Các bài trả lời nnkjsc

Thảo luận trong 'Khoa học - Quân sự' bắt đầu bởi P.W, 11/9/19. Trả lời: 136, Xem: 18268.

  1. nnkjsc

    Tham gia:
    31/3/07
    Được thích:
    5,293
    Best Answers:
    0
    nnkjsc
    VIP
    hỏi ngu: sao không tiếp tục bơm nước nhiễm phóng xạ đã nguội vào làm mát mà phải đổ đi?
     
    vutuan47, Kocoji, traithanhnam902 người khác thích nội dung này.
    1. nnkjsc

      Tham gia:
      31/3/07
      Được thích:
      5,293
      Best Answers:
      0
      nnkjsc
      VIP
      nnkjsc
      @blizzaro Noi chung chung quá, cùng là một loại phóng xạ lại đi phản ứng với nhau ah
       
    2. nnkjsc

      Tham gia:
      31/3/07
      Được thích:
      5,293
      Best Answers:
      0
      nnkjsc
      VIP
      nnkjsc
      @baomat1585 Bão hòa thì quan trong gì đâu, chỉ để làm mát cơ mà
       
    3. Cừu con

      Tham gia:
      16/4/19
      Được thích:
      2,760
      Best Answers:
      0
      Cừu con
      CAO CẤP
      Cừu con
      @nnkjsc Làm mát chỉ là một phần thôi
       
      tamle_o thích nội dung này.
    4. vo khanh tan

      Tham gia:
      4/4/14
      Được thích:
      3,920
      Best Answers:
      0
      vo khanh tan
      CAO CẤP
      vo khanh tan
      @nnkjsc Chắc nước bị rò rỉ phóng xạ khác trước khi làm mát bình thường .
       
      tamle_o thích nội dung này.
    5. NamAnn

      Tham gia:
      8/1/16
      Được thích:
      815
      Best Answers:
      0
      NamAnn
      TÍCH CỰC
      NamAnn
      @nnkjsc Theo mình hiểu thì nước nhiễm xạ này là nguồn nước ngầm bị tiếp xúc với nước làm mát của lò phản ứng, chứ không phải chỉ là nước làm mát thải ra bạn nhé. Tức là trong khi phải tiếp tục bơm nước vào làm mát 3 lò phản ứng, thì tác dụng phụ là nó ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các lò phản ứng luôn phải xây dựng gần sông hay bờ biển để tận dụng nguồn nước làm mát. Bình thường nguồn nước sẽ được cách ly với phóng xạ, nhưng khi thảm họa xảy ra thì nguồn nước đổ vào này bị nhiễm xạ. Chính phủ Nhật đã xây tường ngầm để chặn bớt nước ngầm tiếp xúc với 3 tòa nhà của lò phản ứng, nhưng chỉ thành công trong việc giảm lượng nước từ 500 tấn mỗi ngày xuống 100 tấn. 100 tấn mỗi ngày là lượng nước nhiễm xạ cần phải chứa trong bể (và sắp hết chỗ). Như vậy chắc có giới hạn kỹ thuật nào đó khiến Nhật không thể giảm bớt thêm nguồn nước ngầm đổ vào 3 lò phản ứng, mà cũng không thể chặn hoàn toàn vì cần làm nguội lò, nên họ chỉ có cách cho 100 tấn nước đổ vào mỗi ngày rồi rút nước ra bể chứa. Mà bể thì sắp hết chỗ :)

      Trích báo guardian:

      Tokyo Electric Power (Tepco) has struggled to deal with the buildup of groundwater, which becomes contaminated when it mixes with water used to prevent the three damaged reactor cores from melting.

      The government spent 34.5bn yen (£260m) to build a frozen underground wall to prevent groundwater reaching the three damaged reactor buildings. The wall, however, has succeeded only in reducing the flow of groundwater from about 500 tonnes a day to about 100 tonnes a day.
       
