Những điều cần biết về các chuẩn âm thanh Surround (Phần 2)

abuchino
1/10/2019 9:20Phản hồi: 3
Những điều cần biết về các chuẩn âm thanh Surround (Phần 2)
Phát triển mới nhất và đột phá nhất của âm thanh surround là âm thanh 3D hay còn gọi là object-based surround. Những tiêu chuẩn này cũng mang đến cho các kỹ sư âm thanh một khả năng mix audio một cách chính xác nhất với cảm giác không gian chân thật hơn bất kỳ tiêu chuẩn surround nào trước đây. Tên gọi “object-based” được sử dụng để thể hiện các 'vật thể' âm thanh không gian 3 chiều mà các tiêu chuẩn âm thanh này mang lại. Từ đó mà những kỹ sư âm thanh sản xuất cho phim có thể tái tạo từng âm thanh cụ thể chi tiết với độ chính xác cao đến từng vị trí trong không gian 3D chứ không bị giới hạn như những setup channel thông thường.

Xem thêm:
Tiêu chuẩn âm thanh này mang đến cho người dùng một kênh âm thanh riêng biệt cho chiều cao của không gian riêng biệt. Các dữ liệu audio không được lưu theo từng kênh loa riêng biệt như trước đây mà thay vào đó là một hệ trục tọa độ X,Y,Z trong không gian 3D.
Điều này được thực hiện bằng cách thêm những kênh âm thanh riêng biệt cho các chiếc loa trên trần hoặc đặt hướng ở phía trên trong các dàn AV Receiver ở nhà. Các kênh âm thanh thể hiện chiều cao được đặt ở một kênh riêng. Điều này đã dẫn đên việc có thêm các con số đuôi ở sau để thể hiện các kênh chiều cao trong hệ thống home surround.

5.1.4.jpg

Ví dụ như hệ thống 5.1.2 sẽ sử dụng hệ thống loa 5 kênh như thông thường và một subwoofer, tuy nhiên số .2 đuôi ở sau sẽ thể hiện hai mẫu loa thêm ở chiều cao đặt trần theo chế độ stereo ở mặt trước. Hệ thống 5.1.4 thể hiện bốn kênh âm thanh riêng ở chiều cao, trong đó bao gồm hai loa trần ở mặt trước và hai loa trần ở phía sau.


Dolby_atmos.jpg

1/ Dolby Atmos

  • Dolby Atmos trong rạp chiếu phim
Nếu các bạn chịu khó theo dõi xu thế âm thanh surround trong vài năm trở lại đây thì Dolby vẫn hiện đang là người dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ âm thanh surround Object-based với Dolby Atmos. Trong một rạp chiếu phim được trang bị Dolby Atmos, nhà sản xuất có thể tái 128 âm thanh khác biệt trong cùng một phân cảnh được kết nối thông qua 64 loa khác nhau trong cùng một hệ thống. Trong quá khứ nếu có một cảnh nổ trong phim ở phía bên phải màn hình thì cả nữa rạp chiếu phim sẽ nghe cùng một âm thanh. Với Atmos, âm thanh trong rạp chiếu phim sẽ xuất hiện ở những vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí được đặt bởi các audio mixer chuyên nghiệp
  • Dolby tại gia đình
Atmos bắt đầu xuất hiện trên các mẫu A/V Receiver vào năm 2015, trong một gói dữ liệu đơn giản hơn với dung lượng thấp hơn định dạng chuyên nghiệp. Như đã nói ở phần nêu trên 5.1.2 và 5.1.4 , mang thêm 2 hoặc 4 chiếc loa chiều cao thêm vào dàn âm thanh 5.1 truyền thống. Tuy nhiên Dolby vẫn hỗ trợ những setup loa nhiều hơn rất nhiều. Atmos từ ngày ra mắt đã phát triển cực kỳ phổ biến và hầu hết tất cả các AV Receiver phổ thông đều hỗ trợ tiêu chuẩn này.

