Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Sản xuất một chiếc điện thoại: ODM, OEM, IDH, EMS, rồi CBU, SKD, CKD là gì?

ND Minh Đức
15/8/2019 2:57Phản hồi: 354
Sản xuất một chiếc điện thoại: ODM, OEM, IDH, EMS, rồi CBU, SKD, CKD là gì?
Chỉ 76% điện thoại thông minh bán ra trên toàn thế giới được thiết kế bởi chính công ty đó, 24% còn lại được đối tác bên thứ 3 thiết kế với tên gọi Independent Design House (IDH). Con số 76% này ngày càng giảm dần, cho thấy áp lực chi phí và thời gian ngày càng quan trọng trong ngành công nghiệp điện thoại vốn rất khắc nghiệt này. Lộ trình phát triển sản phẩm vốn kéo dài 1 năm thì nay bị rút gọn xuống còn 9 tháng, thậm chí thấp hơn nữa để tăng tính cạnh tranh.

Không chỉ có vậy, hầu hết các công ty điện thoại trên thế giới không sở hữu nhà máy cho riêng mình, chỉ 32% tổng số điện thoại bán ra được xuất xưởng từ nhà máy chính hãng, số còn lại đến từ nhà máy của các ODM, các EMS. Vậy thì ODM, IHD hay EMS là gì, và nó có vai trò thế nào trong ngày công nghiệp di động?

ODM, OEM, IDH, EMS là gì?


Hãy thử hình dung điện thoại từ công ty A cần ra mắt thị trường. Trước hết, nó cần được thiết kế, nghiên cứu, phát triển, sản xuất, rồi sau đó là thương mại hóa, bán đến tay người tiêu dùng. A sẽ đứng giữa 2 lựa chọn:

Nếu A có bộ phận nghiên cứu và phát triển

Nếu bộ phận nghiên cứu và phát triển của A đã hoàn thiện
, họ sẽ nghiên cứu, thiết kế ra sản phẩm sau đó chuyển đến đối tác OEM (Original Equipment Manufacturer) để sản xuất. OEM thường chỉ đóng vai trò sản xuất thuần túy, họ có thể can thiệp vào mọi thứ trong việc sản xuất nhưng không can thiệp vào sản phẩm. Mọi quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu sản phẩm đều thuộc về A.

Lấy Apple làm thí dụ. Apple thiết kế ra các sản phẩm của họ, cụ thể nhất là iPhone, tuy nhiên Apple vẫn outsource quá trình sản xuất iPhone ra cho những nhà cung cấp giải pháp OEM. Cách làm này là bắt buộc để cân đối chi phí khi sản xuất trên quy mô lớn. Apple chỉ cần trả tiền cho những công ty khác để giúp họ xử lý các chi phí mặt bằng, nhà máy, vận hành nhà máy, mua và triển khai các thiết bị sản xuất, thiết bị kiểm thử, chi phí thuê và huấn luyện nhân công trong nhà máy vốn không thuộc về Apple, rồi trả tiền cho quản lý nhà cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng… Chi phí cho toàn bộ các việc này vẫn rẻ hơn so với việc Apple tự làm tất cả mọi thứ 100% bởi họ không cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như nhiều chi phí khác. Tất nhiên, Apple vẫn cử rất nhiều nhân viên của họ tới để giám sát việc làm của đối tác nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như các yếu tố khác. Trong trường hợp của Apple, họ thuê Foxconn sản xuất và do đó, Foxconn mới thật sự là OEM và vai trò của Apple sẽ là IDH (là gì thì xem bên dưới).

Trong trường hợp bộ phận nghiên cứu của A đã hoàn thiện, họ có thể có thêm một số nhóm quản lý sản xuất nội bộ, A có thể thuê các EMS (Electronic Manufacturing Service) để sản xuất cho mình. EMS lúc này đóng vai trò gần như OEM, tức sản xuất đơn thuần nhưng không được phép can thiệp, thay đổi mô hình sản xuất mà A đưa ra. Đây chính là mô hình mà Apple đang làm với Foxconn để chế tạo iPhone.

