Einstein từng chỉ ra cái sai của Newton & khoa học hiện đại cũng muốn làm điều tương tự với Einstein

4/8/2019 3:8Phản hồi: 256
Einstein từng chỉ ra cái sai của Newton & khoa học hiện đại cũng muốn làm điều tương tự với Einstein
“Newton, mong ông hãy tha thứ cho tôi; ông đã tìm được con đường duy nhất, mà thời đại ông có thể đạt được đối với một con người có sức mạnh tư duy và sáng tạo cao nhất. Những khái niệm mà ông đưa ra thậm chí ngay cả ngày hôm nay, cũng đang dẫn dắt cách suy nghĩ của chúng tôi trong vật lý, mặc dù giờ đây chúng cần phải được thay thế bằng những cái khác, phù hợp hơn với hơn phạm vi của kinh nghiệm thực nghiệm”

Đó là những gì Einstein ghi trong bản tự thuật của mình, chính Einstein là người đã nhìn nhận và đưa ra các khắc phục của những hạn chế trong cơ học cổ điển của Newton. Thời đại ngày càng phát triển, những nhà khoa học thế hệ sau sẽ dần có những khám phá và nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về thế giới xung quanh chúng ta, và có thể trong tương lai sắp tới chúng ta cũng sẽ làm điều tương tự với Einstein.

Càng xét ở một quy mô rộng hơn thì những học thuyết sẽ càng có nhiều thay đổi hơn. Ví dụ ở cơ học cổ điển, con người chúng ta đâu có tính toán cái gì liên quan tới vận tốc ánh sáng dữ vậy, do đó những định luật Newton chính là nền tảng vào thời đó. Rồi tới khi chúng ta xem vận tốc ánh sáng là giới hạn của tự nhiên, những lý thuyết tương đối xuất hiện dần làm cho những lý thuyết cũ trở nên có nhiều hạn chế hơn và cần được bổ sung. Einstein nghiên cứu và công bố rất nhiều, nhưng ông lại không đề cặp tới không gian và thời gian trong hố đen!

Tinhte-co-hoc-luong-tu.jpg

Ở trong cái thứ to lớn, lực hấp dẫn vô cùng, áp suất vô cùng như thế, kể cả ánh sáng cũng không thoát ra nổi, mọi định luật của vật lý hiện tại và lý thuyết tương đối tổng quát của Einstein bị phá vỡ. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science chỉ ra rằng trọng lực vẫn hoạt động và tuân theo những dự đoán của lý thuyết Einstein ở rìa của hố đen, trong trường hợp này là nghiên của tại Sagittarius A*, một siêu hố đen tại ngân hà Milky Way của chúng ta. Nhưng tại tâm hố đen là một điểm kì dị và các nhà khoa học cho rằng tại đó sẽ có một điểm làm cho mô hình học thuyết của Einstein sụp đổ.


"Chúng tôi đã có đủ công nghệ để thử nghiệm với lý thuyết hấp dẫn mà trước đây con người chưa thể làm được" - Jessica Lu, nhà vật lý thiên văn tại đại học California, Berkeley chia sẻ. Trong cách nhìn của Newton và người cùng thời, mọi vật thể đều tương tác một lực hấp dẫn tới các vật thể khác. Cái này có công thức luôn mà ai học cấp 3 cũng đều biết, công thức này vẫn đúng cho các chuyển động của hành tinh, các vật thể trong vũ trụ và chúng ta vẫn dùng nó để tính toán, như tính lực để tàu vũ trụ cất cánh chẳng hạn.

Using-his-inverse-square-law-of-universal-gravitation-attraction-and-his-new.jpg

Nhưng công thức của Newton lại không đúng trong một vài trường hợp, ví dụ quỹ đạo kì lạ của sao Thuỷ xung quanh Mặt Trời. Quỹ đạo các hành luôn thay đổi theo thời gian, nhưng sự thay đổi quỹ đạo của sao Thuỷ nhanh hơn so với tính toán của Newton.

einsteinsgen.jpg

Sau đó Einstein đưa ra một cách nhìn khác về trọng lực, và đúng với trường hợp bên trên luôn. Thay vì xem rằng các vật thể tương tác lực hấp dẫn cho nhau, ông cho rằng mỗi vẫn thể đều đang tự bẻ cong kết cấu không-thời gian xung quanh chúng, tạo nên một cái "giếng" làm cho những thứ xung quanh - kể cả ánh sáng, rơi vào. Nghe thì có vẻ khó hình dung nhỉ, anh em coi clip bên dưới này nha.



