Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thực hành nhiếp ảnh: 10 điều từ cơ bản cho bạn bắt đầu - Magnumphotos

vitaminSea
7/8/2019 4:44Phản hồi: 51
Thực hành nhiếp ảnh: 10 điều từ cơ bản cho bạn bắt đầu - Magnumphotos
Hôm rồi lọ mọ trên platform Magnum Learn mình đọc được bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích được dù ít nhiều cho anh em- đang gắng định hình được những thứ thiết yếu để chuẩn bị và xây dựng cho sự nghiệp nhiếp ảnh, vì mình biết đó chắc chắn không phải là điều dễ dàng.

Đây là bài viết của Shannon Ghannam - hiện là giám đốc giáo dục toàn cầu của Magnumphotos, chia sẻ những điều cốt lõi trong quá trình thực hành nhiếp ảnh, mà cô nhận thấy được trong quá trình tổ chức và làm việc với những khoá học về ảnh hiện nay của Magnumphotos.

magnumphotos00011.jpg
"101 Pictures". Raised by Wolves. San Francisco and Hollywood, California, USA. 1982-1986. © Jim Goldberg | Magnum Photos

HIỂU BỐI CẢNH
Hãy nghiên cứu công việc của những tay máy khác, từ bậc thầy cho đến những người chụp ảnh đương thời, hãy đọc lý thuyết và những tranh luận trên mạng, hiểu được giao tiếp thị giác và văn hóa diễn ra như thế nào, hiểu bối cảnh rộng hơn mà bạn đang làm và trình bày trong đó. Không chỉ thú vị, nó là nền tảng cho việc kể chuyện có thông tin, liên quan và hấp dẫn.


Tôi nhớ khi còn là một sinh viên nhiếp ảnh năm nhất đang khám phá câu chuyện "Raised by Wolves" của Jim Goldberg trong thư viện. Chuyện kể dài và kết hợp rất khác so với báo chí, phóng sự trắng đen mà tôi thấy cho đến thời điểm đó. Công việc của Jim khiến tôi phải đi tới các con đường của phố Los Angeles, San Francisco và giúp tôi hiểu được những câu chuyện của người trẻ, mà anh ta đã chụp được thông qua những mục đích, qua hình ảnh lưu trữ và qua những dòng viết tay. Năm năm sau đó, tôi viết bài luận văn của mình dựa trên việc luyện tập và diễn tả có kết hợp ảnh - sau khi bắt tay vào dự án riêng của tôi với một người phụ nữ tị nạn và các cô gái đến từ vùng Horn - Châu Phi sống ở Brisbane. Tác phẩm "Raised by Wolves" sau đó lại sinh ra những dòng suy nghĩ của tôi về nhiếp ảnh ngày nay, và tôi yêu thích việc chia sẻ điều đó cho sinh viên, những ai chưa hay biết về nó.

magnumphotos00012.jpg
Dave's jacket. Hollywood, California, USA. 1991. © Jim Goldberg | Magnum Photos

TÌM TIẾNG NÓI RIÊNG CHO BẠN

Khi bạn tưởng tượng ra một chủ đề, hãy thử hỏi mình rằng "tại sao bạn lại chọn chủ đề này? bạn có phải là người tốt nhất để kể về nó? bạn có đang thêm điều gì vào thể loại hay câu chuyện này, trước đó nó đã được kể hay chưa? tại sao bạn quan tâm đến nó và bạn định làm như thế nào để người khác quan tâm?" Hãy tự cho mình một cái khởi đầu và chọn chủ đề hay một cách tiếp cận để giúp bạn có thể trả lời những câu hỏi này thật tốt.

Ví dụ tuyệt vời cho điều này là tác phẩm "Sleeping Sodiers" của Tim Hetherington, đây là một nghiên cứu sâu sắc về những người lính quân đội Hoa Kỳ tại Thung lũng Korengal của Afghanistan, được trình bày như một dự án đa phương tiện.

