Thế nào là nhiếp ảnh tư liệu (documentary photography)? Định nghĩa và phân loại

blueJune
15/10/2019 8:12Phản hồi: 28
Thế nào là nhiếp ảnh tư liệu (documentary photography)? Định nghĩa và phân loại
Nhiếp ảnh tư liệu tuy không còn xa lạ với những người chụp ảnh nhưng để có một cái nhìn cụ thể và sáng rõ hơn, mời anh em đọc bài này. Chúng ta sẽ cùng nhìn lại lịch sử nhiếp ảnh tư liệu, định nghĩa và phân loại nó để hiểu hơn về cách nó vận hành trong thế giới nhiếp ảnh hiện tại.

1. Định nghĩa
Nhiếp ảnh tư liệu nắm bắt những giây phút của thực tại để truyền tải một thông điệp ý nghĩa về những gì đang xảy ra trên thế giới. Nhiếp ảnh tư liêu là nghệ thuật kể chuyện bằng thị giác, để giáo dục và đem niềm vui đến cho chúng ta.

Không giống như ảnh báo chí - tập trung vào những tin tức và sự kiện nóng hay ảnh đường phố - tập trung vào những khoảnh khắc thú vị của cuộc sống thường ngày, nhiếp ảnh tư liệu tập trung vào một vấn đề (hoặc một câu chuyện) và là tập hợp series nhiều bức ảnh.

Nhiếp ảnh tư liệu có khả năng thay đổi lịch sử trong nhiều trường hợp bằng cách hướng công chúng chú ý tới các chủ đề mà nó khám phá. Nhiếp ảnh gia sẽ sử dụng một chuỗi các hình ảnh dưới dạng thức kể chuyện, tìm kiếm cách nâng cao sự hiểu biết của ta về những gì mà camera đang ghi lại. Giống như một chuyến đi thám hiểm vùng đất chưa từng được biết tới, tuy thế giới này đã được chụp hình lại nhiều thế nào, được khám phá kĩ và chi tiết ra sao, chắc chắn vẫn sẽ có những câu chuyện chưa từng được kể.

Chính vì thế, nhiếp ảnh tư liệu cần thời gian. Nó có thể mất hàng tuần, hàng tháng, hoặc đôi khi là hàng năm trời để một nhiếp ảnh gia làm quen và hoà mình cùng với chủ đề của anh ta. Người đó phải sẵn sàng tìm kiếm những giá trị phổ quát của con người - những thứ không chỉ liên quan đến nền văn minh của chúng ta mà còn là cho toàn bộ con người. Bằng cách này, anh ấy sẽ "ăn cắp" một khoảnh khắc ra khỏi bối cảnh của nó tại đây và bây giờ, rồi làm cho nó sống mãi với thời gian. Nhiếp ảnh tư liệu nhắm tới mục đích kể một câu chuyển, để lại một di sản, một tài liệu nói lên sự thật về một câu chuyện lớn, hơn là qua một hình ảnh tin tức thông thường.

2. Một nhiếp ảnh gia tư liệu cần làm những gì?
Những nhiếp ảnh gia tư liệu cần hoà mình vào những gì xung quanh mình, xây dựng niềm tin với mọi người và thậm chí trở thành một phần của nó. Những nỗ lực này sẽ giúp nhiếp ảnh gia hiểu biết dưới nhiều sắc thái hơn về chủ đề mà họ tiếp cận. Họ cần nhạy cảm hơn với những bối cảnh văn hoá và xã hội, những tình huống đời thường để bóc tách từng tầng lớp phức tạp của cuộc sống, các khía cạnh của sự tồn tại hàng ngày và những cảm xúc nguyên sơ của con người qua ống kính máy ảnh.

Để có được niềm tin và lòng chân thật từ mọi người, nhiếp ảnh gia tư liệu cần dành ra một khoảng thời gian nhất định cùng với chủ thể, giao thiệp, xây dựng những mối quan hệ gần gũi, khăng khít và thi thoảng, đi xa nhiều nhất họ có thể để hiểu được con người đó trước cả khi cầm máy lên chụp.

