Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Những điều cần biết về các tiêu chuẩn âm thanh Surround (Phần 1)

abuchino
1/10/2019 9:2Phản hồi: 77
Những điều cần biết về các tiêu chuẩn âm thanh Surround (Phần 1)
Hiện nay vác tài liệu về định dạng âm thanh stereo khá nhiều và khá dễ tìm kiếm ở trên mạng, tuy nhiên khi nói đến chuẩn âm thanh surround thì lại có khá ít người quan tâm và biết đến. Có lẽ một phần vì việc setup một hệ thống surround hoàn chỉnh cũng khá phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư, kiến thức và cách sắp xếp cực kỳ chính xác thậm chí còn khó hơn việc setup các dàn loa high-end.

Vào năm 1982, Dolby Laboratories giới thiệu chuẩn Dolby Surround một công nghệ mang tín hiệu âm thanh surround theo dòng tín hiệu âm thanh stereo thông qua một quá trình xử lý gọi là matrix encoding. Kể từ đó Dolby, DTS và nhiều nhà sản xuất khác đã giúp cải thiện các tiêu chuẩn cho dàn âm thanh home surround sound. Với nhiều các tiêu chuẩn khác nhau thì có lẽ sẽ có nhiều người sử dụng sẽ có cảm giác rối bời không biết tiêu chuẩn nào là hay nhất. Từ tiêu chuẩn 5.1 đến chuẩn Dolby Atmos với nhiều mẫu loa được đặt nhiều loa overhead. Bài viết này sẽ giới thiệu chung về tiêu chuẩn này cho những bạn quan tâm đến những chất lượng âm thanh surround.

Xem thêm:

1/ Các kiến thức vỡ lòng cần thiết về âm thanh surround

  • Các loa
Để đạt được âm thanh hoàn chỉnh thì các bạn đầu tiên cần có một cặp loa stereo chính được đặt trước vị trí ngồi nghe (đây là cặp loa quan trọng nhất) và một cặp loa vệ tinh. Sau đó bước tiếp theo là việc thêm một chiếc loa trung tâm (center), loa center sẽ được đặt ở giữa cặp loa stereo chính, chiếc loa sẽ đảm nhận vai trờ thể hiện các đoạn hội thoại trong phim ảnh. Đây có thể được xem là setup căn bản nhất cho một dàn âm thanh surround và là bước đệm đầu tiên rồi dựa trên căn bản đó chúng ta sẽ thêm vài loa nữa tùy theo tiêu chuẩn surround mà bạn mong muốn
  • Phương thức Matrix
Nghe cái tên thì rất ma mị giống như bộ phim Matrix tuy nhiên. Trong trường hợp này Matrix nói đến việc encoding nhiều tín hiệu âm thanh của các kênh khác nhau theo một nguồn tín hiệu stereo thông thường. Phương pháp truyền tải này là cơ chế hoạt động của những tiêu chuẩn surround cũ như Dolby Surround và Dolby Pro Logic. Cơ chế này cũng được phát triển dựa trên những hạn chế về dung lượng và băng thông của các phương tiện truyền tải như đầu VHS tape.

  • Phương thức Pro Logic
Sử dụng quá trình xử lý tương tự như Matrix, phương pháp truyền tải Dolby Pro Logic đươc phát triển để có thể encode được các tín hiệu âm thanh riêng trong hai kênh trái phải. Dolby đã có thể cho phép các thiết bị âm thanh gia đình giải mã thêm 2 kênh âm thanh nữa từ ‘VHS tape, giúp cho việc truyền tải thêm 2 kênh tín hiệu là loa trung tâm và loa vệ tinh. Bởi vì giới hạn về dung lượng nên tính hiệu matrix surround có rất nhiều điểm hạn chế. Các âm thanh kênh surround trong Pro Logic cơ bản không ở chế độ stereo và cũng hạn chế về băng thông. Điêu đó dẫn đến mỗi loa đều phát âm thanh giống hệt nhau và mỗi âm thanh đều không có đầy đủ chi tiết các dải bass và treble