"Tôi nhớ lần đầu tiên nhìn thấy tác phẩm này và bị ấn tượng bởi sự tiết lộ và tính sâu sắc của tác phẩm đó mang lại. Bạn bè và đồng nghiệp của Tim, nhà báo Sebastian Junger, chia sẻ một số dòng suy tư của các nhiếp ảnh gia quá cố trong một bài báo gần đây của Magnum về tác phẩm trên. Anh nói: "Những gì anh ấy nói với tôi là: 'Nhìn này, đây là cách bà mẹ nhìn thấy họ, những người lính không có đồ quân dụng trên người, họ giống như những cậu bé này và bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những người lính theo cách mà mẹ của họ trông thấy. Và ở đây, họ đang ngủ say, ngây thơ,...' Đó là sự sâu sắc của anh ấy..

magnumphotos00013.jpg
Sergeant Elliot Alcantara sleeping. Korengal Valley, Kunar Province, Afghanistan. July 2008. © Tim Hetherington | Magnum Photos


BẤT CỨ AI CŨNG THỰC HÀNH

Quảng cáo


Đừng suy nghĩ bạn sẽ cho khách hàng thấy rằng bạn có thể làm mọi thứ. Khách hàng muốn thấy rõ bạn là một nhà nhiếp ảnh; họ trông đợi và muốn thấy một phong cách hoặc cách tiếp cận nhiếp ảnh phù hợp nhất với dự án mà họ đang có trong đầu. Mỗi nhiếp ảnh gia cần có sẵn một dự án cá nhân thể hiện khả năng của họ, thể hiện những gì bạn đang nói. Điều này có thể mất nhiều năm để phát triển nhưng nó sẽ là bệ phóng và giúp củng cố hồ sơ cá nhân của bạn để phát triển lâu bền hơn.

Một trong những tầm nhìn nhiếp ảnh rõ ràng nhất trong thời gian gần đây, tôi nghĩ, là tác phẩm của ứng cử viên Magnum, Gregory Halpern , đặc biệt là cuốn sách ZZYZX rất đẹp của ông. Tôi quên mất số lần tôi đã gợi ý cho một số sinh viên đang vật lộn với các vấn đề, chỉ để nhìn xem công việc của ông ấy, có rất nhiều thứ để tìm hiểu về cách kể chuyện bằng hình ảnh ở mỗi trang sách này.

magnumphotos00007.jpg
From the project "ZZYZX". Los Angeles and vicinity, USA. 2008-2015. © Gregory Halpern | Magnum Photos

magnumphotos00008.jpg
From the project "ZZYZX". Los Angeles and vicinity, USA. 2008-2015. © Gregory Halpern | Magnum Photos



HÃY TỰ HỎI ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN DUY TRÌ THEO ĐUỔI NHIẾP ẢNH

Nhiếp ảnh là thứ khiến bạn bị ám ảnh, thứ khiến bạn bực mình, thứ khiến bạn mê hoặc, thứ bạn muốn thấu hiểu. Phải chắc chắn nó sẽ được duy trì thực hành qua nhiều năm. Bộ ảnh tốt nhất luôn được vun đắp qua năm tháng. Mỗi nhiếp ảnh gia nên có một dự án khiến anh ta không còn hơi sức cho những thứ công việc khác.

Quảng cáo



Cách đây nhiều năm, tôi đã dành ra cả một buổi chiều để đi uống bia với anh bạn Trent Parke trên một con đường chính ở trung tâm Sydney. Quyển sách Dreamlife của Parke là sở thích cá nhân tôi, nó như một lá thư tình gửi đến Sydney cũng như con người và hào quang nơi đó. Chúng tôi ngồi bên cửa sổ quán bia, nói về cuộc sống, nói chuyện ảnh ọt và rồi đợi chờ những ánh đèn tuyệt vời đâm vào góc phố đối diện. Giữa dòng mạch câu chuyện, một con mắt anh luôn nhìn vào phía góc tường, Trent bật dậy, uống cạn cốc bia rồi ra đi trong ánh chiều dài muộn. Một ví dụ tuyệt đẹp cho cho niềm đam mê và kiên nhẫn để thực hiện công việc to lớn.

magnumphotos00001.jpg
Motel. Pacific Highway. New South Wales, Australia. 2006. © Trent Parke | Magnum Photos


HÃY LÀM VIỆC NÀO!

Thực hiện đi rồi dành thời gian chia sẻ, bán, giới thiệu, gửi đi nhận thưởng..v.v. Bạn cứ thoải mái với thực tế rằng khi bắt tay làm việc thật tốt thì phải mất thời gian, có thể sẽ phải cảm thấy đơn độc, hay có vẻ như không nhận lại được gì. Nhưng hãy tiếp tục thực hành.

