Nhà vật lý Mexico giải quyết được hiện tượng cầu sai giúp tạo ra ống kính máy ảnh rẻ mà sắc nét

P.W
8/8/2019 4:6Phản hồi: 105
Nhà vật lý Mexico giải quyết được hiện tượng cầu sai giúp tạo ra ống kính máy ảnh rẻ mà sắc nét
Vì hiện tượng cầu sai (spherical aberration), ngay cả khi sử dụng những ống kính máy ảnh đắt tiền nhất, ở góc và rìa bức ảnh luôn không có được độ nét cần thiết giống như ở trung tâm. Bản thân hiện tượng này đã tồn tại từ cỡ 2.000 năm nay với những thiết bị quang học đầu tiên, và cứ tưởng con người sẽ không thể nào giải quyết được hiện tượng này. Nhưng mới đây, Rafael G. González-Acuña, một nhà vật lý học người Mexico đã viết ra một công thức giúp giải quyết hiện tượng cầu sai, qua đó có thể thay đổi hoàn toàn cách con người sản xuất ống kính quang học.

Tinhte_Ongkinh1.jpg

Trên lý thuyết, một thấu kính có thể hội tụ hoặc phân kỳ những chùm tia sáng chạy qua thông qua một tiêu điểm cố định. Tuy nhiên trong đời thực thì tiêu điểm không bao giờ cố định, vì nhiều lý do như thấu kính không hoàn hảo, khác biệt về khúc xạ giữa những thấu kính… Những nguyên do ấy khiến một bức ảnh chụp không nét như ý muốn của anh em, nơi các chùm tia sáng đi vào từ rìa ngoài của thấu kính. Hiện tượng này là vấn đề mà những nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại, từ Issac Newton đến nhà toán học Hy Lạp Diocles đều phải bó tay.

Để vượt qua rào cản này, các nhà sản xuất ống kính quang học khắc phục bằng cách kết hợp những thấu kính hội tụ và phân kỳ để chỉnh lại tiêu điểm cho chính xác. Bù lại, chúng rất đắt vì mỗi ổng kính đều được các hãng nghiên cứu và sản xuất riêng từng thấu kính. Điều này đưa chúng ta đến với González-Acuña. Sau nhiều tháng nghiên cứu, anh đã tạo ra được một phương trình giải quyết hiện tượng cầu sai, dựa trên phương trình Wasserman-Wolf từ năm 1949 mà các nhà khoa học nhiều thập kỷ không trả lời được. Lời giải của phương trình mà González-Acuña giải được trông như thế này:

tinhte_hien_tuong_cau_sai.jpg
Đối với các nhà sản xuất ống kính quang học, đây giống như một công thức “vàng” để thiết kế nên một ống kính không bị hiện tượng cầu sai làm ảnh hưởng, bất kể thiết kế, số đo hay chất liệu làm nên ống kính, vì phương trình này giúp tạo ra những con số chính xác nhất để ống kính tạo ra những bức hình sắc nét. Anh em sẽ được hưởng lợi khi ống kính trên máy ảnh, điện thoại sẽ rẻ hơn nhiều so với hiện tại, nhưng chất lượng hình ảnh cao hơn. Ngay cả những khoa học gia với những kính hiển vi và kính thiên văn cũng sẽ được hưởng lợi từ phương trình này, khi ống kính quang học được cải thiện về độ nét, họ có thể sẽ khám phá ra được nhiều thứ mới mẻ.