Surround Audio 5.1.jpg

2/ 5.1: Những bước đi đầu tiên của surround audio

Nếu các bạn còn nhớ về LaserDisc thì phương thức truyền tải này được giới thiệu đầu tiên vào năm 1978, tuy nhiên phải đến năm 1983 khi Pioneer Electronics đầu tư một khoản tiền không hề nhỏ vào công nghệ này thì người ta mới bắt đầu biết đến tại Bắc Mỹ. Một trong những ưu điểm của phương thức truyền tải này đó là dung lượng lưu trữ nhiều hơn so với băng VHS. Dolby sử dụng lợi điểm này để tạo nên tiêu chuẩn AC-3, hiện nay được biết đến với cái tên Dolby Digital. Tiêu chuẩn này phát triển hơn so với Pro-Logic, theo đó sẽ cho phép âm thanh stereo surround speakers và cho phép tăng băng thông tốc độ truyền tải âm thanh. Thêm vào đó tiêu chuẩn này cho thêm việc truyền tải âm thanh tần số thấp ở một kênh riêng biệt, thêm “.1” trong tín hiệu 5.1. Và như các bạn cũng đã biết tín hiệu dải trầm của các dàn surround được xử lý một chiếc subwoofer. Tất cả các tín hiệu trong Dolby Digital 5.1 là tín hiệu riêng biệt cho mỗi kênh mà không bị trộn lẫn matrix qua lại.

Dolby_digital.png

Với sự ra mắt của phim “Clear and Present Danger” trên LaserDisc, thì bộ phim đầu tiên hỗ trợ âm thanh Dolby Digital được giới thiệu đến các dàn giải trí gia đinh. Thậm chí cho đến khi DVD được giới thiệu vào năm 1997, thì Dolby Digital cũng là tiêu chuẩn âm thanh mặc định. Cho đến nay thì Dolby Digital 5.1 thường được xem bởi nhiều người là tiêu chuẩn âm thanh surround tiêu chuẩn và vẫn thường đi kèm trên nhiều đĩa Blu-ray.

DTS.jpg
  • DTS: Kẻ cạnh tranh
Tất nhiên thị trường công nghệ cũng cần phải có sự cạnh tranh để phát triển. Dolby luôn thống thị trường âm thanh surround từ thời điểm khởi đầu cho đến nay. Tuy nhiên vào năm 1993, tiêu chuẩn DTS (Digital Theater Systems) được giới thiệu lần đầu tiên, cung cấp một phương pháp mixing âm thanh surround kỹ thuật số cho việc sản xuất phim ảnh.
Trong đó bộ phim chiếu rạp đầu tiên hỗ trợ chuẩn DTS là Jurassic Park. Công nghệ sau đó được tích hợp xuống LaserDisc và DVD, tuy nhiên số lượng cũng khá ít chỉ có một vài đĩa. DTS sử dụng bitrate cao hơn và vì thế cung cấp nhiều thông tin âm thanh hơn so với Dolby. Các bạn có thể hiểu đây giống như sự khác biệt giữa file MP3 256kbps và 320kbps. Chất lượng âm thanh có điểm khác biệt có thể nhận biết được với những người chuyên nghiệp tuy nhiên cũng không quá lớn và dễ dàng nhận biết bởi người dùng phổ thông.

Surround Audio 6.1.jpg

3/ 6.1: Tiếp tục phát triển trên nền tảng 5.1

Quảng cáo


Trong nỗ lực cố gắng nâng cấp âm thanh surround cải thiện âm trường cho chuẩn 5.1 thì tiêu chuẩn 6.1 được ra đời với thêm một kênh âm thanh mới. Chiếc loa thứ 6 được đặt ở vị trí trung tâm của cặp loa vệ tinh phía sau, ngay sau vị trí nghe và thường được gọi là loa back surround và rear surround.
Mục đích của chiếc loa rear surround này đó là mang lại cho người nghe cảm giác được những chuyển động và tiếp cận ở phía sau. Điều này giúp cải thiện được âm trường cũng như những khuyết điểm của hai cặp loa vệ tinh trước đây.

Mọi thứ trở nên rắc rối hơn khi mỗi công ty thì điều giới thiệu một phiên bản 6.1 surround riêng. Dolby Digital và THX hợp tác để phát triển một phiên bản được gọi là EX hay surround EX, theo đó thì thông tin âm thanh được trộn matrix ra hai kênh loa vệ tinh trái phải. DTS theo một cách khác cho hai phiên bản 6.1 riêng biệt DTS-ES Discrete và DTS-ES Matrix. Thông tin và dữ liệu âm thanh chi tiết của tất cả các loa đều được viết trực tiếp tên DVD và đĩa Blu-ray, trong khi đó DTS-ES Matrix lấy tín hiệu ngoại suy từ các kênh loa vệ tinh chung một dòng tín hiệu.