Nếu như lúc nào đó bạn cần vài động lực cho mình, ghé xem “Geography of Povertry” của Matt Black, từ năm 2014, người đã thực hiện bốn chuyến đi xuyên quốc gia dài hơn 80,000 dặm ( hơn 128,000 km ) qua 46 Bang của nước Mỹ. Chụp lại những cộng đồng có đời sống dưới mức đói nghèo.
magnumphotos00002.jpg
Modesto, California, USA. 2014. © Matt Black | Magnum Photos

ĐẾN NƠI CÓ KHÁN GIẢ CỦA BẠN
Việc thực hiện một quyển sách là cách tốt đẹp để đưa công việc của bạn ra thế giới ngoài kia, nhưng nó đâu phải cách duy nhất. Bạn muốn công việc của mình có tác động gì? Ai cần phải thấy sự tác động trong tác phẩm đó? Họ đang nhìn vào điều gì? Làm thế nào để thực hiện đây?

Một cách để có được lượng lớn khán giả và xây dựng nó thành một cộng đồng đó là dùng Instagram. Trong các bài báo của Magnum, các nhà nhiếp ảnh của chúng tôi đã đưa ra lời khuyên về cách tận dụng tối đa ứng dụng này, Christopher Anderson nói rằng: “ Với tôi việc đó rất quan trọng trên Instagram, bởi vì nó trở thành một đầu ra hoàn hảo, đầy sáng tạo, và thú vị. Tôi có thể ngắm nhìn nó, nghĩ về nó và chụp những tấm ảnh trong sự tự do và nhanh chóng mà đó là điều khó khăn hơn cả “công việc” của tôi. “

magnumphotos00003.jpg
Cherries spilled on crosswalk. New York City, NY, USA. 2014. © Christopher Anderson | Magnum Photos


XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐỒNG
Nhiếp ảnh có thể khó khăn và lẻ loi. Hãy xây dựng một cộng đồng xung quanh bạn, với tới những người có công việc mà bạn thích trên Instagram. Tạo những buổi gặp mặt. Tham gia Workshop. Cứ hào phóng với thời gian cũng như với các ý tưởng của mình đi, trợ giúp người khác và người khác sẽ giúp bạn. Những người tham gia trong các chương trình workshop toàn cầu mà chúng tôi đã từng gặp vẫn còn giữ liên lạc với nhau, họ đã hình thành nên một mạng luới riêng của họ và thậm chí bắt đầu có những tập thể riêng.

NỚI RỘNG VIỆC LUYỆN TẬP CỦA BẠN
Nhiếp ảnh đơn giản chỉ là công cụ trong bộ kể chuyện. Làm thế nào người xem có thể hiểu và cảm thấy một câu chuyện phụ thuộc vào đôi tay bạn. Dù đó là một lựa chọn cho cái khung triển lãm, hay giấy của cuốn sách, hay giai điệu cho mảnh đa phương tiện, và việc chỉnh sửa những dòng miêu tả đính kèm, mỗi lựa chọn bạn đưa ra là mỗi cơ hội khiến cho tác phẩm đó hát lên. Công việc không hề kết thúc ở chiếc máy ảnh.

Một trong những ví dụ yêu thích của tôi về việc này đó là tác phẩm “1915” của [Diana Markosian ], thực hiện cùng với những người sống sót sau cuộc diệt chủng người Armenian, chụp lại cảnh quê hương bị mất qua những tấm ảnh, đoạn video, bản vẽ và trao đổi giữa những người dân và nhiếp ảnh gia, tất cả được dẫn chứng và trình bày rất thuyết phục và sâu sắc.


magnumphotos00004.jpg
© Diana Markosian | Magnum Photos​

DÀI DÒNG HOA MỸ, HIỆU ỨNG NGƯỢC VÀ LẠM DỤNG QUÁ MỨC!

Biên tập rất quan trọng. Nếu bạn không thể tàn nhẫn với các bức ảnh của mình, hãy tìm ai đó bạn tin làm được. Nếu bạn làm việc với một dự án trong một thời gian dài, bạn có thể bỏ hẳn nhiều “bức ảnh tốt”, để tổng thể tác phẩm trở nên tốt hơn. Bạn có thể đọc một bài viết về quá trình biên tập của nhiếp ảnh gia Magnum - anh Mark Power [ Đây ]


LOẠI BỎ NHỮNG QUY TẮC
Hãy đọc những sách viết về quy chuẩn, xong rồi thì ném chúng hết đi. Nghe mọi lời khuyên, và rồi cứ làm điều gì bạn thấy là tốt nhất cho mình và cho việc luyện tập. Với cái tôi riêng này, là sự tiếp cận ngang bướng và là một dấu hiệu của những nhà nhiếp ảnh tiên phong. Một trong những tác phẩm đột phá nhất tôi từng xem gần đây là dự án kết hợp “Agata” của Bieke Depoorter. Bieke gặp Agata khi đang chụp ảnh trong một Studio Magnum ở Paris, tình cảm và hình dạng công việc được họ tạo ra cùng nhau qua tháng ngày, giải nén những nghịch lý về sự miêu tả bởi hình ảnh.

