Phía sau bức ảnh ghi lại sự kiện ngày 11/9 gây tranh cãi của Thomas Hoepker

blueJune
7/8/2019 7:41Phản hồi: 92
Phía sau bức ảnh ghi lại sự kiện ngày 11/9 gây tranh cãi của Thomas Hoepker
Bức ảnh chụp những người dân New York đang thư giãn khi Toà tháp đôi đang cháy âm ỉ nói lên nhiều điều về lịch sử và những ký ức.
11-9-thomas-hoepker-magnum.jpg
Ảnh chụp bởi Thomas Hoepker/Magnum
Trong tấm hình nhiếp ảnh gia Thomas Hoepker chụp ngày 11 tháng 9 năm 2001, một nhóm người New York đang ngồi trò chuyện dưới ánh nắng mặt trời ở công viên Brooklyn. Phía sau họ, qua mặt nước trong xanh, dưới bầu trời xanh ngắt là một luồng khói bụi khủng khiếp đang bốc lên từ Manhattan, nơi hai toà tháp bị tấn công bởi những chiếc máy bay khủng bố ngay trong sáng hôm ấy. Hai toà tháp đã sụp đổ, giết chết gần 3000 người bởi khói lửa, những nạn nhân ngã hoặc nhảy xuống từ trên cao, bị nghiền nát.

10 năm sau, bức ảnh đã trở thành một trong những bức hình biểu tượng của sự kiện 11/9 nhưng lịch sử về nó thật kì lạ và nhiều uẩn khúc. Hoepker, một nhân vật quan trọng của hãng ảnh uy tín Magnum đã không công bố tấm ảnh vào năm 2001 ấy. Chỉ tới năm 2006, vào ngày tưởng nhớ 5 năm vụ tấn công, nó mới xuất hiện trong một cuốn sách và gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhà phê bình Frank Rich đã viết về nó trên tờ New York Times. Ông nhìn thấy một bức tranh tuy đáng lo ngại nhưng không thể chối cãi về thất bại của Mỹ, để rút ra bài học từ thảm kịch đó và để thay đổi, cải cách một quốc gia: “Những người trẻ trong tấm ảnh của Hoepker không hẳn là những người vô tâm. Họ chỉ là người Mỹ mà thôi.”

Nói cách khác, một đất nước tin vào việc họ phải tiếp tục tiến về phía trước và họ đã làm điều đó, tận hưởng ánh nắng mặt trời bất chấp vụ việc đã tàn sát hàng loạt người Mỹ, trở thành một vết sẹo trong lịch sử. Thật vậy, tôi không hề nghĩ rằng rằng cảm xúc của năm người dân New York đó không bị lay chuyển giống như các nhân vật trong bộ phim truyền hình hài nổi tiếng Seinfield, trong tập cuối họ bị buộc tội vì không quan tâm tới người khác.

Góc nhìn của Rich ngay lập tức gây tranh cãi. Walter Sipper, nhân vật trong tấm ảnh nói rằng anh và bạn gái mình hiển nhiên là đang tắm nắng nhưng thực sự họ đã rất sốc và mất niềm tin. Hoepker đã chụp mà không có sự chấp thuận từ họ, thể hiện một hình ảnh gây hiểu nhầm về hành vi và cảm xúc của họ.

Bạn không thể chụp ảnh được cảm xúc. 5 năm sau ngày công bố năm 2006, dường như thật vô nghĩa khi tranh luận về đạo đức của những người trong ảnh cũng như của nhiếp ảnh gia, hay về quyết định của ông khi quyết định không xuất bản. Bức ảnh đã trở thành một trong những định nghĩa của ngày đó.

Đó là bức ảnh duy nhất trong ngày hôm đó để nói lên tính nghệ thuật của nhiếp ảnh gia: giữa hàng trăm tấm hình tàn khốc được chụp bởi những người nghiệp dư cũng như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, ghi lại sự kinh hoàng và tác động mãnh liệt tới chúng ta vì họ ghi lại chi tiết của một tội ác vượt xa trí tưởng tượng. Thậm chí cả Osama bin Laden cũng không trông chờ một hậu quả như vậy - bức ảnh trở nên nổi bật, như một sự châm biếm, xa cách và đầy nghệ thuật. Có lẽ lý do thực sự mà Hoepker vượt qua vào thời điểm đó là vì cái tôi của ông, mỉa mai nó như tính cách của một nghệ sĩ giữa một cuộc tàn sát hàng loạt.

