Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[camera điện thoại] Một camera, hai camera, ba camera... mua loại nào và vì sao lại mua?

tuanlionsg
29/7/2019 7:30Phản hồi: 80
[camera điện thoại] Một camera, hai camera, ba camera... mua loại nào và vì sao lại mua?
Hôm rồi, mình chia sẻ 10 lưu ý để chụp hình đẹp hơn bằng camera-phone, trong mục chọn máy có camera phù hợp nhu cầu, nhiều bạn đề nghị nói cụ thể hơn để có thể tìm mua hoặc trao đổi. Nên bài này, có thể không đầy đủ được, nhưng sẽ gồm các gợi ý cụ thể hơn nhu cầu nào thì có những camera của điện thoại nào để các bạn dễ dàng tham khảo hơn.

Thích chụp gì thì chọn camera đáp ứng phù hợp. Việc tìm hiểu hiệu ứng thị giác do mỗi loại tiêu cự ống kính tạo ra là cần thiết để quyết định chọn mua điện thoại có cụm camera nào, và hiểu rõ để khai thác đúng mức để có những bức hình vừa ý hơn. Không phải nhiểu camera thì chụp ảnh tốt / đẹp hơn, mà biết rõ mỗi tiêu cự camera nó tạo ra hiệu ứng thị giác thế nào, để sử dụng hiệu quả. Nếu không cần hay không thích loại hiệu ứng thị giác đó thì sẽ phung phí khi trả tiền mua nó.

fotor_(63).jpg
Lumia 1020 - Chiều tà mưa trên phố

A. SỐ LƯỢNG CAMERA
Camera điện thoại không thay thế hoán đổi ống kính, nên muốn có nhiều tiêu cự (góc nhìn rộng - hẹp) khác nhau thì gắn lên lưng máy nhiều cụm camera. Thông dụng hiện nay, có điện thoại có 2 camera, 3 camera và có loại có đến 4 camera. Thành ra, số lượng camera trở thành một tiêu chí để chọn mua. Câu hỏi là bạn có thật sự cần nhiều camera trên điện thoại không? Và nếu cần thì cần mấy cái là đủ? Tại sao lại cần đến mấy cái như thế? Mà để hiểu được tại sao cần 1, 2, 3... và lý do vì sao cần thì bạn cũng cần hiểu đặc điểm của mỗi loại ấy.

1. Các tiêu cự ống kính camera điện thoại thường có:

Điện thoại có một camera thì thường sử dụng ống kính tiêu cự có góc nhìn (tương đương khi so với trên cảm biến fullframe) là khoảng 26mm. Và, nếu có thêm một camera nữa thì thường camera đó sẽ có ống kính tiêu cự dài gấp đôi (hay gọi là ống kính 2x) tức vào khoảng 52mm hoặc đó là một ống kính góc rộng khoảng 16mm. Nếu thêm một camera nữa là cái thứ ba thì thường sẽ là ống kính tele-zoom 5x tức là tiêu cự khoảng 125mm. Mình lấy con số đa số điện thoại dùng, có thể xê dịch một chút ở vài dòng như thay vì 26mm thì là 27, 28mm, anh em có thể linh hoạt.

Điểm quan trọng nhất của một ống kính chính là độ dài tiêu cự, gọi tắt là tiêu cự. Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục tính từ trung tâm quang học của ống kính đến điểm hội tụ trên mặt phim hay cảm biến khi ống kính lấy nét ở vô cực. Tiêu cự ống kính càng dài thì độ khuếch đại hình ảnh càng lớn, kích thước tiêu cự và hình ảnh tỷ lệ thuận. Hình ảnh chụp bằng ống kính tiêu cự 52mm có hình ảnh được khuếch đại gấp đôi hình ảnh chụp bằng ống kính 26mm trên cùng máy ảnh.
1. Một camera: tiêu cự ống kính 26mm
2. Hai camera: tiêu cự ống kính 26mm + 52mm
3. Ba camera: các nhà sản xuất hiện tại dùng các bộ:
  • combo 1: tiêu cự ống kính: 26mm + 52mm + 125mm
  • combo 2: tiêu cự ống kính: 16mm + 26mm + 52mm
  • combo 3: tiêu cự ống kính: 12mm + 26mm + 52mm
4. Bốn camera: Khi ra mắt sản phẩm, các hãng hay nói là có 4 camera kể cả cái này thì thường đây là cảm biến dùng để đo khoảng cách từ máy đến đối tượng được chụp và khoảng cách với hậu cảnh chính xác hơn, cung cấp thông tin đó cho thuật toán AI xử lý làm mờ nhoè hậu cảnh (xoá phông nền) hoặc tạo các hiệu ứng thị giác mà ta hay gọi là bokeh hình dạng trên nền hậu cảnh.
HTC-.jpg
HTC One - Bình minh len lén

