Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Vài điều cơ bản về ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội

DuyDz
3/10/2019 7:48Phản hồi: 170
Vài điều cơ bản về ô nhiễm không khí, bụi mịn PM2.5 ở Hà Nội
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện đang là vấn đề thời sự hết sức nóng trong mấy ngày vừa qua. Đặc biệt, có ngày nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí lên tới 265 lận. Nghe báo đài, cộng đồng mạng thì nói thế, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ và tường tận về vấn đề này chưa? Hôm nay mình xin chia sẻ lại bài viết này cho anh em #tinhte tìm hiểu nhé.

Bài viết chia sẻ kiến thức của bạn Quỳnh Trang, hiện đang là nghiên cứu sinh tại đại học Tokyo Nhật Bản.

1. Bụi mịn là gì và từ đâu tới?


Mọi người mấy hôm nay nhắc liên tục tới “bụi mịn” PM2.5. Vậy thực sự bụi này là gì? 2.5 ở đây là kích thước đường kính của hạt bụi, chỉ có 2.5 micromet. Vì siêu nhỏ nên bụi này hầu như là “vô hình” và dễ dàng xâm nhập vào hệ hô hấp. Tác hại của nó đến sức khỏe, mình không nói nữa. Nhưng có điểm đặc biệt là so với các loại bụi khác, PM2.5 có thể phát tán xa hơn (từ vài trăm đến 1000 km), và lưu lại trong không khí lâu hơn, vì thế người ta còn gọi đây là “bụi lơ lửng”. Và cũng vì thế, nên việc kiểm tra nguồn phát thải PM2.5 khó hơn các loại khí ô nhiễm khác. Ở tầng đối lưu, thời gian lưu trú của nó có thể lên đến vài ngày đến 1 tuần.

Về thành phần hóa học, thì PM2.5 là hỗn hợp của SO2, NOx, NH3-NH4, các hợp chất carbon, chất hữu cơ, hơi nước, và kim loại (chì, cadimi, đồng, sắt..). SO2 thì chủ yếu do phát thải từ khu công nghiệp và nhà máy, đặc biệt là nhiệt điện, công trình xây dựng. NOx chủ yếu từ các phương tiện giao thông, NH3 thì do khu nông nghiệp, chăn nuôi thải ra là chủ yếu. Các hợp chất Carbon thì đến từ quá trình đốt cháy hữu cơ dở dang, ví dụ như đốt rơm rạ.


bui-pm2.5.jpg
Hình 1: Thành phần của bụi PM2.5

Chưa kể, PM2.5 bao gồm các hợp chất thứ cấp và sơ cấp. Thứ cấp có nghĩa là các hợp chất sơ cấp sau khi gặp nhau trong không khí, có phản ứng hóa học, tạo ra các chất ô nhiễm thứ cấp. Vì thế có thể nói, PM2.5 đến từ rất nhiều nguồn khác nhau.

2. Số liệu đo từ trạm quan trắc đặt ở Đại Sứ Quán Mỹ có đáng tin tưởng không?


Có, ĐSQ Mỹ sử dụng mạng lưới các trạm đo PM2.5 and PM10 Beta Attenuation Monitor (BAM) tại hầu hết các thành phố trên thế giới, mỗi trạm trị giá khoảng 3000 USD. Cho đến nay, loại trạm đo này vẫn được coi là có độ tin cậy cao nhất, được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, công bố khoa học và vẫn chưa thiết bị đo nào có thể thay thế được. Mặc dù số liệu chỉ phản ảnh tại điểm đặt trạm nhưng khi mạng lưới nhiều trạm kết hợp, thì bức tranh về ô nhiễm không khí của thành phố sẽ được phản ánh xác thực. Những ngày qua, các điểm đo khác tại Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Trần Quang Khải (không phải loại trạm đo BAM) cũng cho AQI lên ngưỡng tím, khẳng định mức độ tin cậy từ AQI trên website của ĐSQ Mỹ.