Với dòng chữ viết trên tường của Agata trong tác phẩm ở triển lãm gần đây, Bieke nói: “ Tôi muốn những dòng chữ của cô ấy được kể vào bởi vì bạn thấy đó, đó là cách cô ấy chơi đùa với thực tế. “ Cô ấy nói thêm rằng dòng chữ tiết lộ cách nhiếp ảnh xác định và thay đổi mối quan hệ của họ như thế nào. Đó là khi Agata đang thay đổi bởi vì cô ấy được quan sát, được chụp ảnh, và quá trình của việc trở thành chủ thể đó lại đang thay đổi cách cô ấy nhìn thấy bản thân ủa mình: “ Bức ảnh không phải sự thật, tôi vẫn đang tìm đấy thôi. Chúng tôi cố gắng cùng nhau tìm ra điều này. ”

magnumphotos00010.jpg
Agata's writing on Bieke Depoorter's exhibition at FOMU Museum. Antwerp, Belgium. 2018. © Bieke Depoorter | Magnum Photos

magnumphotos00009.jpg
Agata. Beirut, Lebanon. August 3, 2018. © Bieke Depoorter | Magnum Photos


HÃY HƯỞNG THỤ HÀNH TRÌNH

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Magnum, cô Cristina de Middel nói rằng, “Nhiếp ảnh có thể là trò chơi và nó đưa ra được nhiều cầu hỏi hơn là câu trả lời. Đó là điều vĩ đại nhất mà nhiếp ảnh có thể làm được - đưa ra những câu hỏi.”

Chẳng dễ dàng gì, nhưng chắc chắn cũng chẳng hề ngu ngốc, đó là phép màu của cuộc sống với cả đời theo đuổi nhiếp ảnh. Hãy tận hưởng hành trình.