Ngày nay, ý nghĩa của bức ảnh không liên quan gì tới việc đánh giá các cá nhân. Nó đã trở thành một tấm hình chứng nhân của lịch sử và kí ức. Đại diện cho một khoảnh khắc lịch sự thảm khốc, nó đồng thời ghi lại những gì thật nhất: cuộc sống không ngăn cản được những cái chết vì một cuộc chiến hay hành động khủng bố nào đó vẫn đang diễn ra. Các nghệ sĩ và nhà văn đã nói lên sự thật này qua từng thời đại. Trong bức tranh “Cú rơi của Icarus”, hoạ sĩ Phục hưng Pieter Bruegel miêu tả một người nông dân đang cày thuê khi cậu bé đang rơi xuống biển, đó là một quan sát rất giống với Hoepker. Trong bài thơ Musée des Beaux Arts, WH Auden đã nói ra những gì tương đồng với bức ảnh: “Cách mọi thứ quay lưng lại/ Khá là dửng dưng với thảm hoạ …”

Tương tự, Stendhal nắm bắt sự bất hoà của lịch sử trong cuốn tiểu thuyết “The Charterhouse of Parma” của mình. Một chàng trai trẻ tình nguyện chiến đấu cho Napoleon tại Waterloo, nhưng thay vì cảm thấy dù chỉ một giây phút của sự dũng cảm, tất cả những gì anh trải qua là cảm giác đứng ngoài lề và sự vô nghĩa của ngày trọng đại.

Lịch sử không phải là một câu chuyện anh hùng, cũng như không phải là một khối đá cẩm thạch được khắc ghi trên đó những lời nói đau buồn và giận dữ. Như Tony Blair, người có phản ứng với hành động vô nhân đạo này đã nói về ngày hôm đó trong cuốn sách “A Journey”: “Thật đáng kinh ngạc khi cái sốc được tiếp nhận, nhịp điệu tự nhiên của tinh thần con người khi chúng ta tự trấn an bản thân… Chúng ta nhớ về điều ấy, nhưng nó không giống như cảm giác tại thời điểm đó.”

Cá nhân tôi cực kì nhớ cú sốc tại thời điểm đó. Tôi nằm mơ thấy ác mộng, thật kì lạ vì tôi không phải người Mỹ và tôi chỉ chứng kiến nó qua tivi ở Hackney, London. Nhưng tôi có một tình yêu dành cho New York và điều đó giống như một cuộc tấn công vào những gì tôi yêu quý nhất. Tuy nhiên, những tranh cãi về ý nghĩa hay phản ứng đối với hành động bạo lực khủng khiếp đó đã gần như bắt đầu ngay lập tức. Đối với mọi thông tin bạn đọc được ngày hôm đó, một cách trực tiếp hay gián tiếp, “cuộc chiến chống khủng bố” đã dẫn tới 12.000 người bị giết bởi những kẻ đánh bom tự sát ở Iraq…

Chúng ta vẫn đang sống, tách biệt khỏi trung tâm của thảm kịch bởi dòng chảy thời gian và nó là bất khả để vượt qua. Để cảm nhận được nỗi buổi đó, bạn cần xem một bộ phim tài liệu, rồi sau đó chuyển sang một thứ gì đó nhẹ nhàng hơn vì đã quá nhiều người hi sinh trong thảm hoạ này, hoặc đơn giản, chúng ta cần chuyển kênh vì đó là những gì chúng ta cần làm. Những con người trong tấm ảnh này không thể làm được gì ngoài việc tiếp tục sống và cho thé giới thấy điều đó.