LG-G4---20150624_174919.jpg
LG G4 - Một góc phố đã xa

Zen5---P_20180629_174526_1_vHDR_On_HP.jpg

Quảng cáo


Asus Zenfone 5 - Nhà thờ Lớn Hanoi

2. Câu chuyện góc nhìn & hiệu ứng tiêu cự của các camera điện thoại:

* Một camera: 26mm - Đơn giản là đưa máy lên bấm chụp!
Đây được coi là ống kính tiêu cự trung bình của camera điện thoại. Không giống như tiêu cự trung bình của ống kính máy ảnh là 50mm được xem là tương đương góc nhìn của mắt người. Góc nhìn của ống kính 24 - 28mm trên điện thoại rộng hơn. Và, cũng vì góc rộng 24-28mm + cảm biến ảnh của điện thoại rất nhỏ nên khi chụp với điện thoại có một camera này, chúng ta thường có bức ảnh "nét từ nhà đến trường", nét gần như tất cả những gì ta thấy xuất hiện trong màn hình khi giơ lên chụp.
Đặc tính:
  • Góc thu hình trung bình của camera điện thoại.
  • Các chủ đề không bị biến dạng ở khoảng cách khoảng 1 mét trở lên
  • Đa dụng dễ chụp trong hầu hết hoàn cảnh tình huống chụp.
  • Ứng dụng:
    Với chỉ một ống kính 26mm ở đa số các điện thoại chỉ có một camera, người dùng vẫn có thể chụp mọi thứ gì họ nhìn thấy, và phải dịch chuyển nhiều hơn. Chẳng hạn muốn chụp đối tượng hơi xa thì chịu khó "zoom bằng chân" để tiếp cận, ở gần quá thì cài số de... Tiêu cự 26mm trên điện thoại có thể coi là đa năng, người chụp càng linh hoạt thì nội dung hình ảnh càng hay. Nếu là người mới học chụp, nếu đúng cách thì đây là ống kính cần để tập luyện tư duy bố cục một khung hình; nếu là thợ chụp thì sẽ tận dụng chủ yếu là ống kính này nhiều nhất.
Asus-Zen-1--P_20150507_062240_HDR.jpg
Asus Zenfone 1 - tĩnh vật

Glaxy-S6---45a.jpg
Galaxy S6 - Hoàng hôn buông dần...

Quảng cáo



* Camera thứ hai: Thích chụp chân dung, không thích thì đừng chọn mua, sẽ bỏ không.
Hầu hết các điện thoaị có cụm 2 camera đều có camera thứ hai có tiêu cự thường là 52mm (2x). Nhân đôi tiêu cự để sử dụng với hai mục đích: một là sử dụng như một tele tầm trung, hai là dùng tiêu cự này + với thuật toán xử lý phông nền tạo ra chế độ chụp chân dung. Nếu là camera 5x (tương đương 125mm) thì công năng chuyên chụp cảnh vật xa, thu hẹp các lớp ảnh, và hạn chế là vì cảm biến ảnh quá nhỏ, nên chất lượng ảnh không cao.
Đặc tính:
  • Độ khuếch đại lớn gấp đôi ống kính thường (26mm). Góc thu hình hẹp hơn, dễ xử lý mờ nhoè hậu cảnh để tách nổi bật chủ thể hơn do vùng ảnh rõ mỏng hơn.
  • Hiệu ứng tiêu cự dài làm cho các lớp ảnh (layers) hẹp lại về mặt thị giác, phối cảnh dồn ép lại, chiều sâu ảnh suy giảm.
  • Hiệu quả nhiều cho việc chụp chân dung bán thân (head-shot), chụp từ xa
  • Ứng dụng:
    Như vừa nói, nếu bạn có nhu cầu chụp chân dung nhiều, bạn thích hiệu ứng thị giác xoá mờ hậu cảnh phía sau chủ thể, có nhu cầu chụp nhiều các đối tượng hơi xa mà không tiếp cận... thì camera thứ hai của điện thoại sẽ hữu ích, và bạn nên mua điện thoại có nó.
4439089_IMG_5230.jpg
iPhone XS - chế độ "chân dung"