Nhiếp ảnh gia tư liệu cần tiếp cận ý tưởng mới hoặc dự án mới của mình bằng sự tò mò của một nhà thám hiểm. Bất kể chủ đề đó là gì đi chăng nữa, phải luôn mở rộng con mắt và khối óc của mình trước những điều mới mẻ và lạ lẫm.

Để thuyết phục hơn, nhiếp ảnh gia phải luôn tìm kiếm sự thật. Một quyết định đơn thuần như chọn chụp ở đâu và khi nào có khi đã bẻ cong sự thật. Nhiếp ảnh gia phải đối mặt với sự lựa chọn cuối cùng - nên chọn tấm ảnh nào, rồi viết miêu tả cho từng hình. Việc này đã biến anh ấy trở thành một tác giả và biến nhiếp ảnh thành một phương tiện biểu đạt trọn vẹn, và cuối cùng là nghệ thuật.

3. Các thể loại trong nhiếp ảnh tư liệu
  • Nhiếp ảnh tư liệu xã hội
Đây là một trong những thể loại có mặt sớm nhất của nhiếp ảnh tư liệu. Vào thế kỉ 20, các nhiếp ảnh gia tư liệu coi những tấm ảnh của họ đơn thuần là tài liệu hướng công chúng tập trung vào các vấn đề xã hội cấp bách.

Sự nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, điều kiện sống và làm việc thấp kém, lao động trẻ em, phân biệt đối xử về mọi mặt, các vấn đề môi trường - tất cả những khía cạnh này là những gì mà nhiếp ảnh gia tư liệu tập trung hướng tới trong thời kì đầu.

Quảng cáo


Nhưng đã có một bước ngoặt đột phá, nhiếp ảnh tư liệu sau đó đã ghi lại các vấn đề toàn cầu như gây ra các sửa đổi pháp lý; giải quyết, làm giảm nạn đói thế giới; kết thúc các cuộc xung đột thậm chí chiến tranh của thế giới. Tất cả những yếu tố này có thể trở thành chủ đề của bạn nếu như bạn được cung cấp những thực tế mà nhiếp ảnh tư liệu đã giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Một nhiếp ảnh gia tiêu biểu của thể loại này là Sebastião Salgado. Ông là tâm điểm của nhiếp ảnh tư liệu đương đại Brazil. Ông đã thể hiện được các vấn đề của hiện tại, ví dụ như sự công nghiệp hoá, di cư, nạn đói. Một trong những bức ảnh khét tiếng của Salgado được chụp tại một mỏ vàng tại Serra Pelada ở phía tây bắc Brazil. Năm 1986, Salgado dành một tuần cùng với khoảng 50.000 công nhân. Lịch trình hàng ngày của họ là vác những bao vàng nặng từ 30 tới 60 kg từ chân lên đỉnh một ngọn đồi cao. Và họ chỉ được trả công 20 cent.

00002documentary-photography-nhiep-anh-tu-lieu-camera-tinhte.jpg
Mỏ vàng Serra Pelada, Brazil, 1986 - Sebastião Salgado
  • Nhiếp ảnh đường phố dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu
Nhiếp ảnh tư liệu là một thể loại mang tính phong cách, trong khi đó, nhiếp ảnh đường phố chủ yếu tập trung vào chủ thể - đường phố và con người ở trong môi trường đô thị. Vì thế, thực sự không có sự đối lập nào ở đây - ngược lại, sự pha trộn độc đáo của phong cách và cố truyện tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo.

Mặc dù hai thể loại này có thể trùng nhau, nhưng không phải mọi bức ảnh đường phố đều là ảnh tư liệu. Chúng ta đừng quên rằng nhiếp ảnh tư liệu luôn tìm kiếm câu chuyện đằng sau mỗi cú bấm máy, trong khi ảnh đường phố chú trọng hơn tối bố cục, vì thế nó thiếu đi yếu tố chính để mang lại sự đồng cảm cho người xem.

