Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Tuần này xem ảnh của ai?] Bruno Barbey chụp Việt Nam của thế kỷ 20

blueJune
4/10/2019 4:42Phản hồi: 100
[Tuần này xem ảnh của ai?] Bruno Barbey chụp Việt Nam của thế kỷ 20
Trong suốt 4 thập kỷ làm nghề, nhiếp ảnh gia Bruno Barbey đã đi tới 5 lục địa để chụp ảnh, trong đó rất nhiều cuộc chiến tranh đã đi qua ống kính của ông. Tuần này, xin giới thiệu với anh em những hình ảnh về Việt Nam mà ông đã chụp trong trận chiến An Lộc năm 1972 và trong 2 năm 1994 - 1995 với màu film xưa cũ.

Bruno Barbey không nhận mình là nhiếp ảnh gia chiến trường nhưng trong 40 năm qua, ông đã chụp xung đột ở nhiều quốc gia như Nigeria, Việt Nam, Bangladesh, Campuchia,... Ảnh của ông được đăng ở nhiều tạp chí lớn của thế giới như Stern, Vogue, National Geographic, Time, Life. Ông đã ra mắt hơn 30 cuốn sách ảnh. Ông còn là chủ tịch của hãng ảnh Magnum Photos từ năm 1992 tới năm 1995 (Ông trở thành thành viên của Magnum từ khi mới 25 tuổi). Ảnh của ông được triển lãm khắp nơi trên thế giới và có trong bộ sưu tập của các bảo tàng.

Như nhiều nhiếp ảnh gia khác, ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ dự án "The Americans" của Robert Frank. Đây là cảm hứng để ông nắm bắt được tinh thần của một quốc gia trong dự án lớn đầu tiên của mình "The Italians" (1961-1964).

Ông đi khắp nơi để chụp ảnh và ghi lại bối cảnh những nơi có nền văn hoá đặc trưng như Trung Quốc hay Thổ Nhĩ Kỳ. Bruno Barbey có sức ảnh hưởng đối với nhiều nhiếp ảnh gia đường phố, tư liệu, báo chí và những người yêu việc di chuyển.

Mình khá thích câu nói này của ông: "Tôi luôn không khuyến khích mọi người trở thành một nhiếp ảnh gia toàn thời gian nếu như họ có cách khác để kiếm tiền. Nếu bạn thực sự muốn thực hiện các dự án cá nhân, tốt hơn hết bạn nên làm nó như một sở thích."


Bruno Barbey đã ghi lại hình ảnh chiến tranh Việt Nam năm 1972. Khi đó, miền Nam - thành phố An Lộc bị bao vây bởi Không quân Hoa Kỳ và pháo binh miền Bắc trong 60 ngày. Kể từ lúc bắt đầu, An Lộc đã hứng chịu 30.000 tấn bom. An Lộc là địa bàn quân sự chiến lược tối quan trọng đối với Quân lực Việt Nam Cộng hoà vì đây là cửa ngõ Tây Bắc ngăn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tiến về thủ đô Sài Gòn sau khi quận lỵ Lộc Ninh rơi vào tay họ ngày 7 tháng 4 năm 1972.

00002bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Miền Nam Việt Nam. Sau trận bom của Mỹ, trận chiến tại An Lộc, 1972.
00001bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Sau trận bom của Mỹ tại An Lộc, 1972.
00003bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Người tị nạn, An Lộc, 1972.
00009bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Chiến tranh Việt Nam, miền Nam Việt Nam, 1972.
00010bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Chiến tranh Việt Nam, miền Nam Việt Nam, 1972.
00004bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Người tị nạn ở gần Huế, 1972.
00008bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg

Quảng cáo


Chiến tranh Việt Nam, miền Nam Việt Nam, 1972.
00005bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Nơi đây đã biến thành một căn cứ quân sự, Huế, 1972.
00011bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Chiến tranh Việt Nam, miền Nam Việt Nam, 1972.
00006bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Trẻ mồ côi tại hội chữ thập đỏ, Huế, 1972.
00012bruno-barbey-vietnam-war-chien-trang-an-loc.jpg
Một chiếc xe tăng T.54 của Liên Xô được trang trí bởi hộp sọ của người lính miền Bắc sau cuộc tấn công vào thành phố An Lộc. Người Mỹ và người miền Nam Việt Nam bị thương được đưa tới trạm y tế gần đó. 1972.

Tới năm 1994, Bruno Barbey quay lại Việt Nam và ghi lại hình ảnh đất nước, con người bình dị, khi chiến tranh đã kết thúc từ lâu và mới mở cửa. Việt Nam lúc ấy đang bắt đầu chuyển mình nên bà con vẫn còn nghèo khó. Mời anh em xem ảnh.