Nếu bộ phận nghiên cứu phát triển của A chưa đầy đủ, họ chỉ hoàn thành được một phần việc công việc, A có thể làm việc với những IDH (Independent Design House) để trợ giúp họ trong quá trình thiết kế sản phẩm ban đầu, có thể là thiết kế kiểu dáng, khung cơ khí hay kể cả các vi mạch bên trong. Về mặt bản chất, IDH chính là các công ty thiết kế chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm và thường hoạt động trong những lĩnh vực rất hẹp, họ sẽ có kinh nghiệm nhiều nhất trong ngành. Tùy vào thỏa thuận giữa hai bên mà IDH có thể hợp tác với một công ty khác để sử dụng chung một thiết kế nhằm tiết kiệm chi phí.

Không chỉ các công ty mới mà những tập đoàn lớn cũng liên tục làm việc với IDH để phát triển sản phẩm. Lấy ví dụ Xiaomi, Samsung hay Huawei, cả 3 tập đoàn sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này đều liên tục hợp tác với các IDH nhằm rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm và tăng số lượng thiết bị cần ra mắt. Bản thân Samsung có hàng chục ngàn kỹ sư trên toàn cầu nhưng vẫn hợp tác với các IDH khác nhau trong những dự án lớn của họ.

Nếu A chỉ có bộ phận kinh doanh, họ sẽ tìm đến một loạt sản phẩm có sẵn trên thị trường, chỉnh sửa lại một chút. Đây là tùy chọn hợp tác với mô hình ODM (Original Design Manufacturer). ODM sẽ đóng nghiên cứu, thiết kế + sản xuất (IDH + OEM). ODM thường sẽ nghiên cứu một số sản phẩm mẫu sẵn để A lựa chọn, A gần như chỉ cần tùy chỉnh nhẹ và đóng logo để đưa ra thị trường. Thông thường thì các quyền sở hữu sản phẩm, thiết kế, trí tuệ đều thuộc về ODM, A chỉ nắm quyền sở hữu thương mại. Đây là hình thức kinh doanh căn bản nhất, không phải đầu tư quá nhiều.

Theo ý kiến của những người trong ngành lẫn những số liệu được cộng bố trước giờ, Wingtech là công ty uy tín bậc nhất, họ là ODM/IDH lớn nhất thế giới với 25% thị phần, sản xuất hàng loạt các mẫu điện thoại cho Samsung như Galaxy A6, Xiaomi với dòng sản phẩm Redmi, Oppo A3s hay Huawei Y6… Bản thân nhà máy của Wingtech đã xuất ra 90 triệu smartphone chỉ trong năm 2018, có tổng cộng 15.000 ngàn nhân viên và doanh thu khoảng 3 tỷ đô la Mỹ cũng trong năm này. Vừa qua, Wingtech đã bỏ ra hơn 3 tỷ đô la Mỹ để mua lại Nexperia, công ty sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm khoảng 1.5 tỷ đô la Mỹ.

Nếu chỉ tính riêng việc thiết kế, tư vấn, giúp đỡ các công ty khác phát triển sản phẩm thì Wingtech chiếm hơn 50% thị trường IDH điện thoại trên phạm vi toàn cầu.

Quảng cáo


CKD, SKD, CBU là gì?


Ngành công nghiệp sản xuất phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thuế quan và chi phí lao động ảnh hưởng rất nhiều đến việc quyết định một sản phẩm nên được chế tạo ở đâu để mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Thí dụ như đối với điện thoại, thuế nhập khẩu của Việt Nam đang là 0%, tức cho dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu thì giá trị sản phẩm cũng không thay đổi, nhưng đối với các sản phẩm TV, các thiết bị điện gia đụng thì đó là một câu chuyện khác, sản xuất ở Việt Nam sẽ có giá rẻ hơn nhập khẩu.

Mô hình nhập khẩu nguyên chiếc được gọi là CBU (Completely Build-up), sản phẩm sẽ được sản xuất ở một quốc gia khác rồi nhập khẩu về Việt Nam, bị áp thuế như một sản phẩm hoàn chỉnh.

Để né mức thuế này, một số công ty chọn con đường rã các linh kiện ra thành nhiều phần, sau đó nhập khẩu về Việt Nam lắp ráp, đóng gói lại (KD – Knocked Down).


Tùy vào phương thức KD khác nhau mà giá trị mang lại cho quốc gia sẽ khác nhau. Đối với hình thức đơn giản nhất, SKD (Semi Knocked Down - tách rời một phần), các linh kiện được đóng gói thành cụm sẵn, về Việt Nam chỉ lắp rắp lại ở mức độ đơn giản thì nó gần như không mang lại giá trị gì cho quốc gia sản xuất ngoại trừ có thêm công việc cho số ít công nhân nhà máy lắp ráp, nói đúng hơn thì đây là một hình thức né thuế nhập khẩu trá hình.

