Nobel Vật lý 2019: Vinh danh đóng góp của 3 nhà khoa học về việc khám phá vũ trụ

8/10/2019 13:57Phản hồi: 115
Nobel Vật lý 2019: Vinh danh đóng góp của 3 nhà khoa học về việc khám phá vũ trụ
Giải Nobel vật lý năm nay thuộc về ba nhà khoa học là James Peebles, Michel Mayor và Didier Queloz vì sự nghiên cứu để hiểu rõ cấu trúc và lịch sử của vũ trụ, đồng thời là một công trình khám phá mới về một hành tinh có quỹ đạo quanh một ngôi sao bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta.

Giải thưởng được chia làm hai nửa, một nửa dành riêng cho James Peebles và một nửa chia đều cho hai người còn lại đạt giải. James Peebles được vinh danh vì đã có những phát hiện lý thuyết về Vũ Trụ, Michel Mayor và Didier Queloz đã phát hiện được một hành tinh ngoài hệ Mặt trời có quỹ đạo xung quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt trời.

Phần bên dưới là phân tích chuyên sâu từ thông cáo của trang Nobel Prize, anh em có thể bỏ qua nếu ngán 😆


James Peebles đã nghiên cứu chuyên sâu vào cấu trúc vũ trụ với hàng tỉ ngôi sao và thiên hà. Lý thuyết của ông ta đã được xây dựng từ giữa những năm 1960 tới nay, và đó chính là nền tảng của những gì hiểu biết về lịch sử Vũ trụ của chúng ta ở thời điểm hiện tại, bắt nguồn từ cột mốc Big Bang tới nay. Những lý thuyết này còn bao gồm cách nhìn nhận của loài người hiện nay về môi trường vũ trụ, rằng tất cả các vật chất và năng lượng thông thường chỉ chiếm khoảng 5%, số còn lại là vật chất tối và năng lượng tối, thứ đang làm đau đầu và thách thức những khám phá vật lý trong tương lai.

background-radiation.jpg


Về phần của hai nhà khoa học Michel Mayor và Didier Queloz, họ đã công bố phát hiện của họ tại Florence, Ý, vào ngày 6/10/1995. Hành tinh được phát hiện đặt tên là 51 Pegasi b là hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời được chứng minh là có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với Mặt trời của chúng ta. Hành tinh 51 Pegasi b này quay rất nhanh xung quanh ngôi sao chủ của nó là 51 Pegasi, cách chúng ta khoảng 50 năm ánh sáng. Hành tinh này mất 4 ngày để hoàn thành một quỹ đạo quay, nghĩa là cách khoảng 8 triệu km so với ngôi sao chủ. Việc nó quá gần dẫn đến nhiệt độ của nó lên tới hơn 1000 độ C. Để tiện so sánh thì Trái đất chúng ta cách ngôi sao chủ là Mặt trời đến 150 triệu km.

starchart.jpg

Điều kì lạ hơn là, hành tinh được phát hiện là một hành tinh khí gas khổng lồ có kích thước tương đương với Sao Mộc của hệ Mặt trời - hành tinh lớn nhất trong gia đình của chúng ta. Thông thường theo lý thuyết, những hành tinh to lớn như vậy sẽ phải được tạo ra cách xa ngôi sao chủ và thường mất rất nhiều thời gian để quay hết một vòng. Sao Mộc vốn mất tới 12 năm để hoàn thành chu kì quanh Mặt trời, do đó việc 51 Pegasi b chỉ mất 4 ngày đã làm rất nhiều người bất ngờ. Và chính điều này lại đặt ra một câu hỏi mới, sao nó có thể gần ngôi sao chủ đến như thế. Có thể sự kiện này sẽ đưa ra những lý thuyết mới về nguồn gốc và cách mà những hành tinh khí gas khổng lồ được tạo ra.