S9---tuanlionsg-20180324_063628.jpg
Galaxy S9+ - camera 2x (52mm)

Find-X.jpg
Ngày khai giảng - Oppo FindX (2x)

* Camera thứ ba: Thích góc rộng, không thích thì đừng chọn mua.
Camera thứ ba của điện thoại có ống kính góc rộng. Một số hãng làm camera góc rộng này, LG với V20, Asus với Zenfone, Oppo, Huawei, Samsung với vài dòng Galaxy và mới nhất có Note10, iPhone chưa có dòng nào làm ống wide đến lúc này.
Đặc tính:
  • Góc thu hình từ 120°
  • Vùng ảnh rõ (dof) rất sâu (nét từ nhà đến trường)
  • Hiệu ứng viễn-cận tăng sự nổi bật của chủ đề ở gần trong phối cảnh rộng. Tỷ lệ gần xa rất mạnh tạo tương quan tiền cảnh hậu cảnh độc đáo nếu dùng đúng cách.
  • Đường chéo là phần mạnh nhất trong tầm nhìn góc rộng, kéo hướng nhìn về hộ tụ rất xa. chẳng hạn con hẻm cụt có thể như một ngõ sâu hun hút.
  • Hạn chế chụp cận chân dung, các chủ đề hình dạng tròn, mặt người ở gần góc và cạnh khung dễ bị biến dạng.
  • Ứng dụng:
    Chụp một đại cảnh rộng để lấy nhiều chi tiết, sử dụng chụp phong cảnh, kiến trúc, tận dụng nguyên lý viễn-cận gần to xa nhỏ để tạo hiệu ứng thị giác về chiều sâu, kéo hướng nhìn hội tụ ở điểm xa. Sử dụng ống góc rộng (12mm - 16mm) thật sự rất khó, nhưng nếu khai thác tốt sẽ có những khung hình thú vị, hiệu quả. Với loại ống góc rộng, chỉ cần thay đổi nhỏ trong góc chụp (vị trí đặt máy) có thể làm một khung ảnh bình thường trở nên độc đáo và ngược lại.
V20---20170118_103826_HDR.jpg
LG V20 - Một góc đại sãnh toà nhà

20190814_180545a.jpg
Galaxy Note 10 - công viên


Zen5.jpg
Asus Zenphone 5


B. CÓ TÍNH NĂNG PHẦN MỀM HỮU ÍCH
  • Chụp đêm & thiếu sáng
  • Chụp thác nước, phơi sáng
  • Chụp Super-macro
  • Chụp chân dung với các hiệu ứng thị giác hậu cảnh
  • Chuyên chụp đen trắng
  • Phần mềm Selfie
  • ... ... ...
Anh em thấy có những điện thoại, có loại chỉ có duy nhất một camera, nhưng nhà sản xuất nhét vào đó nhiều thuật toán xử lý cho ra tính năng chụp rất mạnh mẽ. Như liệt kê ở bên trên, anh em thấy chiếc Google Pixel 3, khởi đầu cho khuynh hướng chụp đêm như ban ngày bằng tính năng của thuật toán; hay như các dòng điện thoại từ dòng thấp đến trung của Huawei, có tính năng chụp "phơi" thác nước, dòng xe đêm, vẽ light-painting... chỉ bằng thuật toán phần mềm. Hay như Bphone 2 của BKAV cũng chỉ có một camera, nhưng dùng nguyên lý thuật toán xoá mờ phông nền của GG để có chế độ chụp chân dung, hay chế độ chụp S-macro rất ấn tượng. Huawei từ P9 có riêng camera để chụp ảnh đen- trắng rất ấn tượng, sau này họ bỏ đi làm nhiều người tiếc nuối. Hoặc có các hãng đầu tư cụm camera selfie nhiều hơn bình thường, có góc rất rộng để we-fie hay cảm biến có độ phân giải cao để tăng chất lượng ảnh....