Nhiều bức ảnh đường phố nhìn hết sức ngẫu nhiên khi chụp lại bất cứ gì đang xảy ra trên đường phố nhưng khi ghép lại với nhau, chúng lại kết hợp thành một series, một câu chuyện. Ví dụ như khi được sắp xếp trong một cuốn sách ảnh hay triển lãm, chúng tạo thành một dự án ảnh tư liệu đầy cảm hứng và liên quan mật thiết tới nhau.

Quảng cáo


Eugene Atget tư liệu hoá lại Paris từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 với một sự tỉ mỉ đáng kinh ngạc. Vào thời điểm mà nhiếp ảnh đường phố vẫn đang phát triển, Atget đã có một cách tiếp cận kiên định đối với việc mình làm. Ông sắp xếp chúng thành các series tư liệu, lớn nhất có lẽ là "Paris Pittoresque", miêu tả Paris bằng 900 bức ảnh. Nhờ sự chú ý sâu sắc tới từng chi tiết khi chụp ảnh đường phố tại Paris, Atget được coi là nhiếp ảnh gia kiến trúc đầu tiên.

Một phần của "Paris Pittoresque" là "Những cuộc giao thương nhỏ ở Paris" - rất có giá trị khi xây dựng hình ảnh con người trong môi trường đô thị và tổng thể, đã thiết lập một mô hình cho nhiếp ảnh đường phố.

00004documentary-photography-nhiep-anh-tu-lieu-camera-tinhte.jpg
Những nhạc công đường phố, 1898-99 - Eugene Atget
  • Nhiếp ảnh chân dung dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu
Chân dung chắc hẳn là một trong những yếu tố cơ bản không chi trong nhiếp ảnh mà còn của nghệ thuật thị giác. Mục tiêu chính của mỗi tấm ảnh chân dung là diễn tả trạng thái chân thực của chủ thể và tính cách của họ. Một tấm chân dung cho biết câu chuyện cuộc đời của một người và tính cách cùng các đặc điểm nhân học thuần tuý của anh ta. Về cơ bản, đó là ảnh tư liệu.

Một nhiếp ảnh gia tư liệu giống như một nhà tâm lý học, người kĩ lưỡng quan sát và khám phá chủ thể của mình. Anh ta nhẹ nhàng cởi bỏ sợi dây tâm hồn của nhân vật, khiến họ bộc lộ bản chất thật của mình; hoặc không, anh ta sẽ giữ im lặng, trốn vào phía sau, đảm bảo rằng không phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của chủ thể.

Diane Arbus nổi tiếng vì những tấm chân dung chụp những kẻ lập dị và những cá nhân ngoài lề ở New York. Bất chấp những lời chỉ trích bởi những người cùng thời, các tác phẩm của Arbus đã được công nhận là sự đột phá cho nhiếp ảnh tư liệu vì mục đích của nó là làm sáng rõ xã hội hiện thời, chứ không phải là kịch tính hoá nó. Một tính năng đặc trưng trong các tấm chân dung của Arbus là việc sử dụng đèn flash trong ánh sáng ban ngày. Bằng cách này, cô đã tách chủ thể của mình khỏi khung cảnh xung quanh.

00001documentary-photography-nhiep-anh-tu-lieu-camera-tinhte.jpg
Người đàn ông trẻ đang cuốn tóc xoăn tại nhà trên phố West 20th, New York - Diana Arbus

  • Nhiếp ảnh du lịch và nhiếp ảnh chụp tự nhiên dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu
Nhiếp ảnh du lịch là một trong những hình thức sớm nhất của nhiếp ảnh tư liệu. Và điều này diễn ra hết sức tự nhiên, quay lại thời khi chúng ta chưa có internet và tuyền thông đại chúng, niềm yêu thích nằm ở những vùng đất chưa từng được biết tới.

Các nhiếp ảnh gia trở thành những nhà thám hiểm thực thụ khi họ khởi hành những chuyến đi bất ngờ. Những thiết bị máy ảnh nặng nề hay quá trình tráng phim khắc nghiệt hay sự thiếu vắng của cơ sở hạ tầng hay các phương tiện liên lạc không làm họ dừng bước.