Để có được phát hiện này, chúng ta phải nghiên cứu kĩ phương pháp để theo dõi các ngoại hành tinh. Bản thân những hành tinh không phát sáng, nó chỉ phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao chủ, và ánh sáng này cũng quá yếu nên sẽ bị che lấp bởi ánh sáng từ ngôi sao. Do đó người ta đề xuất một cách để tìm tạm gọi là phương pháp vận tốc hướng tâm. Nó đo các chuyển động của ngôi sao chủ khi bị ảnh hưởng bởi lực hút của hành tinh quanh nó.

radialvelocitymethod.jpg

Như chúng ta đầu biết các vật chất luôn ảnh hưởng lực tới nhau, và hành tinh cũng sẽ ảnh hưởng lực hút đến ngôi sao của nó. Khi hành tinh di chuyển, ngôi sao cũng sẽ bị dịch chuyển nhẹ và cả hai sẽ quay quanh nhau xung quanh một trọng tâm chung. Nếu quan sát từ trái đất, chúng ta sẽ nhận thấy ngôi sao sẽ chao đảo.

Tốc độ dịch chuyển, vận tốc hướng tâm có thể được đo bằng hiệu ứng Doppler. Nếu ngôi sao dịch chuyển lại gần Trái đất và xa ra khỏi Trái đất, màu sắc của các tia sáng sẽ khác nhau do bị thay đổi tần số ánh sáng. Cụ thể là nếu dịch chuyển gần về trái đất hơn thì màu sẽ xanh hơn, và nếu xa trái đất hơn thì màu sẽ đỏ hơn. Tương tự như âm thanh từ coi hụ xe cứu thương sẽ có cao độ khác nhau khi nó chạy lại gần hay ra xa chúng ta ấy 😁

Điều mà làm cho việc đo đạc diễn ra khó khăn đó là do vật tốc này cực kì thấp. Ví dụ, Sao Mộc làm cho Mặt trời di chuyển khoảng 12m/s quanh tâm của hệ Mặt trời. Còn Trái đất làm Mặt trời chỉ di chuyển khoảng 0.09m/s mà thôi. Điều này phụ thuộc cực nhiều vào độ nhạy của các công cụ đo mà con người tạo ra. Để tăng độ chính xác, các nhà khoa học này đã phải đo hàng ngàn bước sóng một lúc bằng máy đo quang phổ.

Quảng cáo



Việc phát hiện này sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong giới thiên văn học. Hàng ngàn thế giới mới trong vũ trụ đã và đang được chúng ta khám phá. TESS, kính thiên văn không gian của Mỹ đã scan được hơn 200.000 ngôi sao gần chúng ta, và chúng ta vẫn đang tìm một hành tinh gần giống với Trái đất. Việc dùng phương pháp trên có thể sẽ giúp việc tìm kiếm các ngoại hành tinh trở nên dễ dàng hơn.

