Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Blue Note 1500 Series: các tác phẩm hay nhất của Blue Note Records 1955~1958

AudioPsycho
13/8/2019 17:27Phản hồi: 16
Blue Note 1500 Series: các tác phẩm hay nhất của Blue Note Records 1955~1958
Blue Note 1500 Series chính là thước đo chất lượng cho thể loại jazz hiện đại, giúp nhiều thính giả biết đến hãng thu này hơn. Series này còn là "mỏ vàng" đối với dân sưu tập, sở hữu các bản thu quý hiếm với mức giá cao ngất ngưởng. Nếu bạn may mắn sở hữu vài bản đĩa gốc trong danh sách 98 đĩa LP của Blue Note 1500 Series, bạn không chỉ nắm trong tay các bản thu jazz quý giá mà còn chính là lịch sử của nhạc jazz nữa. Từ một hãng thu độc lập với quy mô nhỏ, Blue Note Records phát triển được như hôm nay không nằm ngoài đóng góp của các ấn phẩm này.

Giữa những năm 1952~1955, Blue Note Records vẫn sử dụng định dạng 10-inch 33 1/3rpm, tuy nhiên sự ra đời của 1500 Series đã chính thức giới thiệu định dạng mới 12-inch cho phép lưu trữ lên đến 45 phút nhạc. Blue Note Records sau đó nhanh chóng chuyển sang sử dụng đĩa LP 12-inch làm định dạng chính để phát hành các tác phẩm nhạc jazz trứ danh của mình. 1500 Series là phiên bản đĩa LP 12-inch cho các album chuẩn 10-inch trước đó, tiêu biểu như Miles Davis Volumes 1Volume 2 (Miles Davis) hay The Amazing Bud Powell Volumes 1Volume 2 (Bud Powell). Ngoài ra còn có bộ 2 đĩa LP Genius Of Modern Music (Thelonious Monk, 1947~1948). 1500 Series sau đó tiếp tục có thêm các ấn phẩm mới từ Horace Silver, Herbie Nichols, Sonny Clark, Jimmy Smith, Kenny Burrell, nhóm nghệ sỹ Art Blakey, The Jazz Messengers, Sonny Rollins, John Coltrane, Johnny Griffin, Clifford Jordan, Kenny Dorham, Thad Jones, Lee Morgan...

tinhte-Blue-Note-1500-2.jpg

Silver và Blakey được biết đến như hai biểu tượng của thể loại hard bop với các tinh túy của bebop được lấy làm trọng tâm. Hard bop cũng hấp thụ thêm một số ưu điểm trong phong cách blues, R&B, Latin và cả gospel nữa, đồng thời vẫn giữ lại kiểu "swing" của thể loại groove. Horace Silver và bộ tam của mình làm mưa làm gió trên các sân khấu jazz trong giai đoạn 1952, sau đó thêm hai nghệ sỹ saxophone và trumpet thành nhóm năm người, tạo nên tiêu chuẩn mới cho thể loại jazz hiện đại những năm cuối thập kỷ '50.

Các ấn phẩm trong 1500 Series hầu như đều được thu âm ở studio của Rudy Van Gelder, được chung tay sản xuất bởi Alfred Lion. Các bản thu được căn chỉnh cho độ trong trẻo và chi tiết cao nhất, cũng như có độ động cao nhằm phân tách rõ ràng các tiếng nhạc cụ. Kiểu thu âm này được đặt tên là "Blue Note Sound", có thể được nhận biết ngay bởi các fan của Blue Note Records từng nghe qua nhiều album của nhãn thu này.


tinhte-Blue-Note-1500-3.jpg

Về phần cover art, 1500 Series được thiết kế cover bởi nhà thiết kế Reid Miles. Ông bắt đầu làm việc tại Blue Note từ năm 1956, được biết đến với kiểu thiết kế cover rất tân thời. Tài năng của ông luôn khiến các album của Blue Note Records nổi bật trên kệ đĩa, bắt mắt người mua ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Điểm khác biệt của Blue Note Records chính là việc hãng trực tiếp trả thù lao diễn tập cho các nghệ sỹ trước khi chính thức thu âm. Điều này là để tạo động lực tập luyện và đến khi thu âm thực sự, mọi việc sẽ diễn ra một cách trơn tru nhất, tiết kiệm được thời gian cho tất cả mọi người. Các album của Blue Note vì thế cũng có cơ cấu chặt chẽ và chất tiếng mạch lạc hơn do nghệ sỹ nào cũng đang làm rất tốt vai trò của mình, cũng như họ biết phải làm những gì.

tinhte-Blue-Note-1500-4.jpg

1957 là năm đỉnh cao của Blue Note với 47 buổi thu âm. Một trong số đó là Blue Train của John Coltrane, có thể được xem như bản thu quý giá nhất của Blue Note Records nói riêng và của thể loại nhạc jazz nói chung. Cùng năm đó, Blue Note cũng phát hành thêm album live A Night At The Village Vanguard của Sonny Rollins (cũng thuộc 1500 Series).

Các album đáng chú ý khác trong 1500 Series từ những nghệ sỹ tên tuổi có thể nhắc đến như Jimmy Smith (A New Sound, A New Star… Jimmy Smith At The Organ), Cannonball Adderley (Somethin’ Else), Horace Silver (The Stylings Of Silver), Sonny Clark (Cool Struttin’), Hank Mobley (Hank Mobley), Johnny Griffin (The Congregation), Kenny Dorham (’Round About Midnight At The Cafe Bohemia), Lou Donaldson (Lou Takes Off)...

