Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nobel Hóa học 2019: Vinh danh 3 nhà khoa học phát triển pin lithium-ion

P.W
9/10/2019 17:47Phản hồi: 106
Nobel Hóa học 2019: Vinh danh 3 nhà khoa học phát triển pin lithium-ion
Giải Nobel Hóa học năm nay thuộc về ba nhà khoa học, John Goodenough, Stanley Whittingham và Akira Yoshino với thành tựu phát triển được công nghệ pin lithium-ion có thể nạp lại năng lượng vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, tạo ra một cuộc cách mạng thiết bị di động. Hội đồng bình bầu giải Nobel Hóa học năm nay cho rằng, cả ba nhà khoa học đã có những đóng góp cho sự phát triển của loại pin nhẹ, có thể nạp lại năng lượng đang hoạt động trong hàng tỷ chiếc điện thoại và thiết bị điện tử khác, và tạo ra cơ hội hình thành một xã hội không có nhiện liệu hóa thạch.

Ông Goodenough là nhà vật lý thể rắn tại đại học Austin, Texas. Năm nay ông 97 tuổi, và đã trở thành người lớn tuổi nhất trong lịch sử giành được giải Nobel.

Nhà hóa học vật liệu Saiful Islam tại đại học Bath, Anh cho rằng: “Tôi nghĩ giải thưởng này nên được trao cho họ sớm hơn. Thật tuyệt khi thấy ngành hóa học vật liệu quan trọng như thế này cuối cùng cũng đã được ghi nhận. Chúng ta đều biết những cục pin đó đã kích thích cuộc cách mạng thiết bị di động. Hầu hết mọi người đọc tin ba nhà khoa học giành Nobel hóa học năm nay trên những thiết bị được cấp nguồn từ chính pin lithium-ion.”


Những năm 70 của thế kỷ trước, ông Whittingham, khi ấy đang làm việc tại đại học New York nảy ra ý tưởng về một loại pin lithium có thể sạc lại. Ông tạo ra một bản mẫu dùng anode bằng lithium-metal, còn cathode bằng titanium disulfide. Cục pin này có khả năng trữ năng lượng rất lớn và luồng ion lithium từ anode chạy sang cathode có thể đảo ngược, nghĩa là có thể “sạc” lại pin. Tuy nhiên khi ấy chi phí cao và độ an toàn thấp đã khiến công nghệ này không thể thương mại hóa.

Cuối thập niên 70, đầu thập kỷ 80, ông Goodenough phát triển pin sạc với cathode làm từ những lớp oxide kim loại thay vì titanium sulfide có thể trữ được các ion lithium. Cách này khiến dung lượng pin thậm chí còn cao hơn, và từ đó lithium cobalt oxide trở thành lựa chọn số 1 cho pin lithium-ion. Và đến năm 1985, ông Yoshino, khi ấy làm việc tại tập đoàn Asahi Kasei, hợp tác cùng Sony, thay đổi một chút về chất liệu, khiến pin li-ion trở nên an toàn hơn và có thể thương mại hóa. Thiết kế của nhà khoa học người Nhật Bản sử dụng anode nền carbon.

Kết quả của 2 thập kỷ nghiên cứu là một cục pin nhỏ gọn, có thể sạc hàng trăm lần trước khi khả năng hoạt động của chúng đi xuống. Cái lợi thế lớn nhất của pin lithium-ion chính là không cần đến phản ứng hóa học ăn mòn, mà chỉ dựa vào những ion lithium chạy giữa anode và cathode để tạo ra điện năng mà thôi.