Với lý thuyết này, các nhà khoa học đã xác nhận nó đúng cả thế kỉ nay từ những nghiên cứu thực nghiệm. Nhưng hiện tại, với nền tảng kiến thức và kĩ thuật tiến bộ, người ta còn đang muốn kiểm chứng lý thuyết này gắt gao hơn nữa. Các nhà khoa học theo dõi điều gì sẽ xảy ra từ ánh sáng của ngôi sao SO-2 khi đi qua hố đen Sagittarius A*, hố đen này có khối lượng lớn hơn 4 triệu lần so với mặt trời.

blackhole.jpg

Quảng cáo



Họ sử dụng hệ thống 3 kính viễn vọng tại Hawaii để theo dõi hiện tượng trên. SO-2 là ngôi sao có quỹ đạo kéo dài 16 năm xung quanh hố đen. Sẽ có 3 hiện tượng có thể xảy ra và dẫn tới 3 kết luận khác nhau:
  • Nếu Einstein đúng, hố đen sẽ bẻ cong không thời gian và làm kéo dài bước sóng của ánh sáng phát ra từ ngôi sao SO-2, làm cho màu sắc quan sát được chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
  • Nếu ngôi sau vẫn là màu xanh, lúc này chúng ta sẽ cần xem xét lại mô hình trọng lực của Newton, tại đó nó không liên quan gì tới bẻ cong không gian và thời gian. Và hoá ra, lý thuyết hấp dẫn của Newton vẫn đúng?!
  • Và nếu màu sắc quan sát được chuyển sang một màu khác: chúng ta có thể sẽ có một mô hình học thuyết khác về lực hấp dẫn.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn tin rằng tại một vị trí nào đó trong hố đen, lý thuyết của Einstein sẽ không còn đúng. Kip Thorne, một nhà vật lý từng đạt giải Nobel cho rằng độ cong của không thời gian lúc đó sẽ lớn tới mức những công trình của Einstein sẽ không hoạt động được nữa. Theo Jessica Lu, trong vòng 10 năm tới, họ sẽ đưa thuyết tương đối lên một giới hạn cao hơn để tìm được những kẻ hở của nó.
Tham khảo NBCnews
256 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đọc đi đọc lại mà không hiểu, trình độ mình lùn quá rồi 😔:(:(
AnNguyen83
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Vntech1010 Có thể là kiến thức nhập môn với cậu, nhưng dạng bài này ko phải dễ nuốt với đại đa số người, nên tìm hiểu và trau chuốt phần dịch của mình để truyền tải thông điệp đến bạn đọc. Đối với những người có kiến thức và tôn trọng việc đọc thì những cái lỗi sai cũng nên hạn chế đến mức thấp nhất. Bài viết đã dịch sai thuật ngữ cơ bản , bài dịch tiếng Việt đầy lỗi chính tả. Khi người ta góp ý thì nên xem lại và sửa lỗi đi. Vật Lý Thiên Văn không phải là chuyên ngành của tôi nên tôi không dám xem nhẹ kiến thức trong bài này. Bạn nói đây là kiến thức nhập môn với bạn, nhưng bài dịch sai cơ bản mà bạn không biết, thì bạn nên xem lại kiến thức nhập môn của bạn.
bad_boy174
TÍCH CỰC
5 năm
@AnNguyen83 đúng là đoạn này nếu mình đọc trong đầu thôi cũng chỉ nghĩ lớn hơn 4 triệu lần 😁 đúng là sách hay bài về Vật lý thì đọc hiểu là 1 chuyện và dịch viết bài lại là chuyện khác. Mình đọc có cuốn "A Brief history of Time" thôi mà lâu lắm mình vẫn chưa đọc xong. Đọc trang nào đúng nghĩa phải suy nghĩ để hiểu vì ngoài tiếng Anh còn thêm cả kiến thức khác :D
AnNguyen83
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bad_boy174 Đúng rou đó cậu, dịch bài chuyên ngành không những tiếng Anh cần giỏi,muh kiến thức ngành cũng phải vững. Chứ không chỉ dịch word by word là hiểu đuợc đâu. Khó nuốt lắm. Hichic.
Vntech1010
ĐẠI BÀNG
5 năm
@AnNguyen83 Bạn nói rõ xem thuật ngữ sai ở từ nào
Tại sao ko phải là một người thiên tài khác mà là khoa học hiện đại
@NguyễnDuyĐạt Vì thực hiện bài nghiên cứu là một nhóm các nhà khoa học đó bạn 😁
doinnovation
ĐẠI BÀNG
5 năm
@NguyễnDuyĐạt Ngày xưa nghiên cứu độc lập. Giờ nghiên cứu có tổ chức nên mỗi một cá nhân chỉ là 1 phần của khoa học hiện đại.