Surround Audio 7.1.jpg

4/ 7.1: Kỷ nguyên khởi đầu của Blu-ray


Khi mọi người mới bắt đầu sử dụng làm quen với 6.1, thì tiêu chuẩn 7.1 được giới thiệu với việc ra mắt phương thức truyền tải phim mới. HD-DVD và Blu-ray cần có một tiêu chuẩn Surround mới, vượt trội so với tiêu chuẩn thế hệ trước.
Tương tự với 6.1, thì tiêu chuẩn 7.1 cũng có khá nhiều phiên bản khác nhau tuy nhiên phổ biến nhất đó là việc thêm một một loa vệ tinh phía sau. Những hiệu ứng surround được từng được phát thông qua chỉ một loa vệ tinh phía sau trên 6.1 thì bây giờ có thể được truyền qua một cặp loa vệ tinh ở chế độ stereo ở phía sau. Các kênh thông tin của âm thanh hoàn toàn riêng biệt, điều đó đó đồng nghĩa với việc mỗi loa đều có một kênh thông tin âm thanh riêng biệt không bị pha trộn, nhờ vào việc dung lượng bộ nhớ lưu trữ lớn hơn rất nhiều của Blu-ray.

Dolby_trueHD.jpg

Quảng cáo



Dolby giới thiệu hai phiên bản âm thanh 7.1 surround. Trong đó chuẩn Dolby Digital Plus là phiên bản âm thanh lossy khi tín hiệu âm thanh vẫn bị nén và ít tốn dung lượng hơn trên đĩa Blu-ray. Dolby TrueHD là chuẩn âm thanh lossless, vì không bị nén dữ liệu âm thanh vì thế Dolby TrueHD được giới thiệu giống hoàn toàn với bản thu gốc studio master.

DTS-HD.png

DTS cũng có hai phiên bản 7.1 cũng tương tự như hai phiên bản của Dolby. Trong đó DTS-HD là chuẩn lossy, bị nén âm thanh surround 7.1 ngoài ra DTS-Master HD là tiêu chuẩn Lossless và được giới thiệu giống hoàn toàn với bản thu studio master.

Ngoài ra các bạn cũng cần lưu ý rằng chuẩn âm thanh surround 7.1 mix cũng không phải lúc nào cũng hiện diện trên đĩa Blu-ray. Các movie studios thường vào thời điểm ấy mix mặc định dựa trên tiêu chuẩn surround 7.1, tuy nhiên cũng có vài trường hợp đặc biệt. Có những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc mix 7.1 mà dung lượng lưu trữ lớn là nguyên nhân chính. Ví dụ nếu như đĩa có quá nhiều nội dung extra thì các bạn có thể sẽ không có đủ dung lượng trống cho các kênh âm thanh surround thêm.
Trong nhiều trường hợp các bản mix 5.1 có thể được nâng cấp lên 7.1 nhờ quá trình xử lý matrix trong A/V Receiver. Điều này có thể giúp cho những loa vệ tinh ở phía sau có thể phát âm thanh mà không cần phải sự dụng đến một kênh âm thanh riêng.

Tuy nhiên các biện pháp xử lý ngày càng ít phổ biến đặc biệt với các đĩa 4K Ultra HD Blu-ray, thường sẽ tự động hỗ trợ chuẩn âm thanh 7 kênh riêng biệt.

Dolby_Pro_Logic.jpg

5/ 9.1: Phiên bản nâng cấp của các phương thức Pro Logic


Nếu các bạn đang tìm một chiếc Receiver, thì các bạn có thể thấy nhiều tiêu chuẩn và phiên bản khác nhau của Pro Logic processing. Trong dòng sản phẩm Pro Logic, hiện tại có Pro Logic II, Pro Logic IIx và Pro Logic IIz.
  • Pro Logic II
Pro Logic II là phiển bản cũ nhất trong dòng Pro Logic mới có thể lấy thông tin âm thanh surround 5.1 từ nguồn stereo source. Điểm khác biệt là Pro Logic II cung cấp đầy đủ âm thanh stereo surround. Quá trình xử lý này thường được sử dụng trên các kênh non-HD TV với một kênh audio stereo-only audio mix.
  • Pro Logic IIx
Pro Logic IIx là một trong những chế độ xử lý có thể biến bản thu 5.1 surround mix thành các bản thu 6.1 hoặc 7.1. Pro Logic IIx được phân chia thành nhiều chế độ khác nhau như movie, music và game mode
  • Pro Logic IIz
Pro Logic IIz cho phép việc sử dụng thêm hai loa đặt ở phía trên và nằm giữa hai loa stereo chính. Tiêu chuẩn này sử dụng một dạng matrix processing để nhằm mục đích tăng chiều sâu và không gian của âm thanh bằng cách phát âm thanh từ một vị trí mới. Vì quá trình xử lý IIz được phát triển từ các ca khúc 7.1 nên vì thế kết quả có thể được xem là chuẩn 9.1

