Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


HDR trong nhiếp ảnh là gì?

tuanlionsg
28/7/2019 11:48Phản hồi: 42
HDR trong nhiếp ảnh là gì?
HDR trong nhiếp ảnh là cụm từ viết tắt bởi “High Dynamic Range". Đó là một thuật ngữ phổ biến mà giới nhiếp ảnh họ giữ nguyên tiếng Anh khi trao đổi, một số thì dịch ra tiếng Việt là "dải tương phản động" nên HDR sẽ là "dải tương phản động cao" thì vẫn khó hiểu là cái gì và tại sao ai cũng muốn nó càng cao càng tốt?

Một cách đơn giản nhất có thể hiểu "dynamic range" (DR) là một thước đo giá trị mật độ ánh sáng từ thấp nhất đến cao nhất, từ tối thiểu đến tối đa.

4760995_5.jpg

Hãy xem xét một dải đen trắng bên trên nhé! Sự chuyển đổi từ đen sang trắng với mật độ xám chạy từ đen nhất đến trắng nhất, hay nói từ đen 100% đến trắng 100%, tuyệt đối đen đến tuyệt đối trắng. Từ dải này, ta hãy xem xét dải xám ở dưới, một phần dải chuyển tông màu xám ngắn hơn, phạm vi hẹp hơn. Bạn sẽ nhận ra tương phản giữa các điểm có mật độ cao nhất và thấp nhất trên thang đo. Phạm vi này càng rộng thì có nghĩa là phạm vị tương phản giữa các giá trị từ thấp nhất đến cao nhất càng rộng / cao hơn.

4760998_6.jpg


HDR của cảm biến máy ảnh số

Máy ảnh, dùng phim hoặc số hay máy in, đều không thể cảm nhận một dải rộng mật độ sáng như mắt người. Dù cho tỷ lệ thu nhận ánh sáng - màu sắc - trên tấm ảnh rộng đến mức nào, thì nó cũng chỉ là một khoảng nhỏ nào đó trong dải rộng từ đen tuyệt đối đến trắng tuyệt đối mà thôi. Một bức ảnh in không thể trắng hơn màu trắng của tờ giấy in hoặc có màu đậm hơn màu mực in lên giấy. Tương tự, một hình ảnh kỹ thuật số / trên mặt phim chỉ có thể ghi lại nhiều chi tiết hoặc rất nhiều bóng tối và sáng nhất của cảnh vật thôi, và hiển thị các tông màu đó trong một khoảng nào đó của thang đo, vì không đủ chi tiết được ghi nhận. Thang HDR sẽ tỷ lệ thuận với chất lượng cảm biến hình ảnh mà các hãng đầu tư sản xuất.

Mỗi phương tiện ghi hình có khả năng ghi nhận một phạm vi HDR riêng, tùy thuộc chất lượng cảm biến hình ảnh, và người dùng nó luôn muốn rộng phạm vi tông màu đó để tạo ra hình ảnh có cảm giác đầy đủ màu sắc hơn.

hdr.jpg

collage.jpg

Trong bối cảnh vùng sáng và vùng tối có độ chênh lệch cao khó chụp (ví dụ như EV1 - EV12 chẳng hạn), thì HDR cao sẽ giúp cho độ chuyển từ vùng sáng --> tối càng mềm mại nhẹ nhàng. Độ chuyển của chi tiết ảnh (ánh sáng) từ EV 1 --> 12 với các điểm dừng không bị mất hẳn chi tiết. Máy ảnh có kích thước cảm biến càng lớn, kích thước điểm ảnh (pixel) càng lớn, chất lượng cảm biến tốt, thu nhận được nhiều ánh sáng hơn, chi tiết ảnh nhiều và tốt hơn, tỷ lệ tương phản cao hơn sẽ được ghi nhận lại.