@NguyễnDuyĐạt Mốt sẽ có 1 AI chứng minh con người sai hết rồi haha
novavn
CAO CẤP
5 năm
Núi cao lại có núi cao hơn.
@novavn Hậu sinh khả úy.
Nếu bẻ cong không thời gian thì nó bẻ cong ở mọi mặt phẳng chứ ko thể giống ví dụ trong clip đc
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hoang_HaoMinh đó là ví dụ trong mặt phẳng 2d thôi bạn, chứ thực tế nó bẻ cong không thời gian thành hình cầu xung quanh 1 ngôi sao hình cầu cơ
Kal-el119
TÍCH CỰC
5 năm
@Hoang_HaoMinh Ngay đến phim nó cũng ko thể diễn tả được cái hố 3 chiều cơ mà, vì film cũng chỉ là 2 chiều. Khó hình dung lắm
@Hoang_HaoMinh Ko bình đẳng đâu. Chỉ bình đẳng khi ko quay và ko mang điện tích, từ trường...
Mà hiện tại các thực thể vũ trụ hay các hạt trong nguyên tử đều quay.
ChipHero
TÍCH CỰC
5 năm
@Hoang_HaoMinh Đấy là ngta ví dụ cơ bản nhất cho dễ hiểu thôi. Chứ làm sao ví dụ như thật dc
mình đã đọc và cũng không thể nào hiểu bởi vậy không làm nhà khoa học được
Lỗ đen sẽ bay hơi hoàn hoàn
Rồi cỗ máy thời gian của Đôraemon sẽ thành hiện thực
lamngoclinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đọc gần hết bài mà vẫn không hiểu.
Thớt dịch dc bài này giỏi thật
@Hybrid Gs 😁 tks bác :D
@Hybrid Gs Chắc thớt từ Vật lý lý thuyết ra.
Hiep Nogusa
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tất cả những điều chúng ta đang quan sát vũ trụ đều là quá khứ của nó, các ngôi sao hiện tại ta đang quan sát về bản chất là đang quan sát quá khứ của nó, có thể là vài phút, và có thể là hàng năm, hàng trăm năm hoặc hàng triệu năm.
@Hiep Nogusa chính xác 😁
@Hiep Nogusa mặt trời - ngôi sao gần nhất mà chúng ta nhìn thấy cũng cách ~8 phút ánh sáng 😆
odysseyntn
TÍCH CỰC
5 năm
@Hiep Nogusa thời gian là khái niệm do con người đặt ra và phụ hợp ở hệ quy chiếu lấy trái đất là trung tâm thôi, nếu theo tính tương đối thì trái đất của chúng ta cũng là hình ảnh "quá khứ" cuả hành tinh kia nếu lấy nó là hệ quy chiếu khi nhìn về trái đất. Tất cả những gì đang diễn ra đều có "tính tương đối" từ không thời gian cho đến tầm vi mô như cơ học lượng tử, các quy tắc toán học hay quy luật vật lý .v.v. cũng vậy. 😁 Vì sao thuyết big bang từ 1 điểm vô cùng bùng nổ giãn nỡ thành vũ trụ ngày nay đc coi như "tạm" phù hợp vì ở thuyết đó các quy tắc toán học, vật lý và khái niệm thời gian mà con người đặt ra phù hợp :D
Hoàng Ashe
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lại giật tít rồi 😔
Cái gì mà : "chỉ ra cái sai của Newton"
Chán thật sự về 1 thế hệ nhà báo thời nay :(
@brownberry Thì hiểu biết của bác chỉ tới thuyết của Einstein không tin cũng bình thường, giống thời Newton nói kiểu Einstein cũng chả ai tin và đòi dẫn chứng bla bla. Einstein cũng cần vài chục gần trăm năm chỉ để chứng minh được một vài điểm le lói thì vượt qua Einstein bác đợi trăm năm nữa sẽ thấy mình nói đúng hay không nhé 😁
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@archi-T sao bác biết chắc là vài trăm năm nữa sẽ sai? sao bác chắc chắn hiểu biết của e chỉ đến thuyết einstein? cơ học cổ điển, vật lý hiện đại, ngay cả vật lý lượng tử bác quăng hết vào đây cho e, xem e hiểu biết tới đâu
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@archi-T k phải là e k tin mà là e quá hiểu rõ thuyết của new và thuyết của tanh. k tin thì bác quăng hết từ cơ học cổ điển, vật lý hiện đại cả vật lý lượng tử vào e thì bác biết ngay
Đọc khoa huyễn nhiều thấy cứ vượt ra tầm vũ trụ là bắt đầu nghĩ đến truyện =))) vũ trụ sáng tạo giả, vũ trụ chưởng khống giả =)))
@quyett92 Dạo này có bộ nào hay k bạn. Đọc nát hết tiên hiệp rồi. Kiếm hiệp thì mới nhập môn
wind_dl