Đó cũng là những tiêu chí để thêm điểm khi quyết định chọn mua một cụm camera cho đúng nhu cầu của bạn. Nhiều người cứ thích nói "tôi chả cần phức tạp, auto với một camera là đủ!" nhưng thực tế thì cảm thấy gò bó thiếu thốn vì nhu cầu của họ thực sự nhiều hơn; ngược lại, có người chẳng thiết chụp hình gì nhiều, cơ bản vui vẻ với một camera là đủ, nhưng chạy đua vũ trang chỉ để để cho vui.

Dĩ nhiên "ăn chơi phải sướng!" nên nếu đã đủ sức ăn chơi, bạn bỏ qua tất cả những điều trên! Cứ sắm những gì mới nhất, công nghệ mạnh nhất, và thích là chơi! Làm sao cho sang chảnh cũng là một nhu cầu!

htc-u-ultra--IMAG1149a.jpg
HTC U Ultra - Chế độ thủ công hiệu quả
Rửa cá cơm trước khi vô lò hấp ở Ninh Thuận


Huawei-Nova-3i.jpg
Huawei Nova 3i - Chế độ phơi thác mịn màng giữa ban ngày không cần filter
Thác Dambri Lâm Đồng


IMG_20190327_004602.jpg
chụp bằng chế độ "night mode" cầm tay 2 giây, thuật toán chụp nhiều tấm và chồng ghép

IMG_20181007_124102.jpg
Bphone 3 - chế độ S-macro chụp liên tục nhiều tấm và thuật toán ghép lại để tăng khoảng ảnh rõ


Mi-A2---IMG_20171029_155208.jpg
Xiaomi Mi A2 - Chế độ "nhoè hậu cảnh" bằng thuật toán


nova2i-_-camera.tinhte.vn_-25.jpg
Nova 2i - chế độ lightpainting bằng thuật toán


Z3_19700124_172517_1.jpg
Sony Z3 - chế độ làm mờ hậu cảnh thưở đầu bằng thuật toán phần mềm (2014)


PORTRAIT_IMG_20181007_190746_pp.jpg
Dùng ngyên lý tách chủ thể và xử lý nền hậu cảnh bằng cách phóng to chi tiết, như Google Pixel

Mi-A1--IMG_20171029_151755.jpg
Xiaomi Mi A1 - Làm mờ hậu cảnh bằng phần mềm như trên


note4_20141003_091003.jpg
Note 4 - chế độ symmetry tự động bằng thuật toán phần mềm

P30p.jpg
P30 Pro - Chế độ chụp Milky Way

P_20150423_104305.jpg
Chế độ chồng 4 hình làm 1 để tăng độ phân giải - Asus


101014623.jpg
Phơi sáng ban ngày bằng phương pháp thủ công (kẹp filter ND) thì mình thử từ 2015 bằng Oppo Find 7
Nhưng thuật toán làm được thì dễ dàng hơn.


oppo-f3-plus-_-camera.tinhte.vn_-38.jpg
Oppo F3 - Camera Selfie super-wide
Selfie đông người, không méo hình, ai cũng thấy mình để posing

C. THƯƠNG HIỆU
Một điều hơi tế nhị, đó là tiêu chí chọn thương hiệu nào. Thực ra, riêng về cụm camera, có lẽ cần tập trung vào các tiêu chí nhu cầu tương hợp với sản phẩm. Tuy nhiên, có những nhãn hiệu làm rất tốt cụm camera thì không phải luôn là nhãn hiệu được hoàn toàn ưa thích. Thành ra, cái này là tuỳ mỗi người trải nghiệm. Ưa thích một nhãn hiệu rất khó nói. Đôi khi chỉ vì một lý do rất bất chợt, một thái độ của cô bán hàng, hay một chi tiết mãn nhãn về thiết kế trong đôi mắt thẩm mỹ, hoặc một tính năng phù hợp cảm tính nào đó... làm người ta yêu sản phẩm không chừng. Khi người ta yêu, người ta có vạn lý do cớ để giải thích cho quyết định chọn lựa. Đôi khi "cớ" lại không phải là "lý do". Cũng đôi khi "giải" hoài mà người khác "không thích". Có bạn đến bây giờ còn ấp ủ cái Lumia 1020 vì cụm cam, cũng có người chì nhắc đến iPhone và sẵn sàng abcd khi ai nói gì đó khác, tương tự với các nhãn hiệu khác với những người bạn khác vậy!