Roger Fenton được coi là nhiếp ảnh gia quân sự đầu tiên, đã có một chuyến đi nguy hiểm tới trận chiến Crimea bằng một chiếc xe đầy thiết bị.

00003documentary-photography-nhiep-anh-tu-lieu-camera-tinhte.jpg
Marcus Sparling (Trợ lí của Fenton) ngồi trên chiếc xe đầy nhóc thiết bị camera, Crime, 1855 - Roger Fenton

Cũng trong thời gian đó, nhiếp ảnh gia người Anh, Francis Frith dành thời gian để chụp lại những khung cảnh ở Trung Đông. Kể cả khi anh kết hôn vào năm 1860, Frith vẫn tiếp tục làm việc chăm chỉ. Anh ấy tìm ra một cách để vẫn ở gần gia đình và theo đuổi sự nghiệp của mình. Anh chụp lại mọi thị trấn và làng mạc ở Anh Quốc.

Timothy H. O'Sullivan theo lệnh của chính phủ Mỹ đã đi khám phá địa lý về những vùng chưa được biết tới nhiều như Nevada và Rockies, Panama, New Mexico. Anh là người đầu tiên đi sâu vào những rặng núi hoang dã và những hẻm núi xa lạ.
  • Nhiếp ảnh báo chí, nhiếp ảnh chiến tranh và nhiếp ảnh biên tập dưới dạng nhiếp ảnh tư liệu
Không phải là ngẫu nhiên khi nhắc đến cả ba thể loại trên cùng lúc - chúng khá là tương đồng nhau ở một điểm - đó là cùng xuất hiện bằng truyền thông.

Ngày nay, nhiếp ảnh báo chỉ thường được sử dụng cho những câu chuyện, tin tức thời sự. Những bức ảnh này được chụp ngay tại thời điểm đó và bị đưa ra khỏi bối cảnh, thường là phụ lục cho tuyên truyền truyền thông. Nó được định nghĩa bằng sự quan tâm tới kết quả hơn là những nguyên nhân của một hiện tượng xã hội hoặc sự kiện. Cách biểu đạt như vậy đưa cho người xem câu trả lời thẳng thắn và không gây sự tò mò của họ về câu chuyện đằng sau bức ảnh.

Tuy nhiên, ảnh báo chí ngày nay không giống như trong quá khứ. Hiện tại, đưa tin một sự kiện càng nhanh càng tốt là tối quan trọng, còn vào thời đó, đưa những câu chuyện sâu, dưới dạng dài được ưu tiên hơn. Kiểu nhiếp ảnh báo chí đó ta vẫn có thể thấy ngày nay, tuy rất hiếm, và đó là điểm tương đồng với nhiếp ảnh tư liệu.

Công nghệ in ảnh hàng loạt vẫn chưa xuất hiện khi những tờ báo minh hoạ đầu tiên ra mắt vào thế kỷ 19. Nhiếp ảnh báo chí đảm bảo vị trí của mình đối với ngành in là nhờ những bức ảnh về xung đột chiến tranh và các vấn đề xã hội.

Mặc dù nhiếp ảnh chiến tranh thường được coi là ảnh báo chí, những nhiếp ảnh gia như Robert Capa và Don McCullin vẫn nổi tiếng vì những câu chuyện dài và có chiều sâu từ những điểm nóng trên khắp thế giới, một đặc điểm của nhiếp ảnh tư liệu.

00006documentary-photography-nhiep-anh-tu-lieu-camera-tinhte.jpg
Lính Mỹ trong trận chiến tại Huế, 1968 - Don McCullin
  • Nhiếp ảnh tư liệu đương đại
Sau sự xuất hiện của tivi và sự suy giảm của tạp chí nhiếp ảnh vào cuối thập kỷ 70, hầu hết các nhiếp ảnh gia tư liệu cần sắp xếp lại công việc của họ cùng với những dự án độc lập tự túc về tài chính; hoặc họ phải cộng tác với các tổ chức phi chính phủ.

Việc kết hợp này sẽ khiến nhiếp ảnh tư liệu có tác động xã hội lớn hơn.