Có hàng ngàn linh kiện để chế tạo ra một chiếc điện thoại, thông thường các nhà sản xuất thường chọn SKD để dễ dàng hơn: những linh kiện phức tạp, đòi hỏi mức độ đầu tư lớn và chính xác cao như bo mạch, khung vỏ sản phẩm, cụm camera… đều được nhập khẩu, chỉ những linh phụ kiện đơn giản được chế tạo tại chỗ.

CKD (Completely Knocked Down - tách rời hoàn toàn). Đây là khái niệm bị khá nhiều anh em hiểu sai và cả định nghĩa ở đây của bọn mình hồi 2015 cũng thiếu chính xác. Kỳ thực thì CKD cũng không hề có yếu tố nội địa hoá và nó rất gần với SKD. Nếu như SKD, người ta đóng những thành phần thành một cụm lớn như bo mạch (bao gồm RAM, ROM, SoC,...), cụm camera,... rồi chuyển về quốc gia địa phương để lắp ráp ra thành phẩm thì CKD sẽ tách hoàn toàn các thành phần ra trước khi chuyển về, thí dụ RAM, ROM, SoC và bảng mạch sẽ được ship rời về quốc gia địa phương, sau đó đóng,...

Quảng cáo



Cách làm này sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển về do dung tích món hàng sẽ giảm xuống đáng kể (hình dung là ship nguyên chiếc xe đạp về sẽ chiếm nhiều không gian trong container hơn là tháo rời ra các bộ phận). Tuy nhiên nếu chọn CKD thì đòi hỏi quy trình phức tạp hơn khi lắp ráp thành phẩm sau khi các thành phần về tới địa phương. Nhưng dưới giác độ kinh tế vĩ mô, CKD tạo được nhiều việc làm hơn cho nhân công địa phương, hàm lượng chất xám đòi hỏi ở đội ngũ nhân công cũng cao hơn, dây chuyền sản xuất cũng phải được đầu tư nhiều hơn,... tổng thể sẽ góp phần tạo ra một nền kinh tế mạnh khoẻ về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng.

