cơ bản giống nhau thì họ sắp xếp, dùng từ ngữ, hoặc giao diện biểu tượng cũng khác nhau. Rồi mỗi hãng, mỗi giao diện đó lại chưá những tính năng chung, tính năng riêng của hãng, tính năng xử lý hình ảnh đặc trưng của mỗi hãng. Cho nên, việc tìm hiểu giao diện và hiệu quả của từng tính năng thường số đông ít thực hiện. Chỉ có những anh em chụp ảnh nhiều thì tìm hiểu, hoặc anh em thích công nghệ tìm hiểu, người dùng phổ thông mình tiếp xúc hầu như không tìm hiểu cho tận ngọn nguồn, để sử dụng, khai thác đầy đủ cho việc chụp hình của mình. Xem hình minh họa để tham khảo bên dưới.
Tips10_live_23.5.028.jpeg

Hay bạn chỉ thích hoàn toàn tự động, không phải chọn tính năng gì?

Quảng cáo


Picture_33.jpg

Hay là nhiều tùy chọn khác nhau? ưu tiên chụp đêm?
Picture_35.jpg

HDR tốt?
Picture_31.jpg

Đo sáng và lấy nét là thao tác rất quan trọng trong việc chụp ảnh bằng điện thoại. Hầu hết giao diện chụp của điện thoại điểm đo sáng và lấy nét là một. Bạn thử chạm tay vào màn hình, chúng ta nói cái hình vuông nhấp nháy trên màn hình thường là điểm đo sáng và lấy nét vật thể cần chụp. Bạn thử chạm vào nhiều vùng sáng / tối khác nhau, bạn sẽ thấy hình vuông đo sáng đó hoạt động (đo sáng và điều chỉnh ánh sáng toàn khung thay đổi khác nhau). Do vậy, đo sáng vào đâu để kiểm soát được ánh sáng cho bức ảnh và thể hiện ý đồ chụp là rất quan trọng.

Tips10_live_23.5.030.jpeg


Hãy xem các tình huống sau:

Mình đo sáng vào bờ vách (vị trí hình vuông màu vàng).
Ánh sáng ở cái cặp sẽ cháy trắng. Khi đo sáng vào bờ vách thì bờ vách đúng sáng và nét tại đó, nhưng vùng sáng khác sẽ thừa và cháy trắng.
Mình thay đổi điểm đo sáng (hình vuông vàng tại cái quai cặp), lúc này cái cặp đúng sáng, thì xung quanh bờ vách thiếu sáng trầm trọng và tối đen. Nếu bạn thích chụp hậu cảnh tối đen thì chọn chủ đề lệch sáng như thế này.

2643926_2505385_tinhte_8tinhte.vn.tinhte.vn.jpg
Đo sáng tại vùng sáng trung bình giữa 2 vùng lệch sáng. Cái cặp hơi thừa sáng 1 chút, nhưng đã thấy khung kệ.
2643925_2505384_tinhte_11tinhte.vn-2.tinhte.vn.jpg
Chọn 1 điểm đo sáng khác trên cái cặp để dung hoà giữa 2 vùng lệch sáng là cái cặp và khung kệ gỗ ở mức chấp nhận được.
2643929_2505389_tinhte_10tinhte.vn-2.tinhte.vn.jpg

Tips10_live_23.5.038.jpeg

Đo sáng ở một vùng sáng trung bình để vùng trời vẫn còn chi tiết và thấy chút con người.
2643914_AdobePhotoshopExpress_71140d13651e4a0a095373776b6e29eea.tinhte.vn.jpg

Hay là dùng HDR và đo sáng ở vùng sáng chấp nhận mất ít chi tiết
Picture_27.jpg

Đo sáng và lấy nét tại một điểm cái rổ, nên phần trên sẽ hơi mờ nhòe
Tips10_live_23.5.040.jpeg


Xác định nguồn sáng và chọn hướng sáng

  • Có hai nguồn sáng cơ bản: Nguồn sáng tự nhiên (mặt trời) và nguồn sáng nhân tạo (các nguồn sáng đèn).
  • Có các hướng sáng chính: Ánh sáng tạt ngang, ánh sáng xiên góc, ánh sáng ngược, ánh sáng thuận...
  • Mới tập chụp ảnh, bạn nên tập xác định nguồn sáng, hoặc các nguồn sáng cùng tác động vào vật thể (nguồn sáng chính và có thêm nguồn sáng phụ như ánh sáng mặt trời qua khung cửa sổ và ánh đèn trong phòng); rồi bạn xác định hướng sáng đó là hướng sáng nào lên đối tượng. Rồi bạn chọn góc chụp nào để có được ánh sáng phản chiếu tốt nhất, ưng ý nhất cho khung ảnh.
Tips10_live_23.5.043.jpeg