11.2.gif

6/ Các tiêu chuẩn âm thanh surround 7.2, 9.2 và 11.2


Như đã nói ở trên “.1” trong 5.1, 7.1 và các tiêu chuẩn khác đều nói đến LFE (Low-Frequency Effects) một kênh riêng biệt trong các ca khúc surround, thường được xử lý bởi subwoofer. Nếu các bạn có dấu .2 thì các bạn có thể hiểu rằng chiếc receiver này có hai cổng subwoofer output. Cả hai đầu output subwoofer này thì đều xuất tín hiêu hoàn toàn giống nhau, và nếu theo các tiêu chuẩn của DTS và Dolby thì chỉ có duy nhất một kênh dành cho subwoofer. Bởi vì các nhà sản xuất AV Receiver muốn một sản phẩm dễ dàng marketing cùng với sự tiện dụng cho những người cần đến 2 subwoofer. Kể từ đó các chuẩn có đuôi .2 bắt đầu xuất hiện,

DSX_audyssey.jpg

7/ Audyssey DSX và DSX 2


Audyssey, một công ty thường được biết đến với những phần mềm tự động cân chỉnh phòng thường được sử dụng trong nhiều mẫu A/V hiện nay, cũng có giải pháp âm thanh surround của riêng mình mang tên Audyssey DSX. DSX cũng giúp cho người dùng có thể ghép nhiều loa hơn số lượng chuẩn 5.1 hay 7.1 surround format, upmixing tín hiệu 5.1 và 7.1 giúp trở thành một hệ thống có nhiều kênh hơn. Audessey có thể cho phép đến 11.1 kênh âm thanh surround. Với sự hiện diện của các object-based format giống như Dolby Atmos và DTS:X trong vài năm qua cũng khiến cho Audyssey suy giảm đi khá nhiều.
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kiến thức dành cho bác nào thích xem phim
canon30
TÍCH CỰC
4 năm
@Huy †rần Hay hơn
@canon30 Cũng đang thời điểm muốn mua 1 con 2.1 chắc xem thử 2.0 luôn được thì lấy thôi 😃
@Huy †rần 2.1 bass mạnh hơn chứ nghe nhạc nhiều thể loại thì ko hay hơn dc
@Manhtoan112 ok cảm ơn bạn chắc phải trải nghiệm trực tiếp mới biết 😆
Lúc đầu mình củng ham hú thể loại 5.1 hay 7.2 lắm, cố gắng dành dụm mua bộ sony về xem phim, sau 1năm thì để không, bụi và mạng nhện phủ kín dàn vì chẳng muốn xem nữa! Đến giờ củng được 6năm, mỗi năm lau lau chùi nó một lần vào dịp tết!
hiepmu
CAO CẤP
4 năm
@2 cù nèo nhạc piano thì 5.1 nghe chán, còn thể loại EDM thì dàn 5.1 nghe phê lòi lun bác, vì cả 5 loa cùng đập 😁
@NDC9057 Bác chơi không tới, không bỏ thời gian ra nghiêng cứu nên kết quả nó thế thôi.
Hoang-kuro
TÍCH CỰC
4 năm
@NDC9057 nhờ bác recomend cho mình vài mẫu không dây, dàn 5.1 creative 10 năm tuổi mình cũng muốn nâng cấp mà chưa chịu hư đây.
db9911
TÍCH CỰC
4 năm
@kkzbanana Cái gì cũng vậy mà bạn,
mấy cái thú chơi này đàn ông ai cũng ít nhiều có vài cái, nhưng có theo được nó đến cùng không thì tùy người tùy cảnh. Tốt nhât slaf chơi 1 món đến pro thôi đỡ tốn hơn đu đưa 1 đống món
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
"nguồn tín hiệu stereo source"
Source là NGUỒN rồi! Làm ơn!!!
Và nếu mình nhớ không nhầm, năm 2005 mình đã từng thấy ở phòng thu âm dùng băng VHS (ko chứa video) để thu âm rồi, và nó đáp ứng được 08 kênh audio độc lập (ngang với 7.1 bây giờ), thời đó gọi là đầu ADAT. Nên không thể nói thời VHS chỉ có stereo mà nó hay được áp dụng trong thu âm đa kênh (mỗi nhạc cụ 1 kênh), đó mới là khởi đầu cho surround sau này. Dựa trên ADAT mà làm.
Băng VHS là băng Video Home System từ năm 1976 lúc nào cũng có hình ảnh.
Còn ADAT optical sử dụng băng Alesis Digital Audio Tape khác nhau hoàn toàn xuất hiện từ năm 1990.
Chưa kể đến ADAT sử dụng trong phòng thu không phải để làm âm thanh multi-channel home system, mà chủ yếu được sử dụng cho mixer, recorder sau đó summing các kênh, nhạc cụ để tạo thành bản thu final stereo.
Quan trọng nhất codec encoding trong Dolby là AC-3 trong khi đó codec của ADAT khác hoàn toàn là NRZI (tương tự như SPDIF).