      LinhVN1807, mazechan, trieuluu6 người khác thích nội dung này.
    6. thuyhu1996_1996

      Tham gia:
      27/4/13
      Được thích:
      317
      Best Answers:
      0
      thuyhu1996_1996
      ĐẠI BÀNG
      thuyhu1996_1996
      @nnkjsc Quan trọng là hết chỗ để rồi :D:D
       
    7. Black Mamba

      Tham gia:
      30/11/11
      Được thích:
      13,059
      Best Answers:
      0
      Black Mamba
      VIP
      Black Mamba
      @nnkjsc Câu hỏi hay! Trong nhà máy điện hạt nhân, có một nguồn nước được gọi là Ultimate Heat Sinks (UHS), nguồn nước này được dùng để làm nguội các lò phản ứng trong trường hợp tai nạn, đây là một phần trong tiêu chuẩn an toàn khi xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Trong các sự cố nghiêm trọng, như ở Fukushima, khi các lò phản ứng bị quá nhiệt, người ta phải dùng nguồn nước làm mát UHS này để làm nguội lõi của các lò phản ứng trong ít nhất 30 ngày. Khi sự cố xảy ra, UHS phải cung cấp lưu lượng nước làm mát từ 38 - 114 m³ mỗi phút. Nguồn nước của UHS có thể là cùng một nguồn dùng cho việc làm mát lò phản ứng trước đây (từ hồ, sông, biển) hoặc là một nguồn nước riêng biệt. Sau khi được bơm vào các lò phản ứng để làm mát, nguồn nước này sẽ nhận nhiệt từ các thanh nhiên liệu, vốn đang rất nóng, và quá trình trao đổi nhiệt xảy ra, lượng nước này sẽ có nhiệt độ cao và đã bị nhiễm xạ, chúng không còn là nước bình thường nữa! Lưu ý rằng nước này tiếp xúc trực tiếp với các thanh nhiên liệu, chứ không chỉ trao đổi nhiệt theo kiểu BWR hay PWR (nước nhận nhiệt ---> sôi ---> hóa hơi ---> quay turbine ---> sinh điện ---> làm mát ---> ngưng tụ), tức là ngoài nhiệt lượng, nó còn nhận thêm các hạt neutron, các nguyên tử của nguyên tố phóng xạ,... và trở thành nước thải. Vì lý do đó, nước thải này không còn có thể dùng để quay vòng làm mát lõi lò phản ứng được nữa (giống như kiểu nó đã ăn no rồi vậy). Lượng nước thải này cần được trữ trong các bể chứa trong khoảng 15 năm để chúng có thể nguội đi, và người ta có thể xử lý được chất độc phóng xạ mà chúng đang lưu trữ.
       
      LinhVN1807, mazechan, caohuong_ls20 người khác thích nội dung này.
    8. AZwarrior

      Tham gia:
      7/4/11
      Được thích:
      8,443
      Best Answers:
      0
      AZwarrior
      VIP
      AZwarrior
      @Black Mamba nghe thì rất nhiều kiến thức nhưng mơ hồ chung chung quá, nhưng con số 15 năm làm nguội ở đâu ra vậy, và tại sao lại mất tận 15 năm. Có nguồn thì trích ra để mình vào đọc bản gốc nhé, giải thích vẫn chưa rõ
       
    9. merinoka

      Tham gia:
      22/2/15
      Được thích:
      668
      Best Answers:
      0
      merinoka
      TÍCH CỰC
      merinoka
      @AZwarrior Có google để làm gì hả bạn. Chịu khó tự tìm hiểu và giải đáp cho bản thân.
       
    10. Black Mamba

      Tham gia:
      30/11/11
      Được thích:
      13,059
      Best Answers:
      0
      Black Mamba
      VIP
      Black Mamba
      @AZwarrior Biết thế rồi thì tự tìm hiểu đi bạn, viết thêm nữa thì nó dài bằng cái báo cáo khoa học luôn đấy. 15 năm đây: L. Gunter, P. Gunter, S. Cullen, and N. Burton. 2001. Licensed To Kill: How the nuclear power industry destroys endangered marine wildlife and ocean habitat to save money. Nuclear Information and Resource Service.
       