Đo sáng vào mặt trời, chấp nhận các vùng tối đen
Picture_52.jpg

Hoàng hôn ở Thủ Thiêm, cũng ưu tiên vùng mây trời
Picture_53.jpg

Bình minh và hoàng hôn là hai thời điểm ánh sáng vàng được ưa thích, chịu khó dậy sớm và chờ đợi chiều tàn...
Picture_34.jpg

Đo sáng vùng sáng, chủ đề sẽ tối đen
Picture_41.jpg


Đo sáng vùng sáng để giữ chi tiết đủ mặt bé, vùng thiếu sáng tối
Picture_56.jpg

Ánh sáng xiên cửa sổ
2654719_IMAdG0521.Camera.Tinhte.vn.jpg


Vể canh khung và bố cục khung hình

Luôn tin vào cảm nhận đầu tiên của chính mình khi ngỡ ngàng trước một cảnh vật. Đó là trực giác luôn thật nhất. Bạn sẽ biết mình chụp cái gì, cái gì cần xuất hiện trong khung hình và cái gì cần loại ra. Cái gì bạn muốn người xem nhìn thấy ngay và chi tiết nào liên kết phụ trong khung. Và khi đó, đôi khi giơ điện thoại lên bấm ngay có thể bức ảnh vội đó sẽ không được ưng ý. Rất nhiều tình huống, phải dịch chuyển để có nhiều góc nhìn hơn, đúng với ý và cảm nhận về cảnh vật hơn.

Tips10_live_23.5.051.jpeg

Đứng xa hoặc góc rộng hơn thì có bối cảnh cả khung cửa và nhiều người so với tấm dưới
Picture_57.jpg


Tiến lại gần hoặc zoom thì chỉ lấy các khuôn mặt trong một khung cửa
Picture_58.jpg

Bối cảnh là các anh thợ chụp đang chụp cảnh vật
Picture_60.jpg


Tiến lại gần và chụp bối cảnh chỉ là chú lái tàu ...
Picture_59.jpg


Chụp cận cảnh thì nó như thế này
Picture_10.jpg


Lùi lại vài bước thì nội dung ảnh sẽ thay đổi thế này
Picture_9.jpg

Các thành phần xuất hiện trong khung hình đều có sự liên kết với nhau, bạn sẽ có bức ảnh tốt hơn, truyền tải thông điệp theo ý bạn với người xem tốt hơn và ý nghĩa hơn. Hãy nhìn xung quanh cái mà bạn định chụp rồi bố cục khung hình. Cái gì xuất hiện trong khung hình đều do ý bạn muốn và có lý do. Nếu không hài lòng bối cảnh lộn xộn thì di chuyển vị trí để chọn góc nhìn có bố cục như ý bạn hơn.


Về tìm chủ đề chụp
Chúng ta thay vì phân loại ảnh, hãy đơn giản hơn với chủ đề tĩnh và động để dễ tập thực hành chụp ảnh. Hai loại này sẽ có cách xử lý và phản ứng chụp khác nhau một chút. Tập nhận diện chủ đề hoặc là tĩnh hoặc là động để thực hành dần dần sẽ quen như một phản xạ và xử lý điện thoại ghi hình hiệu quả hơn.

Tips10_live_23.5.059.jpeg

Đi tìm chỗ có những chi tiết thích hơn vì cảnh tĩnh thì có nhiều thời gian
Picture_44.jpg

Nó chẳng chạy đi đâu, di chuyển tìm góc chụp mà bạn thích
Picture_43.jpg

Mình chụp rất nhiều, vì là tĩnh vật
collage2.jpg
Thích chọn một tấm này
IMG_20180913_093302.jpg

Tips10_live_23.5.064.jpeg

Canh và phản ứng nhanh
IMG_20180913_084806_2.jpg


Qua đi sẽ không lập lại
Picture_61.jpg


Bất chợt nên phải luôn sẵn sàng bấm chụp
11-camera.tinhte.vn---IMG_20180915_171602.jpg