Blue Note ngoài ra cũng phát hành thêm một số series LP khác (ví dụ như 4000 Series - 1958) tuy nhiên 1500 Series vẫn được thính giả yêu thích và săn lùng nhiều nhất. Điều này cũng được thể hiện ở mức giá cao đến mức khủng khiếp mà dân sưu tập sẵn sàng bỏ ra cho các bản đĩa gốc trong 1500 Series. Đơn cử là Blue Note LP (Lee Morgan) được bán với giá $4.177 vào năm 2017 hay The Opener (Curtis Fuller) cũng có giá $3.051 vào năm 2015, tính đến nay chắc sẽ cao hơn nhiều lần.

tinhte-Blue-Note-1500-5.jpg

Quảng cáo



Để phân biệt một bản thu gốc trong 1500 Series, dân sưu tập sẽ chú ý đến các đặc điểm thiết kế trên đĩa hay cover. Các ấn phẩm gốc của 1500 Series được đánh thứ tự từ 1501~1563 và có in thêm địa chỉ của Blue Note (47 West 63rd, New York). Các bản đĩa dập lại thì sẽ được in A Division Of Liberty Records, Inc hay A Division Of United Artists, hoặc có tên công ty thu âm là Blue Note Inc với logo đã được đăng ký thương hiệu. Màu sắc nhãn đĩa cũng cho biết nó là đĩa gốc hay đĩa dập lại: đĩa gốc có nhãn màu xanh dương-đen (phát hành khoảng cuối những năm '60), còn đĩa dập lại có nhãn toàn màu xanh (phát hành từ giữa đến cuối những năm '70).

Phần rìa đĩa của các bản thu gốc trong 1500 Series cũng có ký hiệu viết tay "RVG" được in nổi, hay với các album từ năm 1957 trở đi sẽ có tem "VAN GELDER". Bản thu gốc 1500 Series còn có chữ "P" (viết kiểu cong nhìn giống hình lỗ tai) được cà vào phần rìa, là ký hiệu riêng của Plastylite, đơn vị gia công đĩa cho Blue Note Records đến năm 1966 trước khi nhãn thu về tay Liberty Records. Ngoài ra còn có thể có ký hiệu "9M" cũng trên phần rìa đĩa hay đường khắc tròn trên nhãn đĩa, theo kinh nghiệm truyền miệng trong giới sưu tập với nhau.

tinhte-Blue-Note-1500-6.jpg

Các đĩa dập lại của 1500 Series cũng có số hiệu catalog khác đĩa gốc để dễ phân biệt hơn. Lấy ví dụ album 6 Pieces Of Silver (Horace Silver Quintet) có số hiệu catalog BLP 1539 cho bản gốc, còn bản dập lại trong những năm 70 thì có số catalog là BST 81539 (LNJ-70127 cho bản phát hành ở Nhật). Cover art cũng có thể được sử dụng để phân biệt bản gốc và bản dập lại, tuy nhiên rất khó do Blue Note thường sử dụng lại vỏ đĩa cũ cho các bản đĩa dập lại.

Nguồn udiscovermusic
16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn thớt đã cung cấp thông tin hữu ích tới mọi người
Nhiều thông tin quý 😃
Tech-lover
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bộ đĩa thuốc của giới Hi-end đây. Search trên mạng thấy torrent từ năm 2016, gần 30G
@Tech-lover dân nghe nhạc thì nghe
dân hi-end nghe Blue Note có khi chê đấy vì nó ko thu âm màu mè như dăm ba cái đĩa thuốc làm ra cho mấy lão cuồng dâm 😃
Cám ơn Bác chủ đã share những thông tin giá trị.
yellowcard
TÍCH CỰC
5 năm
Đọc cho biết chứ món này chịu ko biết tí gì
Lần đầu xem những thông tin về loại đĩa này!
thông tin hữu ích nhưng nhà chỉ còn đĩa CD :3
fx26f41289
TÍCH CỰC
5 năm
Ở Việt Nam, jazz và symphony là hai loại nhạc mà người ta thường gồng mình lên nghe để tỏ ra biết thưởng thức. Khách về rồi thì lại mở duyên phận.
@fx26f41289 Chắc ông thuộc nhóm đó nên hiểu rõ quá =]]
fx26f41289
TÍCH CỰC
5 năm
@AudioPsycho Người ta thường hay viết, nói về những gì mình không biết hoặc không có.
trên xe mở nhạc jazz xếp hỏi mày nghe thể loại ji kinh thế??? em chuyển sang loại khác ngay 😔
:(:(:(
lvq17cm
TÍCH CỰC
5 năm
Đúng là vẫn có 1 bộ phận nghe giao hưởng và Jazz cho sang. Tuy nhiên mình gặp nhiều người đam mê đích thực rồi. Họ yêu và nâng niu những bản thu lắm.

Trước khi nghe, họ chuẩn bị rất kỹ về tâm lý, thường là chọn lúc k bận, chút vang nhẹ và đồ ăn. Thả mình vào bản nhạc. Họ k cần ai phải tới nghe cùng hay công nhận mấy gu nhạc của họ. Họ chỉ đơn giản là đắm mình trong không gian riêng với âm nhạc tràn đầy thôi!

Tiếng kim chạm đĩa và âm thanh analog vẫn sống khoẻ trong thời đại số vì âm thanh đích thực hoàn toàn k có nịnh tai 😆
@lvq17cm Nghe mấy cây trumpet mà nó rít lên trong mấy bản thu của Blue Note là đêm 2h sáng cũng tỉnh như 7h sáng đó 😁
Nghe tạm trên Apple Music vậy
4CBC0390-31C6-4F6C-9094-9FE8B0102252.png
ndohoa
ĐẠI BÀNG
5 năm
@95tuanle Sao mình tìm trên Apple Music không thấy nhỉ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019