Cảm ơn bạn đã góp ý
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
@abuchino Mình ko chú ý lắm vì nhìn 2 loại này đều như nhau, cùng một dạng. VHS và ADAT khác nhau thì mình đã thông. Nhưng vấn đề multi-channel mình hơi bảo thủ tí vì cơ bản bọn nó cũng nhu nhau, đều là các kênh audio riêng biệt, còn bạn thu cái gì vào nó thì là tùy bạn, mỗi kênh là một nhạc cụ hay mỗi kênh là một tuyến âm thanh trong surround (bạn có thể extract từng kênh để nghe) đều là do người sử dụng muốn gì vì các kênh đều độc lập với nhau, ko có sự ảnh hưởng và giao thoa (trong vấn đề các track âm thanh). Còn Dolby thì chuyển sang định dạng số rồi, không còn dùng băng từ như cassette, VHS, ADAT nữa, nên Dolby ko phải là định dạng vật lý, mà nó chuyển sang số hóa, đó là mã hóa/giải mã (encode/decode) thôi.
kellykent
TÍCH CỰC
4 năm
Theo mình bộ dàn xem phim quan trọng nhất là loa center, tiếp đến mới đến cặp front, vì đa số các đoạn hội thoại, âm thanh đều phát ra từ loa center, vì vậy cứ đầu tư cục center thật gấu vào, sẽ làm âm thanh phim dày dặn và chân thật hơn.
kellykent
TÍCH CỰC
4 năm
@HongmenOS Bác xem phim thuyết mình thì loa vi tính cũng chẳng khác gì loa xịn cả. Tóm lại bác nên trải nghiệm từ từ về vấn đề này rồi bạn sẽ hiểu hơn thôi.
HongmenOS
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kellykent Mình xem bluray trên dàn 5.1 sony lâu rồi bạn ơi, hầu như chả để ý đến loa center vì xem phụ đề là chủ yếu. Lâu lâu mới bật audio thuyết minh lên
kellykent
TÍCH CỰC
4 năm
@HongmenOS Mấy dàn 5.1 aio thì nghe chữa cháy mới ok chứ chưa đủ ngon để cảm thụ âm thanh bộ phim.
anninh12
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kellykent Đồng ý với bạn. Các bạn cứ mở 1 phim lên rồi nghe thử xem, loa center phát hầu hết âm thanh: cả tiếng súng, tiếng hát, tiếng chân....mình đầu tiên cũng nghĩ loa front quan trọng nhất, ghé tai vào nghe mới nhận ra. Mình xem cả offline từ đầu Q10 lẫn online Netflix đều có surround.
Âm thanh surround 5.1-7.1 được chuộng những năm 2014 trở về trước, phù hợp xem phim hơn, giờ mấy hãng sản xuất âm thanh Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ tập trung loa Soundbar, loa kẹo kéo, loa Bluetooth mầu mè âm thanh toàn tiếng bass lấn hết cả dải mic, treble, người khá giả, giầu có thì đầu tư mảng audio trung cấp, cao cấp đắt tiền, hi-end của các hãng Châu Âu, Mỹ.
@tuyen_kientruc2013 công nhận, giờ loa toàn bass. Ưng mỗi mấy con Bose 😆))
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
@tuyen_kientruc2013 Vậy khuyên bạn đừng đi xem phim rạp để thưởng thức hình ảnh 3D và âm thanh surround, nó không phù hợp với bạn đâu.
@tuyen_kientruc2013 Hình như so sánh ko liên quan nhiều lắm
@tuyen_kientruc2013 Cho dân không có tiền thôi. Dân AV chơi tới 7.2.4 rồi 😃