Bên cạnh phương pháp vận tốc hướng tâm, chúng ta cũng có thể phát hiện một hành tinh quanh một ngôi sao bằng phương pháp Quang trắc đi chuyển (Transit Photometry - tạm dịch là như vậy đi), nó đơn giản là sẽ thấy được độ sáng bị giảm khi một hành tinh di chuyển qua đường quan sát giữa Trái đất và ngôi sao. Cả hai phương pháp trên sẽ giúp chúng ta xác định ngoại hành tinh dễ dàng hơn, Trắc quang giúp chúng ta biết được kích thước, trong khi đó Vận tốc hướng tâm sẽ giúp chúng ta biết được khối lượng của nó, từ đó tính được mật độ và cấu trúc của vật thể.
115 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chatnever
TÍCH CỰC
5 năm
Topic vật lý có khác, chả thấy ai comment, chắc khoai quá. Hồi trước đọc quyển Lược sử thời gian, nhớ một chi tiết là việc phát hiện bức xạ nền vũ trụ (cosmic background radiation) đã chứng minh được lý thuyết Big Bang là đúng. Thế nhưng mình vẫn không thể hiểu nổi, nếu Big Bang là đúng, thì trước Big Bang là gì, không thể từ hư không nổ ra cả tỉ ngôi sao và hành tinh như thế. Và chắc chắn là mình đếch tin vào chúa :p
@chatnever Bạn đọc hiểu bigbang mà ko hiểu rằng thời gian là một khái niệm tương đối à. Vd cho bạn hiểu: 1 đại lượng tương đối quen thuộc nhất là khoảng cách, khoảng cách giữa 2 vật luôn là số dương, và nhỏ nhất là 0 không bao giờ có số âm, thời gian tương tự, nên lấy cái mốc bigbang là 0 thì ko có gì tồn tại trước cái đó cả. Đơn giản trước giờ con người cứ quan niệm tin theo thuyết nhân quả, tức là có nguyên nhân rồi mới có kết quả nên cảm thấy ko chấp nhận đc cũng dễ hiểu.
tanthao123
ĐẠI BÀNG
5 năm
@chatnever Nên xem BigBang là lý thuyết tham khảo thôi, con người còn chưa đi xa hơn mặt trăng thì việc quan sát chỉ là một phần của khoa học thực nghiệm mà thôi. Chuyện đấng siêu nhiên thì cũng chưa chắc là không tồn tại.
tungnhtsb
TÍCH CỰC
5 năm
@king_of_mar1311 Thì cũng chỉ giả định nếu tính vụ nổ đó là 0 thôi chứ chưa ai chứng minh được.
0888800882
ĐẠI BÀNG
5 năm
@chatnever Kiến thức rộng mà. Đâu phải ai cũng biết hết mọi thứ đâu
Toàn mấy người châu âu, châu mĩ ko có châu á & châu phi nhỉ
rongict
CAO CẤP
5 năm
Ngoài tầm hiểu biết. Nhưng rất khoái xem pim về vũ trụ và du hành vũ trụ. Hồi nhỏ thì khoái xem mấy seri về vũ trụ trên vtv2 . khoái xe show của 2 anh chàng người páp với chiếc xe .
@rongict Mình cũng thích chương trình đó, giờ tìm lại bản full không có
@Lil Nguyễn Nó vẫn được quay và phát vào tối thứ 7 20h10 h Paris trên kênh France3
Tên chương trình là : C'est pas sorcier do đài France Télévisions làm từ năm 94 đến h đó ạ.
peterpan80
TÍCH CỰC
5 năm
@Lil Nguyễn hình như vẫn còn...bữa mới thấy trên tinhte có bài mà....
Nino_Jen
ĐẠI BÀNG
5 năm
@rongict Các chương trình về thiên văn học từ nhỏ xem giờ tìm mãi không thấy đâu. Nhớ trước đây xem trên VTV2, hằng tuần đều đón xem, chỉ có cúp điện thì thôi buồn luôn. Sau này thì có các chương trình trên kênh NatGeo xem thích vãi. Lên xem 3-4 lần vẫn không ngán!
ricky0090
TÍCH CỰC
5 năm
Lâu nay cứ tưởng vậy lý vũ trụ ko có cửa đoạt Nobel
TTris
TÍCH CỰC
5 năm
Đi vào đọc xong đi ra, vì mấy dạng topic này. Chả có ma nào vào chém gió...😁:D:D
@sroyan01 vào đọc chỉ mong chém gió thôi à ?
TTris
TÍCH CỰC
5 năm
@Nguyễn Huy Chiến Thư giãn xíu đi, nghiêm túc quá mau già lắm...
đọc cái chỗ "tốc độ dịch chuyển được gọi là vận tốc hướng tâm..." là chán hẳn luôn, sai sót quá cơ bản. Trong vật lý, vận tốc là một vector, khác hẳn tốc độ mà cũng nói như vậy được 😆)))))
@SilverWolf501 Tốc độ là thành phần độ lớn trong vecto vận tốc nhé. Người ta xét độ lớn của sự thay đổi theo thời gian bằng phương pháp đo vận tốc hướng tâm 😁
@Lê Phú Khương thôi đi bạn, tốc độ là tốc độ, vận tốc là vận tốc, đừng ghi cái kiểu trên kia,người có hiểu biết người ta cười cho đấy. Lại còn tốc độ là độ lớn của vector vận tốc nữa chứ 😆) Tớ hỏi bạn nhé: nhà bạn cách trường là 1 km, bạn đi từ nhà tới trường rồi về lại nhà trong 10 phút. Vậy vận tốc và tốc độ của bạn trong quãng đường nhà - trường - nhà là bao nhiêu ? Đây là kiểu ví dụ kinh điển về sự khác nhau giữa tốc độ và vận tốc đấy.
luxres
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Lê Phú Khương Sai nhé 😃. Tốc độ là độ lớn vận tốc chỉ khi vật chuyển động đều không ngừng theo đường thẳng.