Số liệu AQI mà các trạm này công bố thực tế là nồng độ PM2.5 trong không khí, mấy ngày qua AQI ở Hà nội duy trì ở mức trên 150, trong khi tiêu chuẩn WHO về PM2.5 chỉ có 25 đối với lượng PM2.5 mỗi người hít vào hàng ngày. Ngoài ra, các trạm quan trắc đặt tại ĐSQ Mỹ còn công bố số đo về NO2, CO và Ozone. Dựa vào những thông số này, và nguồn gốc từng loại chất ô nhiễm đã đề cập ở trên, thì phần nào chúng ta cũng hiểu được PM2.5 đến từ đâu.

Quay lại trạm BAM mà ĐSQ Mỹ sử dụng. Nôm na, nguyên lý đo của các trạm này là bơm không khí vào máy đo (lưu lượng 16.7 lít/ phút) Trước tiên, lọc bụi lớn hơn (PM10) đi, sau đó mẫu không khí được đưa qua băng lọc sợi thủy tinh. Băng lọc này phát ra liên tục các hạt beta. Sự có mặt của PM2.5 sẽ cản trở di chuyển của những hạt beta này. Máy sẽ đếm số hạt beta suy giảm, khi mẫu khí đi qua để tính lượng PM2.5 có trong mẫu. Khối lượng này chia cho tổng khối lượng không khí máy bơm vào để đưa ra nồng độ PM2.5 mà chúng ta thấy trên chỉ số AQI. Các thiết bị đo PM2.5 phấn lớn bị sai số do ảnh hưởng độ ẩm nhưng bên trong các trạm đo BAM có thiết bị riêng, duy trì độ ẩm ổn định, độc lập khi mẫu đo đi qua.

3. Vậy những ngày này, nồng độ PM2.5 cao ở Hà Nội là vì đâu?


Như đã trình bày ở trên, PM2.5 có thể đến từ:

Quảng cáo


- Phát thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, nhiệt điện.
- Quá trình đốt hợp chất hữu cơ, ví dụ như đốt rơm rạ, cháy rừng.
- Phát thải từ chính các nguồn ô nhiễm hoạt động trong phạm vi thành phố như công trình xây dựng, hoạt động giao thông.
- Phát thải từ hoạt động nông nghiệp.

Đầu tiên, mức độ ô nhiễm nặng nhất là vào đêm, sáng sớm và chiều tối, chứ không phải vào giờ cao điểm, khi các hoạt động dân sinh có cường độ cao nhất, là điểm cần lưu ý. Hiện tượng này có thể giải thích như sau: vào ban đêm, đặc biệt sáng sớm, tầng khí quyển với nhiệm vụ trao đổi không khí theo chiều dọc, làm sạch không khí sát bề mặt đất (mixing layer) bị “mỏng” đi, do áp suất không khí cao hơn, ức chế quá trình đối lưu và khuyếch tán của khí ô nhiễm.

71310890_10156655266776589_5857775632951279616_n.jpg
Hình 2: Khói bụi của nhà máy

Theo một số tờ báo nói, hiện đang là giai đoạn giao mùa nên dãy hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh gây hiện tượng nghịch nhiệt là nguyên nhân khiến không khí ô nhiễm bị "giữ" lại gần mặt đất, điều này cũng có lý. Vì thông thường, lớp khí quyển Mixing Layer "mỏng" đi vào mùa thu, "mỏng" nhất vào mùa đông, nhiệt độ giảm, áp suất không khí tăng, quá trình "pha loãng" ô nhiễm càng trì trệ. Nên có thể tình hình sẽ còn nghiêm trọng hơn khi mùa đông tới. Mọi người có thể tham khảo hình minh họa về Mixing layer này trong post này.

Thứ hai, nhiều nguồn tin cho rằng, đợt ô nhiễm này là do cháy rừng từ Indonesia đem tới. Nhưng cháy rừng phát thải lượng lớn khí CO, trong khi chỉ số CO trên website của ĐSQ Mỹ vẫn rất thấp. Hơn nữa, không khí ô nhiễm do cháy rừng từ nước ngoài, thì cần gió mang ô nhiễm vào. Mình check hướng gió trên website này, thì thấy trên cả lãnh thổ Việt Nam, mấy ngày nay rất lặng gió. Hơn nữa gió mùa đông bắc thổi vào Hà Nội hoạt động từ tháng 10 đến tháng 3, nên nguyên nhân do cháy rừng từ nước ngoài như TQ, Indo cũng nên loại bỏ.