Đúng là nghe dàn rời xong ko thể dùng soundbar.
Thớt up hình nằm ngoài mục kìa.
Bác nào mê em loa vi tính gigawork s750 như em không, tới giờ vẫn mê lắm mà chưa được nghe thử
Van Nha
ĐẠI BÀNG
4 năm
@dthanhliem83 minh da suu tam tu ebay ve... phai noi xung dang lam... nghe nhac lan xem phim ko muon ngung...kkk
@Van Nha Bạn ở đâu vậy, ôi đam mê và mãi đam mê em này
chơi về âm thanh là 1 thú vui đắt đỏ 😃
GiT
TÍCH CỰC
4 năm
@june_liht Tùy người thôi bạn, ko có điều kiện thì mua đĩa về để nghe với dàn âm thanh tiền tỷ, còn có điều kiện thì mua vé đi nghe giao hưởng vài trăm đến vài triệu/vé...
@june_liht Chơi bình dân vẫn hay mà.
@june_liht Audiophile vs audiofools nó gần nhau lắm bạn. Không phải chỉ bỏ ra tiền tỉ mới hay đâu bạn. Người chơi av chiệu khó nghiên cứu 1 tí là có dàng ngon thôi. Không phải rẽ tiền nhưng dùng tiền hợp lý đúng nơi.
Mình sài bộ sony 5.1 xem phim trong phòng đôi khi cứ giật mình thon thot
KhangTz
ĐẠI BÀNG
4 năm
Cho mình hỏi 4k passthrough trên soundbar là gì v, mình chỉ xài soundbar vs TV thôi thì có cần passthrough ko
HUNGLEVU
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Thiệu Vĩ Khang Passthrough là lấy nguyên âm thanh bản trên phim truyền xuống, sau đó dàn âm thanh xử lý. Tuy nhiên, đòi hỏi souundbar của bạn phải có chuẩn âm thanh loại đó thì mới giải mã được. vd như : DTS, Dolby digital, True HD
cloud2106
ĐẠI BÀNG
4 năm
Một thời sưu tầm và sử dụng từ 5.1 đến 7.1, đi kiếm loa,amply phối ghép các kiểu, giờ ko còn đam mê nữa, bán hết và chỉ còn dùng 1 soundbar jbl sb400 nghe cũng ổn.
Giáo Vũ
TÍCH CỰC
4 năm
Oánh dấu, nào rảnh nghiên cứu, giờ buồn ngủ quá, ko đọc nổi hết bài
Lâm159
ĐẠI BÀNG
4 năm
K hỉu j cả 😆
Em thấy cứ Logitech Z906 5.1 mà phang! Nó đc cái tuỳ chỉnh âm lượng từng kênh khá ổn định! Ko đòi hỏi nhiều ạ! 😆
crazyonline
ĐẠI BÀNG
4 năm
Rất thích hiệu ứng âm thanh vòm khi xem phim, tiếng máy bay, tiếng súng, tiếng bom.... nhưng giờ xem trên máy tính hoài mà k có nhiều phim chuẩn 5.1 mà coi 😔
Sing_1975
TÍCH CỰC
4 năm
@crazyonline Nguồn phim số chất lượng hiện có nhiều mà bạn, bạn đi chép hoặc tải về thử, dung lượng phim khoảng 8gb trở lên là ổn về hình ảnh và âm thanh
HUNGLEVU
ĐẠI BÀNG
4 năm
@crazyonline Nếu bạn có tài khoản fshare thì xem trên kodi VietMedia rất nhiều phim chất lượng và âm thanh 5.1, 7.1 hoặc cần tk Netflix
😁 Phim h xịn
upload_2019-10-2_0-23-10.png

upload_2019-10-2_0-24-47.png
Bài viết chi tiết, nhưng giá chát quá 😔
vvt03hp
CAO CẤP
4 năm
Khá chi tiết
koang
ĐẠI BÀNG
4 năm
Bây giờ mới hiểu tác dụng của việc đặt thêm loa phía sau. Mình cg chỉ có loa thường gắn thêm cho tivi. Thảo nào vài tháng nay xem phim ma thấy sợ hẳn luôn. Ngồi xem lâu lâu lại ngó xung quanh.
@koang chắc tưởng có đứa nào đứng phía sau ú òa hả😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019