      LinhVN1807, mazechan, Pnmr5606 người khác thích nội dung này.
    11. Tuyênnnnn

      Tham gia:
      29/3/16
      Được thích:
      94
      Best Answers:
      0
      Tuyênnnnn
      ĐẠI BÀNG
      Tuyênnnnn
      @Black Mamba Ông trên kia cũng giải thích là nước nhiễm phóng xạ kiểu bão hoà rồi, mà ông @nnkjsc rep lại 2 câu ko não rồi :))
       
    12. Congcu

      Tham gia:
      15/6/17
      Được thích:
      3,213
      Best Answers:
      0
      Congcu
      CAO CẤP
      Congcu
      @AZwarrior Muốn phản biện thì cần nói rõ: Chỗ nào sai, chỗ nào đúng, và tại sao.

      Nếu nói: KHÔNG BIẾT, thì nên dựa cột nghe a e phản biện.
       
      daovangiangtnvnphuongtuan204 thích nội dung này.
    13. nnkjsc

      Tham gia:
      31/3/07
      Được thích:
      5,293
      Best Answers:
      0
      nnkjsc
      VIP
      nnkjsc
      @Tuyênnnnn :) ông đọc "nước bão hòa rồi" và thế là hiểu vấn đề hả. thánh. tôi đã nói ngay từ đầu là tôi hỏi ngu. tôi muốn được hỗ trợ kiến thức để hiểu chứ không "hiểu" theo kiểu "nước bão hòa rồi".
       
      dacviet thích nội dung này.
    14. nnkjsc

      Tham gia:
      31/3/07
      Được thích:
      5,293
      Best Answers:
      0
      nnkjsc
      VIP
      nnkjsc
      @Black Mamba Cảm ơn bác nhiều!
       
    15. Black Mamba

      Tham gia:
      30/11/11
      Được thích:
      13,059
      Best Answers:
      0
      Black Mamba
      VIP
      Black Mamba
      @Tuyênnnnn Bạn hiểu sai rồi, bác nào viết "bão hòa các chất phóng xạ" của bác gì ở trên cũng không đúng, nếu gần đúng nhất thì có lẽ là câu "đổ thêm dầu vào lửa" mà thôi (vì thế người ta mới không tuần hoàn nước thêm lần nữa, mà phải chứa vào các bể), và bác @nnkjsc hỏi "tại sao không dùng nó để làm mát" (chỉ cần nó đem nhiệt đi thôi, vì chứa ở bể ngoài là nó đã nguội sẵn rồi), đấy là câu hỏi hoàn toàn có logic chứ chẳng có gì gọi là "không não" cả. Câu trả lời ngắn gọn nhất là nước không chỉ có tác dụng làm mát.

      Bình thường, nước không tiếp xúc trực tiếp với lõi của lò phản ứng hạt nhân, mà nó trao đổi nhiệt gián tiếp. Nước biển lại càng không được dùng, chỉ cần nước biển tiếp xúc vào lõi lò, cái lò sẽ hỏng ngay lập tức. Khi các kỹ sư Fukushima phun nước biển vào lò để làm nguội, họ biết là cái lò đó sẽ bị vứt đi, nhưng vì an toàn (tránh các thanh nhiên liệu bị nóng chảy) mà họ buộc phải làm như vậy.