Quảng cáo



nong-do-o-nhiem-qua-ve-tinh.jpg
Hình 3: Bản đồ hướng gió ở khu vực ĐNÁ

CO cũng có thể tới từ quá trình đốt rơm rạ trong sản xuất nông nghiệp. Về vấn đề đốt rơm rạ quanh Hà Nội, có 2 mùa đốt rơm rạ chủ yếu là tháng 6 và tháng 10, trong đó chủ yếu tập trung vào tháng 6 vì còn phải nhanh lấy ruộng trồng vụ mùa. Tuy nhiên, tùy từng mùa mà mức độ và tính chất ảnh hưởng tới chất lượng không khí Hà Nội có khác nhau, chủ yếu do hướng gió thịnh hành. Vào mùa thu, các điểm đốt rơm rạ từ phía Bắc có khả năng ảnh hưởng nhất, trong khi vào mùa hè, chỉ có các cụm ở phía Nam là có thể đem ô nhiễm tới.

Vì thế, những ngày vừa qua, nếu khu vực Ba Vì, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, bà con có đốt rơm rạ, thì rất có thể đây là nguyên nhân. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, những ngày này, gió khá yếu, không khí trì trệ nên khó có thể đổ tội hoàn toàn cho nguồn phát thải này. Hơn nữa, tháng 10 thì cường độ đốt yếu hơn tháng 6, do còn nhiều thời gian tới vụ mùa kế tiếp nên không gấp mà phải đốt rơm rạ (có nơi vẫn đốt tùy theo thời gian gieo mạ). Hơn nữa chỉ có lúa rất ngắn ngày mới thu hoạch được vào trước tháng 10, còn đa số hiện tại chưa thu hoạch. Do đó việc đốt rơm rạ trong những ngày vừa qua có thể có ở vài nơi nhưng không quá nhiều (cám ơn thông tin từ TS Cẩm Châu Nguyen).

CO có thể đến từ phương tiện giao thông. Tuy nhiên, theo như website AQI của ĐSQ Mỹ, mặc dù PM2.5 nồng độ rất cao nhưng cả NO2 và CO, chỉ số lại thấp. Nên nguyên nhân gây ô nhiễm cao đột ngột đến từ phương tiện giao thông có thể loại bỏ. Hơn nữa, NOx và CO chủ yếu đến từ các phương tiện dùng nhiên liệu diesel, là xe tải tải trọng lớn, xe buýt, đặc biệt là xe buýt cũ. Trong khi đó, xe máy dùng Gasoline, nên loại bỏ hoặc hạn chế hoàn toàn xe máy, chưa chắc đã là kế sách tốt để giảm phát thải từ giao thông.

Như đã trình bày ở trên, PM2.5 bao gồm SO2, NOx, CO, NH3-NH4, proton, các hợp chất Carbon, hợp chất hữu cơ. Nếu nồng độ NOx, CO thấp thì nhiều khả năng các chất còn lại nồng độ cao?

Các hợp chất hữu cơ khả năng nồng độ cũng không cao, vì chủ yếu do các nguồn như cháy rừng, đốt rơm rạ kể trên.

Nếu nguyên nhân đến từ SO2, có thể nguồn phát thải là các nhà máy nhiệt điện, khu công nghiệp xung quanh Hà Nội, thậm chí là hoạt động đốt rác thải.

Tóm lại, với lượng thông tin có được hiện nay, khi số liệu quan trắc chỉ có chủ yếu dựa vào AQI, Ozone, NO2, CO trên website của ĐSQ Mỹ, rất khó để kết luận hiện tượng ô nhiễm mấy ngày nay thực tế đến từ đâu. Nên dễ hiểu khi tới giờ, báo đài mới chỉ đổ tội cho yếu tố khí tượng, thời tiết. Cần nghiên cứu toàn diện về thành phần hóa học, cũng như các mô hình khí tượng, vận chuyển không khí mới hiểu rõ vấn đề và có biện pháp cụ thể.