Theo Gizmodo
105 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cái hình công thức k xem đc gì hết mod ơi, xem lại link dùm
@sangcay để nghiên cứu bác à
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
5 năm
@whatwhenwhere Có xem cũng chỉ thấy toàn giun với rươi thôi. Xem làm gì.
@nghoangtin cũng nên lướt qua xem cho biết
nghoangtin
ĐẠI BÀNG
5 năm
@whatwhenwhere Vừa xem vừa VẼ lại thì cũng chả đúng luôn ấy chứ.
Tin vui cho mọi nhà 😁
Nguyễn MV
ĐẠI BÀNG
5 năm
Còn xa lắm =)))
Sau khi đọc mấy lần mới hiểu cầu sai là gì
@whatwhenwhere thì đó . đọc mấy lần mới hiểu đc
@vtsn4 :eek::eek::eek::eek:
@Theodore Long sao há hốc mồm thế bác 😁
@adagioleonard Sợ bé Na trong nhà vệ sinh
ZeusFate
TÍCH CỰC
5 năm
Giật tile lố quá. Ông này là người giải được phương trình mà người bị lừa ngỡ như ông ấy đã thiết kế ra mẫu ống kính mới chất lượng cao giá rẻ
@ZeusFate Đọc xong bài vẫn chưa hiểu cái phương trình ấy để làm gì. Nó có thể giúp thiết kế ra các thấu kính phi cầu mới và giảm bớt số lượng thấu kính chăng?
@NguyenXuanBang Theo mình hiểu thì là đúng vậy đấy bác. Trong các ống kính cao cấp thì để chữa cầu sai sẽ phải dùng 1 hệ thấu kính gồm nhiều thấu kính ghép lại. Nhưng nếu có thể tính toán chính xác thì có thể chế tạo đc 1 thấu kính thay thế cho cả hệ thấu kính kia. Lúc đó lens máy ảnh sẽ giảm kích thước, giảm trọng lượng, giảm giá thành sản xuất.
princez
CAO CẤP
5 năm
@ViTieuBao86 Không thay thế được kiểu đấy đâu, bao nhiêu công trình khoa học rồi phần mềm mô phỏng rồi họ cũng chả tìm ra được cách gì xử lý vì nó phụ thuộc vào nguyên lý khúc xạ ánh sáng, và giới hạn là cái thấu kính đó luôn có độ dày nhất định nên rất khó. Mình thì không hiểu cái lềubáo kia đưa ra mỗi cái phương trình rồi chả thấy diễn giải bản chất vấn đề là làm sao xử lý được?? Người ta làm nhiều thấu kính không chỉ là để điều chỉnh tiêu cự của một luồng ánh sáng trong khi ánh sáng được cấu tạo bởi các dải sóng từ 400-760nm nên người ta phải thiết kế mỗi thấu kính sẽ có một chiết suất khác nhau sẽ cố gắng điều chỉnh tiêu cự của một dải sóng nào đó sao cho tập hợp tất cả các dải nó tập trung vào một điểm gần nhất có thể. (đương nhiên không thể cho ra một tiêu điểm duy nhất nhưng đó là gần nhất thôi). Nếu ông nào nghĩ rằng 1 thấu kính có thể giải quyết được tất cả thì hoặc là khoa học kỹ thuật trình độ quá cao, hoặc là chém 😆
@princez Thì đây, theo như bài này là phương trình này giải quyết đc cầu sai, tức là các thấu kính chế tạo chính xác theo phương trình này (chắc chắn phải là thấu kính phi cầu) sẽ ko bị hiện tượng cầu sai nữa đó bác. Nếu 1 thấu kính đã ko bị cầu sai thì chả việc gì phải đặt 1 hệ thấu kính nữa cả. Dù sao đây mới chỉ là trên giấy tờ, còn để áp dụng thực tiễn thì ko thể ngày 1 ngày 2, nhưng với AI thì con người sẽ dần giải quyết được những vấn đề kỹ thuật quá cao này. Giờ là thời đại KHCN 4.0 rồi mà bác
Đúng là đầu óc con người là vô tận
dbcgd74
ĐẠI BÀNG
5 năm
Giật tít hay đấy
Rất ra gì và này nọ.... có điều ống kính máy ảnh hay máy quay chuyên nghiệp cũng ko rẻ đi nhiều đâu
Quá giỏi bái phục bái phục
tanstitch
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhìn cái phương trình mà hết hồn 😁
letuanlrc
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ở đâu đó đất nước chúng ta cũng có những GS, TS tài giỏi như thế. 😃 Tinhte không có icon cái lu nước nhỉ.
i2Bi
CAO CẤP
5 năm
Oimeoi cái phương trình.
Vậy ông này mới giải được phương trình về xử lí hiện tượng cầu sai. Còn để áp dụng được vào thực tế thì... chờ 1 thời gian nữa.
daivigold
TÍCH CỰC
5 năm
@LRA Theo bác thì chờ gì
Không Zui gòi .. Người ta đã biết từ lâu rồi ... Nhưng vì công nghệ hiện tại không cho phép nên mong bà con cứ xài bình thường nhé: một nhà sx Ống kính cho hay 😁
daivigold
TÍCH CỰC
5 năm
@Bão Sài Gòn Hhehe cái này thì có liên quan j đến công nghệ đâu bác.
Hay quá, một bước tiến vĩ đại đối với nền văn minh nhân loại!
Ông này vs Ngô Bảo Châu thì ai giỏi toán hơn nhỉ ? 😁
@kehuydietngo Hahaaaa
Hiện tượng cầu sai có liên quan tới giá trị chiết suất thay đổi đối với thấy đổi tần số ánh sáng ko nhỉ ?
@Xuân Anh Hà Theo mình là có liên quan
amdfanboy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Xuân Anh Hà Có nhé mỗi bước sóng màu khúc xạ khác nhau

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019