magnumphotos00006.jpg
From the series: This is What Hatred Did. Itakiti. 2014. © Cristina de Middel | Magnum Photos
Nguồn : Magnumphotos.com
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thiết nghĩ với những người mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực nhiếp ảnh thì những lời khuyên trong bài sẽ khá mông lung và trừu tượng, đôi khi rất khó để hình dung! Nên chăng cứ tham gia vài buổi offline tập thể cùng AE, có thể là chụp streetlife hoặc chụp phong cảnh cũng được! Như vậy sẽ có cái nhìn thực tế, thiết thực và tiện hỏi đáp hơn là cố gắng bắt cái đầu phải cố gắng theo 1 mô tuýp nào đó Khỉ (26).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
@crazysexycool1981 Thích nhất là thể loại chụp Indoor 😃
@Wave alpha Chân yếu tay mềm + run tay = chả nên cơm cháo chi mô, thể loại indoor đòi hỏi AE fải vững tay, chắc tinh thần mới trụ được Gấu trúc (18).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
@crazysexycool1981 Lần 1 run...lần 2 bớt run...lần 3 bình thường....lần 4 cưng cứng....lần 5 cứng ngắc.... 😃
@Wave alpha Thôi xong, hoảng loạn thế này thì chụp gì nữa, vất máy sang 1 bên rồi Mặt vàng (18).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
Ôi em không phải dân chụp ảnh nghệ thuật, nhìn thấy không đẹp tí nào, cố gắng lắm rồi, thôi đi xách vữa tiếp đây các bác
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvangiapcp Mình cũng thấy nó bình thường.
Mấy ảnh trên có lẽ là ảnh phóng sự chứ không chú trọng vào nghệ thuật.
mystogann0
TÍCH CỰC
5 năm
@tranvangiapcp Đọc tiêu đề vào hóng mẫu đẹp mà thất vọng quá.
xversion1
TÍCH CỰC
5 năm
Áp dụng quy tắc với lời khuyên nhiều quá thì khó chụp lắm, cừ từ từ để nó tự diễn biến một cách tự nhiên thì sẽ lên tay và thành chuyên nghiệp. Quy trình là mua máy > bấm loạn xạ > chụp gái > chụp sexy > tuyên bố tao là nhiếp ảnh gia > chụp bikini > chụp đĩ > chụp ảnh quảng cáo cho đĩ > chụp gái hỏa thân > mua giải.
Đang cố gắng cảm nhận
cơ bản là anh em cứ canh bố cục rồi chụp nhiều lần rồi anh em thấy tấm nào đẹp nhất rồi chỉnh làm màu các thứ theo ý anh em rồi đi offline học hỏi là nâng cao được dần dần
wormwon
TÍCH CỰC
5 năm
Mới vào thì... hãy cứ chụp nhiều vào, nếu bạn chụp một thời gian nhìn lại mớ ảnh thời gian trước rồi suy nghĩ "sao hồi đó mình chụp tào lao dữ?" thì đã tiến bộ hơn rồi đấy 😁
Cứ chụp rồi từ từ chụp khá hơn thôi.
Hôm bữa coi bộ ảnh này bên genk mà thấy hay ghê
6AAFBC09-4C27-4066-9C13-BAA55B1D5374.jpeg 7393EF95-EB2B-40DB-885D-BD4A07CA9766.jpeg
@Timkelvin mình thấy loại ảnh này không hay ho gì. nó làm nghiêm trọng hóa vấn đề màu da, trong khi bối cảnh hoàn toàn không có cơ sở để so sánh.
@hallobamboo Tuỳ bác ạ. Nhiều ảnh nói lên chiến tranh đồ thôi. Cá nhân mình lại thích
Đây chỉ là cảm nhận của tác giả, chứ huớng dẫn cho người mới thì không có chi tiết gì, tiêu đề thì đúng mà nội dung quá xa vời, người mới chụp thì khó lòng thực hiện.
Hà LN7 2103
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tham gia cũng hơn 1 năm rồi nhưng hỡi ôi sao vẫn mông lung quá vậy
Mới học thì nên tìm hiểu tổng quan về nhiếp ảnh, các thể loại ảnh (cận cảnh, phơi sáng, phong cảnh), bố cục (các loại tỉ lệ vàng), màu sắc, ánh sáng, thông số máy ảnh (ISO, cân bằng trắng, phơi sáng) cơ bản, chủ thể, tiền cảnh, trung cảnh... chứ nhỉ.

Tìm hiểu hơi nhiều nhưng sau khi biết mấy cái này thì chụp ảnh chuyên nghiệp hơn hẳn ấy : ))

Hình ảnh minh hoạ trong bài cũng như cưỡi ngựa xem hoa (vì ảnh là người da đen và thuộc loại thưởng thức + sâu sắc)

Ví dụ hình như này nè:
3281186_3c.jpg 3281193_11a.jpg

2.jpg

Hehe. Nhận xét hơi buồn cho tác giả : ))

Screen Shot 2019-08-08 at 4.44.33 PM.png

Và nếu muốn có sự sâu sắc và xuất chúng thì nghiên cứu về hội hoạ và phim ảnh : ))

Còn đây là sưu tầm 100 thứ cần đọc để có những ý tưởng sáng tạo:

Tổng hợp những kinh nghiệm và được chia sẻ từ các nhiếp ảnh gia trong & ngoài nước để có được 100 điều lý thú dành cho bạn khi đến với nhiếp ảnh