Tốc độ là đại lượng vô hướng, cộng dồn không sao, nhưng vận tốc có hướng, có thể triệt tiêu nhau, thì sao nói tốc độ nói chung là độ lớn của vector vận tốc được?

Bạn đi từ A -> B rồi quay lại A, thì vận tốc là vector 0, trong khi tốc độ > 0.
@SilverWolf501 Ah mình hiểu nhầm. Sr bạn để mình chỉnh hihi ^^
Tui quyết tâm cố gắng để năm 2050 tui sẽ thành người góc Việt đầu tiên nhận giải Nobel vật lý.
ricky0090
TÍCH CỰC
5 năm
@harry.pham16 2050 là 30 năm nữa đó, bây h bạn bao nhiêu tuổi rồi.
@ricky0090 Gần 60 chả có vấn đề gì. Bạn có biết John Goodenough người mới đạt giải Nobel hoá học là giáo sư trường tui không ? Ổng 98 tuổi rồi đó. Mấy tháng trước tui tình cờ gặp ổng nè, già lắm rồi đi cần có xe đẩy mà giọng vẫn khoẻ mạnh.
Hạt giống tốt gặp môi trường tốt thì sẽ phát triển thui.
ricky0090
TÍCH CỰC
5 năm
@harry.pham16 vậy chúc bạn thành công.
vuanuihbi
ĐẠI BÀNG
5 năm
Tưởng năm nay Sheldon với Amy được. Vậy là họ trượt rồi.
wz5upf172cr31.jpg

mặt ông Michel Mayor khi ông biết mình đạt Nobel nè. Khi này ổng đang ngồi cafe ở sân bay, chuẩn bị đi hội thảo.
trieuluu
TÍCH CỰC
5 năm
@Nam Air cute
shcodon
CAO CẤP
5 năm
Ko thể phủ nhận công sức đóng góp và sự tài giỏi của những người đoạt giải nobel này
- nhưng nhìn lại thực tế hiện tại xung quanh cuộc sống mỗi ngày mỗi năm xem, có những người thầm lặng còn đem lại lợi ích thiết thực giúp đỡ cho biết bao nhiêu người. sao khoa học không vinh danh những cái thục tế hơn những nghiên cưu thiên văn này có khi hàng chục hàng trăm năm sau mới đem ra áp dụng thực tế.
@shcodon Khoa học thì ngta vinh danh khoa học.
Cái gì ra cái đó chứ.
@shcodon Nobel là giải thưởng dành cho các nghiên cứu/tác phẩm đã và đang ứng dụng trong thực tế. Chứ có phải ba cái công trình đề tài khoa học tào lao ăn cắp tiền nhà nước trong mấy cơ quan nhà nước của bạn đâu 😃
shcodon
CAO CẤP
5 năm
@maidng Thế giới này có mỗi việt nam tồn tại hay sao mà cơ quan nhà nước thôi vậy.
tanthao123
ĐẠI BÀNG
5 năm
@shcodon Ai trong xã hội này cần đc vinh danh vậy bạn? CHo 1 ví dụ cụ thể xem.
Raiderz
ĐẠI BÀNG
5 năm
@shcodon Đưa ra ví dụ xem nào. Còn người nào thầm lặng đem lại lợi ích thiết thực đáng giải nobel
Hy vọng loài người sẽ tìm ra được hành tinh mới để tống cổ bọn Tàu và bọn thờ Tàu ra khỏi Trái Đất 😁
@maidng Chú sủa nhiều quá, éo dám làm thì cút đi.
@sskkb Tầm cào phím của chú còn non lắm. Mơ đc như e Lệ còn xa lắm. Tầm chú k đủ trình rồi 😁
@maidng Thời nay có loại đu càng mới ĐU CÀNG 4.0 haha .
@sskkb Ngu lịch sử mà hay sủa...ngày xưa làm gì có đu càng họ đi toàn tàu cá và tàu thuỷ thôi...ngày nay mới đu càng nè...đu càng 4.0 haha ngày xưa chiến tranh bị giặc chiếm nhà đi vượt biển còn chấp nhận...ngày nay nghe nói đang ở thiên đàng mà lại đi đu càng qua xứ giãy chết..thế mới nhục haha .
mitd
ĐẠI BÀNG
5 năm
Chỉ có thể giải thích tất cả là do đấng tạo hóa tạo ra
Trái đất mà k có loài chắc vui hơn nhiều
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@Lê Phú Khương
xin phép bác ý kiến tẹo về cái “Transit Photometry”