Tham khảo PoshTarov
28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

TuấnKha99
ĐẠI BÀNG
5 năm
Xem Những bức ảnh này sao có cảm giác lạ quá
Tư liêu = tài liêu riêng tư ?
Jaywalk
TÍCH CỰC
5 năm
@TsanHoang không, là hồ sơ về cái gì đó được lưu lại dưới dạng ảnh thay vì bằng chữ hay bằng âm thanh. Nôm na hiểu là nó như Wikipedia mà là bằng hình ảnh!
Cảm giác lạ hơn nhiều so với ảnh báo chí 😁:p
Jaywalk
TÍCH CỰC
5 năm
@Cuong Nb tên gọi là ảnh tư liệu nhưng tính chất nó không phải là ảnh....nó là dữ liệu được lưu trữ dưới dạng ảnh.
Hay quá.
đơn giản là mang ý nghĩa lịch sử, cần gì rờm rà.
gacon14182
TÍCH CỰC
5 năm
Cám ơn @blueJune , bác đã có bài viết rất bổ ích , nó mở ra một hướng mới trong quá trình chụp ảnh của em.
chỉ toàn trắng đen hả bác? Chắc phải có cả ảnh màu chứ?
Mod đưa toàn ảnh đen trắng là không đúng. Ảnh tư liệu phải mang càng nhiều thông tin càng tốt mà chắc chắn ảnh màu mang nhiều thông tin hơn ảnh đen trắng
@p700i Là minh hoạ cho ví dụ đưa ra thôi bạn ơi. Sao lại không đúng?
@blueJune Minh họa vậy sẽ khiến người đọc hiểu sai là Ảnh tư liệu là Ảnh đen trắng. Mấy người hiểu sai rồi đó.
@p700i Nếu đọc hết bài viết thì không hiểu nhầm đâu bạn 😁
longaya
ĐẠI BÀNG
5 năm
Mình rất thik thể loại này sau khi vô tình xem dc một clip của một nhiếp ảnh gia là đại sứ hình ảnh cho hãng Olympus. Thể loại này không cần đòi hỏi thiết bị chụp khủng. Anh ấy chủ yếu dùng máy olympus m4/3. Tôn trọng tối cao là sự trung thực và chân thực khi thực hiện các dự án ảnh. Có thể mất cả tháng nằm lẻ loi giữa sa mạc hày miền xã xôi
anhung161
ĐẠI BÀNG
5 năm
Lại cà khịa HN thời bao cấp
thanh_th
ĐẠI BÀNG
5 năm
nhớ không nhầm bức ảnh trên đầu bài viết bị nói là làm theo bức ảnh nụ hôn thuỷ thủ gì đó thì phải. hehee
VAdaihiep
TÍCH CỰC
5 năm
Ảnh đẹp quá.
Cảm ơn ad vì bài viết!
rất hay và ý nghĩa
Ảnh mình chụp ntn có tương lai làm nhíp ảnh ko các bác

Băng tải
B3B63E96-85A7-4A03-9913-C26A19211D70.jpeg 6D3ECAE1-3A44-4857-998D-0C99707004EE.jpeg 18FFE3AE-89DB-4D98-B377-87350FBE0671.jpeg
Iris Liu
ĐẠI BÀNG
5 năm
bài này kén người quá
Jaywalk
TÍCH CỰC
5 năm
hồi xưa máy ảnh còn hiếm, bây giờ hình ảnh đang trở thành rác.......với việc upload dữ liệu ảnh trên nền tảng chia sẻ mạng khiến ảnh tư liệu càng trở nên rút vào ảnh chuyên ngành nào đó. Nó giống như nằm trong thư viện cổ nào đó và cần phải đăng kí và lục lọi nghiêm túc mới moi ra được, chuyên ngành dạng tìm hiểu sâu mới cần ảnh tư liệu.
AHoangCa
ĐẠI BÀNG
5 năm
Ngày xưa ít máy ảnh, công nghệ cũng thô sơ nên những bức ảnh tư liệu rất quý. Nhưng bay giờ chụp ảnh là 1 điều hết sức bình thường rồi chụp kiểu này chả ai xem nữa 😔
Rất hay

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019