00001bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg

Quảng cáo


Kỉ niệm 50 năm từ khi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập. Hà Nội, Việt Nam, 1995.
00002bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Ngư dân tại sông Vu Gia. Hội An, 1994.
00003bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Vịnh Hạ Long, 1994.
00004bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Chợ ở phía Bắc Cao Bằng, Trà LĩnhLĩnh, 1994.
00005bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Chùa Hương là một trong những điểm đến hành hương nổi tiếng nhất của người Việt, được xây dựng trên các vách núi đá vôi, 1994.
00006bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Những người đàn ông đang cố thu hồi than phế liệu tại mỏ than Cẩm Phả, 1995.
00007bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Diễu hành Quân đội tưởng nhớ 35 năm mất của Bác Hồ, 1994.
00008bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Sùng bái cựu lãnh đạo Việt Nam - Hồ Chí Minh, 1994.
00009bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Người dân tộc thiểu số Dao Tiền gần Cao Bằng, 1994.
00010bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Người dân trú dưới cầu Paul Doumer (ngày nay được gọi là cầu Long Biên) được xây dựng bởi người Pháp. Hà Nội, 1995.
00011bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Người dân tộc thiểu số - người Nùng, 1994.
00012bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
1994.
00013bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Tại Hòn Gai, vịnh Hạ Long, mọi người thuê xe chạy trên nước được đầu tư bởi công ty Hàn Quốc, 1995.
00014bruno-barbey-vietnam-1994-1995.jpg
Thế hệ trẻ sành điệu. Hà Nội, 1994.

Tham khảo MagnumPhotos
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hình ngày xưa mình thích mấy tấm về chủ đề phong cảnh thiên nhiên hoặc trò chơi con nít ,lễ hội ngày đó
Chờ mấy bố vào chê xấu, chê chụp k đẹp, ng VN ngày xưa xấu
Fake.Mem
TÍCH CỰC
4 năm
@sskkb Ducang so với dutau-phubep thì ntn nhỉ?
zelking
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Fake.Mem Khác nhau cơ bản là đu càng éo dám quay lại VN b ah.
Còn người b bảo phụ bếp ý, quay về VN và đấm cho Pháp, Mỹ ko trượt phát nào
@sskkb Mới có 9 mạng đi "đu đưa" bên Hàn chưa thấy về á ahihii
Cáo chê nho xanh 😆)))
Fake.Mem
TÍCH CỰC
4 năm
@zelking =)) quay về hay chết? Xong 1 thằng tay sai của tàu sang thế chân
Ảnh chiến tranh đẹp, tàn khốc, tội dân thôi.
@Timkelvin Nên hồi đó mạnh ai nấy ở là được rồi, vào giải phóng chi cho cả hai cùng khổ giống nhau vậy
utkz2319
TÍCH CỰC
4 năm
@Nguyen N°5 Xem the vietnam war đi , phim tài liệu của mỹ đó.
@utkz2319 Phim đó mình có xem qua, thấy cả 2 miền đều là con cờ của Liên Xô - Mỹ. Hai ông lớn không đánh nhau trực tiếp mà xúi 2 thằng em út đánh dùm.
Jas.Designer
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Nguyen N°5 ông này chả biết tí gì về lịch sử nói nghe là hiểu.
ngole88
TÍCH CỰC
4 năm
cảm giác tuổi thơ ùa về !!
Tấm ảnh thứ 7 từ dưới đếm lên Ngáo vl 😁
@maidng Bác ở giữa, hai bên là Việt Trinh đóng vai hầu gái. Đặc biệt là chú thích “Sùng bái lãnh đạo...”
có khi nào tinhte bị đình bản?!
taynguyendie
ĐẠI BÀNG
4 năm
@maidng Chỉ có cắm trại mới làm màu như thế 🆒
@Nguyen N°5 Tinhte có Vin chống lưng rồi. Yên tâm 😁
@maidng @vn_ninja phạt bắt nghe nhạc đỏ sáu tháng liên tục .....kekekek
Những bức ảnh nói lên bao điều, thanks bác thợ chụp ảnh và mod
hoangducseo
ĐẠI BÀNG
4 năm
Phấn đấu mọi gia đình ở Việt Nam đều được treo hình Bác trong nhà
J000
TÍCH CỰC
4 năm
@hoangducseo Phấn đấu để mọi người VN đều có nhiều bác trong túi
@hoangducseo Câu mày giống câu của t đầy tớ nào nhỉ?!
@hoangducseo Người dân thì phấn đấu có hình bác trong nhà, cán bộ thì phấn đấu có hình bác trong túi!
Mọi chiến sĩ chiến đấu trong Nam đều là Quân GP, không thể biết là Nam hay Bắc.
Nên chú thích ảnh lính miền Bắc thế là có vấn đề rồi
@Quang Hưng Phạm Bỏ từ ngụy đi . Bạn thấy nhà nước mình bây giờ cũng không dùng từ ấy nữa. Nên cập nhật thông tin nha bạn .Heheheheheh
@duucang3que hay qúa thanh niên ơi ! vỗ tay ... vỗ tay ...
icon929
TÍCH CỰC
4 năm
ồ 2 +1 kìa
chiến tranh thật tàn khốc
Ko có ảnh cover nào khác hả anh em =))))
@Nhựt đây Hehehe. Câu bình luận cũng hay “sùng bái lãnh đạo...”
Vừa mới xem lại Schindler's List.
tuchangioi
TÍCH CỰC
4 năm
Nhìn quả ảnh thế hệ trẻ sành điệu, 1994 hai lúa nhỉ
uuNgao
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tuchangioi 5 năm nữa trai trẻ thời đó sẽ chê ông thời 2019 lúa bome ra 😃
phieubatcp
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tuchangioi Chắc chắn soái hơn ông. Thời đó có win cưỡi là ngầu lòi rồi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019