3519680_dungsangD.jpg

HDR thủ công:

Quảng cáo


Chụp nhiều tấm đồng nhất khung hình với EV chênh lệch khác nhau tại cùng điểm đo sáng và chồng chúng lại với nhau bằng phần mềm. Ví dụ chụp 3 tấm: 1 tấm thiếu 1 khẩu, 1 tấm đúng theo đo sáng, 1 tấm dư 1 khẩu. Ví dụ: f/5.6 và 1/60s - ISO100 | f/5.6 1/30s - ISO100 - f/5.6 1/125s ISO100. Rồi chồng 3 tấm này lại thành một tấm. Khi đó, vùng sáng và vùng tối toàn khung hài hòa hơn. Nhưng đồng thời với việc tăng chi tiết ảnh thì màu sắc cũng sẽ dễ tạo cảm giác gai góc kịch tính, giảm tính tự nhiên mềm mại.

Nếu cầm tay chụp không giữ cố định được, ta sẽ dễ nhận ra camera điện thoại cũng chụp nhanh 3 tấm và dùng phần mềm để chồng thành một, sau đó xào nấu tăng giảm độ bão hòa màu, độ sắc nét chi tiết... để thành một tấm HDR.

SMACRO_IMG_20190220_164457.jpg

Các phần mềm HDR cũng như thuật toán HDR trên điện thoại cũng tương tự. Hoặc chụp nhiều tấm chênh lệch giá trị lộ sáng, hoặc can thiệp vào pixel, để tăng dải tương phản, nhìn thì nhiều chi tiết ảnh hơn nhưng cũng mất sự mềm mại tự nhiên của độ chuyển màu. Hiểu HDR tự thân bởi chất lượng cảm biến ảnh và thủ công, sẽ giúp chụp ảnh đúng ý muốn hơn. Thuật toán phần mềm làm theo lệnh, sẽ nâng sáng phần tối chênh lệch EV và xử lý màu sắc, tương phản, kết quả không phải lúc nào cũng tốt.

hdr2.jpg

Không phải cứ HDR bất kể thuật toán can thiệp xào nấu quá tay vẫn là tốt, nhất là của một số hãng làm camera điện thoại. Phần mềm sử dụng tấm ảnh ghi nhận được (dạng thô RAW) và dùng thuật toán xử lý, thậm chí từng điểm ảnh, để tạo cảm nhận thị giác nhiều chi tiết màu sắc, nhưng nhìn lâu sẽ nhận ra mất sự tự nhiên, và chi tiết cũng không rõ ràng tách bạch.

