Alibaba tạo ra Xuantie 910, chip xử lý 16 nhân RISC-V mã nguồn mở

P.W
29/7/2019 8:31Phản hồi: 124
Alibaba tạo ra Xuantie 910, chip xử lý 16 nhân RISC-V mã nguồn mở
Khi bị nước Mỹ đe dọa cắt đứt mối quan hệ kinh tế với các tập đoàn của nước họ, thì phía Trung Quốc làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, tìm đến những tổ chức mã nguồn mở như RISC-V Foundation chẳng hạn. Việc những tổ chức như thế này cho phép các tập đoàn Trung Quốc có thể tiếp cận với những công nghệ chip xử lý tiên tiến nhất hiện tại, và thậm chí là… soi mói xem những thành viên khác của tổ chức đó đang làm gì, trong đó có cả Nvidia và Google.

Tinhte_Alibaba3.jpg

Không phải Huawei, mà chính là Alibaba vừa rồi đã mở mảng nghiên cứu và phát triển chip xử lý theo chuẩn RISC-V, và sản phẩm đầu tiên của họ là con chip Xuantie 910. Tạm viết tắt là XT, đây được coi là chip xử lý RISC-V mạnh nhất hiện tại, với 16 nhân chạy ở xung nhịp 2,5 GHz, hỗ trợ xử lý 64-bit, 16-bit instructions và vector operations đang được phát triển. Thêm vào đó, nhược điểm của những chip xử lý RISC-V, không hiệu quả trong quá trình thực thi Out-of-order operations giúp tăng hiệu năng và loại bỏ những khoảng thời gian chết khi xử lý các tác vụ thì XT làm rất tốt, theo lời của Alibaba.

Tinhte_Alibaba2.jpeg

Tại sự kiện Alibaba Cloud Summit, họ cho biết chip xử lý của mình đạt điểm CoreMark 7,1 điểm trên một MHz xung nhịp, trong khi đối thủ nhanh thứ nhì, SiFive U74 chỉ đạt 5,1 điểm trên mỗi MHz xung nhịp. Nếu có thể tin tưởng thông tin của Alibaba, thì đó đồng nghĩa với 40% hiệu năng, rất ấn tượng.

Tinhte_Alibaba1.jpg

Tuy nhiên Alibaba lại không có ý định sản xuất XT để thương mại hóa. Một vài chi tiết thiết kế của XT đã xuất hiện trên GitHub, và bản quyền chip xử lý này hoàn toàn có thể được các tập đoàn Trung Quốc mua lại để sản xuất CPU, hoặc làm chip tăng tốc xử lý đồ họa, thậm chí thiết kế thành cả SoC hoàn chỉnh cũng được. Jianyi Meng, giám đốc cấp cao tại Alibaba Group nói rằng:

“Đột phá này có giá trị hơn là việc tăng hiệu năng trên các chip xử lý RISC-V. Nó cũng có nghĩa mảng IoT với những thiết bị đòi hỏi khả năng xử lý mạnh tích hợp những công nghệ như 5G, AI, network, gateway, xe tự hành và máy chủ có thể được trang bị chip xử lý với công nghệ RISC-V, những chip trước đó chỉ được trang bị cho những thiết bị smart-home đơn giản.”


Theo TechSpot
124 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

huboss
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ai sẽ mua ????
kinglucky95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@rong_lua Chủ yếu nó vẫn ghi là nhập. Nhưng bác mua có phải cái hàng nhập đó không mới là vấn đề.
kinglucky95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@denmilu Tưởng mình có vấn đề đọc hiểu thật kéo lên đọc lại thì thấy bạn là người có cấn đề mới đúng. Bạn nhập linh kiện về nó ghi hàng cũng hãng gì đó đi. Nhưng bạn nghĩ có mấy phần trăm bạn mua được đúng hàng hãng? Nó cũng giống như là bọn thương lái việt nam nhập hàng trung quốc về rồi ra với khách là hàng kẹp nách mỹ, nhật,... ấy. Chắc là bạn hiểu vấn đề rồi chứ?
@kinglucky95 Bác có vẻ có vấn đề đọc hiểu nhỉ? Nói hoài vẫn éo hiểu về điện tử với nhập hàng tàu là gì nhỉ.
kinglucky95
ĐẠI BÀNG
5 năm
@denmilu Thế bạn cho m hỏi ý của bạn là gì vậy? Đồ điện tử chả phải kết cấu từ các linh kiện điện tử à? Mình thừa nhận có vấn đề đọc hiểu. Bạn giải thích giúp mình cái
Congcu
CAO CẤP
5 năm
Mở thì kinh rồi, tăng độ tin tưởng của dân tình. Nếu nó rẻ nữa thì cũng phải dè chừng!
@Congcu Trời ơi tin được không 😆
Mảng chip chính là lĩnh vực cạnh tranh dữ dội nhất hiện nay ;)
Chip là bộ não của máy
Liệu có tin tưởng giao bộ não cho Trung Quốc, mặc dù mã nguồn mở.
zodzeus
TÍCH CỰC
5 năm
@Azkan Bác nói vậy sao người ta cãi lại.
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
@Azkan mình hỏi ngu cái là nếu thiết kế nó để sẵn vài lỗ hổng hoặc back door thì sao? đâu cần cài sẵn mã độc làm gì. Như các lỗ hổng spectre, Metdown của Intel đó.
Azkan
TÍCH CỰC
5 năm
@masterss0 Spectre với meltdown là lỗi của những CPU/MCU out-of-order. Out-of-order nghĩa là những instruction phía sau có thể chạy trước những instruction phía trước, điều này giúp hệ thống chạy nhanh hơn do 1 số instruction không phải chờ kết quả từ những instruction trước đó. Phương pháp tấn công của Meltdown và Spectre là lợi dụng racing condition (nôm na hiểu là thời gian 2 tín hiệu đến đích có sự sai khác, dẫn đến kết quả bị sai). Theo mình hiểu thì qua việc sử dụng racing condition kết hợp với kiến trúc Out-of-order của CPU/MCU, hacker có thể bypass được những câu lệnh kiểm tra phân quyền, từ đó chiếm quyền hệ thống và lấy dữ liệu.