Theo định nghĩa:
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Transit_(astronomy)
thì Transit là hiện tượng các hành tinh đi cắt nhau khi ta quan sát từ trái đất. Hành tinh gần trái đấy hơn sẽ nhỏ hơn và ta thấy nó như Nhật thực một phần vậy.

Theo từ điển thiên ăn (ảnh đính kèm) thì nên dịch là “Quang trắc di chuyển cắt ngang nhau của các ngôi sao/hành tinh”

PS: transit = quá cảnh (chỉ dùng trong thuơng nghiệp)
ED33E4BC-BD98-4A52-9372-50F52E2B1427.jpeg
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@Lê Phú Khương Mình tham khảo thêm Wiki tiếng Nhật thì họ dịch là QUAN TRẮC DI CHUYỂN QUA (qua hướng mình nhìn từ trái đất). Ở đây nếu ko có chữ QUA, thì nó mất hoàn toàn ý nghĩa của từ Transit.

Vì không thể QUAN TRẮC DI CHUYỂN do sao chủ quá mạnh, nên người ta phải nghĩ ra cách QUAN TRẮC DI CHUYỂN QUA, nhằm tăng độ tương phản sữa sao quan sát và sao chủ, lợi dụng hiện tượng “sao thực” (kiểu như nhật thực)

https://ja.wikipedia.org/wiki/通過_(天文)
5F9F59F7-CCD7-4A06-AAE7-5D77FF4A8DFE.jpeg
962452ED-8714-4AA3-AAAF-EA6F1CD1B857.jpeg
@Congcu Mình k học chuyên thiên văn. Nhưng cũng có học tí xíu về Lý. Mà mấy từ này cũng dịch theo tự hiểu thoii chứ đó giờ chưa được học 😔
Congcu
CAO CẤP
5 năm
@Lê Phú Khương Hy vọng các bạn có chuyên ngành sâu đóng góp. Mình cũng là dân Vật lý, nhưng chuyên ngành ko phải thiên văn nên cũng ngu cái này lắm.
@Congcu Mình chuyên ngành cơ điện tử 😆) hâhh. Mấy này biết sơ à. Nhưng viết để những anh em khác hiểu biết thêm
Ngoknc
CAO CẤP
5 năm
Mình đang nghĩ là rất có thể ngay lúc này đây đang có 1 hành tinh hội tụ đầy đủ yếu tố cho sự sống đang tồn tại. Và mọi thứ trên đó đang rất tươi đẹp như Trái Đất lúc chưa có loài người vậy 😔
Chỉ mong khi còn sống, khoa học sẽ trả lời được câu hỏi:"Chúng ta có đơn độc hay không?"
blinkinkin
ĐẠI BÀNG
5 năm
@Nghia.Huynh có khi nào chúng ta cô đơn trong vũ trụ bao la này ;)
minoan
CAO CẤP
5 năm
@blinkinkin còn có loài cờ hó đấy thôi, chó là bạn của con người :p😁
trieuluu
TÍCH CỰC
5 năm
@Nghia.Huynh tui hay tưởng tượng nếu chúng trái đất đơn đọc và duy nhất trong vũ trụ thì có thể coi là một hình thực tiến hoá lỗi . và cái lỗi đó là một lợi thế của trái đất
Đọc về vũ trụ cực kỳ thích thú nhưng càng nghiên cứu càng thấy mông lung 😁
Lâm159
ĐẠI BÀNG
5 năm
Đọc như nc đổ đầu heo

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019