Nói theo chính lời của bài viết trên Nobelprize.org: "Pin lithium-ion đã tạo ra cuộc cách mạng trong cuộc sống của chúng ta kể từ khi chúng ra mắt lần đầu năm 1991. Chúng đã tạo ra nền tảng cho một xã hội không dây, không dùng nhiên liệu hóa thạch, và tạo ra lợi ích lớn nhất dành cho nhân loại."
106 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
Pin lithium-ion có mặt trên hầu hết các thiết bị điện tử, lẽ ra giải thưởng này phải trao cho các nhà khoa học sớm hơn
@tokylo Phải có thời gian chứ...với lại có rất nhiều công trình khác đc xét trước nữa..phải đúng quy trình ông giáo ạ
@Bão Sài Gòn Hơi đâu tl thằn này.
@Bão Sài Gòn Cục pin này ra đời từ những năm 1990 mà đến bây giờ mới trao là quá trễ. Viện Hàn lâm Khoa học Thuỵ Điển làm việc quá quan liêu, cửa quyền. Đề nghị phê bình nghiêm khắc, rút kinh nghiệm sâu sắc 😁
@tokylo Nobel lại là 1 sân chơi của mấy anh thuộc dân tộc được THẦN chọn à :v
h mới trao, cụ 97 rồi tuổi cao ghê
sonat_tim
ĐẠI BÀNG
4 năm
@nguyenvtu Bot nói mà
@nguyenvtu có sao k bác, thế giới bây h coi đông lào như mấy đứa đầu đường xó chợ - little china luôn rồi, ở đó mà kính trọng :v
@zenki1 Ông đó là giáo sư trường tui. Mấy tháng trước tui tình cờ gặp ổng nè. ổng gìa lắm phải dựa vào xe đẩy để đi mà giọng còn thanh khoẻ lắm.
danhluong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Đông Lào Ngu Thành phần bất đồng chính kiến ,kk
@narutoxboy Nier à sao nhìn concept hay ho chơi 1 lúc là chán.
@boyngo1988 Nier nhạc hay mà 😁 mình lại thích kiểu nier, cứ phải chặt chém đi cảnh ms đã
@narutoxboy nó bị lỗi tìm đường với ko thích game kiểu nhật chứ chạy đi chạy lại nói chuyện với NPC á, điểm mạnh dựng character quá đẹp trừ cái diễn hoạt với đồ họa sao sao ấy.
@boyngo1988 thật ra do nó cố ý chứ ko phải lỗi vụ tìm đường đúng đôi chỗ phải lên youtube xem hd thật
Năm nào cũng là mỹ nhật bá thật !
Hóng Việt Nam!
@Thangmasaru 44 năm giải phóng trôi qua, các cụ nhà giáo của nước ta giờ vẩn loay hoay cải cách cải lùi với bộ sách giáo khoa, thử hỏi nền giáo dục không ổn định từ cái nhỏ nhất, cái nền cơ bản làm sao phát huy tiềm năng khoa học cống hiến cho xã hội
@maidng Bạn nói mới nhớ. 12 năm học phổ thông mà mình chưa dc nhìn thấy cái ống nghiệm hay một thí nghiệm hoá học nào trên ghế nhà trường.
@bud's Bạn học trường nào mà tồi tàn dữ vậy. Hồi xưa mình làm thí nghiệm hoá sinh rầm rầm mà 😁
@maidng như thằng thầy Hiếu hã
Nước người ta 😁
@Khẩu trang xanh Nước người ta khác xứ sở thiên đường
Hi vọng cục pin dung lượng gấp 10 lần bây h, vd 1 dt 30.000-50.000 mAh xài 1-2 tuần cho đời đỡ khổ
@Congcu Đã phát triển công nghệ tới tầm cao thì cũng phát triển độ an toàn cao lên chứ, xác xuất nổ giảm sao cho thấp nhất, 1/tỷ sảm phẩm hay 1/10 triệu cũng ok
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@nbqvdp Có thể nó không còn là pin Lithium nữa bác.
@Congcu Chất liệu, nguyên liệu gì, mình không quan tâm mấy. Chỉ quan tâm 2 chỉ số dung lượng và thời gian thực khi dùng điện thoại nói riêng hoặc các thiết bị dùng pin nói chung
@nbqvdp khi bạn tăng mật độ năng lượng lên cao, cho dù có tăng an toàn đến mây cũng có sơ suất, mà sơ xuất thì nó cháy kinh khủng hơn