Trong khi đó, RISC-V hiện giờ mới chỉ có duy nhất 1 core out-of-order (của đại học Berkeley), còn lại tất cả các core khác hiện có (kể cả open source lẫn private) đều là in-order. Thế nên mình nghĩ những lỗi như Spectre hay Meltdown khó có thể xảy ra với kiến trúc RISC-V. Ngoài ra, spec của RISC-V hiện tại vẫn được hoàn thiện từng ngày, thông thường vài tháng sẽ có 1 bản draft spec mới, thế nên mình cũng không nghĩ đặt backdoor là đơn giản. Tất nhiên khó cũng không có nghĩa là không xảy ra, nhưng nếu đã sử dụng open source thì việc đầu tiên dev phải làm là functional test, sau đó là tìm lỗi/backdoor như bạn nói. Với các tool simulation hiện nay thì để giấu được những thứ như backdoor thật sự là rất khó.
masterss0
TÍCH CỰC
5 năm
@Azkan nếu cty thiết kế chip "chơi thân" với hãng sx điện thoại chẳng hạn thì mình thấy hơi quan ngại 😁
việc test chip cũng chỉ có các đơn vị này là có thể test kỹ trong thời gian đầu thôi, nếu họ không test hoặc biết có back door nhưng thỏa thuận ngầm... nói chung là nếu không có liên minh official nào bảo lãnh hoặc 1 đống chứng chỉ làm bằng thì có vẻ khó phổ biến được.
baden009
TÍCH CỰC
5 năm
Chả ai biết được trong con chip này có con chip gì khác lén copy dữ liệu đi qua xử lý rồi gửi về máy nào đó ko.
Nói mở là mở việc thiết kế chip chứ các tập lệnh xử lý của nhân CPU thì chả thằng nào ngu open-source cả
@baden009 Một con chip thương mại ra thị trường, hàng ngìn nhà ngiên cứu nó chúm zô phân tích nên không phải lo bác, nhất là thằng china đã có các chuyên gia mỹ và châu âu phân tích mổ xẽ nó ra thành hàng ngìn chi tiết có thể, nếu mỹ và châu âu mà không phân tích ra thì do mỹ và châu âu ngu hơn TQ thì lúc đó chịu thua thôi. còn nếu ra bằng chứng thì lúc đó chắc sẽ bị cả thế giới đập bấy nhầy 😁
Azkan
TÍCH CỰC
5 năm
@baden009 1 khi đã mở là mở hết, từ RTL đến ASIC rồi SDK. Ở mức độ IC design mà 1 trong những cái đó không có thì không được gọi là mở.
Có khi là chính bạn sẽ mua những con chip đó đấy. Bạn ko mua riêng rẽ từng con chip mà mua sản phẩm hoàn thiện có tích hợp con chip đó như các thiết bị điện tử, camera, 5G wifi...
Ohhh
Hiện đại thực sự
Chúng mừng Tập và đồng loại =)
Quá mạnh
romeo88vn
TÍCH CỰC
5 năm
Cứ nghĩ sắp ra mắt chip mạnh hơn SD 855.
Chip này dùng cho IoT thì có ngon hơn chip trên Raspberry không nhĩ?
Quá dữ
16 nhân chạy ở xung nhịp 2,5 GHz thì nó nóng cỡ xeon à 😔(

upload_2019-7-29_16-5-31.png
@narutoxboy Thông sô Xung nhip với số nhân chả là gì quan trọng số phép tính thực hiện trong 1 s
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@narutoxboy Xeon xịn hơn con 16 nhân đấy cả tỷ lần 😃
traitay95
TÍCH CỰC
5 năm
@hackieuhay Bác làm như gpu
togokhan1234
ĐẠI BÀNG
5 năm
Gê gê
komodovn
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chíp này gọi là chíp Xuân Thì.
vanhlinh11c1
ĐẠI BÀNG
5 năm
@komodovn mình dịch Xuân Thu. kk
@vanhlinh11c1 Mình lại dịch là Xuân Tiêu...đoá
lendras
TÍCH CỰC
5 năm
@komodovn Tên của nó dịch ra Hán Việt là Huyền Thiết nha bạn.
https://hvdic.thivien.net/whv/玄铁
chip XT là Xúc Thôi
@manhmanh989 Thía thì lại là Xoạc Thui!
Tạo ra nghe cứ như hoàn toàn của khựa vậy 😆 .

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019