5.1.4 virtual.png

Năm 2015, Yamaha giới thiệu mẫu loa soundbar đầu tiên hỗ trợ Atmos mẫu YSP-5600 sử dụng 4 driver đánh lên hướng trần sau đó dội ngược xuống. Sau đó cũng có nhiều mẫu loa soundbar hỗ trợ chuẩn Dolby Atmos này ví dụ như Samsung HK-950 sử dụng các driver up-firing để đánh lên trần và phản hồi tạo hiệu ứng chiều cao kết hợp các loa vệ tinh truyền thống để tạo cảm giác 5.1.4. Thậm chí cũng có những TV như LG W8 hỗ trợ Dolby Atmos nhờ một chiếc soundbar tích hợp trực tiếp trên TV. Ngoài ra cũng có những giải pháp yêu cầu Receiver như các dòng sản phẩm Sib Evo của Focal.

Trong danh sách các sản phẩm phim sử dụng chuẩn Atmos ngày một tăng lên (bộ phim đầu tiên sử dụng Atmos là Transformers: Age of Extinction) thông qua các đĩa Blu-ray. Thì hiện nay cũng có nhiều trang streaming như Netflix, Vudu và Amazon. Số lượng đầu tiên cũng khá ít tuy nhiên ngày càng nhiều nội dung sử dụng tiêu chuẩn này. Thậm chí Atmos cũng đã bắt đầu được sử dụng trong các buổi truyền hình trực tiếp như thế vận hội mùa đông năm 2018..

DTS-X.jpg

2/ DTS:X


Để bắt kịp với Dolby thì DTS cũng giới thiệu tiêu chuẩn âm thanh Object-based đầu tiên của mình mang trên DTS:X vào năm 2015. Trong khi Dolby Atmos giới hạn 128 âm thanh riêng biệt trong một phân cảnh trong rạp chiếu phim, thì DTS:X thì không có bất kỳ giới hạn nào (tuy nhiên nếu một bộ phim có khả năng vượt qua giới hạn của Atmos cũng là một điều rất đáng ngạc nhiên). DTS:X hướng đến việc dễ dàng sử dụng, truy cập cũng như đáp ứng đa năng đủ nhu cầu hơn Atmos, tận dụng những thiết kế trước đây với các loa đã có sẵn trong rạp chiếu phim và hỗ trợ đến kết nối 32 loa khác nhau trong tiêu chuẩn gia đình

Quảng cáo



Trong khi DTS:X trước đây thường được giới thiệu thông qua các bản update trên những AV Receiver có hỗ trợ Atmos. Thì bây giờ cũng đã trở nên dần phổ biến với những mẫu A/V Receiver mới được hỗ trợ ngay từ đầu. Những công ty như Lionsgate và Paramount thường giới thiệu các bản phim home releases ở tiêu chuẩn DTS:X, tuy nhiên hiện nay tiêu chuẩn này vẫn ít phổ biến như Atmos. Mặc dù vậy với những mẫu A/V Receiver có chất lượng cao thì chắc chắn sẽ hỗ trợ đồng thời DTS:X cũng như Dolby Atmos.

DTS Virtual X.jpg
DTS cũng nhận ra rằng không phải tất cả những người yêu phim ảnh có không gian và thời gian để có thể setup một dàn âm thanh object-based đúng tiêu chuẩn. Theo nghiên cứu của DTS cho thấy có ít hơn 30% khách hàng sử dụng kết nối các loa trần, loa chiều cao vào hệ thống và thậm chí có ít hơn 48% người dùng sử dụng kết nối các loa vệ tinh surround.