Và ở đây chúng ta mới tới giai đoạn phần cứng chung của một chiếc điện thoại. Một thành phần cực quan trọng khác chính là về mặt phần mềm. Và đó lại là một câu chuyện dài khác để có một chiếc điện thoại đưa tới tay người dùng. Hẹn anh em bài khác, bài này đọc tới đây cũng nhức cả não lẫn mắt rồi 😁
354 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hay. Mà em đọc không hiểu 😆
partviet
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hoangduong93bg Chả biết Vsmart vs Meizu thuê thiết kế cùng 1 nhà hay không
[​IMG]
@John Chris Cái tầm vóc ae mình nó bé làm sao hiểu được bác à 😁
pomme_bleu
TÍCH CỰC
5 năm
@John Chris Hèn gì lần nào họp quốc hội e cứ nghe mấy bác trả lời chất vấn mà lùng bùng hết lỗ tai, rối não khiếp luôn
@pomme_bleu Hỏi xoáy đáp xoay đó ạ
Nhờ vụ hôm qua mới hiểu thêm về cái này 😁
@tuangsna Ko biết có dc thue ji ko nhỉ
@tuangsna Nhiều bài như này mà, nay đang hot nên lại viết lại
TrungThuNUCE
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vsmart hân hạnh tài trợ bài viết này 😃
supersheep
TÍCH CỰC
4 năm
@hhd357 Đừng cố đánh lận trắng đen.
Nó thế nào thì nhìn cách khách hàng có quan tâm nó không hay giảm giá tụt quần để tống đi?
Mua OEM là khác, thuê gia công là khác.
Dân trí thấp thì đừng lôi luật ra vì bạn chưa đủ trình nói về luật đâu.
Apple thuê OEM nào thiết kế à? khổ cho seeder
hhd357
TÍCH CỰC
4 năm
@supersheep Có rất nhiều cách để có thể tạo ra 1 chiếc dt việc thuê cả bên thiết kế và thi công lại là chuyện quá bt và nó vẫn mang thương hiệu của vsmart ai dám nói là dt của tàu thì kiện đi, lèm bèm như dân đen mới gọi là dân trí thấp, đã ko chứng minh được thì im. Giảm giá thì tốt cho người mua thôi thế cũng nói dc, mình thấy như bạn mới gọi là dân trí thấp chứ người giỏi ko ai đi trách 1 sp tại sao giảm giá nhiều vậy cả. Tưởng nắm dc vài cái kỹ thuật quèn là mình vô đối, loại người như bạn mình thấy nhiều rồi toàn phải xin nghỉ việc thôi. Thế nhé, khách hàng ko quan tâm sao mà bạn quan tâm dữ vậy 😆
supersheep
TÍCH CỰC
4 năm
@hhd357 Khổ quá cưng ơi, khi nào mình giải thể cty thì mình nghỉ việc nhé.
Trình độ hạn chế, tư duy làm thuê.
Khi chưa biết tôn trọng chất xám mà mới chỉ biết đến vật chất, không biết giá trị của tri thức, sở hữu trí tuệ...thì còn làm culi dài dài nhé.
TQ hoàn toàn có thể copy Iphone không khó khăn gì, nhưng Apple chả thèm quan tâm vì chất xám ở đâu thì ai cũng biết, copy thì mãi là copy mà thôi. Đi copy bài thằng khác điểm cao mấy thì cũng chỉ là cái não rỗng, hôm sau không ngồi gần nó nữa thì lại 0 điểm nhé.
hhd357
TÍCH CỰC
4 năm
@supersheep Chưa biết ai hơn ai ntn bảo người khác làm culi, nói chuyện còn không nên thân bày đặt đi phán xét. Cóc nhái đòi đi bàn chuyện vĩ mô haha 🤣🤣, bạn giỏi mời bạn thiết kế iphone hộ mình cái. Nghe buồn cười vãi 😂😂😂
teri.nk79
TÍCH CỰC
5 năm
Ờ. Khác nhau OS mà là 2 hãng dt khác nhau rồi.
Nghe cứ như 2 hệ sinh thái riêng Android vs iOS :rolleyes:
@teri.nk79 - Khó hiểu nhất là đoạn giải thích do chung nhà thiết kế thì liên quan gì đến chung 1 thiết kế nhỉ? Chẳng lẽ thằng thiết kế nó lười thế. Copy pase từ khách này qua khách kia. Còn nếu nói thẳng ra là mua chung 1 thiết kế đi cho dễ hiểu lại nói là chung nhà thiết kế. +_+!
- Thứ 2 là nếu mua chung thiết kế về để cùng làm thì sao mở ra giống đến thế ko biết. Cùng 1 bản vẽ nhưng 2 thằng xây nhà cũng phải khác nhau tương đối về chủng loại vật liệu (loại sơn, thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát nhiều tiền ít tiền).... vv...v. chứ.
- Thứ 3 là ... nếu 1 thiết kế bán chung cho nhiều hãng. Sao tìm chưa thấy máy nào, hãng nào giống nữa? Hay thiết kế này ế quá chỉ bán được cho 2 máy ta???? 😁
@maithang215 Bên thiết kế bê nhầm bản thiết kế thôi
Hoặc ko nhớ đã thiết kế cho ông ABC rồi
@Manhtoan112 Ah! Thì ra là thế. Sorry bác Vượng em nghi oan cho bác. Tất cả là tại thằng thiết kế. 😆)
Đúng là thằng thiết kế 4 lạng. Đồ mát rượi ...... làm bác Vượng phải giải thích lằng nhằng, mà dân nghe thì vẫn không được tin cho lắm. =)))
man1606
TÍCH CỰC
5 năm
@maithang215 Suốt từ hôm qua bài nào cũng cố lôi thằng Sam vào cho đc mà ko đưa đc sp nào của Sam chung thiết kế với hãng nào khác? Đấy, ngay cách “chữa cháy” cũng cứ phải đặt mình vào “chiếu trên” ngang hàng với Hàn quắc ko thèm hàng tàu nhé.
beeP970
TÍCH CỰC
5 năm
@maithang215 đang hình dung là Vin và Meizu đi chung chiếc Grab, thay vì mỗi thằng tự order giá 100 đồng thì đi chung 1 chiếc xe cho rẻ, mỗi ông 50-50, thằng nào cũng tới đích, ... 😆)
longhons
TÍCH CỰC
5 năm
Thế Vsmart tính vào cái nào bây giờ = )))
EDelter
ĐẠI BÀNG
5 năm
@longhons Vin hoặc BKAV được điều hành bởi những người có "sạn" trong đầu. Họ cố tình biến cái điện thoại của họ trở nên rối rắm, phức tạp, chồng chéo với cái mớ định nghĩa phía trên để:
+ Trốn thuế, giảm thuế
+ Hưởng ưu đãi đầu tư của nhà nước
+ Gây mù thông tin cho người tiêu dùng, đánh lận con đen, made in VN
