Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tạo ra được hợp chất lọc được CO2 và biến chúng thành nguyên liệu làm chai lọ, quần áo

P.W
15/10/2019 4:34Phản hồi: 79
Tạo ra được hợp chất lọc được CO2 và biến chúng thành nguyên liệu làm chai lọ, quần áo
Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu của con người có thêm một tin mừng. Nhà hóa học vật liệu Ken-ichi Otake của trường đại học Kyoto, Nhật Bản cùng các cộng sự mới đây đã tạo ra được một loại hợp chất có thể hút những phân tử khí CO2 trong không khí rồi biến chúng thành những chất hữu cơ có khả năng làm nguyên liệu tạo ra chai lọ hoặc quần áo mặc hàng ngày. Hợp chất đầy tiềm năng này là một dạng chuỗi polymer xốp (porous coordination polymer - PCP) được tạo ra từ ion kẽm. Những ion này có thể giữ các phân tử CO2 hiệu quả gấp 10 lần so với những loại polymer khác. Hợp chất này thậm chí còn có thể tái chế để sử dụng lại, và vẫn hoạt động hiệu quả sau 10 lần tái chế.

Ý tưởng biến đổi khí CO2 trong bầu khí quyển trở thành những hợp chất có lợi, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu thật ra không còn mới nữa. Nhưng sử dụng PCP (còn được gọi là khung kim loại hữu cơ – MOF) cho thấy có tiềm năng cao hơn so với nhiều cách chuyển đổi CO2 khác. Lý do là chúng có thể được tái chế để tiếp tục lọc CO2, hoặc được xử lý để trở thành polyurethane, nhựa này có thể dùng trong quần áo, bao bì, đồ dùng tiêu dùng và nhiều ứng dụng khác. Khung kim loại hữu cơ, giống hệt như cái tên của nó, cho phép nhận diện các chất dựa trên hình thù phân tử một cách chính xác. Nhờ đó nó chỉ hấp thụ các phân tử CO2 chứ không phải các phân tử khác trong không khí.

Trước đây các nhà khoa học tại RMIT Úc đã tạo ra cách biến CO2 trở thành than, sử dụng chất hóa học dựa trên nền kim loại Cerium để tạo ra phản ứng. Trong khi đó một nhóm các nhà khoa học khác tại trường đại học Rice của Mỹ thì tạo ra được một thiết bị biến CO2 trở thành nhiên liệu lỏng, sử dụng kim loại Bismuth làm thành phần chính.