So với thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội nghiêm trọng hơn, vì yếu tố khí hậu, thời tiết, với mùa đông lạnh như đã nói ở trên, cùng với vấn đề đốt rơm rạ. Luận án của em khu vực nghiên cứu ở Hồ Chí Minh, nên em không dám viết sâu hơn và phân tích kỹ hơn cho Hà Nội.

Một thông tin bên lề nữa là trước tết năm ngoái, em có về thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 1 cuộc thực địa, đo trực tiếp PM2.5 từ máy cầm tay trên các tuyến phố. Ba anh grab được thuê để đeo máy này trước ngực và đo nồng độ PM2.5. Kết quả là vào giờ cao điểm, nồng độ người tham gia giao thông hít vào lên tới 250, tức là còn có thể cao hơn rất nhiều so với AQI mà ĐSQ Mỹ cung cấp. Nên khoảng thời gian tham giao giao thông có thể coi là khoảng thời gian phơi nhiễm với cường độ cao nhất.

Trên đây chỉ là những hiểu biết giới hạn của bản thân, hy vọng sẽ đem đến cho mọi người cái nhìn rõ hơn về thực trạng ô nhiễm hiện nay.

____________

Quan điểm cá nhân:

Qua bài viết trên đây, có thể thấy rằng, những nguyên nhân chủ yếu mà người ta đang "hướng" mũi nhọn dư luận vào đó chính là:

- Nông dân đốt rơm, gây ô nhiễm không khí: mỗi năm 2 vụ nông dân đốt rơm rạ, đặc biệt là thời điểm tháng 6. Năm nào cũng xảy ra theo chu kỳ rồi thì tại sao năm nay mới xảy ra trường hợp này.

- Khói bụi từ cháy rừng ở Indonesia bay sang Việt Nam: nguyên nhân này nghe có vẻ hợp lý nhưng lại rất vô lý. Thứ nhất, chính ở Indo cũng không bị ô nhiễm nặng như ở VN. Thứ 2, quãng đường di chuyển của khói cháy rừng từ Indo đến VN phải trải qua hàng trăm kilomet đường biển.

- Do người dân sử dụng than tổ ong: Nguyên nhân này thì lại càng không thể, vì trước khi có bếp gas, bếp điện, bếp từ, bếp hồng ngoại thì dân mình chủ yếu sử dụng rơm, củi, than bùn, than tổ ong để đun nấu. Vậy tại sao từ xưa đến nay không khí vẫn sạch. Hay mấy ngày gần đây người dân dùng nhiều hơn 😁DDDD

- Do chất thải từ nhiệt điện than: Có lẽ đây là nguyên nhân khả quan nhất.

Trên đây là những ý kiến cá nhân của riêng mình, có thể đúng mà cũng có thể sai, hoặc có thể do tất cả các yếu tố trên cùng lúc dẫn đến hiện tượng ô nhiễm không khí ở Hà Nội như hiện nay.