1. Đừng bao giờ dùng nhiếp ảnh để trở thành người nổi tiếng

2. Thưởng thức những gì bạn đã chụp

3. Chuẩn bị tốt cho buổi chụp, đừng để máy ảnh hết pin khi bạn đang thiết lập chụp cảnh mặt trời mọc

4. Luôn mang theo áo ấm, đừng đợi đến lúc thực sự cần thiết

5. Hãy chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của bạn khi chụp

6. Thiết lập mục tiêu bạn muốn đạt được

7. Liệt kê các thủ thuật chụp ảnh, đó cũng là một cách học hỏi

8. Không bao giờ đi chụp mà không đem theo chân máy

9. Hãy hài lòng với từng tiến bộ nhỏ

10. Xây dựng các mối quan hệ với những nhà nhiếp ảnh tài năng

11. Quan sát địa điểm bạn muốn chụp bằng trái tim mình, sau đó mới đến máy ảnh

12. Luôn giữ bình tĩnh

13. Cố gắng nhận biết nếu bạn có xu hướng đánh giá quá cao bản thân

14. Xoáy vào mục tiêu điểm nhìn

15. Cống hiến hết mình cho nhiếp ảnh, nhưng đừng hành hạ bản thân

16. Tham gia vào cộng đồng nhiếp ảnh

17. Giữ máy ảnh luôn sạch sẽ

18. Đừng so sánh bản thân với người khác trong cùng một bối cảnh

19. Tìm phong cách riêng của bạn trong nhiếp ảnh

20. Cố gắng tìm kiếm bố cục hơn là chụp nhiều ảnh

21. Học cách chấp nhận lời phê bình về những bức ảnh mà bạn chụp

22. Làm một cái gì đó khác lạ để phục hồi sự sáng tạo

23. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của nhiếp ảnh gia khác

24. Phê phán chân thành và tôn trọng

25. Tiếp thu ý kiến đóng góp của bạn bè

26. Đừng bắt chước phong cách của nhiếp ảnh gia khác

27. Hãy thể hiện chính mình

28. Chú ý tỷ lệ vàng

29. Chụp ảnh với cảm xúc của bạn

30. Chụp chân dung chính bạn

31. Đọc nhiều sách về nhiếp ảnh

32. Để bức ảnh phong cảnh thêm sinh động, kết hợp một người nào đó vào bức ảnh (có thể là chính bạn)

33. Mỗi tình huống chụp đều khác nhau

34. Hãy chú ý đến bố cục

35. Luôn chụp ở định dạng RAW

36. Giữ bộ cảm biến sạch sẽ, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian chỉnh sửa ảnh

37. Khám phá những điều bạn nghĩ là đẹp

38. Cần có thời gian để trở thành một nhiếp ảnh gia giỏi

39. Các thiết bị tốt nhất là những gì bạn đang có

40. Không nên chụp ảnh tất cả mọi thứ

41. Thử phá vỡ các quy tắc trong nhiếp ảnh

42. Chú ý đến ánh sáng khác nhau chiếu rọi các khu vực khác nhau của khung cảnh

43. Di chuyển mắt tới điểm tương phản

44. Đám mây làm tăng bầu không khí cho cảnh quan

45. Tạo blog cá nhân trên mạng

46. Tiếp nhận lời khen và nói "cảm ơn"

47. “Đẹp” không phải là nhận xét hữu ích

48. “Tuyệt vời” cũng không phải là nhận xét hữu ích. Hãy thử mô tả cụ thể những gì bạn thích hoặc không thích về bức ảnh

49. Bạn không phải là máy ảnh

50. Để lại bình luận của bạn vào một bức ảnh để khơi gợi cuộc trò chuyện với các nhiếp ảnh gia

51. Thường xuyênánh giá kết quả bạn đạt được - càng chụp ảnh, bạn càng khám phá được tiềm năng của bản thân

52. Luôn xác định rõ tiêu điểm sẽ xuất hiện trong bức ảnh

53. Không có bức ảnh nào xấu

54. Mọi người nên bắt đầu từ từ

55. Quan điểm của bạn về nhiếp ảnh rất quan trọng

56. Để lại một bình luận hài hước nhưng đầy ý nghĩa

57. Chia sẻ kinh nghiệm của bạn với bạn bè

58. Giới hạn nội dung của bức ảnh

59. Tham gia các cuộc thi ảnh

60. Hậu xử lý hình ảnh = Tối ưu hóa hình ảnh cho kết quả tốt nhất

61. Phơi sáng từng khu vực càng nhiều càng tốt

62. Thỉnh thoảng sử dụng HDR sẽ đem lại sự khác lạ

63. Luôn ghi nhớ điều gì đã đưa bạn đến nhiếp ảnh

64. Đừng chụp người mà họ không muốn được chụp

65. Luôn quan sát xung quanh , đôi khi bức ảnh sẽ tốt hơn nếu chụp từ phía sau

66. Yếu tố quyết định là chính bạn, không phải máy ảnh

67. Chấp nhận sai sót! Càng phạm nhiều lỗi, bạn càng tìm hiểu được nhiều!

68. Nếu bạn có một ý tưởng và ngay lập tức bạn nghĩ rằng: Điều này không hiệu quả - Hãy thực hiện ngay. Khi do dự - Hãy chụp ảnh.