Thấy máy chụp là quay lưng trốn mất ngay
1camera.tinhte.vn---IMG_20180101_084508.jpg


Dự đoán và chờ đợi bấm chụp
Picture_45.jpg


Luôn sẵn sàng bấm chụp. Nếu cất máy quá kỹ, bạn sẽ không kịp với nhiều động tác cho một khoảnh khắc xuất hiện làm cho bạn rất thích. Chúng sẽ qua đi và không bao giờ lập lại. Nếu không sẵn sàng lôi máy ra xử lý nhanh những thao tác khởi động camera... bạn sẽ không có được những khoảnh khắc đẹp. Nhưng, rất nhiều tình huống, phải chờ đợi như người đi câu cá, thả câu và ngồi chờ...
Tips10_live_23.5.070.jpeg

Dự đoán và đứng chờ đợi...
2663010_nhanah_7_copya.Camera.Tinhte.vn.jpg

Thấy từ xa... di chuyển canh sẵn chờ
IMG_20180510_171714_1.jpg

Trên ban công nhà, thấy từ xa và chờ tới là bấm chụp
2663007_a.Camera.Tinhte.vn.jpg

Chú nói chuyện, chờ chú quay lên
2654727_WP_20140624_09_04_d15_Pro.Camera.Tinhte.vn.jpg Picture_47.jpg

Nói đơn giản là vị trí bạn đứng ở đâu trong bối cảnh muốn chụp, hoặc là vị trí bạn đặt điện thoại để chụp một cảnh vật... là góc chụp. Điện thoại thì thường ống kính cố định tiêu cự, mỗi camera là một tiêu cự, vị trí từ camera hướng về cảnh vật là do bạn, một dịch chuyển nhỏ sẽ thay đổi nội dung bức hình. Hãy thử chụp 10 tấm ảnh với 10 góc nhìn khác nhau về một đối tượng nào đó. Sau đó bạn chọn 1 góc nhìn ưng ý nhất. Đó là cách tập chụp, rồi bạn sẽ quen và nhìn thấy thế giới khác hẳn, trở thành phản xạ tự nhiên mỗi khi quan sát một khung cảnh nào đó.
Đừng đứng đâu giơ máy lên chụp tại đó!


Tips10_live_23.5.076.jpeg

Góc thấp, góc cao, gần, xa...
Picture_24.jpg

Trên xuống
Tips10_live_23.5.083.jpeg


Nhìn lên trên đôi khi cũng có cái gì đó
Picture_22.jpg


Ngồi sát xuống cùng anh
2654734_WP_20d140624_09_47_14_Pro.Camera.Tinhte.vn.jpg


Hậu trường
Picture_26.jpg

Nhiếp ảnh gia nổi tiếng và nhiều người không nổi tiếng vẫn hay nhắc lại với chúng ta câu này: càng gần càng tốt, hoặc "ảnh chưa hay là vì chưa đủ gần". Đó là một gợi ý nên tiếp cận gần hơn với nhân vật, chủ thế, nhất là chụp đường phố, người, sinh hoạt, ... sẽ có những hiệu quả về mặt thị giác cho bức ảnh khi chụp gần, đặc biệt là góc ống kính điện thoại luôn khá rộng, tiếp cận gần hơn sẽ focus hơn chủ đề và sống động hơn.
Tips10_live_23.5.084.jpeg


Hai tấm này cho thấy hiệu ứng tiêu cự góc rộng và góc hẹp khác nhau tại cùng bối cảnh


Picture_29.jpg Picture_30.jpg


Gần
Picture_42.jpg

Xa
Picture_39.jpg

Tấm này là đứng xa, sợ họ không thích, nhưng tấm sau thì tiến gần vì thấy họ vui, gần gũi hơn, người chụp hiện diện ngay trong bối cảnh không khí vui vẻ đó.
Picture_37.jpg

Tiến lại gần và mọi người vui vẻ
Picture_38.jpg


Lại gần mới biết bé đang cố leo rướn lên xem gì sau tấm bạt
Picture_28.jpg

Hầu như mỗi hãng sẽ hướng người dùng theo một vài hiệu ứng riêng, và các tính năng chụp ảnh riêng bằng thuật toán. Những hiệu ứng đặc biệt này cũng xuất phát từ chụp ảnh cơ bản khi sử dụng máy ảnh, nhưng nay thuật toán làm thay ta khá nhiều. Khai thác tốt cũng có những bức ảnh thú vị.
Tips10_live_23.5.097.jpeg