colenao00
TÍCH CỰC
5 năm
@cutruong789 Giá cũng ổn nếu tính mác yêu nước. (Nước nào thì k rõ)
Mai Dinh Huy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@EDelter Giống bọn đa cấp vl. Hôm qua em xem cái thằng BBi gì đó app mua sắm kiểu kiểu đa cấp. Em thấy mẫu số chung của tụi này là đặt ra một bài toán cực kỳ phức tạp. Các tham số luôn luôn biến đổi cách tính ra kết quả thì bố thằng học siêu toán đến mấy cũng méo tính ra được kết quả đúng. . Chỉ khổ mấy bác có tiền làm lụng từng đồng rồi bị mấy anh ý cho giải toán không giải được ra thế là mất hết phí chơi
V@t
ĐẠI BÀNG
5 năm
@longhons CKD chứ còn cái nào nữa. Máy tàu, lắp ráp tại việt nam. Như xe máy tàu hồi 90s thôi chứ nghiên cứu phát triển vào mắt
toolkit
CAO CẤP
5 năm
Điện thoại Nokia thì Nokia chỉ đóng góp cái tên còn lại HMD đảm nhận hết kể cả marketing, phân phối
iTect
TÍCH CỰC
5 năm
@toolkit Kiến thức của bạn là ao làng mà phán chuyện thế giới. 😃
ndthuanx
TÍCH CỰC
5 năm
@iTect So với a Khải cùng nữa cân tám lạng
@toolkit HMD mua rồi còn đâu mà Nokia vậy bạn?.
@Nadi Toolkit nói chuẩn mà
Screenshot_20190818-094342_Chrome.jpg
bjack
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mấy cái định nghĩa định hướng rõ ràng, người tiêu dùng cần gì phải xoắn, cái nào rẻ thì xài thôi. Quan tâm chi đến thương hiệu.
Redstone07
ĐẠI BÀNG
5 năm
@bjack rẻ thì cứ mua hàng TQ mà xài. Đồ sản xuất trong nước mà đắt hơn đồ nhập khẩu với cùng tính năng, chất lượng thì chả cần mua làm gì.
@bjack Sai! Cái nào tốt thì mua
man1606
TÍCH CỰC
5 năm
@Redstone07 Đắt hơn nhưng lại thua cấu hình
@bjack Thì đây mới là vấn đề! Người ta lên án là vì người ta bị lừa! Chẳng hạn: mua máy Mezu, nhãn mác rõ ràng là Trung Quốc giá 5tr. Rồi một tập đoàn khác, nhập y cái máy (hoặc đặt hàng nhà máy sx ra cái Mezu), chỉ thay đổi một vài chi tiết không đáng kể, rồi đóng mác VN, rồi thêm "lòng yêu nước", và bán với giá 7tr! <=== Đây là lí do người ta lên án, phản đối, ném đá đấy! Cùng 1 cấu hình, chức năng nhưng khác cái vỏ nhưng lại mắc hơn thì có chó nó mua ! Tức là thay vì bỏ 5tr mua cái máy, đằng này phải bỏ 7tr (2tr chênh lệch là lòng yêu nước) !!! ^_^
Nói thật đi tinhte đc bao nhiêu tiền để viết bài này, mà cũng phải thôi mod cũng là ng cuhiep cũng là ng, bth chửi thế thôi chứ bị tiền và áp lực bóp thì cũng hoàn gà thôi. Buồn cho tinhte một thời...
@ChipHero Rất nhiều tiền thì tính tiếp 😃)) ví dụ đưa 10 tỷ chẳng hạn 😃))
@ppptran Vin thì nổi tiếng xưa nay haha
@supersheep Tinh tế không nhận tiền bài này đâu, kiến thức kiểu này cũng phổ biến rồi nên cũng không có gì lạ. Có điều với bản chất cũng sợ Vin nên lời lẽ các bài về chuyện này trở nên nhẹ nhàng, như kiểu là chuyện thường ngày vậy đó 😃. Chuyện này mình chỉ chú ý điểm mấu chốt là con Live có thực sự được ráp ở nhà máy Hoà Lạc hay không? Và ráp ở cấp độ kỹ thuật nào? Tới nay quy trình làm ra vsmart vẫn kín bưng. Nếu Vin ráp được máy ở cấp độ OEM thì sẽ khác trường hợp Asanzo. Mà mình nghĩ khó, nên chắc là giống anh Tam thôi nhỉ 😃
supersheep
TÍCH CỰC
5 năm
@frigidbaby242 Nếu Vin ráp ở Hòa Lạc và chứng minh được thì còn gì để bàn cãi.
Nếu Vin thực sự chơi theo kiểu ODM thì chỉ cần đưa giấy hoặc thông tin ký kết gì đó chứng minh con đường mình đang đi là ODM thì sẽ chẳng có chuyện gì. Vin thực sự có kỹ sư nghiên cứu thì cho trưởng bộ phận đứng ra phát ngôn đanh thép phát thì ai dám làm gì.
Nói toẹt ra là Vin đang tiếp tục mị dân thôi, mấy group FB, các reviewer 30ph sau khi có clip đã đăng stt bênh rồi. Chẳng bao giờ 30ph mà cả MXH đều bênh Vin.
Thực tế cái "lòng yêu nước" của Vin rất rẻ rúng, và đối tượng bị dẫn dắt chủ yếu thanh niên trẻ kém hiểu biết. (dạng mà kêu đi biểu tình hôi của là đi ngay như hồi 2014). Nhóm đối tượng này đông, hung hãn, thô tục và lý sự cùn. Có cái page vietnam cóntruction project gì đó cũng của Vin nốt, admin thì tranh cãi chán chê còn bảo "đang nghỉ hè" nên rảnh. Chắc mấy cháu đang tuổi đi học 😔.
Cũng ngờ ngợ vì thấy samsung họ có rất nhiều công ty cung cấp linh kiện sản phẩm và có nhà máy chính lắp thành chiếc máy hoàn chỉnh, con appe thì họ thiết kế xong và giao lại sản xuất cho bộ phận khác
@Ngoc KaKaKaKa Ví dụ như này cho dễ hiểu này, bạn mở 1 quán phở, công thức bạn có, nguyên liệu thì không nhất thiết phải trồng từng cọng rau nuôi từng con lợn, có thể đi mua cho rẻ, về vẫn nấu ra được tô phở và bạn nắm hoàn toàn "công nghệ" để nấu ra nó, giống như việc Apple, Samsung họ thuê sản xuất nhưng mẫu mã do họ thiết kế ra.
Còn ở đây, trường hợp của Vin thì sao? Có tự sản xuất ra được cái gì không? Hay là mua nguyên con về bán? Nếu vụ này không bị phanh phui thì truyền thông sẽ như nào? Tự hào VN sản xuất được đt đúng không, yêu nước thì ủng hộ đi đúng không?
@huu thuan chẳng có gì gọi là phanh phui ở đây cả 😃
2019 rồi, internet thì tự do, FB ai cũng dùng
Meizu 16Xs cũng chẳng phải lạ lẫm gì 😃