69. Tìm hiểu và xem lại biểu đồ tần số trong khi chụp. Nó cung cấp thông tin rất quan trọng về bức ảnh mà bạn chụp.

70. Nắm rõ cách sử dụng máy ảnh nếu bạn không muốn lãng phí thời gian tìm kiếm nút menu khi chụp vào ban đêm

71. Chụp ảnh thường xuyên

72. Tin vào chính mình

73. Đừng sợ bẩn

74. Hãy chú ý đến chất lượng hình ảnh

75. Bức ảnh là bản đồ tâm hồn của chính bạn

76. Kiểm tra lại thiết lập ISO để phát hiện các thiết lập sai trên màn hình

77. Hãy cảm ơn những ý kiến đóng góp về hình ảnh mà bạn chụp

78. Đừng tin vào màn hình LCD. Nó thường sáng và sắc nét hơn bức ảnh gốc

79. Đảm bảo thẻ nhớ đủ dung lượng

80. Tận hưởng thời gian khi bạn không chụp ảnh

81. Đến địa điểm chụp trước ít nhất nửa giờ trước khi mặt trời mọc/lặn, sáng tác vội vàng sẽ không đem lại kết quả tốt

82. Rèn luyện nâng cao thể chất và tinh thần. Cố gắng chụp thêm một số bức ảnh khi bạn nghĩ rằng "đã đủ"

83. Hãy chú ý đến bố cục của bầu trời và chờ cho đến khi phù hợp với bố cục của tiền cảnh

84. Đến địa điểm chụp nhiều lần. Ánh sáng ở đó luôn luôn khác nhau

85. In ảnh với kích thước lớn. Bạn sẽ thích nó

86. Hiệu chỉnh màn hình máy tính. Làm việc với màn hình sẽ không chính xác, cũng giống như làm việc với một người mà bạn không tin tưởng

87. Đừng nghĩ về những gì người khác nói về ảnh của bạn. Nếu bạn thích nó, nó có giá trị xuất bản

88. Học hỏi từ những sai lầm và ........ phía trước, đừng lùi bước

89. Đấu tranh với sự lười biếng! Sự sáng tạo chỉ đến khi bạn làm việc đúng kỷ luật

90. Hãy tự hỏi: Bạn muốn thể hiện gì trong bức ảnh?

91. Luôn suy nghĩ tích cực, thu thập ý tưởng mới về những bức ảnh bạn chụp và tự hỏi: Tại sao không?

92. Tìm một người cố vấn

93. Nhiếp ảnh không bao giờ là sự lãng phí thời gian

94. Mỗi cộng đồng nhiếp ảnh đều có nhược điểm. Đừng để nó ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn

95. Sẽ luôn có người không thích những gì bạn làm

96. Henri Cartier-Bresson đã đúng khi ông nói rằng " Bức ảnh đầu tiên trong số 10.000 bức ảnh là bức xấu nhất."

97. Máy ảnh tốt không đảm bảo hình ảnh tốt

98. Luôn nghĩ về bản in khi bạn hậu xử lý hình ảnh

99. Nhiếp ảnh thì công bằng: Bạn được công nhận với chất lượng hình ảnh mà bạn chụp. Trừ khi hình ảnh bị mất cắp, không có cách nào để làm giả.

100. Đọc và nhớ lại 99 điều trên

Cám ơn các bạn đã đọc hết một comment siêu dài : v
@adagioleonard 100 cái đấy lưu đâu lâu lắc lâu lớ không nhớ nữa, search thì chắc sẽ thấy thôi : ))
@crazysexycool1981 haha, không chỉnh thì lại hấp diêm mắt người đọc : v
@[ß]ui_ðoi™ Ý là nội dung của 100 cái gạch đầu dòng ấy, chi tiết ko còn gì để bổ sung Mặt vàng (1).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 haha, nguồn trên mạng ấy : ))
Tự nhiên mà phang, ảnh sẽ đẹp 😁
Cầm theo máy nhỏ gọn và tiện lợi khi chụp để thực hành tốt hơn là vác theo cái máy to lỉnh kỉnh ống kính và nặng nề là cách hay nhất để Nhiếp Ảnh gần với bạn hơn!? 😁 :p

Bởi vì Nhiếp Ảnh quan tâm nhiều đến cách mà bạn thể hiện tác phẩm (bức ảnh) của mình ra sao chứ không phải là Chất Lượng Bức Ảnh đẹp như thế nào khi chụp bằng chiếc máy này!? :D :p

