Những nguyên tắc thiết yếu Henri Cartier-Bresson khuyên mọi nhiếp ảnh gia

blueJune
23/8/2019 4:32Phản hồi: 27
Những nguyên tắc thiết yếu Henri Cartier-Bresson khuyên mọi nhiếp ảnh gia
Hôm qua là kỉ niệm sinh nhật Henri Cartier-Bresson, nhiếp ảnh gia nổi tiếng bởi "khoảnh khắc quyết định", một trong những người sáng lập ra hãng ảnh Magnum Photos vào năm 1947. Rất nhiều nhiếp ảnh gia của các thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập ông trong sự nghiệp của mình. Anh em hãy cùng mình khám phá một số nguyên tắc thú vị trong nhiếp ảnh của ông để áp dụng vào thực hành nhé!

Luôn tiến về phía trước
Khi quyết định dừng việc chụp ảnh vào cuối thập niên 60, Henri Cartier-Bresson chia sẻ "Con đường này đối với tôi quá đủ rồi, tôi muốn vẽ, tôi muốn sống trong một thực tại khác", bởi vì, nhiếp ảnh với ông phải "luôn tiến về phía trước", luôn luôn phát triển, thay đổi. Chụp ảnh với ông là thực hiện nó trong một phần của giây; giống như tên trộm hay người buôn bán trên đường phố không được phép bán hàng và dễ dàng bị cảnh sát tóm.

Đơn cử một lần ông chụp Yves Saint Laurent, khi đến nhà Laurent, nhà thiết kế thời trang trông hết sức bồn chồn, lo lắng. Henri Cartier-Bresson ngắm nhìn những bức tranh trên tường trong thư viện và cuối cùng, Saint Laurent hỏi: "Thế bao giờ ông mới chụp chân dung tôi đây?". Nhiếp ảnh gia trả lời: "Ồ, tôi chụp ông từ rất lâu trước đó rồi." Ông không phải là người sẽ sắp đặt mọi thứ để chụp ảnh, ông không cần đèn hay phông bạt.

Henri-Cartier-Bresson-8.jpg
Henri Cartier-Bresson The Var department. Hyères, France. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Khung hình và hình học
Cartier-Bresson luôn có một mường tượng về khung hình, hình học trong đầu và trước mắt ông. Ông đã học và nghiên cứu rất nhiều từ André Lhote khi ngắm tranh hay khi xem tác phẩm của Polo Uccello. Ông dành hàng giờ đồng hồ trong bảo tàng Louvre tại Paris để ngắm nghía tranh của họa sĩ. Cả đời mình, nhiếp ảnh gia thực hiện việc này và nó đã in sâu vào não ông. Khi chụp một bức ảnh, khung hình hiển hiện rõ ràng trước mắt ông như một điều gì đó rất tự nhiên.

Đây là thế mạnh của Cartier-Bresson bởi vì không phải ai cũng có thể chụp ảnh như thế. Ví dụ, bức ảnh Saint-Lazare, chụp một người đàn ông nhảy qua vũng nước với hình ảnh phản chiếu trên vũng nước đó và cả trên bức tường phía sau; là một tấm poster in hình người đàn ông nhảy ở cùng một vị trí. Ông ấy chụp bức ảnh này đằng sau hàng rào khi không thể tiếp cận chủ thể, sau đó ông đóng khung hình, chỉ có một khoảnh khắc duy nhất mà bạn phải đo khoảng cách đơn thuần bằng việc quan sát.

Henri-Cartier-Bresson-6.jpg
Henri Cartier-Bresson Gare Saint Lazare, Place de l'Europe. Paris, France. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos
Henri-Cartier-Bresson-7.jpg
Henri Cartier-Bresson Island of Siphnos. Cyclades, Greece .1961. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Máy ảnh như một quyển sổ phác thảo
Khi Cartier-Bresson khám phá ra chiếc Leica vào năm 1932, việc này như mở rộng tầm mắt của ông. Ông không bao giờ đeo nó trên vai, thay vì thế, ông đeo một dải dây vòng qua cổ tay. Nó giống một vũ khí của nhiếp ảnh gia.