chả có lí do gì để Vin không lường trước được tình huống này cả.
cây ngay sợ gì chết đứng, Vin có bản quyền thiết kế đầy đủ 😃 tại sao không đc làm
@vanlinh2905 Nói đến common sense thì Vin hay Asanzo đều là bọn lừa đảo thôi. Còn thanh niên mà không hiểu common sense là gì thì chịu khó Google trên Internet nhé 😁
PhajmMinh
ĐẠI BÀNG
5 năm
@vanlinh2905 Tại vì họ tự tin có những ng như bạn ấy bạn ạ, ngay từ khi mắt đã thấy giống, nhg ko ngờ là giống hết từ vỏ đến ruột khác mỗi cái logo. Nếu họ ko quảng cáo dựa trên lòng yêu nc của các bạn thì họ cũng chả sai. Nhg ko, họ quyết định gắn cái mác ng việt yêu nước, tự hào là ng tiên phong sản xuất điện thoại của ng việt. Và các bạn tin, cổ xúy, thậm chí thù gét chửi bới những quan điểm trái lại điều mà họ tung hô, oke, trái đất này là của các bạn cả
cảm ơn thớt nhé
Đồng tiền che liền cái não =))
NatvPa
TÍCH CỰC
5 năm
@man1606 nó còn chẳng được hàng nhái luôn ấy chứ. thằng tàu nó nhái iphone nó nhái cái vỏ hay cùng lắm cái giao diện, còn thì thiết kế bảng mạch, linh kiện bên trong thì nó vẫn phải tự thân vận động. đây đúng kiểu thay mặt lưng, dán lại cục pin với in lại cái tên.
man1606
TÍCH CỰC
5 năm
@NatvPa Ý mình là hàng iphone dựng đó. Giống đến 99,99% nội ngoại thất thì gọi là nhái thôi. Thắc mắc sao ko bê luôn cái os của meizu về chế cháo có phải ngon ăn ko.
thúy ji
ĐẠI BÀNG
5 năm
@man1606 Nói mẹ nó ra luôn là mua nguyên con, in logo, bán chênh mấy triệu. Thế thôi.trò này hkphone làm rồi nhưng nó ko mua nguyên con chất như meizu nên bị tẩy chay.
man1606
TÍCH CỰC
5 năm
@thúy ji HK phone ít ra cũng “sáng tạo” ở chỗ thuê tàu gia công giống y xì iphone 4-4s nhưng cài android chạy hẳn 2sim đáp ứng nhu cầu thị hiếu. Thêm nữa là giá cũng rẻ nên ntd dễ chấp nhận và chẳng chê bài gì.
Nadi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tiền về, ahihi
@Nadi Mới bắn lương
leeyang
CAO CẤP
5 năm
Lùa gà
Đã ngu tiếng anh rồi nên đọc chả hiểu cmn gì
@darkknight96 Bác ko cần hiểu đâu.
Bác biết vụ hqua thì chỉ cần đọc tiêu đề là hiểu
@Manhtoan112 Bài hôm qua là bài nào nhỉ, đọc thấy mọi người tranh cãi gắt quá liên quan đến bài hôm qua, ko đc đọc bài đó nên thấy lơ mơ quá.
@BaoNguyen2012r Vụ 1 bạn đăng youtube bóc phốt vinsmart giống meizu ấy mà.
matrix103dpi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Sao ko có bài nào liếm bi asanzo nhỉ =))
thúy ji
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Z117 Ngành smp TQ chẳng có gì á? Hahahahaa há há.thẩm quyến nó làm nguyên con từ cứng đến mềm hàng chục năm nay rồi. Ông kể ra mặt hàng nào không dính đến TQ xem, kể cả công nghệ oled của samsung thì mấy tấm cảm ứng, kính cong... vẫn có vendor TQ cung cấp nhé.
beeP970
TÍCH CỰC
5 năm
@Z117 1.Trong cái chuỗi cung ứng toàn cầu này bạn nên hiểu rằng không nhất thiết 1 Hãng phải sản xuất tất cả các linh kiện, rồi hàm lượng nội địa hóa phải 30% -50% các kiểu, các linh kiện nước nào có khả năng và đã làm tốt rồi thì không nhất thiết 1 thằng mới bước chân vào cuộc chơi phải đi sản xuất để cạnh tranh với bọn đã dành cả cuộc đời nó để tối ưu hóa chi phí sản xuất rẻ nhất cho thế giới cả. Thêm nữa việc đầu tư dây chuyền để sx linh kiện là cuộc chơi cực kỳ tốn kém và rủi ro cao , nên dễ nhất là đặt hàng ngoài cho khỏe, giá lại tốt.
2.Asanzo quảng cáo Công nghệ Nhật không sai => và nó có quyền làm vậy, đừng nhầm lẫn giữa chữ "công nghệ" và "linh kiện" bên trong sản phẩm, Công nghệ Nhật là do Asanzo có ký kết chuyển giao công nghệ với một số Cty Nhật về dây chuyền sản xuất, đào tạo kỹ sư....bla bla theo quy chuẩn đối tác Nhật, và đừng ngáo đá khi phản biện về vụ Asanzo... có khi tuổi trẻ phải vỡ mồm, hầu như các bên sx ở VN đều thực hiện giống case này, lôi Asanzo ra thì các ông khác cũng đi theo ==> các cty có quyền làm những điều pháp luật ko cấm, chốt lại là made in VN không ý nghĩa mấy trong chuỗi cung ứng toàn cầu nữa, linh kiện có thể nhập từ khắp mọi nơi trên thế giới, thằng nào gia công tốt, giá cả phải chăng tôi mua,
3. Vụ asanzo cứ chờ phán quyết của tòa đã, Bác nào quan tâm có thể xem họp báo của Asanzo hôm 15/08, có mời báo TT để điều trần mà không thấy đại diện xuất hiện, gần cuối buổi có chị gì chuyên gia đàm phán FTA phân tích về dán nhãn xuất xứ, chuỗi cung ứng, hội nhập toàn cầu rất ý nghĩa.
Z117
ĐẠI BÀNG
5 năm
@thúy ji một chú trẻ trâu ko phân biệt được thằng đi gia công và thằng nắm công nghệ cốt lõi. TQ ko nắm đc công nghệ cốt lõi là thế này: Cái smp chip thì ARM cuả Anh, Chip nhớ thì là Samsung HQ hoặc Toshiba NB, màn hình thì cũng HQ hoặc NB, gia công bản mạch là ĐL, và pin thì của Nhật hoặc một số cty TQ (pin thì TQ có thể sx). Còn modem thì Qualcom của Mỹ. Nói hàm lượng TQ là vì lý do đó.