Theo bạn thì đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến không khí ở Hà Nội bị ô nhiễm nặng. Những nguyên nhân trên đây hay còn nguyên nhân nào khác nữa. Hãy cùng chia sẻ và thảo luận ở bên dưới nhé.
170 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có mấy hạt bụi mà nhai lại từ tuần này qua tuần khác na ná nhau.
tungnhtsb
TÍCH CỰC
4 năm
@caffeinezzZ Xàm thiệt.
@caffeinezzZ You không nói thì you cứ im lặng mà hít cùng con cháu you. Nhưng you không được cấm người khác nói và quan tâm.
Chú ý: You = mầ.y
Mindzi
TÍCH CỰC
4 năm
@caffeinezzZ Thanh niên, ra đường hít một hơi thật đầy & sâu rồi vào comment tiếp !
Đồng quan điểm cá nhân của chủ thớt
Hiện tại VN mũi người dân quá dễ nắm
@sieunhanmuchu Nói về khí thải ô nhiễm trái đất thì Mỹ đứng số 1 thế giới
Còn ở HN hiện nay chủ yếu là khí do xe cộ, bụi hữu cơ, điều này là ko thể tránh đc trong quá trình phát triển đất nước.
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@sieunhanmuchu Giờ chỉ cần báo đài đưa tin, cộng đồng mạng chia sẻ là theo hướng đó. Chứ đâu ai phân tích vấn đề rạch ròi, nhìn nhận vấn đề qua góc nhìn đa chiều đâu
hungbya
TÍCH CỰC
4 năm
@Hoang_HaoMinh Số 2 bạn ơi. Anti gì mà anti dữ.
Sài Gòn ô nhiễm quá rồi, sáng đi làm mà nhìn mấy tòa nhà mờ mờ ảo ảo, thở thì thấy mệt mệt. Giống tận thế tới nơi rồi
@andaicadt Mờ ảo nè
image.jpg
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thuonguyendinh Hà Nội có vẻ đỡ hơn.
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@andaicadt Mình thở thấy mũi như kiểu bị ngạt ấy. Mà mỗi lần đi lm ngoài đường về mũi cả đống gỉ mũi
@thuonguyendinh Sương mù đấy bạn ơi. Có thể bạn ở TP,xe cô đi lại nhiều, sương mù tan nhanh nên bạn lầm tưởng khói bụi. Chứ mình ở dưới Đồng Nai, dậy từ 6h sáng mà sương mù dày đặc rồi. (quanh nhà không có công ty ô nhiễm nào đâu nhé)
Vấn nạn chung
20191003_202621.jpg
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@PHẠM NGUYỄN PMG9 Bây giờ có rồi còn gì.
@PHẠM NGUYỄN PMG9 Tư bản dẫy chết
201C615D-E6F7-4144-8BF2-59A9F401E7F0.png
@Google [bot] Hệ quả của việc quy hoạch không đồng nhất. Lối sống tập trung, dẫn đến môi trường sống ô nhiễm, không đảm bảo. Thành phố mà đi 4km mà mất gần 1 tiếng đồng hồ di chuyển thì về tới nơi no mẹ khói rồi còn gì
Qua Mỹ mình sống khỏe hẳn ra, mà cứ về đây là dị ứng toàn do cái nay, nội mỗi sáng quét nhà ra nhiều bụi là hiểu rồi đấy
Ra Mỹ có khi gần 1 tháng mà bụi liti mấy chỗ xíu xíu, ở đây 2 tuần ko lau là thấy bà cố rồi đó 😁
@DuyDz Vừa mới buổi sáng chỗ mình đây. Hầu như lúc nào xem cũng màu xanh. Giày đeo cả năm không bẩn. Áo sơ mi mặc cả ngay về cũng không có bụi bẩn gì.
8FD8CEFB-87BD-452C-96CA-D044F267DB36.png
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Google [bot] Đây là buổi sáng chỗ mình.
image.jpg
hungbya
TÍCH CỰC
4 năm
@DuyDz Ở chỗ mình phố núi nước Mỹ trong ngày giao động từ 0 tới 10. Thật phòng mình mấy tháng không quét cũng chả thấy bụi.
Hai, ba ngày trước còn thấy báo cáo là từ 150-hơn 200 AQI, hai ba ngày sau chỉ còn dưới 100 AQI, chứng tỏ thủ đô đã xử lý quá tốt luôn
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@gau kaka Đúng rồi, tạnh cái biết ngay.
duongpa
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hallobamboo Ý bác là thủ đô này hả? =)) tốt nhỉ
image.jpg
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@duongpa Chỗ mình sáng nay đây, dù k cao như những ngày trước nhưng cảm giác rất bí bách khi di chuyển ngoài đường
image.jpg
Hai nốt
ĐẠI BÀNG
4 năm
@duongpa đang tím rồi bác ơi