Tấm này là chụp bình thường, không có hiệu ứng gì
Picture_54.jpg

Tấm này cùng chỗ đó, lại gần hơn và chụp tốc độ màn trập chậm
2597155a_2566864_7.tinhte.vn.tinhte.vn.jpg 2654761_AdobePdhotoshopExpress_e8e3751ca03a49feabb255dfb9ff2f0d.Camera.Tinhte.vn.jpg 2654764_WP_20140d707_22_40_51_Pro.Camera.Tinhte.vn.jpg 2654768_IMG20d140728223355A.Camera.Tinhte.vn.jpg 3934055_IMG_20161218_133818.jpg 3934056_IMG_20161218_134850.jpg

Panning
Z1_DSC_0038.jpg

Hậu kỳ ảnh
Cài vào điện thoại một hoặc hai ứng dụng chỉnh sửa ảnh phù hợp với bạn để chỉnh sửa tấm hình cho chỉnh chu hơn. Một bức ảnh được chụp nghiêm túc thì nó được hoàn tất sau khi bạn làm cho nó chỉnh chu hoàn hảo hơn. Chả ai cần xem một tấm ảnh bạn bảo là "ảnh gốc" mà nó còn nhiều rác hay khuyết điểm mà nó có thể được hậu kỳ. Trừ phi bạn là nhà báo, ảnh tư liệu và ảnh cung cấp cho toà báo. Mình dùng snapseed và VSCO. Hãy trân trọng từng tác phẩm của mình!
Tips10_live_23.5.108.jpeg


Gốc
3597777_snapseed-camera.tinhte.vn--12.jpg

Snapseed
3597778_snapseed-camera.tinhte.vn--11.jpg Tips10_live_23.5.117.jpeg Picture_2.jpg

Đọc bài kiến thức, học hỏi kỹ thuật, xem ảnh của những bậc thầy để trau dồi thêm. Thường thì nhiều bạn sẽ rất hứng thú chụp ảnh, lăn tăn sắm nhiều thiết bị chụp ảnh, rồi sau một thời gian cảm thấy bế tắc một điều gì đó, mất cảm hứng hồn nhiên ban đầu, chán chụp... Xem ảnh đẹp của người khác, dự các buổi trò chuyện ảnh, trao đổi thảo luận về các khuynh hướng nhiếp ảnh... cũng là cách nuôi dưỡng cảm hứng.
Tips10_live_23.5.118.jpeg

Picture_50.jpg
152 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bác Tuanlionsg đã ko lên bài thôi , lên bài là toàn cái hay cái đẹp. Chất.
@ZzCapuchino Công nhận kỳ công thật
Meomuopxu
TÍCH CỰC
5 năm
@ZzCapuchino Bài viết rất đơn giản và dễ hiểu (còn thực hiện đc hay ko còn tùy mỗi người)

Kinh nghiệm của mình là 1 người từng chụp ảnh rất xấu, đó là :

- hãy chọn 1 chiếc điện thoại chụp tốt 1 chút, máy cùi sẽ làm bạn chụp đã dở mà bỏ cuộc luôn, ko nhất thiết phải đắt tiền , Pixel 1, Pixel 2 cũng quá tốt rồi

- ban đầu chụp dở thì hãy chụp chủ đề tĩnh, dễ hơn

- ưu tiên câc chủ đề có màu sắc sặc sỡ bắt mắt , như hoa sặc sỡ, gái đẹp, .. tóm lại các chủ đề mà nó đẹp sẵn rồi, chụp lên trông sẽ ra gì hơn, mình chụp các thứ đẹp thành tàm tạm đc, chứ mấy cha giỏi mới chụp đc các thứ xấu thành đẹp

- chụp người hãy chụp có tâm 1 chút ngắm nghía 1 chút cho họ lên hình ko chớp mắt, cắt mất vài bộ phận, hãy nghĩ rằng mình bị chụp xấu thì cũng khó chịu như thê nào