Thế giới smp TQ chả có patent thì làm gì được? muốn sx thì phải đi mua license mà cứ thâm quyến sx cái này cái kia. Cái sx đó đều phải đi mua license, nghĩa là TQ chỉ là thằng đi làm gia công trong cái ngành này thôi, hiểu chưa con nghé?
TqTTpT
TÍCH CỰC
5 năm
bài viết hay và bổ ích mặc dù hơi khó hiểu, đọc 2 lần mới hiểu rõ 😁
Bài viết hay, em đã hiểu những cái cần hiểu
partviet
ĐẠI BÀNG
5 năm
@tranvangiapcp [​IMG]
Như Apple thì nó vẽ ra thiết kế rồi đặt Foxconn làm, như Samsung nó thiết kế rồi tự làm, như Xiaomi thì nó thiết kế rồi đặt Foxconn làm, còn Vinsmart nó ko thiết kế nó cũng ko làm luôn, chỉ đặt in cho em cái chữ này, thì nó tính vô mục nào ta...
xlive
TÍCH CỰC
5 năm
@TheWingAg Mình làm mảng xây dựng. Bạn muốn hỏi thật tình hay muốn hỏi rằng mình có liên quan gì tới định hướng thông tin dư luận. Hihiii .
@xlive Vừa nhào ra mảng kinh doanh điện thoại, dính ngay quả phốt là bê nguyên con bên Tàu về chỉ khác cái logo và nạp rom tùy biến riêng. Thì mấy cái bạn lê thê lập lờ vào hoàn toàn vô nghĩa.