Khuyên dùng máy ảnh cỡ mà không bảo các bạn dùng Smartphone vì máy ảnh cho thao tác căn chỉnh thông số kĩ thuật tốt hơn +Phụ kiện đa dạng hơn và cảm giác cầm máy ảnh chụp sướng hơn so với mấy tính năng ít ỏi trên Smartphone :D

Có hai dòng máy mà mình thấy rất ưng để chụp nhanh,gọn mà lại nhẹ là Compact cao cấp và máy cảm biến APS-C thu nhỏ thân máy :D

Compact cao cấp thì đại diện tiêu biểu là dòng Sony RX100 VII hiện tại rồi :D :p


Còn dòng máy có cảm biến APS-C thu nhỏ vào thân máy thì nên để ý tới 2 chiếc Ricoh GRIII và Fujifilm XF10 :D :p


ngocphuc1991
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cuong Nb Mình mới lấy một bè GRiii đúng không phí công đợi cả tháng hàng mới về,nhỏ gọn và chụp rất đã. Chỉ èo uột khoản pin quá.
@ngocphuc1991 Mình có bài viết trải nghiệm Ricoh GRIII trên Tinh Tế đấy! :p

Bạn có thể search Google "Offline trải nghiệm Ricoh GRIII TINH TẾ" là ra 😃 để xem lại những bức ảnh mình đã chụp với GRIII gắn thêm Flash rời 😁

Công nhận Ricoh GRIII máy nhỏ nhưng ảnh chụp xuất sắc! 😃 mình cầm qua mấy con máy to hơn như Sony A5000 và A6000 không có cửa khi so về nước ảnh với GRIII :D còn tốc độ chụp thì A6000 nó vẫn thuộc dạng best máy mirrorless tầm trung rồi! :D
ngocphuc1991
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Cuong Nb Đúng rồi bác, nói về tốc độ thì còn lâu mới qua A6000 được :D Em cũng xài cả hai, mất con A6000 cái mua GRiii luôn :p Để em tìm ảnh và bài,cảm ơn bác .
Cái trang bao nhảm và ảnh ọt trong trang cũng chả biết theo phong cách gì. Và mấy cái lời khuyên này thuộc loại vô bổ luôn. Mới học chụp thì lo đọc kỹ thuật trước chứ đọc ba cái mông lung ảo tưởng này làm gì
@westlifeplaywar Magnum mà bác bảo nhảm 😁
tuan3991
ĐẠI BÀNG
5 năm
@westlifeplaywar Cái này cho ai đã học xong kỹ thuật muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề chụp, cũng như những hướng phát triển nội dung. Bác chưa học kĩ thuật có thể lục lại trên tinhte đã hướng dẫn rất rất nhiều rồi mà 😁
vuonghao9x
ĐẠI BÀNG
5 năm
với đứa gà mờ như mình thì cảm thấy thật mông lung
conghoda5
TÍCH CỰC
5 năm
Chụp là 1 chuyện, còn phải hậu kỳ nữa
@conghoda5 chụp 1 bức ảnh tương đối đẹp! hậu kỳ ko ra gì > chán > vứt 😁
conghoda5
TÍCH CỰC
5 năm
@lonely_haipro Đúng rồi bạn, nên cần có bài về hậu kì thì bài viết này sẽ trọn vẹn hơn
Zât hay
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
Quy tắc là hãy chụp thật nhiều! Cứ bấm máy thật nhiều đi, đừng ngần ngại!
canon30
TÍCH CỰC
5 năm
@Wave alpha Cũng vi quy tắc này mà mỗi khi đưa máy cho thằng em chụp giùm 1 lúc, khi về xóa khùng luôn, máy dual slot chưa bao giờ mình chụp hết 1|2 thẻ 1 buổi, mà nó chơi luôn qua thẻ 2 luôn
Chụp nhiều nhưng phải nhớ là không bấm đại!!!!!!
Wave alpha
TÍCH CỰC
5 năm
@canon30 Sao cụ ko bắt nó ngồi cùng lúc cụ dọn thẻ chọn ảnh? Lúc đó mới là lúc quan trọng để nó nhận ra được là bức ảnh nào giá trị, nên bấm khoảnh khắc nào, bố cục cái nào được cái nào chưa được để rút kinh nghiệm...thì nó mới nhanh "lớn" được.
canon30
TÍCH CỰC
5 năm
@Wave alpha Vì nó cũng áp dụng quy tắc kinh sợ của bạn đó. Cái quy tắc đó nó giết hết mọi kinh nghiệm bố cục....... !!!!!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019