bây giờ mật độ chưa bằng nhiên liệu hóa thạch, khi mà nó bằng thì cháy cũng như hóa thạch. Các nén năng lượng lại thì nó bùng nổ mạnh hơn thôi, hạt nhân là điển hình
bravemoon177
ĐẠI BÀNG
4 năm
Pin là thứ luôn ở quanh anh em công nghệ.
tanphu992
TÍCH CỰC
4 năm
@bravemoon177 ước tính trung bình mỗi người dân VN sở hữu 1 cục pin
10 năm sau thương mại được ko?
@[HD]YêU cÔnG NgHệ @minhmoc0710 à, sorry 2 cụ 😁 bị nhảy tab
sputnik_n92
ĐẠI BÀNG
4 năm
@thanhphat95 Auto comment à. Vẫn chiêm bao à =)))
@thanhphat95 cmt lấy chỗ 😁
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Chắc cụ ấy vừa phịch vừa lướt web tinh tế, rùi comment vội ấy mà
tiendatts
TÍCH CỰC
4 năm
giờ mà phát triển được 1 loại pin ưu việt hơn thì sẽ thành tỉ phú 😃
Finally they found someone Good-enough
zinkpro
ĐẠI BÀNG
4 năm
Uầy có ông tên "Vừa đủ giỏi" cơ à :eek:
htran282
TÍCH CỰC
4 năm
ở một giải khác, Ig Nobel Hóa Học 2019 trao cho công trình 'Ước tính tổng khối lượng nước bọt được sản xuất mỗi ngày ở trẻ em năm tuổi'
Nội dung bài viết không rõ ràng. Thật sự thì nghiên cứu của ông Yoshino có tính bước ngoặt trong ứng dụng thực tiễn hơn 2 ông còn lại rất nhiều khi đã chế tạo thành công pin Li-ion sạc được. Trước đó pin Li-ion chỉ dừng lại ở mức độ "xài xong rồi bỏ". Nhờ tạo ra được pin sạc được mà nó đã có thể mang vào ứng dụng trong sản phẩm thương mại, chứ không nó mãi chỉ là một vật phẩm trong phòng thí nghiệm mà thôi. Nói cách khác, nếu không có nghiên cứu của Yoshino (và tiền đầu tư của Sony) thì có lẽ tới giờ vẫn chưa có smartphone để mà xài hoặc nếu có thì nó cũng dày như cục gạch.
@Tinh tướng chấm vê en Thanh niên nói chuyện m ất d ạy vô văn hoá. K hiểu gì văn hoá gravue của Nhật cả. Đừng rep a nữa nhé. Quá chán cho các thanh niên trẩu tre các chú.
@maidng Văn hoá gì kệ mẹ bạn, bí quá thì chim cút, đừng vào cắn càng là được, người ta cmt rõ ràng ra đấy mà vào tự suy diễn như chối bỏ công lao 2 ông tây kia, dốt thì nên học không nên bướng, thế nhé mai fen
@Tinh tướng chấm vê en Ông kia nói bài viết chưa đầy đủ về ông ng Nhật chứ k phải nói về 2 ông Tây nghe ku. Đọc k hiểu còn bay vô cm thể hiện
@Wolfrain Mấy ô cuồng sony vẫn luôn cực đoan và cuồng tín, đó là lý do lớn khiến sony vẫn áp dụng chiến lược hớt váng thất đức và sự thụt lùi của smartphone sony
HP_trader
TÍCH CỰC
4 năm
ở VN có nhà hóa học chỉ sau 1 đêm là xóa sạch ô nhiểm ở Hà Nội và Sài Gòn, theo tôi nghĩ giải nobel phải trao cho nhà hóa học này mới đúng.
@HP_trader kkk😁
@HP_trader Cười bạn 1 cái.
sonat_tim
ĐẠI BÀNG
4 năm
@HP_trader cái này mà trao thì chia ra mỗi người chả được mấy, bởi đó là công của cả Hệ thống 😆
@HP_trader Một không khí phấn khởi, tin tưởng đang ngày càng lan toả khắp cả nước
Dreamline
ĐẠI BÀNG
4 năm
Sao giờ mới trao giải luôn ta .
tanphu992
TÍCH CỰC
4 năm
ôi Việt Nam
pbtonline
ĐẠI BÀNG
4 năm
giờ sáng chế ra pin khác nhỏ mà ngon hơn nhỉ
tuxedo198x
TÍCH CỰC
4 năm
Thế sau khi các điện thoại sử dụng , vật liệu link kiện pin có nguy hiểm cho môi trường không !?
Đọc nảy h có vài người vô nói VN này nọ. Thấy mà nản, mở miệng ra là muốn người khác phải nghiên cứu, phải có cống hiến gì cho đất nước, cho xh chê tiến sĩ giấy này nọ (đúng là có số lượng không ích) nhưng muốn nghiên cứu được thì cái quan trọng nhất là tiền, mấy bạn chê bai có dám bỏ tiền túi ra cho họ nghiên cứu không, số tiền bỏ ra cho mấy cái chiên cứu đó không phải là ít đâu. Không tiền hoặc có vài chục tr trong tay thì nghiên cứu kiểu gì.
danhluong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Siêu nhân gầy Việt Nam mà đòi Nobel này nọ ,nghe mắc cười ,đúng ảo tưởng sức mạnh, giống kiểu Watford mà đòi vô địch ngoại hạng Anh
@danhluong Ai nói VN đòi Nobel. Đọc hiểu có vấn đề hả.
danhluong
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Siêu nhân gầy Tui không nói ông, tui nói mấy ông kia
M.Thái
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Siêu nhân gầy Đồng quan điểm, mình cũng học về nghiên cứu và hiểu rõ việc quan trọng nhất trong nghiên cứu là tiền và điều đó nước mình ko có @.@

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019