Ví dụ thằng Sam nó đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc mà vẫn muốn ra nhanh sản phẩm cho thị trường Trung Quốc, nó thiết kế con A6s và đặt luôn bên Trung Quốc gia công, nhìn nó cứ phảng phất như mấy con máy Tàu, nhưng nó không giống một con cụ thể nào, nhìn vào vẫn chấp nhận được đây là sản phẩm Samsung, muốn hạ giá thành để cạnh tranh nhưng vẫn là tiêu chuẩn Samsung tương tự với Apple thuê Trung quốc gia công điện thoại, ok tạm chấp nhận.

Mình nhấn mạnh là ở đây không bàn về mô hình kinh doanh, mà người ta muốn làm rõ ra, là Vin nó đang ở dạng nào, làm điện thoại dạng như Apple, Samsung, thậm chí Bkav cũng có thể kể vào, Hay Vin là dạng Fpt, Viettel làm điện thoại bấy lâu nay, đặt nguyên con máy tàu rồi đóng logo là cái file hình tùy ý lên sản phẩm.
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
5 năm
@xlive hỏi thật thôi. mình thích ng hay tìm hiểu và hiểu biết nhiều.
xlive
TÍCH CỰC
5 năm
@TheWingAg Thanks bạn. mình tham gia khá nhiều diễn đàn cũng là để học hỏi và tìm hiềur thêm kiến thức
Bài viết này chắc giải đáp cho vụ om sòm chiều tối qua, chắc mẩm luôn Bình sữa (1).gif
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |
@crazysexycool1981 Biết rùi cấm la lớn, ngại quá :rolleyes:
@crazysexycool1981 Mới bắn money kaka

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019