      Trong trường hợp sự cố, dòng nước UHS tiếp xúc trực tiếp với các dòng neutron mạnh, hoặc các vật liệu tiếp xúc với dòng neutron mạnh, khi đó, nó hấp thụ neutron và trở thành nước nặng D2O và T2O. Giải thích: nước bị kích hoạt bởi phản ứng (n-p) trên Oxy, tạo ra Nitơ; hoặc hấp thụ neutron trên Oxy tạo ra Flo bằng cách phân rã beta. Đôi khi, nước bị borat hóa, và Boron-10 có thể tạo ra Triti khi bị dòng neutron tấn công. Nó cũng có thể tạo ra Liti-7, và tạo thành Triti khi bị dòng neutron tấn công. Một lượng nhỏ Tritium được tạo thành khi bắt neutron trên Deuterium (đơteri). <Thấy chưa, viết thế này thì hết "chung chung" nhưng bố ai mà hiểu?!>

      D2O thì không phân rã phóng xạ, nhưng T2O thì có, nó phóng xạ beta (phát ra tia beta) với chu kỳ bán rã khoảng 12 năm (cứ 12 năm thì lượng chất giảm đi một nửa). Nước phun vào để làm mát và hấp thụ neutron, ngăn các thanh nhiên liệu nóng chảy và trở thành một quả bom hạt nhân. Nhưng nước sau khi đã dùng, thì sẽ không còn hấp thụ neutron được nữa, và không thể đưa tuần hoàn trở lại.
       
      LinhVN1807, mazechan, Sơn Áii14 người khác thích nội dung này.
    16. dacviet

      Tham gia:
      4/10/11
      Được thích:
      1,149
      Best Answers:
      0
      dacviet
      TÍCH CỰC
      dacviet
      @Black Mamba Cám ơn bạn với kiến thức đã cung cấp, mình cũng thắc mắc như bạn kia, sao ko tuần hoàn nước vào. Giờ bạn Không nên giải thích thêm, không hiểu đâu (^_^). Nói chung nên hiểu rằng làm mát lò phản ứng không đơn thuần là tạt nước vào cho nguội.
       
    17. Congcu

      Tham gia:
      15/6/17
      Được thích:
      3,213
      Best Answers:
      0
      Congcu
      CAO CẤP
      #109 Congcu, 12/9/19
      Sửa lần cuối: 12/9/19
      Congcu
      @Black Mamba Nôm na cho ngắn gọn:

      Cơ chế: Phản ứng trong lò là phân hạch, và phát Neutron. Mỗi Neutron sẽ va chạm và kích hoạt phân hạch tiếp theo. Nếu mỗi phân hạch sinh ra trung bình lớn hơn 1 netron, chính xác là chúng ta có 1 QUẢ BOM.

      Làm gì để số Neutron sinh ra trung bình <1? Người ta cho nước vào (D2O), thằng này bị bắn phá và sinh ra bố (T2O) - gọi nước phóng xạ, không còn khả năng hấp thụ Netron.

      Nếu tiếp tục sử dụng lại nước nhiễm T2O, chúng ra có MỘT QUẢ BOM.
       

      File đính kèm:

      LinhVN1807, h1970, nnkjsc1 người khác thích nội dung này.
      #109 Congcu, 12/9/19
      Sửa lần cuối: 12/9/19
    18. Nguyễn Vũ Tấn 1102

      Tham gia:
      17/3/13
      Được thích:
      29
      Best Answers:
      0
      Nguyễn Vũ Tấn 1102
      ĐẠI BÀNG
      Nguyễn Vũ Tấn 1102
      @nnkjsc Bạn nghĩ bạn sẽ tìm đc câu trả lời ở trên này à
       
    19. nnkjsc

      Tham gia:
      31/3/07
      Được thích:
      5,293
      Best Answers:
      0
      nnkjsc
      VIP
      nnkjsc
      @Nguyễn Vũ Tấn 1102 Chả cần nghĩ, đã có cấu trả lời. ông nói thế là đánh giá quá thấp thành viên trên mạng tinhte này, cứ nghĩ ai cũng như ông à.
       
    20. blizzaro

      Tham gia:
      12/2/11
      Được thích:
      1,242
      Best Answers:
      0
      blizzaro
      TÍCH CỰC
      blizzaro
      @baomat1585 Cùng 1 loại phóng xạ :) Chất A + chất B tạo thành chất AB . Và khi đổ ngược cái chất AB về lại cái chất A thì nó sẽ tạo ra 1 chất khác là A2B đấy bạn ak ^^ .
       
Đang tải...