Quảng cáo


Theo The Guardian
92 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sự thật là còn nhiều sự việc khiến tôi xúc động hơn thế này như cháy rừng ở Siberi chẳng hạn 😔
@quangminh.gs Ảnh hưởng trực tiếp đấy biết 3 triệu hecta rừng nó cháy ảnh hưởng đến tầng Ozon thế nào ko??? Vũng Áng - Tây Nguyên cái nào cũng đáng lo nhưng các nhà tư bản vẫn lo cho túi tiền của họ hơn nhiều. Còn em nói thế là em cực kì nông cạn rồi
quangminh.gs
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Viet Chi Dung Ủa ảnh hưởng trực tiếp đến người Việt mà không sợ à? Tư bản nào ơ Vũng Áng, ở Tây Nguyên thế ông? Chỉ có tư bản đỏ thôi. Hơn nữa nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trg sống hiện tại trong khi tầng ozon bị ảnh hưởng nó cũng chưa tác dụng trực tiếp đến con người, ông nghĩ sao nếu đời này còn bệnh tật ra thì đời sau khỏe hơn được à
@quangminh.gs Xem profile 32 tuổi mà có vẻ ko chịu đọc hiểu gì cả.
Ý a là cái nào cũng quan trọng cả, trong nước hay ngoài nước, còn em bảo ở xa xôi viễn vông không liên quan là ko đúng vì nó tác động đến cả đời con đời cháu. Còn dẫn chứng Siberi cháy là vì nó là câu chuyện thời sự hiểu chưa ?
quangminh.gs
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Viet Chi Dung Vậy theo anh cái nào quan trọng hơn?
Vaanres
CAO CẤP
5 năm
So what?
linh0125
TÍCH CỰC
5 năm
Hồi đó chưa có Galaxy A80, chứ k thì chả selfie hết rồi
mr_tam
TÍCH CỰC
5 năm
@QuanLyNhaNghi Có note 7 lúc đó thì 2 toà tháp đã ko bị phá huỷ 😔
@mr_tam note 7 sinh ra quá muộn 😕
lendaongoc
ĐẠI BÀNG
5 năm
@linh0125 Mấy thằng sheeple ở đâu cũng sủa được. Đã để apple lên bàn thờ chưa hả các con cuồng.
linh0125
TÍCH CỰC
5 năm
@lendaongoc Vô học là có thật, bít xi măng vào cái lỗ bạn chui ra đi...
Ko lẽ giờ lăn ra khóc?
Thật tàn nhẫn
@duyetlienngankhanh Giống vn thui. Cháy nhà cao tầng ở bên kia bờ sông thì người ta chụm lại bàn tán chứ làm đc gì. Đâu phải ngay lúc may bay chạm tháp đôi đâu mà lúc chạm rồi mấy ngày sau
@hieupy89 Chuẩn có người còn đăng lên facebook kiếm like nữa chứ
Cordin89
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hieupy89 À, ra là vậy, vậy mà bài viết cũng vòng vo, không mói rõ ngay là chụp lúc nào, mình cũng chửi, quái sao thấy cảnh đó mà ngồi vậy được
DieuTuAn
TÍCH CỰC
5 năm
@hieupy89 Bạn nói cái này thiếu cơ sở rồi, cả 2 tòa tháp đôi của Mỹ sụp đổ chỉ sau 1 giờ 42 phút, lấy đâu ra mà mấy ngày sau. Mấy ngày sau đống tro tàn thì còn nhưng lửa khói không thể bốc cao như vậy vì người ta phải ngay lập tức dập lửa để cứu nạn những người còn trong đống đổ nát
@duyetlienngankhanh Ủa chứ giờ làm gì bạn? Chạy qua đó đứng hóng à? Hay là qua xem có phụ được gì phụ? Vậy những lúc ở nơi khác đăng tin cháy nhà, động đất, bão lũ thì bạn ngồi khóc từ sáng đến chiều luôn hay vẫn cười nói vui vẻ?
Ở VN xem thì lên án ko ai dám đăng ảnh đâu
[Zeus]
CAO CẤP
5 năm
Chưa biết có vô tâm không hay là ảnh sắp đặt nhưng có tâm đi nữa trong trường hợp đó cũng chả làm được gì, đứng mặc niệm hay bu lại coi mới không vô tâm @.@
dat225
TÍCH CỰC
5 năm
@[Zeus] Chính xác, bâu vào xem cản trở người ta. Nhiều khi nhân đạo nhất là đừng cố tỏ ra quan tâm mà xía vào, chỉ rình xem có gì xểnh ra để chộp thôi.
@[Zeus] phải cầu nguyện mới đúng 😁:D:D
blackervn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tuan9945 Họ có theo đạo nào đâu. họ chỉ là những người bình thường như bao người khác. chắc tại họ hướng nhìn về bên đó nhiều quá rôi nên mới ngồi quay lại thôi.
Kết nhất câu " bạn ko thể chụp ảnh được cảm xúc" 😁
Chỉ là góc chụp và khoảnh khắc.
phieubatcp
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn các nhân vật trong ảnh thì không thấy ai cười đùa, có thể họ đang bàn luận về những gì họ thấy. Có thể đó là tính cách của ng Mỹ, còn VN ta thì đã quăng cái xe đạp chạy lại xem rồi
@phieubatcp 😆 thôi thím, gần thì coi chứ xa xôi như trong hình cũng đi về cho xong chuyện
blackervn
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hypous mình cũng nghĩ như thế! chắc cũng chỉ tìm hiểu chuyện gì xảy ra thôi.
sohohaiphong
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ở đâu cũng có những kẻ hình dáng con người nhưng mang tâm hồn và cảm xúc không bằng xúc vật
dat225
TÍCH CỰC
5 năm
@sohohaiphong Đừng xúc động thế, đâu phải chỗ thổ lộ cái tôi đâu bạn.
@anhtuanhl87 bác so sánh thế xúc phạm cái LON quá
Đâu phải ai cũng chứng kiến được chứ
pvtlen
TÍCH CỰC
5 năm
Cũng phải có người chụp lại mới có các thánh phán
Không lẽ đứng gào khóc. Có khi họ đang ngồi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra trên một đất nước luôn là cường quốc của thế giới đây.
VN cưa bom còn bu xem mà. Đến bọn Is chắc cũng nản dân Việt.
Chắc khoảnh khắc tình cờ thôi
leeyang
CAO CẤP
5 năm
Nhảm nhí! Ảnh chụp đơn giản là khoảnh khắc, người xem thế nào là tuỳ mỗi người. Khối thằng cmt đạo đức sống như c**
dat225
TÍCH CỰC
5 năm
@leeyang Chắc chắn là sống như cu** luôn. Thích phán xét cũng có nghĩa là thích áp đặt, không áp đặt được thì nói xấu sau lưng, rồi kêu ca kể lể... Hãm lờ lắm...
mrqd
TÍCH CỰC
5 năm
Khi bạn gán cảm xúc của bạn vào bức ảnh, bức ảnh sẽ mang xảm xúc của bạn. Bản thân bức ảnh nó chỉ có tính "thời sự": nó ghi lại khoảnh khắc đó mà thôi. Tất cả vẫn là ở bạn.
dat225
TÍCH CỰC
5 năm
@mrqd Một thánh triết lý rởm.
😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019