Ông hay được hỏi chiếc máy ảnh có ý nghĩa gì đối với ông và ông trả lời, nó giống như một nụ hôn, một vết dao cắt hoặc chiếc ghế của bác sĩ điều trị tâm lý,... Rõ ràng là ông ấy luôn ý thức về tiềm thức và tính gây hấn của nhiếp ảnh, bởi vì chụp ảnh có thể rất gây hấn tới chủ thể. Chúng ta có lẽ thấy rằng nhiếp ảnh gia cũng nghĩ về nhiếp ảnh theo cách dịu dàng hơn khi ông so sánh nó giống như một nụ hôn.

Henri Cartier-Bresson cũng có khuynh hướng nói rằng nhiếp ảnh gia phải tiếp cận chủ thể của mình với sự lén lút của một con sói cùng với găng tay nhung; không được phép vội vàng. Ông so sánh với một người câu cá sẽ không bao giờ ném một hòn đá xuống dòng sông nơi anh ta muốn thả câu. Bạn phải thực hành y như thế đối với nhiếp ảnh.

Quảng cáo


Henri-Cartier-Bresson-5.jpg
Henri Cartier-Bresson Seville. Andalucia, Spain. 1933. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos​

Hơn cả một người quan sát
Đương nhiên, trước tiên bạn phải có tài năng. Nếu bạn không có tài năng, đừng bận tâm về nó. Tuy nhiên. bạn phải gieo trồng nó. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, chỉ nuôi dưỡng tài năng bằng nhiếp ảnh khá là ngốc nghếch. Bạn đồng thời phải đọc sách, xem điêu khắc và hội hoạ. Đó là cách bạn gieo trồng tài năng của mình.

Bạn phải cuốn mình vào mọi thứ. Đó chắc chắn là những gì Cariter-Bresson luôn luôn nhắc nhở. Nếu bạn không phát triển những điều đó, bức ảnh của bạn sẽ không bao giờ đủ tốt. Mặt khác, bạn sẽ chỉ làm công việc của mình như một người quan sát xa lạ. Vì thế, tài năng và sự học hỏi là hai điều thiết yếu.

Henri-Cartier-Bresson-3.jpg
Henri Cartier-Bresson Brussels, Belgium. 1932. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos

Henri-Cartier-Bresson-2.jpg
Henri Cartier-Bresson Madrid, Spain. 1933. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos

Quảng cáo



Henri-cartier-bresson-1.jpg
Henri Cartier-Bresson Mexico. 1934. © Henri Cartier-Bresson | Magnum Photos
Theo MagnumPhotos
27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nói chung lên trắng đen thì cứ click thôi ... Quan trọng hên thì bắt dc pô ngon kk. Mình toàn lia như vậy
shizuaka
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chắc m ko mắt nghệ thuật. Chả thấy đẹp gì cả
@shizuaka Chuyên môn thì phải dùng kiến thức để nhìn đó bro. Ko chỉ đơn giản là dùng mỗi mắt 😁
@shizuaka nhiếp ảnh đường phố mà bạn, đâu phải cứ có gái và xoá phông tét loét là ảnh đẹp đâu 😁
@Lynch Pencil Dù gì thì còn có cái để nhìn vào biết nó là cái gì, mấy thể loại tranh trừu tượng thì thua luôn.
@haichin Trừu tượng là 1 level khác rồi bạn ơi. Như kiểu bạn là manager đi kiểm tra nhân viên. Nhân viên cứ nghĩ làm đúng nhưng manager thì không nghĩ vậy 😆)
Mông lung quá.
Ko hiểu đoạn này lắm.
lotuong
ĐẠI BÀNG
5 năm
@hakuruno Hãy nhìn kỹ, trên bức tường cũng có hình người nhảy qua cái hình chữ nhật trông như cái thang. Một sự trùng hợp thú vị.
Không thấy đẹp. Mình theo chủ nghĩa thực dụng, cái gì thấy đẹp thì phải nhìn một phát là thấy đẹp luôn, và nhiều người cùng thấy thế thì mới gọi là đẹp. Nhiều bạn nói "chuyên môn thì phải dùng kiến thức để nhìn mới thấy đẹp", mình không cho rằng điều đó là đúng trong nhiếp ảnh. Suy cho cùng thì tác phẩm nghệ thuật là để công chúng ngắm nhìn, chứ không phải dùng để đo đạc cho mấy ông bác học trong viện hàn lâm xem riêng với nhau. Chứ còn những kiểu mà hàng chục với hàng trăm năm sau ngồi ngắm nghía trầm trồ rồi vẽ ra đủ thứ nghệ thuật này nọ thì mình không cảm được.
LeAnhKha
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba Thế nào là chủ nghĩa thực dụng? Một tác phẩm muốn có cái đẹp, tính nghệ thuật mà lại vừa muốn có cái đẹp bình dân, đại trà thì ngay từ đây nó đã mâu thuẫn với nhau rồi nên không thể bàn luận thêm được.
cafuniso
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Black Mamba Đúg dòi, ảnh đẹp là phải chụp mẫu nữ khiêu gợi, siêu xoá phông phải không nè? 😆 #cạnlời
@Black Mamba Đẹp cũng có nhiều loại chứ bác. Đẹp kiểu nhìn vào thấy đẹp liền nhưng mau quên, k để lại giá trị gì cả. Còn có cái đẹp kiểu nghệ thuật, trừu tượng, nhiều ý nghĩa. Người khác nhìn vào sẽ suy diễn, học hỏi, có thể tạo ra cả 1 văn hoá lận đó. Giống tranh nghệ thuật của phương tây, nó dc lưu truyền hàng thế kỷ, vẫn dc nhiều thế hệ học hỏi k ngừng.
Một bức ảnh gái đẹp, còn lại k có gì khác, thì 1000 năm sau người khác khai quật ra dc, người ta cũng đem ra gói bánh thôi. Nhưng ảnh nghệ thuật thì 1000 năm sau thì lại dc trưng bày trang trọng. Hay vồn mà bác 😁:D
lllll-13
ĐẠI BÀNG
5 năm
@baotuan Thày mình từng nói rằng không có gì là xấu cả chỉ là chúng ta chưa thể thấy hết vẻ đẹp ẩn sâu trong nó... và mình vẫn chưa đạt tơi trình của thầy nhưng có lần được ngồi nghe các hoạ sĩ việt nam trong hội hoạ si ngồi bình phẩm một tác phẩm mình ngộ ra rất nhiều thứ, chúng ta có lẽ chỉ thấy một bức tranh đẹp hay không đẹp, nhưng các bác ý có thể phân tích rõ vì sao tác phẩm này lại trở trành nghệ thuật vô giá, từ cách sử dụng màu sắc, bố cục, nét vẽ cho đến ...( đoạn này cao siêu quá nghe mà không thể nhớ được) @@
Thao990
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nó sâu xa với Em quá ạ
HauNet309
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thấy ảnh nào in ra treo cũng được 😁
Thanks mod
anhđtr
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ảnh đường phố mà, nhìn ảnh và ngẫm nghĩ mới thấy cái thú vị mấy bác ơi
son trang
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lĩnh vực này để mấy bác Hàn Lâm phân tích.
linhd7a7
ĐẠI BÀNG
5 năm
Khó hiểu ghê
Thời khắc lịch sử quyết định trên 80%
thangbem
TÍCH CỰC
5 năm
Các ông nào chê xấu thì phải xét thời điểm bức ảnh được chụp nhé.
Thời đó thiết bị chưa tốt, dùng rangefinder thì view bé, tối; lens mở khẩu không lớn; film thì iso không cao; đo sáng cơm.
Chứ cùng nhiếp ảnh gia thời đó cho cầm thiết bị bây giờ tôi đảm bảo đẹp theo mắt các ông nhiều đấy.
oxechip
TÍCH CỰC
5 năm
@thangbem Cùng ý kiến với b, thời này đoán chắc dùng sunny 16
Xa lắm !!!
Chụp ảnh quan trọng là bắt được khoảnh khắc và thấy trước được khung cảnh chụp ra sẽ đẹp 😁 :p

Mình có vài lần cầm máy bâng quơ giơ lên chụp theo chủ ý và cũng có lúc chụp bấm nhanh lấy ảnh :p chụp bằng Smartphone nhé! 😃
1998CAM_2019_08_15_18_30_01_FN.jpg 1998CAM_2019_08_14_19_59_31_FN.jpg 1998CAM_2019_08_17_21_03_35_FN.jpg
đêt. đẹp vcl, nếu xét trên phuong diện bố cục thôi cũng đủ khiến tất cả hình mình chụp mấy nam qua phải xếp xó rồi @@ fuck
Rất hâm mộ ông.
Những tấm hình rất bình thường nhưng luôn ý nghĩa.
QuanDzung
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chụp hỏng cũng vẫn đẹp 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019