79 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Và cái giá của nó gấp hàng tỷ lần nguyên liệu truyền thống . Rồi khi tài nguyên cạn kiệt thì nó mới đc đưa vào sử dụng . Dự là như vậy .
@MeoMao121 ông mới là đứa đòi so ấy, nghiên cứu hút thuốc ảnh hưởng bao nhiêu % đến ung thư phổi đã có éo đâu mà ông bảo có. còn kiểu chứng minh hút thuốc là nguyên nhân gây ung thư phổi với co2 là nguyên nhân gây nóng lên thì đầy rồi.
MeoMao121
TÍCH CỰC
4 năm
@SilverWolf501 Ông lướt lên trên xem ai đem ung thư vào so trước, CO2 là nguyên nhân gây nóng là đúng, nhưng ko ai chứng minh đc là CO2 chiếm bao nhiêu % trong số rất nhiều nguyên nhân khác.
@MeoMao121 chán ông luôn, comment trên kia người ta nói đây này:"Giống như hít khỏi gây ung thư phổi. Nhưng đã ai nghiên cứu là hít bao nhiêu thì tỷ lệ ung thư phổi là bao nhiêu % không", xong ông cãi lại bảo có rồi, trong khi đã có méo đâu :|
@MeoMao121 Theo một kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Geoscience, việc nồng độ CO2 tăng cao đối với bầu khí quyển Trái đất sẽ tạo ra những tác động không thể ngăn chặn đối với khí hậu trong ít nhất 1.000 năm tới. Khí CO2 đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, Nitơ 5%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Theo G.I.Plass vấn đề khí CO2 tăng liên tục sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C và mỗi thập kỉ sẽ tăng 0,30 °C.
Bạn có thể tìm hiểu thêm trên GG
Con người thật vi diệu
Khiemauto
TÍCH CỰC
4 năm
@lamtien338 Phá xong rồi tìm cách bảo vệ. Như một trò đùa.
@Khiemauto Bạn trượt patin bị gãy chân, vậy bạn sẽ đi bó bột cho nó hay mặc kệ nó :p
99v9.9999
TÍCH CỰC
4 năm
Dù sao thì cũng không tốt, nên thân thiện với môi trường là tốt nhất
Khiemauto
TÍCH CỰC
4 năm
@99v9.9999 Tìm cách giảm khí thải, trồng nhiều cây là bền vững nhất.
99v9.9999
TÍCH CỰC
4 năm
@Khiemauto Sự dụng năng lượng sạch và năng đi bộ nữa
Reah
TÍCH CỰC
4 năm
@Khiemauto Áp dụng nhiều biện pháp vẫn hơn mà bạn. Cái này nếu ứng dụng rộng rãi trong thời gian dài thì mình nghĩ nó sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
tokylo
TÍCH CỰC
4 năm
Vậy là thay vì để CO2 trong khí quyển thì biến CO2 thành polymer, lúc đó lại phải tìm cách loại bỏ rác thải polymer
@tamle_o Hợp kim thì quá đắt và không tiện như đồ nhựa. Thì khó mà loại bỏ bác ạ. Đi chợ dùng làn of túi giấy thì mua đồ tươi,ướt coi như vứt vì mùi và nước thấm ra. Nên túi bóng vẫn tiện hơn. Như bình nước 10L,5L,2L,...
tamle_o
CAO CẤP
4 năm
@Bông Hoa Sen Ni lông có loại tự huỷ, ly giấy k ướt chứ nhựa chưa có. h nc đang bị ô nhiễm vi nhựa nữa
@tamle_o Nghiên cứu nhiều cũng có thôi bác. Chỉ là nó chưa tiện hơn nên ngta rất khó cải tiến trong sinh hoạt hàng ngày.
@tokylo hiện tại mình không kết tủa được CO2 trong khí quyển thì mình vẫn đang phải sản xuất polymer để xài và tìm cách xử lý nó. Vì vậy chuyện sử dụng và xử lý polymer là tất yếu, nhưng nếu có thể loại bỏ CO2 và tạo thành polymer thì có thể giảm được CO2, lại có polymer để xài, chả phải một công đôi việc sao?
kess
ĐẠI BÀNG
4 năm
Ô nhiễm quá rùi. Huhu
MLT288
ĐẠI BÀNG
4 năm
Mong áp dụng sớm.
Đưa vào áp dụng thực tế còn xa lắm
traitay95
TÍCH CỰC
4 năm
Thằng nào làm lâm tặc xử bắn hết có khi còn lẹ hơn đi nghiên cứu
Vừa tái chế vừa có ích cho cộng đồng
Mấy năm gần đây đọc đc rất nhiều nghiên cứu hữu ích. Nhưng để ra được sản phẩm áp dụng cho thực tế thì còn gặp nhiều khó khăn quá.
chinhlevn
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hi vọng sớm có thể áp dụng vào thực tế
LMT85
CAO CẤP
4 năm
Tìm ra là 1 chuyện, khi nào ứng dụng đc vào thực tế mới nói 😁
Hay quá, càng nhiều biện pháp bảo vệ môi trường thì sự sống còn kéo dài nữa
Đang giảm nhựa, giờ lại thêm nhựa?
Thôi đừng làm nhựa nữa
Híu Mụp
TÍCH CỰC
4 năm
Thà thu thập CO2 rồi biến thành gạch xây nhà còn ngon hơn. Chứ giờ ô nhiễm rác thải nhựa đã kinh khủng lắm rồi, còn đẻ ra thêm nhựa nữa thì chết kiểu khác!
Nếu ứng dụng được thì quá tuyệt vời
Thực nghiệm mới là vấn đề.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019