Muốn phát triển thì phải đánh đổi , chứ làm gì có chuyện vừa muốn giàu vừa sạch sẽ được . Thôi mạng ai nấy giữ vậy .
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@uthalinh Thì phải đánh đổi thôi chứ bác. Nhưng cái bọn... à mà thôi k nói nữa.
wanttolove
TÍCH CỰC
4 năm
@uthalinh đánh đổi cl ấy
@uthalinh bro nói phát triển là phát triển cái gì?
nguoidinhan
ĐẠI BÀNG
4 năm
Phân tích rõ ràng đấy, có điều mình thắc mắc chút là ở chung cư tầng cao có đỡ ô nhiễm hơn mặt đất ko nhỉ
@nguoidinhan Bụi này lơ lửng trên không trung , đến tòa landmax mà nó còn phủ kín thì chung cư chắc thoát
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nguoidinhan Đúng rồi bác, bụi này n lơ lửng trong không khí mà. Nên ở đâu cũng thế. Có thể ở trên cao thì nồng độ ô nhiễm ít hơn thôi
Fibbo
TÍCH CỰC
4 năm
Dạo này HN xây dựng nhiều + thời tiết đang hanh khô, lặng gió ( sáng nay mới có mưa ) nên mình nghĩ do vậy. Mưa xong cái thoáng hẳn, hôm qua đứng trên cầu Nhật Tân còn ko nhìn đc vào nội thành
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Fibbo Tạnh xong lại đâu vào đấy ấy mà bác. E đi làm hàng ngày thấy mũi cứ ngạt ngạt.
Fibbo
TÍCH CỰC
4 năm
@DuyDz Đến công ty lấy khăn giấy lau mặt cái là ôi thôi như vừa đi cuốc đất về 😁
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Fibbo E giờ đi lm cứ combo khẩu trang, kính
Akiteru
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sáng nay HN có mưa, tụt ngay về 34 điểm. Hết mưa phát đến chiều quay về ngưỡng 100 điểm luôn. Khác biệt kinh quá. Dù sao vẫn sợ chết nên đã tậu con máy lọc khí 7củ
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Akiteru Mưa hạt bụi nó theo nước xuống tầm thấp đó bác. Tạnh xong khô ráo thì n lại lên trên.
Đồng nai gần sài gòn chắc cũng bị ô nhiễm, mà thôi kệ sống chết có số rồi,
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@carddienthoai.com Muahahahahhahaaaa. Cứ nghĩ như bác cho đời nó vui.
Nhiệt điện là đúng nhất 😃
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thinhbk11 Quê mình ngay bên kia bờ sông nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1 đây. Giờ về quê cảm giác không khí khác hẳn ngày trước
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@schtroumf Giờ TQ cắt giảm nhà máy nhiệt điện đi rồi nên đâu còn ô nhiễm như ở Việt Nam nữa.
cdang
TÍCH CỰC
4 năm
@JoseyHan Nhất là cái mấy cái nhà máy nhiệt điện than đang dc xây dựng liên tục khắp mọi miền kia kìa, càng ngày càng ô nhiễm cho xem.
@DuyDz Uhm...Họ bán qua VN đó b.
XCatX
ĐẠI BÀNG
4 năm
nguyên nhân rất rõ ràng: tàn phá núi rừng, chặt hết cây xanh, các nhà máy xả chất độc hại ra môi trường quá nhiều...
hai 1979
TÍCH CỰC
4 năm
@XCatX Đó là kết quả thôi. Nguyên nhân là cái khác cơ
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@XCatX Ở HN sau ngày mưa hôm qua, cảm giác đi đường vẫn bí bách và ngạt mũi.
image.jpg
Sáng nay đọc báo có ông Giáo sư gì đấy ở HN bảo là những nguồn này k đáng tin, vãi thật 😆
Andrew Vo
ĐẠI BÀNG
4 năm
@WesleyNguyen1411 Haha. Cũng phó giáo sư tiến sĩ ấy. Ghê gớm lắm. Nghe mà hài hước.
DuyDz
ĐẠI BÀNG
4 năm
@WesleyNguyen1411 Mấy ông giáo sư, tiên sư đấy chỉ giỏi bốc phét thôi. Chứ các ông đấy được cái danh chứ làm được mẹ gì đâu
Ae cẩn thận, comment chừng mực, coi trừng bị qui 9 chị 9 em rồi bị ban nick 😁
@maidng Vậy di tản chiến thuật ngay thôi 😃
tuxedo198x
TÍCH CỰC
4 năm
Mưa tiếp đê ... giờ tận hà giang sắp bê tông hóa như sapa rồi , chán phố chuẩn bị bê tông hóa tây bắc
Cứ đà này ô nhiễm toàn quốc vì tiền chảy vào túi quan

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019