Quảng cáo


3034092_camera.tinhte.vn_HDR_Zenfone2-2.jpg
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn mod, bài viết rất hay
Chả gì bằng 1 chiếc máy với cảm biến có dynamic range cao.
@ViTieuBao86 DR cao thì vẫn phải hậu kì mới tận dụng được hết, kể cả máy có DR chừng 14 stop nhưng ảnh HDR JPG của máy xuất ra khi chụp tương phản cao cũng có tốt mấy đâu
@Lizzie Kute Tất nhiên vẫn phải hậu kỳ, nhưng sẽ ko bị mất chi tiết vùng shadow và highlight như mấy máy DR thấp. Tôi chuyển từ 1 máy DR thấp (ko tiện nói tên hãng) sang 1 máy DR cao thì rõ ràng đồ thị hystogram của máy DR cao gần như rất ít khi bị leo lề, sướng hơn hẳn máy cũ cứ phải lăn tăn giữ shadow bỏ highlight hay giữ highlight bỏ shadow.
Saved😁
Bài hay mà giờ mới ra trang chủ. HDR trên đt vẫn còn lúc nổ lúc xịt.
@haichin Giống em hay chụp HDR cũng thấy nhiều ảnh không thay đổi gì, có thể do ánh sáng và môi trường điện thoại không đủ để tốt ưu 😃.
trieuton
ĐẠI BÀNG
5 năm
HDR trên điện thoại không được đẹp lắm, kéo vùng tối sáng lên và vùng sáng tối lại quá mức đến mức nhiều khi nhìn tấm hình thấy giả giả, k đc chân thật.
hungtrumno
TÍCH CỰC
5 năm
@trieuton Mình lại thấy thích như thế, nhưng nói chung là tùy khẩu vị thôi bạn. Dĩ nhiên trong một số trường hợp thì để đảm bảo nhu cầu chụp ảnh nghệ thuật, người ta vẫn thích độ tương phản cao hơn là sự sáng đều của việc xử lý HDR trên smartphone, tuy nhiên chính vì thế mà manual mode mới quan trọng với dân chụp ảnh. Với người dùng phổ thông thì HDR+ trên Pixel, Smart HDR trên iPhone XS Max và HDR trên dòng Note 10+ hiện giờ vẫn là quá đủ và đúng nhu cầu rồi.
99v9.9999
TÍCH CỰC
5 năm
Coi lại mấy tấm hình chụp bằng điện thoại nokia thời 20x vẫn thấy đẹp sao sao ấy, chả cần hdr hay cân bằng sáng hay hiệu ứng gì hết
@99v9.9999 Công nhận với bạn ((= Ngày xưa dùng con Nokia E72 giờ nhìn màu lại vẫn đẹp đến lạ.
HDR nôm na là sáng ra sáng tối ra tối
@Methylamine Thế cho nó đơn giản. Kaka
tung2810
TÍCH CỰC
5 năm
@Methylamine chuẩn luôn
Thay vì cố tìm một cái máy ảnh có dải DR cao thì mình lại khoái một chiếc có khả năng Auto Bracketing rồi tự ghép 😁 hơn
Dải màu mịn hơn
Hữu ích.
Chụp cảnh tĩnh tương phản lớn thì nên chụp nhiều mức EV sau ghép HDR bằng tay thì ok hơn. HDR máy ảnh chỉ chụp chừng 3 shot nên để chụp cảnh tĩnh tương phản vừa vừa thôi chứ gắt quá thì máy ghép cũng mất tự nhiên do thiếu thông tin ở các mức sáng khác nhau.
Thấy ra sáng chụp thì máy hay báo có tính năng HDR và ảnh sáng nét hơn
Cảm ơn mod một bài viết thú vị
Rất hay!
Thử trên điện thoại chỉ thấy HDR có chức năng làm cho ảnh sáng màu hơn.
Tuy nhiên đa số sáng tối loạn xạ nên tắt luôn, cùng lắm để flash.
akb48
TÍCH CỰC
5 năm
@LRA cũng tuỳ, mình chụp hdr thì nhiều tấm nó lại tối hơn nhưng chi tiết vùng sáng lên đầy đủ hơn còn vùng tối vẫn vậy.
long_pn
TÍCH CỰC
5 năm
HDR trong nhiếp ảnh khác với HDR trên TV, Video, phm HDR. Có nhiều người nhầm 2 cái là 1.
akb48
TÍCH CỰC
5 năm
@long_pn cơ bản nó vẫn giống nhau mà bác, vùng tối thấy rõ chi tiết hơn và vùng sáng thì ko bị cháy sáng chi tiết vẫn rõ.Cái smart HDR trên ảnh/video trên iphone làm quá tốt.
hungtrumno
TÍCH CỰC
5 năm
@akb48 Cơ bản là vẫn giống nhau, tức là vẫn vì mục tiêu chung là thấy được chi tiết ở cả vùng sáng và tối. Tuy nhiên HDR trên TV không cố gắng thay đổi màu sắc và tương phản như cách xử lý với ảnh/video, mà họ đẩy độ sáng tấm nền lên cao cùng dải màu rộng để bù trừ cho những vùng tối không thấy rõ chi tiết. Và điều này thì lại phụ thuộc vào nội dung HDR có hỗ trợ dải màu rộng, chứ với nội dung ko phải HDR thì có kéo sáng tấm nền lên thì vẫn không thể thấy chi tiết được.
Giờ mới biết
prodang2509
ĐẠI BÀNG
5 năm
Thanks, bài viết hay và hữu ích

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019