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thiên tài nhưng cũng không thể toàn năng 100%. Tất cả đều là tương đối không thể tuyệt đối.
Nên người sau chỉ ra cái sai và bổ trước lý thuyết của người đi trước là điều hiển nhiên đã xảy ra suốt tiến trình tiến hóa của nhân loại rồi.
Nino_Jen
ĐẠI BÀNG
5 năm
@wind_dl Và thật tuyệt khi đời sau tìm hiểu và chứng minh được lý thuyết của đời trước!
Đọc mấy bài kiến thức khoa học này mà cứ sai chính tả với câu từ làm ức chế ếu tả nổi.
@Hoàng Ashe Nói ra còn bị chửi đấy 😁
@Hoàng Ashe Bạn copy tử translate qua giống cả văn phong thì mình gửi bạn card đt 500k. Và translate thì tại sao sai chính tả?
@Lê Phú Khương Kệ đi mod. Mấy cái cmt nó ko lq tới bài viết kiểu chính tả transl thì cứ kệ đi, có khi nó còn chả thèm đọc bài
Họ comment thế tức là cũng chả quan tâm chủ đề bài viết đâu. Comment lấy số lấy má đó mà :v
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Vì thuyết tương đối của Einstein vẫn chỉ là 'thuyết' , và các nhà khoa học vẫn đang tìm cách chứng minh. Còn định luật vạn vật hấp dẫn của Newton đã đc chứng minh, và được gọi là 'định luật'
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@toolkit đó là bản chất khoa học mà. đưa ra thuyết rồi nghiên cứu chứng minh
@toolkit Ơ chuẩn! Suy cho cùng ông Anhxtanh cũng giống như rất nhiều nhà khoa học khác: luôn tìm cách đạp đổ Newton.
leopark121
TÍCH CỰC
5 năm
@toolkit Do chưa đủ trình độ để chứng minh nha b! Của ông Newton là dựa vào vậy lí cơ học cổ điển.
Sóng hấp dẫn của Einstein người ta cũng mất vài trăm năm nay để chứng minh. Mới chứng minh được 1 2 năm gần đây thôi.
@toolkit Đúng sai do cách áp dụng hệ quy chiếu. Đúng ở hệ quy chiếu này sai ở hệ quy chiếu khác. Hệ quy chiếu nào tổng quát thì nó bao hệ quy chiếu kia.
Giống như này nhé. Hệ quy chiếu Oxyz nó nhiều hơn Oxy là ở trục Z. Vì vậy Oxyz nó tổng quát hơn, áp dụng công thức sang Oxy đc còn Oxy ko áp dụng công thức sang Oxyz đc.
Vậy nên nó mới là khoa học 😁 đúng ko hẳn đã đúng và sai ko hẳn là sai. Giống như ta lắp 2 cái động cơ 1000N thì ko nghĩa ra đc cái lực 2000N bạn à
K2.PCTDN
ĐẠI BÀNG
5 năm
@pro744 Mãi mới thấy một comment nói đến hệ quy chiếu. Ngày xưa trong cơ học cổ điển khi giải các bài toán cũng phải giả thiết các phần tử ở trong một hệ cô lập mới giải được dễ dàng, và xét các điều kiện vận tốc nhỏ hơn rất nhiều vận tốc ánh sáng thì cơ học cổ điển ko sao. Cơ học cổ điển của Newton vẫn là nền tảng lý thuyết của bao nhiêu vấn đề trên Trái đất mà ông thớt giật tít là Newton sai. Đến ạ.
MrHải999
TÍCH CỰC
5 năm
Thì nó đúng với thời đại mấy ông.Rồi sẽ có cái thuyết báo phủ cái thuyết của mấy ông.Rồi dần dần vô tận sẽ có thuyết lớn hơn.Dù sao mấy ông cũng quá vĩ đại rồi
cuoang102
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vũ trụ bao la mà sự hiểu biết của con người là hữu hạn
khonglachi
TÍCH CỰC
5 năm
Thực ra người ta chỉ bổ sung thôi, lý thuyết Newton (cơ học cổ điển) là một trường hợp đặc biệt của cơ học lượng tử / hiện tại là vậy... chẳng có ai sai ai đúng, chỉ là bổ sung thêm cho hoàn chỉnh. Tác giả viết mà chưa có khái niệm thì đừng nên đăng.
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@khonglachi bạn nhầm rồi nhé. cách định nghĩa 1 sự kiện trong vũ trụ của 2 lý thuyết này khác nhau hoàn toàn
khonglachi
TÍCH CỰC
5 năm
@brownberry Đọc lại hằng số h nha bạn.
brownberry
ĐẠI BÀNG
5 năm
@khonglachi đọc lại định nghĩa thế nào là 1 hằng số đi bạn
pats
Trứng
5 năm
@khonglachi Bởi vậy mới cần thuyết hợp nhất cơ học cổ điển và lượng tử lại

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019