Nhưng, ngạn ngữ có nói: "la coeur a des raisons que la raison ne connaite pas!" - con tim có những lý lẽ mà cái đầu không thể hiểu được! Bạn chẳng thể hiểu được vì sao người ta yêu thích cái gì đó đâu, bởi họ còn không hiểu chính họ!

Chúc anh em vui với chọn lựa của mình!
Nhưng quan trọng là nhớ chia sẻ nhiều ảnh ưng ý nhé!

Mi-A2.jpg
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

toidangsay
TÍCH CỰC
5 năm
Thích cái tof nhất nhưng phải 4 cam mới có nó. Chứ góc rộng vs 2x ít hiệu năng hơn
@toidangsay Góc rộng hay mà bác. Hay dùng phết ý.
toidangsay
TÍCH CỰC
5 năm
@Manhtoan112 Đi đông người là 1 lợi thế.
pvl181080
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình vẫn đang dùng điện thoại 1 camera 😃
kulele
CAO CẤP
5 năm
@poiuy1234 con nokia 9 phế vật đó nhắc làm gì bác 😃
Nhớ cái cam huyền thoại của Nokia lumia
JizinT
TÍCH CỰC
5 năm
@MrMedic229 Quên, con của mình là 1520 thì phải. Bỏ tủ lâu lắm rồi ,mới đem lên khacten dán da rồi quăng đó.
nobita85uct
ĐẠI BÀNG
5 năm
@cienkang 1020 full box đây ạ.
@JizinT Con này là 1520
JizinT
TÍCH CỰC
5 năm
@cienkang Chuẩn rồi 😃
Chụp cũng ác liệt lắm .
Mi A1 2 cam chụp còn tốt 😁
IMG_20190831_062735.jpg
Mua cho có chiều sâu với đời chứ có xài gì đâu 😁
leeyang
CAO CẤP
5 năm
Một bài viết cực chi tiết. Cảm ơn anh rất nhiều!
theladu
CAO CẤP
5 năm
Quan trọng người chụp nữa...
nha luu
TÍCH CỰC
5 năm
Cam iphone ok
F06BC69B-138E-487E-B672-B46F898F8871.jpeg
mình thấy 3 cam là ổn
1. Cam rộng
2. Cam tele
3. Cam siêu rộng
Mua càng nhiều cam càng tốt. Đôi lúc cũng cần
Bao nhiêu camera cũng ko đủ vì tính người ngày càng tham, 1 rồi muốn có 2, có 2 rồi muốn 3. Quan trọng là chụp xong thấy ưng ý là đc.
@hackieuhay Thế vẫn ít
Mua luôn cái máy ảnh cơ chụp cho nó đẹp,điện thoại nhiều camera làm gì chiếm hết diện tích.
tungnhtsb
TÍCH CỰC
5 năm
@savi_tỉnh Bác có dùng máy ảnh nói chung không? Chứa trước giờ thấy những bình luận như này toàn là những người chưa dùng hoặc chưa tìm hiểu nhiếp ảnh bao giờ. =))
truongdoduy
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Hà Hùng Nguyễn Bạn kêu mua máy cơ còn gì? Nói chug bạn đang k hiểu máy cơ là gì, máy kĩ thuật số là gì rồi!_ 😔))
Louis P
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chỉ cần 2 camera là 1 chính 1 góc rộng là ok. Cam chụp xoá phông, cam macro, cam TOF có hay ko cũng ko sao
Xin anh Tuấn phần mềm xoá mờ hậu cảnh (xoá phông) như ở bức bác chụp bằng Mi A1.
Nhiều cam hư cam này còn cam khác .Chứ 1 cam hư cái là thành cục gạch
@tranha_honor Xài đt chưa thấy hư cam bao giờ. Mà cam thay được mà?!?
Có thật nhiều tiền thì mua máy loại khủng nhất,nhiều camera nhất thôi.
Mình chọn đt theo hệ sinh thái và thương hiệu,

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019