Chỉ vài quan điểm đơn giản như vậy để tránh mãi là người chụp ảnh thảm họa xấu
@ZzCapuchino Cảm ơn bác. Chúc luôn vui vẻ.
Mình sài toàn flagship, mà chụp hình như beep, toàn bị đồng nghiệp chửi mỗi khi nhờ mình chụp hình. Gấu thì đẹp ngời ngợi, body chuẩn 1m68, mà mình chụp xong ẻm cũng chửi mình
Chụp tệ tới mình tự cầm chụp selfie chung vẫn xấu 😁
@Căm Ghét Cơm Sườn Đưa gấu bác đây e chụp dùm cho :D
@ZzCapuchino Đang nói cái lồng gì vậy?
blackparade
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Căm Ghét Cơm Sườn Thắc mắc sao ghét cơm sườn vậy 😆
ducanh1411
ĐẠI BÀNG
5 năm
bài viết rất hay. cảm ơn bác nhé
san36
ĐẠI BÀNG
5 năm
@ducanh1411 Đúng thế, bài viết công phu, nhiều kiến thức, chỉ thiếu việc gợi ý mua loại máy nào chụp ok
siêu chi tiết, siêu chuyên môn ;)
hieunhaque
TÍCH CỰC
5 năm
Hay quá, cảm ơn bác, mình cũng thích chụp ảnh bằng điện thoại 😃
Phức tạp phết nhỉ
wire_EDM
TÍCH CỰC
5 năm
Bài viết chi tiết, tks mod
Điêu quan trọng là phải có camera tốt. Chứ lấy mấy con 1.3 px chụp vậy coi đẹp không
@anhlucky2 Thế thì bác chưa biết a Tuấn Lai Ừn Sài Gòn là ai rùi 😁
@anhlucky2 Mình cũng nghĩ vậy, camare góp 1 phần ko nhỏ o_Oo_Oo_O
@anhlucky2 Mình có thử chụp bằng cái đt 0.3MP ra đời vào năm 2004
Cũng khó chụp hơn, ảnh có kích thước bé, nhưng cũng có thể có ảnh. Nếu có camera tốt, flagship, càng ngon thì càng dễ dàng hơn ạ.
https://tinhte.vn/threads/anh-chup-bang-dien-thoai-palm-treo-650-12-tuoi-doi-camera-chi-0-3mp-du-choi-facebook.2675033/

Ảnh chụp bằng điện thoại Palm Treo 650: 12 tuổi đời, camera chỉ 0.3MP, đủ chơi facebook

Palm Treo 650 ra đời vào năm 2004, cùng thời với những chiếc PDA O2, O2II, O2i... Năm ấy, mình mua chiếc này với giá 900$ cũng chỉ vì thích cái ăng-ten, hệ thống phím cứng, hệ điều hành Palm OS thông minh và ổn định.
tinhte.vn
Yasuko
TÍCH CỰC
5 năm
Thâth sự chả hiểu sao các bác ấy chụp đẹp thế nhỡ. Mình cũng chụp mà đẹp thế méo nào đâu 😆))). Nhiều khi còn nghĩ cam của phone mình bị fake rồi á chứ.
@vinhanboy Bác có ở Saigon hông? Hôm nào rủ nhau đi chụp chia sẻ thêm cho dễ nhé! <3
saunho86
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bài viết cầu kỳ, dễ hiểu, cơ mà mình thực hành mãi ko ăn thua. Chắc tại vô duyên với chụp ảnh.
@saunho86 Cố gắng chút là được thôi anh, chụp thêm nhé.
@saunho86 Chịu khó uống cafe với a @tuanlionsg là được ah
cutuncutho
ĐẠI BÀNG
5 năm
Một bài rất hay, thank bác
Bài hay mà load nó cứ giựt giựt
@hoangpm Mình đã resize ảnh nhỏ chỉ vài trăm mb ạ.
@tuanlionsg =))) vài trăm kb chứ anh
Bài viết rất hay
Bài đăng hữu ích chia sẽ nữa áp dụng vào chụp ảnh
longakka
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bác thớt chụp đẹp vãi
Máy trong bài viết này là máy gì thế chủ thướt
@kien_2210 đầu bài có nói là “tất cả hình trong bài đc chụp bằng nhiều loại điện thoại khác nhau” đó bác
Truong.ld
TÍCH CỰC
5 năm
Rất chi tiết. Từ ios qua samsung thấy quá phê vì có chế độ chỉnh tay và phơi sáng trong khi ip ko làm được 2 điều này
Chỉ vào xem ảnh của bác Tuấn. Đẹp quá
@romano19 Cảm ơn em. <3

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019