Để giải quyết vấn đề này, công ty đã phát triển thêm một tiêu chuẩn mới mang tên gọi DTS Virtual:X. Tiêu chuẩn này sử dụng xử lý kỹ thuật số Digital Signal Processing (DSP) để có thể mang lại không gian âm thanh 3D như tiêu chuẩn DTS:X truyền thống vối số lượng loa ít hơn, và thậm chí người dùng chỉ cần sử dụng hai loa stereo. Công nghệ này đầu tiên được giới thiệu đến các mẫu soundbar, bởi vì thông thường các mẫu soundbar chỉ có một thanh loa soundbar cùng với một cục subwoofer và cũng có thể thêm hai loa vệ tinh chứ không đầy đủ setup các loa để tái tạo âm thanh 3D.
Kể từ dạo ấy các hãng như Denon và Marantz đã chính thức hỗ trợ chuẩn DTS Virtual:X cho các mẫu receiver của mình, trong khi đó Sony với mẫu virtual surround soundbar kết hợp đồng thời DTS:X và Atmos dựa trên nền tảng Virtual:X

Auro-3D.jpg

3/ Auro-3D

Quảng cáo



Mặc dù có thể không được nổi tiếng như Atmos hay DTS:X, tuy nhiên Auro-3D đã xuất hiện từ trước cả hai tiêu chuẩn trên. Công nghê này lần đầu tiên được giới thiệu từ năm 2006 và được sử dụng rộng rãi trong các rạp chiếu phim. Mặc dù mới được giới thiệu đến hệ thống home surround system của Marantz và Denon gần đây thông qua Firmware upgrade, tuy nhiên người dùng cũng phải trả tiền để nhận upgrade nêu trên.

Auro-3D không sử dụng cụm từ “Object-based” giống như những đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên phương thức hoạt động tương tự và kết quả âm thanh cũng tương tự như những giải pháp trên khi xem phim. Auro-3D mới được giới thiệu đến home theater tuy nhiên cũng khó có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Dolby, và có lẽ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng chủ yếu trong rạp chiếu phim

Mpeg-h.png

4/ MPEG-H


Mặc dù tiêu chuẩn MPEG-H mới được phát triển từ năm 2014 và chỉ bắt đầu xuất hiện trong các sản phẩm từ năm 2017, tuy nhiên tiêu chuẩn này rất có khả năng cạnh tranh trực tiếp với Dolby Atmos. Trong đó chiếc Sennheiser AMBEO Soundbar là một trong những sản phẩm nổi bật đầu tiên hỗ trợ tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn âm thanh 360 Reality Audio được Sony giới thiệu vừa qua cũng được phát triển dựa trên MPEG-H.
MPEG-H được phát triển bởi hiệp hội ISO/IEC Moving Picture Experts Group (MPEG) có sự tham gia của Fraunhofer IIS, Technicolor và Qualcomm.
Điểm quan trọng nhất tiêu chuẩn này sẽ là một tiêu chuẩn open audio standard, có thể mang lại mức giá vừa phải cũng như sự phát triển của cộng đồng kỹ thuật chứ không đóng cửa như các chuẩn Dolby hay DTS.

MPEG-H này hỗ trợ 64 kênh loa và 128 kênh codec core khác nhau tương tự như Dolby Atmos. Tuy nhiên khả năng ứng dụng của MPEG-H là rất đa dạng từ truyền hình, âm thanh giải trí gia đình, stream nhạc trực tuyến, tai nghe, VR. Và một điểm nổi bật khác là người dùng có thể sử dụng tiêu chuẩn này với những thiết bị di động như tai nghe, các sản phẩm VR, AR Headset chứ không nhất thiết cần đến hệ thống loa như truyền thống.
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

GiT
TÍCH CỰC
5 năm
Chốt lại là vẫn đang cố gắng tại tạo lại âm thanh của cuộc sống, định dạng nD n.n.n..., chỉ khổ cho các nhà làm nội dung... 😃
anninh12
ĐẠI BÀNG
5 năm
Không biết Dolby Atmos trên Netflix là 5.1.2, 5.1.4 hay bao nhiêu chấm vậy các bạn? Thấy trên receiver hiện Atmos luôn.
xbox360inbox
ĐẠI BÀNG
5 năm
Công nghệ cuối sắp đc Sony áp dụng vào PS5

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019